intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Minh Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Minh Đức", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Minh Đức

  1. TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II -NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHTN 7 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực điện.B. Lực hấp dẫn.C. Lực ma sátD. Lực từ. Câu 2. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng: A. Đông - Bắc B. Bắc - Nam C. Tây - Nam D. Đông - Nam Câu 3. Nam châm vĩnh cửu có thể hút vật được làm từ chất liệu nào dưới đây? A. Nhựa B. Đồng C. Gỗ D. Thép Câu 4: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì: A. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. Cả hai đều mất từ tính. C. Mỗi một nửa đều là nam châm có hai cực Bắc – Nam. D. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên. Câu 5: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào? A. Ở vùng xích đạo B. Chỉ ở vùng Bắc Cực C. Chỉ ở vùng Nam Cực D. Ở vùng Bắc Cực và Nam cực Câu 6: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ? A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó. B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác. C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường. D.Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm. Câu 7: Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm? A. Một nam châm đã đánh dấu hai cực.B. Một thanh sắt. C. Một thanh nhôm.D. Một thanh đồng. Câu 8: Có một số thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng. Chúng ta có thể sử dụng cách nào dưới đây để phân loại chúng? A. Đưa nam châm lại gần các thanh kim loại, nam châm sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng. B. Treo các thanh kim loại lên sợi dây mảnh, thanh bằng sắt mạ đồng khi cân bằng sẽ chỉ hướng Bắc Nam, thanh bằng đồng sẽ chỉ hướng bất kì. C. Cọ xát các thanh vào mảnh vải khô, thanh bằng sắt mạ đồng sau khi cọ xát sẽ hút được các vụn giấy. D. Đưa miếng nhựa đưa lại gần các thanh kim loại, miếng nhựa sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng. Câu 9: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây? A. A là cực Bắc, B là cực Nam.B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B đều là cực Bắc.D. A và B đều là cực Nam.
  2. Câu 10.Nam châm có thể hút những vật nào sau đây, ngoại trừ: A. Sắt. B. Nhôm. C.Thép.D. Niken. Câu 11.Hãy cho biết chữ N trên thanh nam châm dưới đây có nghĩa là gì? A.Cực Bắc. B.Cực Nam. C.Cực Đông. D. Cực Tây. Câu 12.Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại A. từ trường.B. trọng trường.C. điện trường.D. điện từ trường. Câu 13. Xung quanh vật nào sau đây có từ trường? A. Dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ. C. Thanh sắt đặt trên bàn.D. Ti vi đang tắt. Câu 14.Chọn phát biểu đúng A. Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. Câu 15.Đường sức từ là những đường cong A. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam. B. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc. C. mà độ dày, thưa được vẽ một cách tùy ý. D. không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. Câu 16 . Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí. C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Câu 17 . La bàn là một dụng cụ dùng để xác định A. khối lượng một vật.B.phương hướng trên mặt đất. C.trọng lượng của vậtD. nhiệt độ của môi trường sống Câu 18: Cách làm nào dưới đây giúp ta thu được hình ảnh của từ phổ? A. Rải cát lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ. B. Rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ. C. Dùng kim nam châm xếp lên trên một tấm nhựa đặt trong từ trường của nam châm. D. Đặt thanh nam châm gần bức tường và rọi đèn vào thanh nam châm. Câu 19: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào? A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam. B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc. C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì. D. Kim la bàn quay liên tục. Câu 20. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác là quá trình nào? A. Trao đổi chất. B. Chuyển hóa vật chất. C. Quang hợp và hô hấp. D. Chuyển hóa năng lượng.
  3. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể? A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào. Câu 22. Ở đa số thực vật, glucose tham gia vào quá trình hô hấp tế bào được tổng hợp từ quá trình nào? A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình quang hợp. C. Quá trình phân giải thức ăn. D. Quá trình chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành nhiệt năng Câu 23. Cho phương trình phân giải chất hữu cơ ở tế bào sau đây: Glucose + (?) Carbon dioxide + Nước + ATP Thành phần còn thiếu trong dấu (?) là A. Ánh sáng. B. Carbon dioxide. C. Oxygen. D. Nitrogen. Câu 24: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào? A. Không bào B. Lục lạp. C. Ty thể. D. Nhân tế bào Câu 25.Hô hấp tế bào là? A. Quá trình tế bào sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen. B. Quá trình tế bào tổng hợp chất hữu cơ, biến đổi quang năng thành hóa năng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. C. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể. D. Quá trình hấp thụ chất hữu cơ, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Câu 26: Cho các yếu tố sau, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào (1) Nhiệt độ (2) Ánh sáng (3) Hàm lượng nước (4) Nồng độ oxygen (5) Nồng độ carbon dioxide A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 27:Cây Đước là loài cây quen thuộc ở vùng rừng ngập mặn. Bộ rễ của cây Đước phát triển rất đặc biệt, chúng thường mọc trực tiếp ở trên thân cây, tại nơi ít ngập nước. Vì sao rễ cây được thường mọc ở nơi ít ngập nước? A. Vì rễ cây cần lấy chất dinh dưỡng.B. Vì rễ cây cần lấy oxygen để tham gia hô hấp. C. Vì rễ cây cần lấy carbon dioxide để tham gia quang hợp.D. Vì rễ cây thu nhận ánh sáng. Câu 28. Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do A. chịu tác dụng của từ trường Trái Đất.B. tác dụng của lực hấp dẫn. C. chịu tác dụng lực cản của không khí.D. hướng chiếu sáng của Mặt Trời. Câu 29: Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào? A. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào. B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong cơ thể. C. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. D. Chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào. Câu 30: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực vật: A. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.B. Sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản. C. Vận động, phát triển, cảm ứng, sinh sản.D. Sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận động.
  4. Câu 31. Đoạn câu sau đây nói về khái niệm hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào là quá trình tế bào ...(1)... chất hữu cơ tạo thành Carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng ... (2)...cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chỗ trống (1) và (2) lần lượt là: A. phân giải, năng lượng.B. tổng hợp, năng lượng. C. phân giải, Oxygen.D. tổng hợp, Oxygen. Câu 32. Khi nói đến các yếu tố có ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Cường độ hô hấp tế bào tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước trong tế bào. B.Nhiệt độ thuận lợi cho hô hấp tế bào ở đa số sinh vật khoảng 300C - 350C. C.Nồng độ Oxygen trong không khí giảm dưới 5% thì cường độ hô hấp tế bào giảm. D. Nồng độ Carbon dioxide trong không khí cao hơn 0,03% sẽ ức chế quá trình hô hấp. Câu 33. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở đa số sinh vật trong khoảng bao nhiêu? A. 300C - 350C. B. 200C - 250C. C.350C - 400C. D. 400C - 450C. Câu 34. Để bảo quản hạt giống người ta thường phơi khô hạt. Biện pháp này làm giảm yếu tố nào sau đây nhằm giảm quá trình hô hấp tế bào? A. Giảm lượng nước có trong hạt.B. Giảm nhiệt độ trong hạt. C. Giảm nồng độ Oxygen trong hạt.D. Giảm nồng độ Carbon dioxide trong hạt. Câu 35. Dựa vào Hình 27.2, hãy cho biết những chất khí nào có thể di chuyển ra, vào qua các khí khổng. A . Khí oxygenB. Khí carbon dioxideC.Khí oxygen và carbon dioxide D . Khí hydrogen Câu 36. Cho các nhận định sau: (1) Khí khổng có chức năng chính là trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. (2) Khí khổng có thể đóng và mở hoàn toàn. (3) Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau. (4) Ở khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng. (5) Các tế bào hạt đậu chứa nhiều lục lạp có vai trò đóng mở khe khí khổng. Số nhận định đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37. Tại sao hô hấp làm giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản ? A. Hô hấp phân giải các chất hữu cơ do đó làm tiêu hao nông sản B. Hô hấp làm các tế bào bị chết do đó làm tiêu hao nông sản
  5. C. Hô hấp tạo ra nhiều khí CO2 gây độc cho nông sản D. Hô hấp làm nông sản bị mối, mọt Câu 38. Tại sao có thể bảo quản lương thực, thực phẩm bằng biện pháp bảo quản lạnh? A. Nhiệt độ thấp làm thúc đẩy quá trình hô hấpB. Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình hô hấp C. Nhiệt độ lạnh làm ngừng quá trình hô hấpD. Nhiệt độ lạnh làm ổn định tốc độ hô hấp như bình thường Câu 39: Chú thích cấu tạo của khí khổng A.(1) tế bào hình hạt đậu, (2) thành tế bào phía ngoài dày, (3) thành tế bào phía trong mỏng B. (1) tế bào hình hạt bầu dục, (2) – thành tế bào phía ngoài dày, (3) – thành tế bào phía trong mỏng C. (1) tế bào hình bầu dục, (2) – thành tế bào phía trong dày, (3) – thành tế bào phía ngoài mỏng D. (1) tế bào hình hạt đậu, (2) thành tế bào phía trong dày, (3) thành tế bào phía ngoài mỏng Câu 40: Các tế bào hình hạt đậu, có thành trong dày và thành ngoài mỏng có ý nghĩa gì? A. Tạo nên lỗ khí giữa hai tế bào.B. Giúp tế bào đóng mở dễ dàng hơn. C. Dễ dàng hút nước nhiều hơn.D. Tạo không gian cho các bào quan bên trong. Câu 41: Em hãy cho biết quá trình nào được thực hiện qua khí khổng ở hình bên dưới: A. Qúa trình thoát hơi nướcB. Qúa trình hô hấp C. Qúa trình quang hợp D. Qúa trình quang hợp và thoát hơi nước Câu 42: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu? A. Phế nang. B. Phế quản. C. Khí quản. D. Khoang mũi. Câu 43: Dựa vào hình vẽ cấu tạo hệ hô hấp ở người hãy mô tả đường đi không khí: A. Khí quản -> khoang mũi -> phế quản -> tiểu phế quản - > phế nang B. Khoang mũi-> phế quản -> khí quản -> tiểu phế quản - > phế nang C. Khoang mũi-> khí quản -> phế quản -> tiểu phế quản - > phế nang D. Khoang mũi-> khí quản -> phế quản -> phế nang - > tiểu phế quản Câu 44: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trị vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40Ml/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50kg cần uống một ngày: A. 2 000mL. B. 1 500mL. C. 1 000mL. D. 3 000Ml
  6. Câu 45: Nước trong cơ thể có thể bị mất đi qua những con đường nào? A. Hơi thở B. Thoát nước qua da, toát mồ hôiC. Bài tiết qua nước tiểu và phânD. Cả ba đáp án trên Câu 46: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây? A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao. B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ ở phía trên bị phình to. C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng. D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân. Câu 47: Quan sát hình và trả lời câu hỏi: 47.1 Hãy cho biết mạch 1 và mạch 2 lần lượt là gì? A. Mạch đi xuống, mạch đi lên B. Mạch gỗ, mạch rây C. Mạch dày, mạch mỏng D. Mạch rây, mạch gỗ 47.2 Mô tả chiều vận chuyển của các chất trong thân: A. Nước và muối khoáng từ rễ lên thân lên lá B. Chất hữu cơ từ lá xuống thân xuống rễ C. Cả hai đáp án đều sai D.Cả hai đáp án đều đúng 47.3 Chất hữu cơ vận chuyển trong mạch số 2 được lấy từ đâu? A. Hô hấp B. Thoát hơi nướ C. Quang hợp D. Trao đổi khí Câu 48:Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. B. sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó. D. học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu 49. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả. B. Sáo học nói tiếng người. C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. D. Khỉ tập đi xe đạp Câu 50. Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là: A. Tập tính thứ sinh. B. Tập tính bẩm sinh.C. Tập tính học được D. Tập tính bắt mồi Câu 51. Cho các loại tập tính sau đây của động vật: 1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ. 2. Tập tính làm tổ của ong. 3. Tập tính sinh sản của chim. 4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai. Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh A. 2, 3. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 2, 3, 4. Câu 52 Nhóm động vật lưỡng cư hô hấp bằng cơ quan nào?
  7. A. Da và phổi.B. Hệ thống ống khí.C. Phổi và túi khí.D. Da và túi khí. Câu 53: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng? A. mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ. B. vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động và vận chuyển trong mạch rây là bị động. C. dòng mạch gỗ luôn những chuyển chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển chất hữu cơ. D. mạch gỗ vận chuyển đường glucose, mạch rây thì vận chuyển chất hữu cơ khác. Câu 54. Tập tính là A. chuỗi phản ứng của động vật nhằm trả lời kích thích của môi trường. B. chuỗi phản ứng của động vật nhằm biến đổi kích thích của môi trường. C. chuỗi phản ứng của động vật nhằm phát tán kích thích của môi trường. D. chuỗi phản ứng của động vật nhằm điều tiết kích thích của môi trường. Câu 55. Vai trò của tập tính: A. Không có vai trò đối với động vật.B. Tập tính gây hại cho động vật. C. Chỉ có con người mới có tập tính. D. Giúp động vật thích ứng với môi trường, tồn tại và phát triển. PHẦN 2:TỰ LUẬN: Câu 1: a.Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh . bHãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em . Câu 2Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ : Câu 3. a .Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước. b. Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó? Câu 4. Quan sát Hình 29.1, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.
  8. Câu 5. Quan sát Hình 29.2, em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau? Câu 6 :Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó. Câu 7: Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khoẻ đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. (Nguồn: thoxuan.thanhhoa.gov.vn) a) Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người? b) Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn. c) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên? d) Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm? Câu 8: Cho các dụng cụ: cốc để trồng cây, hộp bìa carton có đục lỗ và có nắp mở để quan sát,nước, hạt đậu hoặc hạt ngô, đất ẩm. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng mình tính hướng sáng của thực vật? Câu 10: Hãy cho biết người nông dân dựa vào hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật để thực hiện các biện pháp dưới đây nhằm tăng năng suất cây trồng. Biện pháp tăng năng suất cây trồng Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng Làm đất tơi xốp, thoáng khí. Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất
  9. Trồng xen canh nhiều loại cây trồng. Làm giàn, cọc cho các cây thân leo. Hết ./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2