intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

42
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 ­ HKII Năm học 2018 ­2019 A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA ­ Phần I : Đọc hiểu văn bản  (3,0 điểm). ­ Phần II: Tập làm văn   + Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)    + Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm) B. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP   I. Phần văn học: Thơ và truyện hiện đại Việt Nam: STT Tác Tác  Thể  Những nét chính về Năm Phẩm giả loại Nội dung  Nghệ thuật      Giọng  điệu trang      Lòng   thành   kính   và  Viễn  trọng   và   tha   thiết;  niềm xúc động sâu sắc  Phươn Thơ nhiều   hình   ảnh   ẩn  Viếng  của nhà thơ đối với Bác  1 g 1976 tám  dụ  đẹp và gợi cảm,  lăng Bác Hồ   trong   một   lần   từ  (1928   ­  chữ ngôn ngữ  bình dị  cô  miền Nam ra viếng lăng  2005) đúc. Bác.         Cảm   nhận   tinh   tế    Nhịp thơ chậm, âm  của nhà thơ  về  khoảnh  điệu   nhẹ   nhàng.  khắc   thiên   nhiên   giao  Hình   ảnh   thơ   đẹp,  mùa   từ   cuối   hạ   sang  đặc sắc, gợi cảm về  Hữu  Thơ  đầu   thu.   Cùng   với  thời   điểm   giao   mùa  2 Sang thu Thỉnh 1977 năm  những   suy   tư   về   con  hạ  ­ thu  ở nông thôn  (1942) chữ người, cuộc đời và tình  vùng đồng bằng Bắc  yêu quê hương, niềm tin  Bộ.  Từ   ngữ  gợi  tả,  yêu vào cuộc sống của  gợi cảm… nhà thơ.    Thể  thơ  năm chữ,       Cảm xúc trước mùa  có   nhạc   điệu   trong  xuân của thiên nhiên và  sáng,   tha   thiết,   gần  Thanh  đất nước, thể  hiện  ước   Mùa  Thơ  với dân ca; hình  ảnh  3 Hả i nguyện   chân   thành   góp  xuân nho  1980 năm  đẹp   giản   dị,   những  (1930­ mùa   xuân   nhỏ   của   đời  nhỏ chữ so sánh,  ẩn dụ  sáng  1980) mình (của nhà thơ) vào  tạo. cuộc đời chung.     Tình cảm yêu thương,     Giọng điệu thủ thỉ,  trìu   mến,   thiết   tha,   tin  tâm   tình   tha   thiết,  4 Nói   với  Y  1980 Thơ tự  cậy   của   cha   mẹ   dành  trìu   mến.   Xây   dựng  con Phươn do cho   con   và   tình   yêu,  những hình  ảnh thơ  g niềm tự hào về vẻ đẹp,  vừa   cụ   thể   vừa  sức   sống   mãnh   liệt   và  mang tính khái quát,  1
  2. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn truyền   thống   quê  mộc   mạc   mà   vẫn  hương. giàu chất thơ.   Truyện ca ngợi vẻ đẹp  ­   Sử   dụng   ngôi   kể  tâm   hồn  (   duyên  thứ   nhất,   người   kể  dáng,   trẻ   trung,   lãng   chuyện cũng là một  Những  Lê  1971 mạn,   dũng   cảm,   kiên   NV trong truyện. ngôi   sao  Minh  Truyệ cường, gắn bó với đồng   ­ Miêu tả  tâm lý NV  5 xa xôi Khuê  n đội…) của những cô gái  sinh động, tinh tế. (1949) Ngắn thanh niên xung phong ­  ­   Giọng   văn   trẻ  thế  hệ  trẻ  VN ­   trong  trung, ngôn ngữ  NV  công   cuộc   kháng   chiến  mang tính chất khẩu  chống   Mỹ   ở   Trường  ngữ. Lời trần thuật,  Sơn. đối thoại tự nhiên.  Ôn: ­ Học thuộc lòng các bài thơ. Nhận biết tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. ­ Nắm nội dung tư tưởng và những đặc sắc về nghệ thuật của từng bài thơ. ­ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật, nội dung trong các dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ. ­ Tóm tắt truyện. Nắm chủ đề và những đặc sắc về nghệ thuật của truyện; ý nghĩa các   chi tiết, đặc điểm nhân vật; tác dụng nghệ thuật; ý nghĩa nhan đề truyện. II. Phần tiếng Việt: II.1. Thành phần câu: Gồm:  ­ Thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ ­ Thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ ­ Thành phần biệt lập: tình thái, gọi ­ đáp, cảm thán, phụ chú * Luyện tập:  ­ Thành phần khởi ngữ: Là thành phần phụ  của câu, thường đứng trước chủ  ngữ,  nêu  lên đề tài được nói đến trong câu.Trước khởi ngữ thường có hoặc dễ dàng thêm vào các  các quan hệ từ (với, đối với, về, còn…). ­ Bốn thành phần biệt lập: Thành phần biệt lập Công dụng Đặc điểm        Thường diễn đạt bằng         Được dùng để  thể      những từ   ngữ  như:  hình  hiện   cách   nhìn   của  Tình  như,   dường   như,   có   lẽ,  người  nói  đối  với  sự  thái có thể, chắc chắn, thì ra,  việc   được   nói   đến  Là   những   bộ   phận  nghe đâu, nghe nói, có vẻ  trong câu. không tham gia diễn đạt  như,… nghĩa miêu tả trong câu    Thường diễn đạt bằng       Được dùng để  bộc  Cảm  những từ  ngữ  thể  hiện ý  lộ   tâm   lí   của   người  thán cảm thán như: ôi, a, chao  nói. ôi, trời ơi, than ôi,… Gọi­đáp      Được dùng để  tạo      Thường   đứng   ở   đầu  lập hoặc duy trì quan  câu;   thường   diễn   đạt  hệ giao tiếp. bằng   những   từ   ngữ:   ơi,   2
  3. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ừ, này, nè, ê, vâng, dạ,…     Thành   phần   phụ   chú        Được   dùng   để   bổ  thường đặt giữa hai dấu  sung   một   số   chi   tiết  Phụ chú gạch   ngang,   hai   dấu  cho   nội   dung   chính  phẩy, hai dấu ngoặc đơn  của câu. hoặc giữa một dấu gạch        Ngoài   ra   còn   có  ngang với một dấu phẩy.  những   công   dụng  Có   khi   thành   phần   phụ  khác. chú   còn   được   đặt   sau  dấu hai chấm.  Ôn và luyện: ­ Vẽ sơ đồ. Nắm khái niệm, đặc điểm từng thành phần. Phân biệt từng thành phần ­ Nhận diện được từng thành phần câu trong văn cảnh cụ thể. ­ Biết vận dụng theo yêu cầu: sử dụng khi viết câu, tạo văn bản. II.2.  Liên kết câu, liên kết đoạn: Điều kiện Đặc điểm cụ thể Các   câu  Liên kết về nội dung: liên kết chủ đề và liên kết lô gic trong một  ­ Liên kết chủ đề: các câu, các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của  đoạn,   các  văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn. đoạn   văn  ­ Liên kết logic: các câu, các đoạn văn phải sắp xếp theo một trình tự  trong  hợp lí. một   văn  Liên kết về hình thức: các câu trong một đoạn và các đoạn trong một  bản   liên  văn bản liên kết với nhau bằng những từ ngữ thuộc các phép liên kết: kết   chặt  ­ Phép lặp từ ngữ:  lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. chẽ   với  ­  Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu   nhau   về  trước.  nội   dung  ­ Phép thế:  sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã  và   hình  có ở câu trước.  thức. ­ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử  dụng  ở  câu sau các từ  ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có  ở câu trước .  Ôn và luyện: ­ Vẽ sơ đồ. Nắm những điều kiện để các câu trong một đoạn và các đoạn trong một VB   liên kết với nhau. Nắm đặc điểm từng phép liên kết.  ­ Nhận diện được từng phép liên kết trong văn cảnh cụ thể. ­ Biết vận dụng theo yêu cầu: sử dụng khi tạo văn bản. II.3.  Nghĩa tường minh và hàm ý:  Ôn và luyện: ­ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Hai điều kiện để sử dụng hàm ý thành công. ­ Xác định được câu có chứa hàm ý, xác định hàm ý của câu...;  biết điền hàm ý thích hợp   theo yêu cầu và tác dụng của việc sử dụng hàm ý trong văn cảnh cụ thể.   III. Tập làm văn 3
  4. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn     1. Nghị luận xã hội:    ­ Rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống;  tư tưởng đạo lí hoặc về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Lưu ý: Đối với đoạn văn NLXH khoảng 1 trang giấy thi, học sinh phải trình bày theo đúng  hình thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.  ­ Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn­ khai triển đoạn ­ kết thúc đoạn.  ­ Thường có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối đoạn  văn. Các câu khai triển đoạn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn . Câu kết  thúc đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học nhận thức.  ­ Đoạn văn có thể được trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng­phân­hợp...  2. Nghị luận văn học:      Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 kì 2 rèn luyện cách viết  bài văn nghị  luận văn học về  một bài thơ  (đoạn thơ), hoặc truyện ( đoạn trích truyện),  một nhân vật trong tác phẩm truyện.  Ôn và luyện: ­ Phân tích từng bài thơ sau: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con. ­ Phân tích nhân vật phương Định  ở  đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê   Minh Khuê. ­ Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong qua đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi”  của Lê Minh Khuê.  PHẦN LUYỆN TẬP Bài 1. 1. Đọc những dòng thơ sau: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói a. Trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? b. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của hai dòng thơ trên. c. Qua những dòng thơ trên, người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì? 2. Hiểu như thế nào về hai dòng thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.                                                                            (Sang thu­ H ữu Th ỉnh) 3.  Chép lại nguyên văn những dòng thơ  thể  hiện rõ nhất tâm niệm sống của nhà thơ  Thanh Hải ở bài “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu cụ thể nội dung tâm niệm sống đó của nhà   thơ. 4. Hình ảnh “cây tre” ở khổ đầu và cuối của bài “Viếng lăng Bác” có quan hệ với nhau   như thế nào? 5. Đọc đoạn trích sau:     Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ   tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ,   bom có nổ không? Không thì làm cách nào để  châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ   4
  5. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ  hôi thấm vào   môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm  này. b. Nhân vật Tôi trong đoạn trích có tên là gì? Qua đoạn trích, tôi có những phẩm chất gì? c. Xác định hai phép liên kết câu có trong đoạn văn. Bài 2.   1. Đọc đoạn trích:     ...Nhưng rồi có tiếng gì lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra   từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má:     ­ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!      Tôi chạy vào, bỏ  trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra vui   thích cuống cuồng.       [...] Chắc là đá. Còn Nho thì Nho nhổm dậy, môi hé mở:     ­ Nào, mày cho tao mấy viên đá nữa.     Nhưng tạnh mất rồi....Sao chóng thế?...Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá... a. Xác định thành phần khởi ngữ và các thành phần biệp lập (gọi tên cụ thể) có trong đoạn  trích. b. Chỉ ra câu đặc biệt, câu rút gọn có ở đoạn trích. 2. Xác định thành phần câu (khởi ngữ, biệt lập ­ gọi tên cụ  thể) có trong các ví dụ  sau: 2.1.Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. 2.2 Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất ­ từ mép tấm   nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. 2.3. ­ Cụ ạ ­ Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – Cháu Huệ có gởi   lại chìa khóa cho cụ.       ­ Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ!      ­ Dạ, con cũng thấy như hôm qua... 2.4. Không khéo rồi thằng con trai của anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một   cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo   hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? 2.5. ­ Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông   chủ tịch làng tôi vừa mới lên cải chính… 2.6. Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. 2.7. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! 2.8. Ừ tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi được đến cầu thang. 2.9. Cũng may mà chỉ bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt anh thanh niên. 2.10. À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho   nó biết, ba nó đi đánh Tây bị tây bắn bị thương – bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đầu   vàm cho nó nhớ. 2.11. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Bài 3. 3.1. Xác định hàm ý trong bài thơ “Mây và sóng”, nêu tác dụng của từng hàm ý. 3.2. Điền hàm ý từ  chối thích hợp vào chỗ  của B và cho biết mục đích của việc sử  dụng  hàm ý đó? 5
  6. Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn     A: Cậu hút điếu thuốc này thì mới đáng mặt nam nhi!     B:................................................................................... Bài 4. Chỉ ra các phép liên kết câu có trong các đoạn văn sau: Đoạn 1. (1) Tác phẩm nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2) Nhưng   nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3)   Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình   góp vào đời sống chung quanh.   Đoạn 2. (1) Bấc có tài biểu lộ  tình yêu thương gần giống như  làm đau người ta. (2) Nó   thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc­tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết   răng hằn vào da thịt một lúc lâu. (3) Và cũng như Bấc hiểu các tiếng rủa là những lời nói   nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.   Đoạn 3. (1) Trong những hành trang  ấy, có lẽ  sự  chuẩn bị  bản thân con người là quan   trọng. (2) Từ  cổ  chí kim, bao giờ  con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. (3)   Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ   thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bài 5. Viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về:  Đề 1. Suy nghĩ về tình trạng hút thuốc lá của người Việt Nam hiện nay. Đề 2. Suy nghĩ về ý thức chấp hành luật giao thông của người Việt Nam hiện nay. Đề 3. Suy nghĩ về lối sống vô cảm ở tuổi teen hiện nay. Đề 4. Suy nghĩ về cách ứng xử nơi công cộng của tuổi teen hiện nay. Đề 5. Kết quả nghiên cứu của PGS. TS Phạm Minh Mục, Trung tâm nghiên cứu tâm lý giáo   dục học đường và giáo dục như  sau: “ Trong sáu vấn đề  mà học sinh thường gặp phải   được PGS. TS Phạm Minh Mục khảo sát  ở  nhiều trường bao gồm cả  khu vực đô thị  và   vùng nông thôn, tỉ  lệ  học sinh liên quan đến bạo lực học đường là  51,6%. Phân tích 11   biểu hiện được xem là bạo lực học đường thì nhiều nhất là tình trạng bị mắng chửi, lăng   mạ, xúc phạm danh dự của bạn (38,49%), tiếp đến là trường hợp hai học sinh đánh nhau   (35,32%), hai nhóm học sinh đánh nhau (22,22%). Ngoài ra còn có các biểu hiện ít hơn   nhưng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trấn lột tài sản, thuê người đánh bạn…”          Viết một đoạn  văn ngắn khoảng một trang giấy thi cảnh báo về  nạn bạo lực học  đường. Đề 6. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi là: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.         Viết  đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về  tính “khiêm   tốn”. Đề 7. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, nhà văn Lý Lan có viết:        Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “ Đi   đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con…”      Từ  việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để  con tự  đi, hãy  viết đoạn văn ngắn bàn về tính tự lập. Đề 8. Kết thúc truyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” ở sách giáo khoa ngữ văn 9 tập I, trang 160   có viết: “ Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi   những ân tình lên đá”.              Viết đoạn văn ngắn bàn về ý kiến trên.  HẾT                                                                                                            6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2