intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính. B. các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền cho thế hệ sau. C. sự biến đổi của sinh vật chủ yếu do sự biến đổi của ngoại cảnh. D. các biến đổi nhỏ, tích lũy thành các biến đổi lớn nhờ chọn lọc tự nhiên. Câu 2. Đóng góp quan trọng của Đacuyn là A. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi B. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. C. sinh vật biến đổi từ đơn giản đến phức tạp do tác động của ngoại cảnh. D. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. Câu 3. Chọn lọc nhân tạo là A. quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. B. quá trình vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong loài. C. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, diễn ra trên quy mô của 1 quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. quá trình các cá thể nhập cư mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể. Câu 4. chọn lọc tự nhiên là A. quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. B. quá trình vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong loài. C. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, diễn ra trên quy mô của 1 quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
  2. D. quá trình các cá thể nhập cư mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể. Câu 5. Theo Đac-Uyn, quá trình chọn lọc tự nhiên có vai trò gì? A. Hình thành nên các tập quán hoạt động trong đời sống động vật. B. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật. C. Là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. Tạo sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với đặc điểm của ngoại cảnh. Câu 6. Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì A. không làm thay đổi tần số tương đối alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. C. quá trình giao phối ngẫu nhiên giúp phát tán các đột biến trong quần thể. D. làm trung hòa tính có hại của đột biến, giúp các alen lặn tồn tại trong quần thể. Câu 7. Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản? A. Vì tạo áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể B. Vì là cơ sở để tạo nên các biến dị tổ hợp trong quần thể, C. Vì tần số đột biến của vốn gen là khá lớn trong quần thể. D. Vì cung cấp nguyên liệu sơ cấp trong quá trình tiến hóa. Câu 8. Kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ A. hình thành nên loài mới. B. hình thành các kiểu gen thích nghi. C. hình thành các nhóm phân loại. D. hình thành các đặc điểm thích nghi. Câu 9. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài và khả năng quang hợp của cây. B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp của thực vật. C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ. Câu 10. Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm. Câu 11. Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
  3. A. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt. B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt. C. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm. D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm. Câu 12. Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào? A. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm. B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm. C. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt. D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt. Câu 13. Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lá lốt, dong riềng. B. Dong riềng, bằng lăng. C. Bạch đàn, cây xoài. D. Lá lốt, bằng lăng. Câu 14. Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Cây hoa mai. B. Rau càng cua. C. Cây lưỡi hổ. D. Cây trầu bà. Câu 15. Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào? A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. B. Khả năng sinh trưởng phát triển tốt. C. Khả năng sống giảm, nhiều khi bị chết. D. Tất cả đều bị chết, không thể sinh sống được. Câu 16. Những động vật hoạt động nơi thiếu ánh sáng có đặc điểm thích nghi là A. cơ quan thị giác phát triển, xúc giác tiêu giảm. B. cơ quan thị giác, xúc giác đều phát triển. C. cơ quan thị giác, xúc giác đều tiêu giảm. D. cơ quan thị giác tiêu giảm, xúc giác phát triển. Câu 17. Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là A. thời kì nguyên thủy, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp. B. xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thủy, xã hội công nghiệp. C. thời kì nguyên thủy, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp. D. xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thủy. Câu 18. Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. mất cân bằng sinh thái. B. suy giảm hệ sinh thái rừng. C. suy giảm tài nguyên sinh vật. D. ức chế hoạt động của sinh vật. Câu 19. Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do
  4. A. nền nông nghiệp cơ giới hoá. B. công nghiệp khai khoáng phát triển. C. chế tạo ra máy hơi nước. D. nền hoá chất phát triển. Câu 20. Để bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là A. tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng. B. tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản. C. hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh. D. sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng. Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất bị xói mòn và bạc màu là do A. đặc điểm, tính chất của đất. B. rừng bị chặt phá nhiều. C. có ít rừng nguyên sinh. D. dùng phân bón không hợp lý. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là do A. sự thay đổi của điều kiện khí hậu. B. con người xả rác bừa bãi. C. nhu cầu thịt động vật của con người tăng D. dân số tăng nhanh làm tăng nạn phá rừng. Câu 23. Biện pháp nào sau đây giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên? A. Khai thác khoáng sản. B. Phục hồi và trồng rừng mới. C. Xây dựng nhiều nhà máy. D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Câu 24. Sử dụng nước phải tiết kiệm vì A. nước sạch là nguồn tài ngyên hữu hạn, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. B. trái đất nóng lên, dẫn đến băng tan ở 2 cực làm nước biển dâng cao. C. nhiệt độ trái đất tăng cao, lượng mưa đang ngày càng giảm dần. D. diện tích rừng trên Trái đất bị suy giảm, nước ngầm chảy tràn ra biển. II. Tự luận Câu 1: Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Câu 2: Hãy cho ví dụ về 1 hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. Câu 3: Cho các quần thể sinh vật: đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn. a) Xây dựng 1 chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên b) Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn trên sẽ gây hậu quả lớn nhất Vì sao? Câu 4: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường?
  5. Câu 5: Em đánh giá tình hình môi trường tại trường THCS Ngô Sĩ Liên? Bản thân học sinh cần làm gì để bảo vệ ngôi trường xanh – sạch – đẹp? Câu 6: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ? Câu 7: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ? --------------------------HẾT-------------------------- Giáo viên ra đề cương Duyệt của tổ trưởng Lê Trúc Giang Võ Thị Quỳnh Hoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2