intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN : SINH HỌC 11 A. PHẦN TỰ LUẬN I. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật: Câu 1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở thực vật ? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Câu 2. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ? Câu 3. Ảnh hưởng của môi trường tới sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Câu 4. Các nhân tố chi phối sự ra hoa.? Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau: * Nhóm ngày ngắn :- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa. - thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa. * Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa. a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây? Câu 5. Một cây gỗ cao 5m. Người ta đóng 2 chiếc đinh đối diện nhau vào thân cây, cách mặt đất 1m. Sau 5 năm, cây này cao 15m. Hỏi : khoảng cách giữa 2 cây đinh và khoảng cách giữa cây đinh với mặt đất thay đổi như thế nào? Câu 6. Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic. Câu 7. Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin, êtilen, ABA và các tác dụng sinh lí như sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng tới tính hướng động; ; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá trình già của tế bào. Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác động sinh lí của nó? II. Sinh trưởng và phát triển ở động vật: Câu 8. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật ? Phân biệt phát triển không qua biến thái và qua biến thái (biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn)? Cho ví dụ ? Câu 9. Trình bày ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật. Câu 10. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Câu 11. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. III. Sinh sản ở thực vật. Câu 12. Khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật? Cho ví dụ. Câu 13. Các kiểu sinh sản vô tính ở thực vật ? Kể Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng. Câu 14. Diễn biến các quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật? Vì sao ở đa số các loài thực vật, số lượng hạt phấn thường rất lớn? Phân biệt thụ phân với thụ tinh ở thực vật. Thế nào là thụ tinh kép? IV. Sinh sản ở động vật. Câu 15. Cho biết những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở động vật ? Câu 16. Ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ở động vật ? Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật diễn ra như thế nào ? Câu 17. Các hình thức thụ tinh ? Nêu những ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài? 1
  2. Câu 18. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng, ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Câu 19. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. B. TRẮC NGHIỆM : Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo Câu 1: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là: A. phitocrom. B. carotenoid. C. diệp lục. D. auxin. Câu 2: Sinh trường thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động: A. mô phân sinh đỉnh. B. mô phân sinh bên. C. tùy từng loài. D. ngẫu nhiên Câu 3: Phitôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng: A. ánh sáng lục và đỏ B. ánh sáng đỏ và đỏ xa C. ánh sáng vàng và xanh tím D. ánh sáng đỏ và xanh tím Câu 4: Hooc môn Ơstrôgen do: A. tuyến yên tiết ra B. tuyến giáp tiết ra C. tinh hoàn tiết ra D. buồng trứng tiết ra Câu 5: Phitôcrôm Pđx có tác dụng: a/ Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở. b/ Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. c/ Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng. d/ Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở. Câu 6: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả: A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. B. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển. C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. Câu 7: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: a/ Chồi nách. b/ Lá. c/ Đỉnh thân. d/ Rễ. Câu 8: Những động vật sinh truởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Châu chấu, ếch, muỗi C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. Câu 9. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn GH ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây A. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển B. Các dặc điểm sinh dục nam kém phát triển, C.Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ châm phát triển Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây phát triển qua biến thài hoàn toàn? A. Bướm B. Bò sát C. Châu chấu D. Thú Câu 11: Nhóm các hoocmon kích thích ở thực vật bao gồm : A. Giberelin, Xitokinin, Axit abxixic B. Auxin, Giberelin, Xitokinin C. Etilen, Axit abxixic, Xitokinin D. Auxin, Etilen, Axit abxixic Câu 12: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, kết luận nào sau đây đúng? A. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm B. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín C. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của cơ thể thực vật D. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt đông của mô phân sinh bên Câu 13: Hoocmon auxin không có đặc điểm nào sau đây? A. Kích thích quá trình nguyên phân và quá trình dãn dài của tế bào B. Thúc đẩy sự ra hoa, kết trái. C. Kích thích sự nảy mầm của hạt, của chồi D. Kích thích ra rễ phụ Câu 14: Khi nói về các hoocmon ở người, những phát biểu nào sau đây đúng? 2
  3. I. Nếu thiếu tiroxin thì trẻ chậm lớn II. Hoocmon FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng phân bào III. Progesteron chỉ được tiết ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai. IV. Testosteron kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nam giới A. I và III B. I và IV C. III và IV D. I và II Câu 15: Tại sao trẻ em đến tuổi dậy thì thường có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh? A. Do ơstrogen và testosteron tiết ra nhiều. B. Do hoocmôn tuyến giáp tiết ra nhiều. C. Do hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều. D. Do hoocmôn tuyến tụy tiết ra nhiều. Câu 16: Hoocmon nào sau đây là nhóm hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng? A. Tiroxin và glucagon. B. Edixon và juvenlin. C. Edixon và glucagon. D. Juvenin và tiroxin. Câu 17: Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật A. Cơ thể thực vật tạo hạt. B. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng. C. Cơ thể thực vật ra hoa. D. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa. Câu 18: Ở giai đoạn phát triển phôi ở động vật, quá trình nào diễn ra mạnh nhất? A. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan. B. Giảm phân và phân hóa tế bào. C. Nguyên phân và phân hóa tế bào. D. Nguyên phân và giảm phân. Câu 19: Ở trẻ em, nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra không đủ sẽ mắc bệnh: A. Bướu cổ. B. To đầu xương chi. C. Đần độn. D. Lùn. Câu 20: Quá trình tăng về kích thước của cơ thể sinh vật do tăng số lượng và kích thước tế bào được gọi là A. sinh sản. B. sinh trưởng. C. phân hóa. D. phát triển. Câu 21: Cho các loại hoocmôn như sau: I. Hoocmôn sinh trưởng. II. Tirôxin. III. Ơstrôgen. IV. Testostêrôn. Các hoocmôn kích thích sự phát triển của xương ở người là A. I, III, IV. B. II, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV. Câu 22: Khi nói về ứng dụng sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ứng dụng việc nuôi mô sống để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da, ghép cơ quan nội tạng. II. Tách mô từ cơ thể động vật nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp mô tồn tại và phát triển. III. Chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cây mô sống của động vật có tổ chức cao. IV. Ứng dụng sinh sản vô tính ở động vật gồm: nuôi mô sống và nhân bản vô tính. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 23: Cho các ý sau, bao nhiêu ý không đúng về hooc môn ? 1. Nêu tiêm testosteron vào người phụ nữ thì sẽ mọc râu ria, cơ bắp phát triển. 2. Sừ dụng hoocmôn insulin chữa bệnh tiểu đường. 3. Hoocmôn sinh trưởng (GH) dược sản sinh ra ở: Tuyến giáp 4. Tấm vào lúc ảnh sáng yếu cỏ lợi cho sự sinh trướng và phát triển của trẻ nhỏ: Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa K+ dể hình thành xương. 5. Có thể sử dụng hoocmon testosteron dê tránh thai cho nam giới, kế hoạch hóa gia đình được. 6. Dậy thì sớm có thế làm giảm sự phát triển trí tuệ. 7. Người có 3 giai đoạn tăng chiều cao nhanh là: trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ đang thay răng và tuổi trước dậy thì 8. Nếu tiêm testosteron đều đặn vào người phụ nữ vừa mang thai thì sẽ đẻ ra con trai. 9. Lúc mang thai người mẹ không tạo ra hoocmôn giới tính. 10. Để điều trị bệnh dái tháo dường cho người thiếu insulin, người ta dã dùng phương pháp đưa gen insulin người vào vi khuẩn sản xuất hộ. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 3
  4. Câu 24: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là: A. Làm tăng nồng dộ Prôgestèrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. C. Làm giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lèn tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSII và LH nên trứng không chín và không rụng. D. Lảm giảm nồng dộ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lèn tuyến yên và vùng dưới dồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. Câu 25: Loài động vật nào sau đây không có hình thức sinh sản đặc biệt là trinh sinh? A. Mối B. Ong mật C. Kiến D. Bọ xít Câu 26: Thể vàng sinh ra hoocmon? A. Progesteron B. LH C. FSH D. HCG Câu 27: Vai trò của ơstrogen và progesteron trong chu kì rụng trứng là A. Làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển. B. Duy trì sự phát triển của thể vàng C. Kích thích trứng phát triển và rụng D. Ức chế sự tiết ra HCG Câu 28: LH được sinh ra ở : A. Tuyến giáp B. Tuyến yên C. Buồn trứng D. Tinh hoàn Câu 29 Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh sản vô tính? A. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong thời gian ngắn. B. Có lợi trong điều kiện mật độ quần thể thấp C. Tạo ra các các thể thích nghi tốt với môi trường sống luôn biến động D. Cá thể sống độc lập, đơn lẽ vẫn có thể tạo ra con cháu Câu 30: Vì sao phụ nữ uống hoặc tiêm thuốc tránh thai có chứa hoocmon progesteron và ơstrogen có thể tránh được mang thai. A. Do hoocmon này có thể ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng. B. Do hoocmon này tác động ức chế tuyến yên, làm giảm tiết FSH và LH dẫn đến trừng không chín và rụng. C. Do nồng độ hoocmon này trong máu cao đã tác động trực C. Do nồng độ hoocmon này trong máu cao đã tác động trực tiếp lên buồng trứng là cho trứng không chín và rụng D. Do các hoocmon này có kihar năng tiêu diệD. Do hooc môn này tiêu diệt hết tinh trùng. Câu 31: Hình thức sinh sản của cá mập giống với các loài cá xương khác ở đặc điểm nào? A. Cá mẹ đẻ trứng ra môi trường ngoài. B. Cá con ở môi trường nước thường trải qua giai đoạn cá bột. C. Phôi lấy chất dinh dưỡng trong noãn hoàng. D. Cá thường đẻ ra môi trường nhiều trứng và thụ tinh ngoài. Câu 32: Vì sao trong quá trình gieo hạt trong bầu đất người ta lại sử dụng túi FE màu đen? A. Vì rễ cây luôn tránh ánh sáng. B. Vì túi màu đen bền hơn túi màu khác. C. Vì tạo điều kiện cho đất ẩm. D. Vì túi màu đen bảo vệ hạt khỏi động vật ăn hạt. Câu 33: Thành phần của thuốc tránh thai có chứa loại hoocmôn nào sau đây? A. FSH. B. Ơstrogen. C. HCG. D. Progesteron. Câu 34: Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng là cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con? A. Progesteron và Ơtrogen. B. Progesteron và FSH. C. HCG và Progesteron. D. LH và Ơstrogen. Câu 35: Ở cơ thể đực, hoocmon FSH có tác dụng A. Kích thích tế bào kẽ sản xuất testosteron. B. Kích thích tuyến yên tiết LH. 4
  5. C. Ức chế sản xuất hoocmon testosteron. D. Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng. Câu 36: Loại hoocmon không có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật là: A. Êtilen. B. Giberelin. C. Auxin. D. Xitôkinin. Câu 37: Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ: A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Noãn D. Noãn cầu Câu 38: Khi nói về các biện pháp tránh thai, có bao nhiêu câu đúng? (1) Dùng thuốc uống ngừa thai làm cho không có trứng chín và rụng. (2) Có thể dùng biện pháp đình sản (cắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng) cho mọi đối tượng không muốn có con. (3) Chỉ nạo phá thai ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện an toàn. (4) Sử dụng bao cao su sẽ ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Hiện tượng thụ tinh kép có ở A. thực vật Hạt kín. B. dương xỉ. C. thực vật Hạt trần. D. rêu. Câu 40: Hiện tượng đẻ trứng gặp ở A. Gà. B. Hổ. C. Hươu. D. Bò. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2