intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II Năm học 2022-2023 PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Đọc hiểu văn bản: - Thơ, truyện hiện đại Việt Nam: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Sang thu - Hữu Thỉnh, Nói với con - Y Phương; Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - Nội dung ôn luyện: + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm nhân vật trong tác phẩm truyện. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Những đặc sắc về nghệ thuật của truyện (ngôi kể, xây dựng nhân vật...), của thơ (hình ảnh, ngôn từ, biện pháp tu từ…). T Tác Tác Thể loại PTBĐ Nội dung Ý nghĩa T phẩm giả - Cuộc sống chiến đấu của Truyện ca ngợi vẻ ba cô gái thanh niên xung đẹp tâm hồn của ba phong trên một cao điểm cô gái thanh niên ở tuyến đường Trường xung phong trong Sơn trong những năm hoàn cảnh chiến Những Lê Tự sự chiến tranh chống Mĩ cứu tranh ác liệt. ngôi Minh Truyện Biểu nước. Nổi bật là tâm hồn 1 sao Khuê ngắn cảm trong sáng, giàu mơ xa xôi (1949) Miêu tả mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu 1971 đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ 2 Viếng Viễn Thơ Biểu - Lòng thành kính và Bài thơ thể hiện tâm lăng Phươn tám chữ cảm niềm xúc động sâu sắc trạng xúc động, tấm Bác g Miêu tả của nhà thơ đối với Bác lòng thành kính, biết 1976 (1928- Hồ trong một lần từ miền ơn sâu sắc của tác (Như 2005) Nam ra viếng lăng Bác. giả khi vào lăng mây viếng Bác. mùa xuân) 3 Sang Hữu Thơ Biểu - Hình ảnh thiên nhiên lúc Bài thơ thể hiện thu Thỉnh năm chữ cảm giao mùa. những cảm nhận tinh 1977 (1942) Miêu tả - Biến chuyển của thiên tế của nhà thơ trước Từ nhiên lúc giao mùa từ hạ vẻ đẹp của thiên Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  2. 2 chiến sang thu qua sự cảm nhận nhiên trong khoảnh hào đến tinh tế của nhà thơ. khắc giao mùa. thành phố 4 Nói với Y Thơ tự Biểu Bằng lời trò chuyện với Thể hiện tình yêu con Phươn do cảm con, bài thơ thể hiện sự thương thắm thiết Sau g Miêu tả gắn bó, niềm tự hào về của cha mẹ dành cho 1975 (1948- quê hưong và đạo lí sống con cái; tình yêu, 2021) ân nghĩa thủy chung với niềm tự hào về quê dân tộc. hương, đất nước 5 Mùa Thanh Thơ Biểu - Cảm xúc trước mùa Bài thơ thể hiện xuân Hải năm chữ cảm, xuân của thiên nhiên và những rung cảm tinh nho (1930- Miêu tả đất nước, thể hiện ước tế của nhà thơ trước nhỏ 1980) nguyện chân thành góp vẻ đẹp của mùa xuân 1980 mùa xuân nhỏ của đời thiên nhiên, đất nước mình vào cuộc đời chung. và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời 2. Tiếng Việt: - Thành phần câu: khởi ngữ, biệt lập; Phép liên kết câu. - Nghĩa tường minh và hàm ý. 3. Tập làm văn: 3.1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội. 3.1.1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:  MĐ: Giới thiệu sự việc cần nghị luận  TĐ: - Nêu biểu hiện, thực trạng của sự việc, hiện tượng - Phân tích nguyên nhân (chủ quan, khách quan) - Phân tích mặt lợi, mặt hại - Đề xuất biện pháp khắc phục hoặc phát huy  KĐ: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó và liên hệ bản thân. 3.1.2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:  MĐ: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.  TĐ: - Giải thích/ Chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lý đó. - Nhận định, đánh giá mặt đúng/ mặt sai; mặt lợi/ mặt hại của vấn đề đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Mở rộng vấn đề: phê phán biểu hiện sai trái đi ngược lại tư tưởng, đạo lý đó. - Nêu nhận thức đúng, hành động đúng.  KĐ: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đó trong XH nay. 3.1.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ trích báo, từ một cuộc điều tra xã hội, từ tranh ảnh, từ đoạn truyện kể.... Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  3. 3  Mở đoạn: - Dẫn dắt vào đề (…) - Giới thiệu vấn đề xã hội mà bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể đặt ra  Thân đoạn: - Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. - Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)  Kết đoạn: - Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể đã nêu ra (…) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…). 3.2. Viết bài văn nghị luận văn học. 3.2.1. Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích):  MB: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm đó.  TB: - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện (đoạn trích). - Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện (đoạn trích).  KB: - Nêu nhận định và đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích). 3.2.2 Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích):  MB: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Nêu đặc điểm của nhân vật.  TB: - Phân tích lần lượt những đặc điểm của nhân vật.  KB: - Nêu nhận định và đánh giá chung về nhân vật. 3.2.3. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:  MB: - Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về đoạn thơ, bài thơ đó.  TB: - Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung/ nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.  KB: - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. PHẦN 2: CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  4. 4 - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm): (Văn bản 2.0 điểm; tiếng Việt 1.0 điểm) - Văn bản truyện, nghị luận (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Phương thức biểu đạt, thể loại. + Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. + Nội dung, ý nghĩa văn bản. + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật. - Tiếng Việt: Nhận biết thành phần khởi ngữ, biệt lập, phép liên kết câu; giải đoán hàm ý. 2. Vận dụng (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (về một hiện tượng, sự việc đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lý). 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): Viết bài văn nghị luận văn học (về đoạn thơ, bài thơ; nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích). PHẦN 3: THỰC HÀNH 1. ĐỌC HIỂU Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu khiển đời mình nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160) 1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  5. 5 1.2 Nêu nội dung chính của đoạn văn? 1.3 Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì? 1.4 Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên thuộc phép liên kết nào? 1.5. Xác định một thành phần biệt lập? Bài tập 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có lẽ làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” (Theo A.L. Ghec - xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997) 3.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 3.2. Nêu nội dung chính của văn bản trên. 3.3. Tìm một thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên? 3.4. Các từ ngữ in đậm thuộc phép liên kết nào? 2. VẬN DỤNG 2.1. Xác định các phép liên kết có trong những đoạn văn sau: a. (1) Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão.(2) Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. (3) Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày.(4) Đi qua tuổi thơ, với cuộc đời mỗi người như mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.(5) Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.(6) Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. (7) Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) b. “(1) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. (2) Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. (3) Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. (4) Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. (5) Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. (6) Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  6. 6 (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân) 2.2. Đặt câu có thành phần biệt lập nói về: Tình cảm bạn bè, tình cảm anh chị em trong gia đình, tình thầy trò… 2.3. Đặt câu có thành phần phụ khởi ngữ nói về: Tình cảm bạn bè, tình cảm anh chị em trong gia đình, tình thầy trò… 2.4. Tìm nghĩa hàm ý qua các câu thơ sau: a. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuồi hai mươi Dù là khi tóc bạc Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải b. Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Sang thu- Hữu Thỉnh 3. VẬN DỤNG CAO 3.1. Viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về các sự việc, hiện tượng và các vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống sau: (Nghiện game; Bạo lực học đường; Học đối phó, Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh, Ý thức bảo vệ môi trường sống của con người; Ý chí, nghị lực của con người, Đức tính trung thực, Tính tự lập, Lòng hiếu thảo, Lòng biết ơn, Tình bạn, Lòng yêu thương con người…) 3.2. Viết bài văn nghị luận - Phân tích nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê) - Phân tích bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của Y Phương. - Phân tích bài thơ Sang thu-Hữu Thỉnh. PHẦN 4: MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HKII [tham khảo] ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC 2021-2022 I. Đọc - Hiểu văn bản (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tàn nhất cũng chính là những bài học đáng giá nhất sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn ,phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nghĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết mở rộng tâm hồn với ai đó. Nhưng nếu có ai đó thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không phải đơn thuần là đã yêu bạn mà họ đạng dạy bạn cách để yêu. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc những cái mà sau này bạn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  7. 7 tự tin với bản thân. Hãy lắng nghe với nhịp đập của trái tim mình: “Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân, vì nếu bạn không tin thì ai làm điều ấy?” (Trích Sống đẹp- Xtrum) 1.1.(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 1.2. (0.5 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: “Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tàn nhất cũng chính là những bài học đáng giá nhất sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình.” 1.3. (1.0 điểm) Em nhận dược những lời khuyên bổ ích nào về cách sống từ đoạn trích trên? 1.4. (0.5 điểm) Theo tác giả, tại sao “. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ?” 1.5. (0.5 điểm) Đoạn kết sử dụng phép liên kết câu nào chủ yếu? II. Tập làm văn (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm): Từ văn bản đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng yêu thương. Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương để làm rõ điều người cha muốn nóivới con: cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình và quê hương. “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi! Đan lờ cài nan hoa, Vách nhà ken câu hát, Rừng cho hoa, Con đường cho những tấm lòng.” (Trích Nói với con- Y Phương) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1 (3.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: [I] Nhân kỉ niệm ngày Hội chứng Down thế giới, hãng đồ chơi Lottie Dolls ở Ireland đã tạo ra một mẫu búp bê lấy cảm hứng từ một bé gái sáu tuổi tên Rosie, ở hạt Wiltshire, Anh. [II] Con búp bê được đặt tên “Rosie Boo” theo tên Rosie, một cô bé mắc hội chứng Down. Trong bài giới thiệu mẫu búp bê mới, công ty đã đăng loạt ảnh Rosie đang chơi đùa với con búp bê lấy cảm hứng từ chính cô bé. [III] Ông Lan Harkin, người đồng sáng lập Lottie Dolls, quyết định sản xuất mẫu búp bê này khi cha mẹ của Rosie gây chú ý hồi năm ngoái với việc xây dựng một ngôi nhà trên cây bên trong khu vườn của họ giống hệt phiên bản đồ chơi của Lottie Dolls. Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
  8. 8 [IV] (…) Mẫu búp bê Rosie Boo ra mắt vào ngày 21/3. Mỗi con búp bê được bán với giá 22,99 bảng Anh. Số tiền thu được từ việc bán mẫu búp bê này sẽ được chuyển đến quỹ từ thiện Andover Twenty của tổ chức hội chứng Down tại địa phương. [V] “Chúng tôi hiểu rằng thông qua việc chơi đồ chơi, trẻ em sẽ phát triển sự đồng cảm trước những người khác biệt so với mình. Thêm vào đó, những trẻ sinh ra với sự khác biệt sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn khi biết rằng có những con búp bê giống mình. Một điều quan trọng không kém là tất cả trẻ em sẽ có một hộp đồ chơi đa dạng” – ông Harkin nói. (Báo Phụ nữ Chủ nhật ra ngày 28.3.2021) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả) ở chương trình Ngữ văn 9, học kì 2 có cùng phương thức biểu đạt chính với văn bản này? 1.2. Dựa vào văn bản, cho biết con búp bê “Rosie Boo” được tạo ra từ nguồn cảm hứng nào và với mục đích gì? 1.3. Ở đoạn văn thứ [III] của văn bản, xác định một thành phần biệt lập? Câu 2 (2.0 điểm). Ở văn bản trên (câu 1), từ mục đích sản xuất ra mẫu búp bê “Rosie Boo”, nhà sản xuất muốn truyền tải đến người đọc thông điệp: đồng cảm với những người khác biệt so với mình. Viết đoạn văn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ của em về thông điệp trên. Câu 3 (5.0 điểm). Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của thi nhân về khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Phân tích hai khổ thơ sau làm sáng rõ nhận xét trên. Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh) - HẾT - Biên soạn: Nhóm GV Ngữ văn 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2