intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An

  1. TRƯỜNG THCS THANH AN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 HỌC KÌ II NĂM 2022-2023 CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 a. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam. - Từ giữa thế kỉ XIX kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị rường và vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam có vị trí thuận lợi. tài nguyên phong phú, - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu. - Pháp đã lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô để đem quân xâm lược nước ta. b. Chiến sự ở Đà Nẳng: * Diễn biến: - Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, liên quân Pháp và Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam - 1/9/1858 Pháp nổ súng vòa bán đảo Sơn Trà mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược. - Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến đã anh dũng chống trả cầm chân chúng ở Sơn Trà. * Kết quả: - Sau năm tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thât bại 2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859. * Diễn biến: - Ngày 17/ 2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Ngày 24/2/1861 Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa sau 2 ngày đồn thất thủ. Pháp lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long - Ngày 5/6/18862 triều đình kí với Pháp Hiềp ước Nhâm Tuất với nội dung: + Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
  2. → Triều đình Huế hèn nhát đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích dân tộc. Kháng chiến ở Đà Nẳng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. * Diễn biến: + Tại Đà Nẵng: - Nhiều toán nghĩa binh đã kết hợp với quân triều đình chống Pháp - Đốc học Phạm Văn Nghị ở Nam Định cũng đưa quân vào ứng cứu. + Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. - Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu hi vọng của Pháp trên sông Vạm Cỏ Đông (10-12-1861) - Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại. - Năm 1862 khởi nghĩa nhanh chóng lan ra gần như toàn miền.  Làm cho địch thất điên bát đảo. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì. a. Thái độ và hành động của triều đình Huế trong iệc để mất ba tỉnh miền Tây - Triều đình tìm cách đàn áp ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh. - Do thái độ cầu hoà của triều điình Huế, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.( Từ ngày 20-24/6/1867) b. Phong trào kháng chiến diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú - Bất hợp tác với giặc, một số kiên quyết đấu tranh vũ trangnhiều trung tâm kháng chiến ra đời như: Đồng Tháp Mười. Tây Ninh… - Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn- Phan Liêm và Nguyễn Trung Trực. - Một bộ phận dùng văn thơ lên án TDP và tay sai, cỗ vũ lòng yêu nước tiêu biểu có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị....  Thể hiện tinh thần yêu nước và không chịu khuất phục trước kẻ thù. CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC 1873-1884
  3. I. Thực dân Pháp đánh chiếm bắc Kì lần thứ nhất (1873) a. Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì: - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phí”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội - Lấy cớ giải quyết vụ Duy Puy, Pháp cử Gác- ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc. b. Diễn biến: - 1/10/1873 Gác-ni-ê kéo quân ra Bắc hội với quân của Đuy-puy. - 19/11/1873 chúng gửi tối hậu thư đòi ta hạ vũ khí nộp thành đầu hàng không điều kiện. - Sáng 20/11/1873 Pháp nổ súng tân công thành Hà Nôi. - Trưa 20/11/1873 thành Hà Nội thất thủ. + Kết quả: - Thành Hà nội thất thủ, Pháp nhanh chóng chiếm được các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định II. Kháng chiến ở Hà nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874) - Pháp kéo quân vào Hà Nội nhân dân ta anh dũng chống Pháp: trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà. - Tại các tỉnh đồng bằng: Pháp vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định - Ngày 21/12/1873 quân Pháp thất bại ở Cầu Giấy, tướng Gac-ni-ê bị giết. - Ngày 15/3/1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp tuất với nội dung: + Pháp rút quân khỏi Bắc Kì. + Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp  Nhà Nguyễn đặt lợi ích của giai cấp lên trên lợi ích của dân tộc. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến: KK HS tự đọc 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) . Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
  4. a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916): * Nguyên nhân: - Pháp ráo riết bắt lính sang châu Âu - Binh lính căm phẫn, họ quyết tâm đứng lên đấu tranh - Diễn biến : ( SGK /146 ) b. Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917) * Nguyên nhân: - Binh lính Thái Nguyên rất căm phẫn chế độ. Họ quyết tâm đấu. tranh dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn & Lương Ngọc Quyến * Diễn biến: ( SGK/ 147 ) So sánh: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917) : + Giống nhau: lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tù chính trị, nhân dân địa phương; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ. + Khác nhau: ở Huế có sự tham gia của 3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước: a. Tiểu sử: - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng. b. Hoàn cảnh: - Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại. - CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối c. Hoạt động:
  5. - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ. - Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. - Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam. I. TỰ LUẬN Câu 1: Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? Câu 2: Tìm những sự kiện để chứng minh triều đình Huế đã đặt lợi ích của giai cấp lên trên lợi ích của dân tộc. Câu 3: Em hãy giải thích câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây”. Câu 4: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này. Câu 5: Kể tên các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 6: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước này tháng năm nào trình bày một số nét cơ bản. Vì sao Người quyết định sang phương Tây mà cụ thể là nước Pháp ? II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu? A. Ở Tuy-ni-di.B. Ở An-giê-ri.C. Ở Mê-hi-cô.D. Ở Nam Phi. Câu 2: Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào? A. Tháng 10 năm 1888.B. Tháng 11 năm 1888. C. Tháng 12 năm 1888.D. Tháng 01 năm 1889. Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp? A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
  6. D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận. Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 5: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dânB. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương.D. Phong trào Duy Tân. Câu 6: Cuối năm 1888, do sự phản bội của ai vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc Pháp? A. Của Nguyễn Quang Ngọc.B. Của Tôn Thất Thuyết. C. Của Trương Quang Ngọc.D. Của Nguyễn Duy Cung. Câu 7: Phong trào cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu? A. Bắc Kì và Nam Kì.B. Trung Kì và Nam Kì. C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì.D. Trung Kì và Bắc Kì. Câu 8: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là ai? A. Văn thân sĩ phu yêu nước.B. Những võ quan triều đình. C. Nông dân.D. Địa chủ các địa phương. Câu 9: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng? A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc. B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản. C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến. D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi. Câu 10: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
  7. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 11: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì? A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 13: Vào năm 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra sôi nổi ở đâu? A. Quảng Nam-Đà Nẵng. B. Quảng Nam-Quảng Ngãi. C. Quảng Bình-Quảng Nam. D. Quảng Trị-Quảng Nam. Câu 14: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào ? A. Bùng nổ vào tháng 2 - 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi. B. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Quảng Nam. C. Bùng nổ vào tháng 5 - 1908, khởi điểm ở Bình Định. D. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Phú Yên. Câu 15: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự lực cánh sinh” C. “Tự lực khai hoá”.
  8. D. “Tự do dân chủ”. Câu 16: Tổ chức phong trào Đông Du là ai? A. Phan Châu Trinh B. Hội Duy Tân C. Phan Bội Châu D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. Câu 17: Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...Đó là hoạt động của phong trào nào? A. Phong trào Đông du (1905) B. Đông Kinh nghĩa thục (1907) C. Cuộc vận động Duy tân (1908) D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Câu 18: Chương trình học gồm các bài về địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho bến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào? A. Hội Duy tân. B. Đông Kinh nghĩa thục. C. Cuộc vận động Duy tân. D. Câu A và C đúng. Câu 19: Ý định chuyến xuất dương đầu năm 1905 của Phan Bội Châu là gì? A. Cầu viện (khí giới, tiền bạc) để đánh Pháp. B. Mua khí giới để đánh Pháp. C. Liên hệ để đưa thanh niên sang Nhật du học. D. Nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này. Câu 20: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? A. Nước Pháp. B. Nước Nga.
  9. C. Nước Nhật. D. Nước Mỹ. Câu 21: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ? A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mjang để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 22: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào ? A. Bùng nổ vào tháng 2 - 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi. B. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Quảng Nam. C. Bùng nổ vào tháng 5 - 1908, khởi điểm ở Bình Định. D. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Phú Yên. Câu 23: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự lực cánh sinh” C. “Tự lực khai hoá”. D. “Tự do dân chủ”. Câu 24: Tổ chức phong trào Đông Du là ai? A. Phan Châu Trinh B. Hội Duy Tân C. Phan Bội ChâuD. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2