intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT An Lão

  1. TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II. MÔN: SINH HỌC 10. NĂM HỌC 2022 - 2023 NỘI DUNG: CHU KÌ TẾ BÀO – PHÂN BÀO – CÔNG NGHỆ TẾ BÀO I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: - Biết được đặc điểm của chu kì tế bào gồm: Bao nhiêu giai đoạn; trình tự các pha trong kì trung gian; nội dung của từng pha G1; S; G2 - Biết được loại tế bào thực hiện nguyên phân và giảm phân; biết được đặc điểm phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật. - So sánh được quá trình nguyên phân và giảm phân. - Trình bày được nguyên lí của công nghệ tế bào thực vật? Thành tựu của công nghệ tế bào động vật? II. TỰ LUẬN: Câu 1: Hình thức sinh sản nào ở thực vật được dựa trên cơ chế nguyên phân? Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính mà em biết? Em có nhận xét gì về đặc điểm di truyền của cá thể mới so với cá thể ban đầu? Vì sao? Câu 2: Trong nuôi cấy mô và tế bào ở thực vật, các cá thể con sinh ra có đặc điểm giống hay khác so với cơ thể mẹ? Vì sao? III. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO: Câu 1. Trong chu kỳ tế bào, DNA và NST nhân đôi ở pha A. G1. B. G2. C. S. D. nguyên phân Câu 2. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là A. tế bào cơ tim. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh. Câu 3. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối . Câu 4. Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là A. 2n NST đơn. B. 2n NST kép. C. 4n NST đơn. D. 4n NST kép. Câu 5. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là A. 23. B. 46. C. 69. D. 92. Câu 6. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là A. 8. B. 12. C. 24. D. 48. Câu 7. Quá trình giảm phân xảy ra ở A. tế bào sinh dục . B. tế bào sinh dưỡng. C. hợp tử. D. giao tử. Câu 8. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là A. 7 NST kép. B.7 NST đơn. C. 14 NST kép. D. 14 NST đơn. Câu 9. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. C. sự tự nhân đôi và sự phân li. D. sự đóng xoắn và tháo xoắn. Câu 10: Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C Câu 11. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân . C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 12. Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:
  2. A. Thoi phân bào biến mất B. các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn C. Màng nhân và nhân con xuất hiện D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi Câu 13. Trong nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở: A. Kỳ đầu và kì cuối B. Kỳ sau và kỳ cuối. C. Kỳ sau và kì giữa. D. Kỳ cuối và kỳ giữa Câu 14: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dục chín B. Giao tử C. Tế bào sinh dưỡng D.. Tế bào xôma Câu 15: Sự kiện nào sau đây xảy ra ở kỉ đầu I của giảm phân? A. Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng, tiếp hợp và co xoắn dần. B. Các NST kép tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, co xoắn cực đại. C. Các NST kép của cặp tương đồng phân li đều về 2 cực của tế bào. D. Các NST kép dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. Câu 16. Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ: A. quá trình giảm phân. B. quá trình nguyên phân . C. quá trình thụ tinh. D. cả A, B và C. Câu 17. Dưới đây là hình vẽ minh họa các tế bào của cùng một cơ thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân: (1) (2) (3) (4) Trình tự nào sau đây phản ánh đúng thứ tự diễn ra quá trình nguyên phân: A. (1)→ (3) → (4) → (2). B. (2)→ (4) → (1)→ (3). C. (1)→ (2) → (3) → (4). D. (2)→ (1) → (4)→ (3). Câu 18: Cho các phát biểu sau về quá trình nguyên phân? (1). Ở kì đầu của nguyên phân không có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợi chromatide trong cặp NST kép tương đồng. (2). Ở kì giữa nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (3). Ở kì sau nguyên phân 2 chromatide chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đồng đều. (4). Ở kì đầu nguyên phân có sự phân lí của cặp NST kép tương đồng tạo sự đa dạng của các giao tử. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây? A. Tính đặc thù của các tế bào. B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử. C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực. D. Tính toàn năng của các tế bào. Câu 20: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây? A. Biệt hóa và phản biệt hóa. B. Nguyên phân liên tục. C. Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Giảm phân liên tục. Câu 21: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó. D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài.
  3. Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc? A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh. B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn. C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng. D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học. Câu 23: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần. NỘI DUNG: VI SINH VẬT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: - Xác định được đại diện của từng nhóm vi sinh vật. - Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn Cacbon - Biết được sản phẩm của các quá trình phân giải ở vi sinh vật: protein; cacbohydrate; nucleic acid - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật; trình tự các pha sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục; đặc điểm sinh trưởng và sự biến động số lượng tế bào vi sinh vật ở từng pha. - Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực y học; dược học; môi trường; chăn nuôi. - Trình bày được các yếu tố vật lí ( nhiệt độ; độ ẩm; ánh sáng; áp suất thẩm thấu; độ Ph) ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. - Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Trong tương lai, công nghệ vi sinh vật trong tương lai cần kết hợp với những lĩnh vực nào? Trình bày vai trò của việc sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật; Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor; sử dụng công nghệ chuyển gene; sử dụng công nghệ vi sinh vật Microbiome Câu 2: Hãy giải thích các hiện tượng sau: a/Vì sao khi làm sữa chua: - Sữa từ dạng ban đầu là lỏng và ngọt sau đó chuyển sang dạng đặc, sệt và có vị chua? - Trong quá trình làm sữa chua phải ủ kín trong thùng xốp từ 6h đến 12h? b/Vì sao ở muối chua rau quả: - Phải phơi héo nguyên liệu trước khi muối chua? - Cho thêm một ít đường vào dung dịch nước muối? II. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO: Câu 1. Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 2. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng. Câu 3. Sản phẩm của quá trình lên men rượu là A. etanol và O2. B. etanol và CO2. C. nấm men rượu và CO2. D. nấm men rượu và O2. Câu 4. Việc sản xuất bia chính là lợi dụng hoạt động của A. vi khuẩn lactic đồng hình. B. vi khuẩn lactic dị hình. C. nấm men rượu.D. nấm cúc đen. Câu 5. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha A. tiềm phát. B. lũy thừa.. C. cân bằng D. suy vong. Câu 6. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha
  4. A. tiềm phát. B. lũy thừa.. C. cân bằng D. suy vong. Câu 7. Nấm men rượu sinh sản chủ yếu bằng A. bào tử trần .B. bào tử hữu tính. C. bào tử vô tính. D. nẩy chồi.: Câu 8. Nhiệt độ ảnh hưởng đến A. tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn. B. hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn. C. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn. D. tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật. Câu 9.Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật A. ưa ấm. B: ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa kiềm. Câu 10. Các tia tử ngoại có tác dụng A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật. B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn. C. tăng hoạt tính enzim. D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn. Câu 11. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn. B. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được. C. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế. Câu 11: Sinh trưởng ở vi sinh vật là A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật. B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật. C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật. D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật. Câu 12: Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? A. Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng → Pha suy vong. B. Pha tiềm phát → Pha cân bằng → Pha lũy thừa → Pha suy vong. C. Pha suy vong → Pha tiềm phát → Pha lũy thừa → Pha cân bằng. D. Pha suy vong → Pha lũy thừa → Pha tiềm phát → Pha cân bằng. Câu 13: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là A. pha tiềm phát. B. pha lũy thừa. C. pha suy vong. D. pha cân bằng. Câu 14: Xạ khuẩn có hình thức sinh sản bằng A. phân đôi. B. nảy chồi. C. bào tử trần. D. tiếp hợp. Câu 15: Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước hiển vi. (2) Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh. (3) Sinh trưởng và sinh sản nhanh.(4) Hình thức dinh dưỡng đa dạng. Trong số các đặc điểm trên, số đặc điểm là cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật? A. Y học. B. Môi trường. C. Công nghệ thực phẩm. D. Công nghệ thông tin. Câu 17: Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) nhằm mục đích A. tạo giống vi sinh vật mới. B. làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải. C. sản xuất năng lượng sinh học. D. bảo tồn các chủng vi sinh vật quý. Câu 18: Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor nhằm mục đích A. sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da. B. bảo quản giống vi sinh vật. C. xử lí nước thải. D. tạo giống vi sinh vật mới. Câu 19: Cho một số đặc điểm sau: (1) Có khả năng chuyển hóa mạnh, sinh sản nhanh
  5. (2) Có khả năng tổng hợp được một số chất quý (3) Có khả năng phân giải các chất hữu cơ dư thừa (4) Có thể gây độc cho một số loài gây hại mùa màng Trong các đặc điểm trên, số đặc điểm có lợi của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. NỘI DUNG: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: - Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. - Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa virut trần và virut có vỏ ngoài? - Biết được các giai đoạn của quy trình sản xuất chế phẩm sinh học. - Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong y học và nông nghiệp - Nhận biết được đặc điểm mỗi giai đoạn trong sử dụng virus để sản xuất thuốc trừ sâu - Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. - Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở thực vật, người, động vật - Trình bày được cách phòng chống một số bệnh do virus ở thực vật. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Trong các giai đoạn nhân lên của virus, giai đoạn nào gây hại cho tế bào vật chủ? Hãy giải thích? Câu 2: Giải thích cơ sở khoa học và trình bày các biện pháp phòng tránh bệnh HIV/AIDS; dịch bệnh Covid - 19? III. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Hai thành phần cơ bản của tất cả các virus bao gồm A. protein và axit amin. B. protein và axit nucleic. C. axit nucleic và lipit D. prtein và lipit. Câu 2. Capsome là A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virus. C. vỏ bọc ngoài virus. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virus. Câu 3. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì A. tế bào có tính đặc hiệu. B. virus có tính đặc hiệu C. virus không có cấu tạo tế bào D. virus và tế bào có cấu tạo khác nhau. Câu 4. Virus xâm nhiễm vào tế bào thực vật qua vật trung gian là A. ong, bướm. B. vi sinh vật. C. côn trùng. D. virut khác. Câu 5. Lõi của virus HIV là A. ADN. B. ARN. C. ADN và ARN. D. protein. Câu 6. Lõi của virus cúm là A. ADN. B. ARN. C. protein. D. ADN và ARN. Câu 7. Không thể tiến hành nuôi virus trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì A. kích thước của nó vô cùng nhỏ bé. B. hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic. C. không có hình dạng đặc thù. D. virus chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 8. Chu trình tan là chu trình A. lắp axit nucleic vào protein vỏ. B. bơm axit nucleic vào chất tế bào. C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào. D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào. Câu 9. Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virus và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp. Câu 10. Nếu đặt số thứ tự các bước của quá trình tạo virus như sau: 1. tổng hợp prôtêin của virus 2. hợp nhất màng bao của virus với màng của tế bào 3. lắp ghép các prôtêin 4. loại bỏ vỏ capsit 5. giải phóng virus khỏi tế bào 6. nhân các ARN của virus
  6. Trường hợp nào dưới đây là đúng với trật tự diễn ra các bước trong quá trình phát triển của virus độc ? A. 4 – 2 – 1 – 6 – 3 – 5 B. 6 – 4 – 1 – 3 – 5 – 2 C. 2 – 4 – 6 – 1 – 3 – 5 D. 4 – 6 – 2 – 1 – 3 – 5 Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus? A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm). B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản. C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA. D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ. Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự khác nhau của virus và vi khuẩn? A. Virus không nhất thiết phải sống kí sinh nội bào bắt buộc còn vi khuẩn phải sống kí sinh nội bào bắt buộc. B.Virus không có hệ thống sinh năng lượng còn vi khuẩn thì có hệ thống sinh năng lượng. C. Virus có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên còn vi khuẩn thì không có hiện tượng sinh trưởng và nhân lên. D. Virus có thể mẫn cảm với các chất kháng sinh còn vi khuẩn thì không mẫn cảm với các chất kháng sinh. Câu 13: Tại sao virus không thể nuôi trong môi trường tổng hợp như vi khuẩn? A. Vì virus có kích thước rất nhỏ. B. Vì virus có vật chất di truyền là RNA. C. Vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc. D. Vì virus không mẫn cảm với chất kháng sinh. Câu 14: Cho các chức năng sau: (1) Nhận diện tế bào vật chủ để xâm nhập. (2) Bảo vệ virus khỏi hệ thống miễn dịch của tế bào vật chủ. (3) Giúp virus bám vào tế bào vật chủ. (4) Giúp virus nhân lên nhanh chóng. Lớp vỏ ngoài của virus đảm nhận số chức năng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng về vật chất di truyền của virus? A. Chỉ có thể là DNA, mạch đơn hoặc mạch kép. B. Chỉ có thể là RNA, mạch đơn hoặc mạch kép. C. Có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép. D. Có thể là DNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn. Câu 16: Cho các tiêu chí sau: (1) Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài (2) Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid (3) Loại vật chất di truyền (4) Loại vật chủ Số tiêu chí được sử dụng để phân loại virus là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm A. virus trần và virus có vỏ ngoài. B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. C. virus DNA và virus RNA. D. virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người. Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về virus trần và virus có vỏ ngoài? A. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có vỏ capsid. B. Virus trần và virus có vỏ ngoài đều có lõi nucleic acid. C. Bề mặt của virus trần có các gai glycoprotein còn bề mặt của virus có vỏ ngoài thì không có các gai glycoprotein. D. Virus trần không có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein còn virus có vỏ ngoài thì có lớp vỏ ngoài bằng phospholipid và protein.
  7. Câu 19: Virus được phân thành 3 nhóm gồm virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. Sự phân loại này dựa trên tiêu chí nào sau đây? A. Sự tồn tại của lớp vỏ ngoài. B. Sự sắp xếp của capsomer ở vỏ capsid. C. Loại vật chất di truyền. D. Loại vật chủ. Câu 20: Virus có thể kí sinh ở bao nhiêu sinh vật trong các sinh vật sau đây? (1) Vi khuẩn (2) Nấm (3) Thực vật (4) Động vật (5) Người A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là A. xâm nhập → hấp phụ → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. B. xâm nhập → hấp phụ → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích. C. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích. D. hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. Câu 22: Cho các lợi ích sau: (1) Sản xuất được mọi loại chế phẩm sinh học cần thiết. (2) Tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn. (3) Giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học đem những lợi ích là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 23: Cho các bước sau: (1) Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm. (2) Tạo vector virus tái tổ hợp. (3) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn. Trình tự các bước sử dụng virus làm vector và sản xuất các chế phẩm sinh học là A. (1) → (2) → (3). B. (1) → (3) → (2). C. (2) → (3) → (1). D. (2) → (1) → (3). Câu 24: Bước nào sau đây không có trong quy trình sử dụng virus làm vector sản xuất các chế phẩm sinh học? A. Tạo vector virus tái tổ hợp. B. Nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm. C. Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn. D. Nuôi virus để thu sinh khối. Câu 25: Cho các thành tựu sau: (1) Sản xuất vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra. (2) Sản xuất kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. (3) Sản xuất hormone insulin để điều trị bệnh tiểu đường. (4) Sản xuất interferon để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong các thành tựu trên, số các thành tựu là ứng dụng của virus trong y học là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Dựa vào đặc điểm nào sau đây của virus mà người ta có thể sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ virus? A. Một số virus có khả năng gây bệnh cho cây trồng. B. Một số virus có khả năng gây bệnh cho con người. C. Một số virus có khả năng gây bệnh cho động vật. D. Một số virus có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Câu 27: Để tạo ra số lượng lớn virus trong sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Sử dụng thực vật làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus. B. Sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus. C. Sử dụng vi khuẩn làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus. D. Sử dụng môi trường tổng hợp nhân tạo để nhân nhanh số lượng virus. Câu 28: Dựa trên cơ sở nào sau đây để có thể sử dụng virus tạo giống cây trồng?
  8. A. Sử dụng virus làm vector chuyển gen mong muốn vào cây trồng. B. Sử dụng virus làm kháng nguyên tạo sức miễn dịch cho cây trồng. C. Sử dụng virus làm tác nhân gây đột biến hệ gene của cây trồng. D. Sử dụng virus làm tác nhân điều khiển sự tái bản gene của cây trồng. Câu 29: Các phương thức lây truyền bệnh do virus gồm A. truyền ngang và truyền dọc. B. truyền trực tiếp và truyền gián tiếp. C. truyền qua đường hô hấp và truyền qua tiếp xúc trực tiếp. D. truyền qua đường hô hấp và truyền qua đường tiêu hóa. Câu 30: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức lây truyền ngang? A. Lây lan qua đường hô hấp. B. Lây lan qua đường tiêu hóa. C. Lây truyền từ mẹ sang con. D. Lay lan qua đường tình dục. Câu 31: Có bao nhiêu bệnh sau đây có hình thức lây truyền qua đường hô hấp? (1) SARS – CoV – 2 (2) Cúm (3) Sởi (4) Viêm gan B A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Hình thức lây truyền nào sau đây không thuộc phương thức truyền dọc ở thực vật? A. Truyền qua phấn hoa. B. Truyền qua hạt giống. C. Truyền qua vết thương. D. Truyền qua nhân giống vô tính. Câu 33: Virus thực vật không thể sử dụng các phương thức truyền ngang như virus động vật vì A. tế bào thực vật có thành cellulose. B. tế bào thực vật có không bào trung tâm. C. tế bào thực vật có lục lạp. D. tế bào thực vật có kích thước lớn. Câu 34: Tại sao đeo khẩu trang là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng chống đại dịch Covid – 19? A. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng tiêu diệt virus SARS – CoV – 2. B. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự phát tán và lây nhiễm của các giọt bắn chứa virus SARS – CoV – 2 qua không khí. C. Vì đeo khẩu trang có thể ngăn cản sự nhân lên và gây hại của virus SARS – CoV – 2 trong cơ thể đã nhiễm bệnh. D. Vì chất kháng khuẩn trong khẩu trang có khả năng làm biến chủng virus SARS – CoV – 2 từ dạng có hại thành dạng vô hại. Câu 35: Cho các biện pháp sau: (1) Không tiêm chích ma túy (2) Thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế (3) Không giao tiếp với người bị HIV (4) Sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng Số biện pháp đúng trong phòng tránh lây nhiễm HIV là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 36: Để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người. B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác. C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn. D. Giữ khoảng cách với người khác. Câu 37: Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virus. Lí do cốt lõi là vì A. các biện pháp này đều dễ làm, không tốn nhiều công sức. B. chưa có thuốc chống virus kí sinh ở thực vật. C. thuốc chống virus kí sinh ở thực vật có giá rất đắt. D. các biện pháp này đều an toàn cho con người và môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2