intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình học giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc để nắm chi tiết nội dung các bài tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11 Năm học: 2018-2019 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC I. TIẾNG VIỆT - Nắm vững nội dung các bài đã học: Nghĩa của câu, Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ chính luận. - Ngoài ra cần nhận biết được: Biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ, xác định nội dung và tiêu đề văn bản, viết đoạn văn theo chủ đề …để làm tốt phần Đọc hiểu. II. ĐỌC VĂN 1. Yêu cầu chung - Nắm những nét chính về tác giả: quê quán, xuất thân, sự nghiệp, đóng góp nổi bật, chú ý đặc trưng phong cách. - Nắm những nét chính về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, ý nghĩa nhan đề - lời đề từ (nếu có), giá trị nội dung – nghệ thuật, liên hệ - mở rộng với các tác phẩm đã được học, học thuộc văn bản. 2. Yêu cầu cụ thể 2.1. Bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu - Nội dung chính: + Khát vọng vĩnh cửu hóa cái đẹp. + Ca ngợi cảnh thiên đường trên mặt đất. + Quan niệm mới về thời gian. + Ý thức sâu sắc về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. + Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống. + Khát vọng tận hưởng cuộc sống mãnh liệt. - Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ. 2.2. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Nội dung chính: + Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết. + Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa. + Nỗi niềm thôn Vĩ. - Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ. 2.3. Bài thơ Tràng giang – Huy Cận - Nội dung chính: + Bức tranh sông nước tràng giang. + Bức tranh tâm trạng của thi nhân. - Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ. 2.4. Bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh - Nội dung chính: + Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng. + Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người. - Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ. 2.5. Bài thơ Từ ấy – Tố Hữu - Nội dung chính: 1
  2. + Niềm vui lớn. + Lẽ sống lớn. + Tình cảm lớn. - Ý nghĩa văn bản và nghệ thuật bài thơ. III. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Đặc biệt là cách xây dựng đọan văn theo đúng yêu cầu đề (nội dung, hình thức), lâp luận vững chắc, dẫn chứng thuyết phục, văn phong trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức - Nghị luận về một hiện tượng đời sống: tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, bạo lực học đường, bệnh vô cảm… - Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, lí tưởng sống, nghị lực, niềm tin, lòng tự trọng… 2. Nghị luận văn học: Xem kĩ các văn bản đã học trong chương trình đã nêu trên. a. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Hiểu đúng yêu cầu đề. - Biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc, sáng tạo, độc đáo. - Bố cục sáng rõ; kết cấu chặt chẽ; văn phong lưu loát; giàu hình ảnh cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt. b. Yêu cầu về kiến thức Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, khổ thơ, một nhận định về tác giả, tác phẩm. Vì thế cần giới thiệu được: - Những nét chính về tác giả, tác phẩm, yêu cầu chính của đề. - Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ và triển khai đầy đủ, toàn diện. - Cảm nhận cá nhân. - Khẳng định lại vấn đề và nêu ảnh hưởng, tác động của vấn đề đối với văn học, thời đại. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI I. Đề thi gồm hai phần - Phần đọc hiểu (3,0điểm): Ngữ liệu lấy ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11. - Phần làm văn: gồm hai câu: Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (Khoảng 10-15 câu) Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm): Viết một bài văn (Những văn bản được giới thiệu ở phần Đọc hiểu) II. Thời gian làm bài: 90 phút C. ĐẾ THAM KHẢO I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ, chúng tôi lâp tức quay vào xe lấy quà định trao cho cậu bé. “Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mĩ quát lớn. Quát xong anh quay sang cậu bé: “Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng 2
  3. xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Anh cũng đề nghị như vậy với chúng. Một đứa trong nhóm xung phung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe. “Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?”. Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Chúng tôi nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ. Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà. “Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mĩ gợi ý: “Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà. Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mĩ nói: “Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu vươn lên. Lúc ấy chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?” Có thể nói đó là một ngày dài đầy trải nghiệm khi chúng tôi nhận ra làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lí trí, không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai. (Từ thiện – Hảo Trần) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 2. Tình nguyện viên người Mĩ đã giúp cho trẻ em nghèo nhận ra điều gì qua những lời đề nghị của anh? 3. Giới thiệu nội dung của văn bản? 4. Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử của tình nguyện viên người Mĩ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc làm từ thiện có lí trí được nêu lên ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Từ ấy (Tố Hữu). -----HẾT----- 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2