intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bà Rịa - Vũng Tàu" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 10 HỌC KÌ II – 2022-2023 NỘI DUNG: 1. Biết các kiểu dữ liệu cơ bản, câu lệnh nhập xuất đơn giản, hiểu về hằng trong Python. 2. Vận dụng viết các biểu thức cơ bản trong Python, cách viết ghi chú trong Python. 3. Biết cú pháp câu lệnh rẽ nhánh, hiểu cách hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh. 4. Vận dụng viết câu lệnh rẽ nhánh trong Python. 5. Biết cú pháp câu lệnh lặp, hiểu cách hoạt động của câu lệnh lặp. 6. Vận dụng viết câu lệnh lặp cho bài toán cụ thể. 7. Biết cú pháp chương trình con, gọi hàm, truyền tham số, hiểu lợi ích khi sử dụng chương trình con. 8. Vận dụng viết chương trình con hoặc sử dụng chương trình con. 9. Hiểu biết về kiểu dữ liệu xâu, các phép toán trên xâu ký tự, vận dụng cho các bài toán cụ thể. 10. Hiểu biết về kiểu dữ liệu danh sách, cách khởi tạo, duyệt danh sách, ứng dụng giải quyết bài toán đếm, tính tổng... 11. Hiểu biết về gỡ lỗi, kiểm thử chương trình, kĩ thuật truy vết, vận dụng vào bài toán cụ thể. 12. Các bước giải bài toán bằng lập trình. 13. Biết một số nhóm nghề thiết kế và lập trình. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 0001: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là: A. Biến=(input(dòng thông báo) B. Biến=float(input(dòng thông báo)) C. Biến=input() D. Biến=int(input(dòng thông báo)) 0002: Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết: A. print(s) B. print s C. print(‘s) D. print:(s) 0003: Cho đoạn chương trình sau: a=3.4 print(type(a)) Kết quả trên màn hình là kiểu dữ liệu: A. int B. float C. str D. bool 0004: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng A. Số nguyên. B. Xâu kí tự. C. Số thực. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 0005: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên theo quy tắc B. Tất cả các biến dùng trong chương trình không cần phải đặt tên. C. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal. D. Python yêu cầu sử dụng dấu ; khi kết thúc câu lệnh. 0006: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là: A. Biến=(input(dòng thông báo) B. Biến=float(input(dòng thông báo)) C. Biến=input() D. Biến=int(input(dòng thông báo)) 0007: Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: A. print() B. print(‘danh sách biểu thức’) C. print danh sách biểu thức D. print(danh sách biểu thức) 0008: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Hằng? A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. C. Hằng là đại lượng bất kì. D. Hằng không bao gồm: số học. 0009: Câu lệnh type() của Python cho ta biết A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. B. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. C. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. D. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn. 0010: Cho đoạn chương trình sau: a=16 b=17 x=abs(a-b)
  2. Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là: A. -1 B. 0 C. 1 D. -2 0011: Chọn phát biểu sai? A. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực. B. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print(danh sách biểu thức) C. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình. D. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print ( ) 0012: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi nào cần dùng cấu trúc rẽ nhánh? A. Khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo. B. Khi có các phép tính toán. C. Khi lặp đi lặp lại một công việc nào đó. D. Khi sử dụng các hàm toán học. 0013: Cho đoạn chương trình sau: if d>0: x1=-b-math.sqrt(d)/2*a x2=-b+math.sqrt(d)/2*a Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là: A. Nhóm lệnh không lùi vào một số vị trí so với dòng chứa điều kiện. B. Thiếu dấu chấm sau mỗi câu lệnh. C. Không viết hoa chữ cái đầu của mỗi dòng. D. Không có dấu kết thúc câu. 0014: Trong Python, với cấu trúc if – else thì được thực hiện khi: A. Điều kiện sai. B. Điều kiện đúng. C. Điều kiện bằng 0. D. Điều kiện khác 0. 0015: Đâu là phép tính logic A. or B. and C. not D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 0016: Chọn phát biểu đúng? Cho biểu thức: x or y A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False. B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True. C. Đảo giá trị của x và y cho nhau D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False. 0017: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng: A. if B. if : C. : D. if : 0018: Trong mô tả thuật toán, rẽ nhánh phải là A. Một biểu thức số học. B. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1. C. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False. D. Một biểu thức so sánh. 0019: Cho đoạn chương trình sau: a=2 b=3 if a>b: a=a*2 else: b=b*2 Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là: A. 4 B. 2 C. 6 D. Không xác định 0020: Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True A. x+10 >= y+7 B. (x>2*y) or (x+y >20) C. (x%5==0) and (y%2==0) D. 4*x=3*y 0021: Để kiểm tra số nguyên n là số chẵn hay lẻ ta sử dụng điều kiện A. n%2==0 B. n//2==0 C. n%2=0 D. n//2=0
  3. 0022: Cho đoạn chương trình sau: x=10 y=3 d=0 if x%y==0: d=x//y Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là: A. 3 B. 1 C. 0 D. Không xác định 0023: Trong Python, đối với cấu trúc if hoặc if-else thì câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết như thế nào? A. Viết thẳng hàng so với điều kiện. B. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và không cần viết thẳng hàng với nhau. C. Chỉ lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện khi có nhóm lệnh. D. Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau. 0024: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước. B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước. C. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước. D. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp. 0025: Cấu trúc lặp với số lần biết trước là: A. for in range(m,n) B. while : C. for in range(m,n): D. for in range(m,n): 0026: Cho đoạn chương trình sau: i=1 s=0 while : s=s+i i=i+1 Đoạn chương trình trên tính tổng s=1+2+3+...+10, là: A. i=10 D. i>10 0027: Cho đoạn lệnh sau: for i in range(1,5): print(i) Trên màn hình i có các giá trị là: A. 0 1 2 3 4 5 B. 1 2 3 4 5 C. 0 1 2 3 4 D. 1 2 3 4 0028: Cho đoạn chương trình sau: i=0 while i
  4. D. for in range(m,n): 0033: Cho đoạn chương trình sau: s=0 i=1 while i
  5. A. Sử dụng chương trình con sẽ làm chương trình dễ hiểu, dễ tìm lỗi hơn. B. Hàm chỉ được gọi một lần duy nhất ở chương trình chính. C. Hàm luôn trả một giá trị qua tên của hàm. D. Khai báo hàm trong Python luôn có danh sách tham số. 0048: Hàm trong Python được khai báo theo mẫu: A. def tên_hàm(tham số): Các lệnh mô tả hàm B. def tên_hàm(tham số) Các lệnh mô tả hàm C. def tên_hàm() Các lệnh mô tả hàm D. def (tham số): Các lệnh mô tả hàm 0049: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con? A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn. B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh. C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc. D. Khó phát hiện lỗi. 0050: Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khoá return? A. 1. B. 2. C. 5 D. Không hạn chế. 0051: Cho đoạn chương trình sau: def t(a1,b1): s=a1*b1 print(t(3,5)) Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là: A. Thiếu lời gọi hàm. B. Thiếu dấu ’:’ cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm. C. Thiếu tham số hình thức. D. Thiếu lệnh return giá trị cần trả về ở cuối thân hàm. 0052: Hàm gcd(x,y) trả về: A. Bội chung nhỏ nhất của x và y. B. Căn bậc hai của x và y. C. Ước chung lớn nhất của x và y. D. Trị tuyệt đối của x và y. 0053: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tên hàm do người lập trình đặt không cần theo quy tắc đặt tên. B. Chương trình con là một đoạn câu lệnh thực hiện một việc nào đó được đặt tên. C. Muốn xây dựng hàm trả về giá trị xử lí, cần kết thúc hàm bằng câu lệnh return cùng với biểu thức hay biến chứa giá trị trả về. D. Các lệnh mô tả hàm phải viết lùi vào theo quy định của Python. 0054: Cho đoạn chương trình sau: def t(a1,b1): s=abs(a1-b1) return s print(t(a,b)) Với a=2, b=4, sau khi thực hiện chương trình trên cho kết quả bằng: A. -2 B. 2 C. 4 D. 6 0055: Cho đoạn chương trình sau: def h(a1,b1): s=a1-b1 return s t=h(a,b) print(t) Trong đoạn chương trình trên lời gọi hàm với đối số truyền vào là: A. h(a,b) B. h(a1,b1): C. return s D. s=a1-b1 0056: Mệnh đề nào dưới đây đúng? A. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII. B. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode. C. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode. D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ trong bảng mã Unicode.
  6. 0057: Cho đoạn chương trình sau: s1=’a’ s2=’b’ print(s1+s2) Kết quả trên màn hình là: A. ‘a’ B. ‘b’ C. ‘ab’ D. ‘ba’ 0058: Cú pháp y[:m] có nghĩa là A. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y. B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y. C. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y. D. Xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y. 0059: Giả sử s = "Thời khoá biểu" thì len(s) bằng bao nhiêu? A. 3. B. 5. C. 14. D. 17. 0060: Hàm y.replace(x1,x2) có nghĩa là: A. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1. B. Tạo xâu mới bằng cách ghép xâu x1 và xâu x2. C. Thay thế xâu x1 bằng xâu x1+x2. D. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2. 0061: Cho đoạn chương trình sau: y=’abcae’ x1=’a’ x2=’d’ print(y.replace(x1,x2)) Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu: A. ’bce’ B. ’adbcade’ C. ’dbcde’ D. ’dbcae’ 0062: Hàm len() cho biết: A. Độ dài (hay số kí tự) của xâu. B. Chuyển xâu ban đầu thành kí tự in hoa. C. Vị trí của kí tự đầu tiên trong xâu. D. Vị trí của kí tự bất kì trong xâu. 0063: Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng: A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 0064: Hàm y.find(x) cho biết điều gì? A. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu x trong xâu y. B. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu y mà từ đó xâu x xuất hiện như một xâu con của xâu y. C. Trả về số nguyên xác định vị trí đầu tiên trong xâu x mà từ đó xâu y xuất hiện như một xâu con của xâu x. D. Trả về vị trí xuất hiện cuối cùng của xâu y trong xâu x. 0065: Kết quả đoạn chương trình sau là gì? S = "0123456789" T="" for i in range(0, len(S), 2): T = T + S[i] print(T) A. "" B. "02468" C. "13579" D. "0123456789" 0066: Cho đoạn chương trình sau: s=’abcde’ print(s[:4]) Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu: A. ‘abc’ B. ‘bcde’ C. ‘abcd’ D. ‘cde’ 0067: Cho xâu st=’abc’. S[0]=? A. ‘a’ B. ‘b’ C. ‘c’ D. 0 0068: Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0069: Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì? A. "123" B. "0123" C. "01234" D. "1234" 0070: Cho đoạn chương trình sau: s=’abcde’ print(s[1:4]) Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:
  7. A. ‘abc’ B. ‘bcde’ C. ‘bcd’ D. ‘cde’ 0071: Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu: A. Nháy đơn ('') hoặc nháy kép ("") B. Ngoặc đơn () C. Ngoặc vuông [] D. Ngoặc nhọn {} 0072: Cú pháp y[m:] có nghĩa là A. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y. B. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y. C. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y. D. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y. 0073: Hàm y.cout(x) cho biết: A. Vị trí xuất hiện đầu tiên của x trong y. B. Vị trí xuất hiện cuối cùng của x trong y. C. Cho biết số kí tự của xâu x+y D. Đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y. 0074: Cho đoạn chương trình sau: s=’abcde’ print(s[3:]) Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu: A. ‘de’ B. ‘bcde’ C. ‘abcd’ D. ‘cde’ 0075: Cho đoạn chương trình sau: S1=’abcd’ S2=’a’ print(S1.cout(S2)) Trên màn hình sẽ xuất hiện giá trị là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0076: Để khởi tạo danh sách a là một danh sách rỗng ta viết: A. a=’’ B. a=[] C. a=[0] D. a=”” 0077: Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm: A. append() B. pop() C. clear() D. remove() 0078: Lệnh A. sort() thực hiện: A. Xóa danh sách a. B. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm. C. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không tăng. D. Gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a. 0079: Cho mảng a=[0,2,4,6]. Phần tử a[1]=? A. 0 B. 2 C. 4 D. 6 0080: Cho đoạn chương trình sau: a=[3,1,5,2] A. sort() print(a) Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, danh sách a hiển thị trên màn hình là: A. [1,2,3,5] B. [3,1,5,2] C. [5,3,2,1] D. [3,5,2,1] 0081: Giả sử danh sách được xác định như sau: A = [1, 2, 3, 10, "Việt", True] Em hãy cho biết câu lệnh sau in gì ra màn hình. print(A[2], A[4], A[5], len(A)) A. 2 10 Việt 6 B. 2 10 "Việt" 6 C. 3 Việt True 6 D. 3 "Việt" True 6 0082: Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu danh sách (List) trong python. A. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu. B. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong danh sách có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. C. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu. D. Tất cả ý trên đều sai. 0083: Cho đoạn chương trình: a=[1,2,3] A. pop(2) print(a) Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử: A. a=[1,2] B. a=[2,3] C. a=[1,3] D. a=[2]
  8. 0084: Để biết kích thước của danh sách ta dùng hàm: A. type() B. len() C. sort() D. pop() 0085: Để xóa một phần tử trong danh sách, ta gọi hàm: A. append() B. pop() C. clear() D. remove() 0086: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai? A. ls = [1, 2, 3] B. ls = [x for x in range(3)] C. ls = [int(x) for x in input().split()] D. ls = list(3). 0087: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào cho phép nhập mảng từ bàn phím? A. ls = [1, 2, 3] B. ls = [x for x in range(3)] C. ls = [int(x) for x in input().split()] D. ls = list(3). 0088: Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng viết: A. b = 1, 2, 3, 4, 5 B. b = (1, 2, 3, 4, 5) C. b = [1..5] D. b = [1, 2, 3, 4, 5] 0089: Cho danh sách a gồm các phần tử [3,4,5]. Khi đó len(a)=? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0090: Để gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh: A. a[1] B. a[0] C. a0 D. a[] 0091: Cho đoạn chương trình: a=[2,4,6] for i in a: print(2*i) Trên màn hình sẽ có các giá trị: A. 2 4 6 B. 4 6 8 C. 4 6 12 D. 4 8 12 0092: Cho đoạn chương trình: a=[1,2,3] A. append(4) print(a) Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử: A. a=[4,1,2,3] B. a=[1,2,3] C. a=[1,2,3,4] D. a=[1,4,2,3] 0093: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai? 6 in A ‘a’ in A A. True, False. B. True, False. C. False, True. D. False, False. 0094: Cho đoạn chương trình: a=[1,2,3] A. insert(0,2) print(a) Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử: A. a=[0,1,2,3] B. a=[2,3] C. a=[2,1,2,3] D. a=[1,2,3,2] 0095: Muốn tạo danh sách a gồm các phần tử 2,4,6,8,10. Lệnh nào sau đây đúng A. a=[i for i in range(2,11,2)] B. a=[i for i in range(0,11,2)] C. a=[i for i in range(2,11)] D. a=[i for i in range(0,11)] 0096: Công cụ Debug dùng để: A. Chạy chương trình. B. Lưu chương trình. C. Mở chương trình. D. Gỡ lỗi. 0097: Đâu là mô tả đúng về lỗi ngữ nghĩa? A. lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ lập trình. B. lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này sẽ được thông báo ngay trên màn hình. C. lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. D. Đáp án khác. 0098: Có mấy loại lỗi khi lập trình? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0099: Để kiểm thử những trường hợp thường gặp trong thực tế ta chọn bộ dữ liệu như thế nào? A. Có kích thước đủ nhỏ. B. Có kích thước lớn. C. Có kích thước lớn nhất có thể. D. Có kích thước bất kì. 0100: Hệ thống sẽ báo lỗi nào trong các lỗi sau? A. Lỗi cú pháp B. Lỗi ngoại lệ (Exceptions Error) C. Lỗi ngữ nghĩa D. Cả A và B 0101: Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi ngoại lệ?
  9. A. Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ. B. Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. C. Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. D. Tất cả các lỗi trên. 0102: Để kiểm thử chương trình có bao nhiêu nhóm dữ liệu khác nhau cần tạo ra: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0103: Đâu là lỗi khi lập trình? A. Lỗi cú pháp B. Lỗi ngoại lệ (Exceptions Error) C. Lỗi ngữ nghĩa D. Tất cả các đáp án trên 0104: Bộ dữ liệu kiểm thử (test) có những tính chất gì? A. Tính chất phát hiện lỗi của chương trình. B. Cần có càng nhiều càng tốt. C. Cần được sinh ngẫu nhiên và phủ kín các trường hợp biên của dữ liệu đầu vào bài toán. D. Không cần có tính chất gì. 0105: Đâu là mô tả đúng về lỗi cú pháp? A. lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ lập trình. B. lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện được. Lỗi này sẽ được thông báo ngay trên màn hình. C. lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. D. Đáp án khác. 0106: Nếu chương trình chạy bị lỗi với thông báo lỗi là ZeroDivisionError thì đó là lỗi gì và em cần sửa lỗi như thế nào? Chọn phương án đúng nhất. A. Đây là lỗi không thể sửa được. B. Đây là lỗi chia cho 0, em cần xoá lệnh này khỏi chương trình. C. Đây là lỗi chia cho 0, em cần thay thế phép toán khác để không xảy ra lỗi này nữa. D. Đây là lỗi chia cho 0, em cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xuất hiện 0 khi chia, có thể bổ sung lệnh kiểm tra trước khi thực hiện phép chia. 0107: Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì? A. Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc. B. Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi. C. Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip. D. Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy. 0108: Muốn truy vết để tìm lỗi ta nên: A. Sử dụng công cụ gỡ lỗi của chương trình lập trình hoặc đưa thêm các câu lệnh xuất ra kết quả trung gian của quá trình tính toán. B. Sử dụng thêm câu lệnh nhập. C. Lưu lại chương trình. D. Gõ lại chương trình. 0109: Để xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ta dùng: A. Lệnh intput(). B. Các phép tính toán. C. Công cụ Debug. D. Thư viện PDB. 0110: Mục đích của kiểm thử chương trình là gì? A. Để tự động sửa lỗi chương trình. B. Để tìm ra lỗi của chương trình. C. Để tìm ra lỗi và tự động sửa lỗi chương trình. D. Để tìm ra lỗi và phòng ngừa, ngăn chặn các lỗi phát sinh trong tương lai. 0111: Lỗi nào khó phát hiện nhất? A. Lỗi cú pháp. B. Lỗi ngữ nghĩa. C. Lỗi ngoại lệ. D. Cả ba lỗi trên. 0112: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi khó phát hiện nhất. B. Ngôn ngữ lập trình Python cung cấp công cụ Debug để gỡ lỗi . C. Lỗi ngoại lệ là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. Lỗi này sẽ được hiển thị ngay trên màn hình. D. Truy vết để tìm lỗi là một quá trình vô cùng đơn giản, không tốn thời gian. 0113: Cho đoạn chương trình sau: a=int(input() print(a) Lỗi trong chương trình trên là lỗi: A. Cú pháp. B. Ngữ nghĩa C. Ngoại lệ D. Tất cả các lỗi trên. 0114: Bước kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình là: A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán. B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.
  10. C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó. D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình. 0115: Bước xác định bài toán là: A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán. B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng. C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó. D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình. 0116: Tiêu chí lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là gì? A. Hiệu quả về thời gian. B. Hiệu quả về không gian. C. Khả thi khi cài đặt. D. Tất cả đều đúng. 0117: Có bao nhiêu chế độ dịch chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0118: Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có …bước: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 0119: Thứ tự đúng của các bước trong quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính là? A. Viết chương trình → Xác định bài toán → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình B. Xác định bài toán → Viết chương trình → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình C. Xác định bài toán → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Viết chương trình → Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình D. Viết chương trình → Kiểm thử, chạy và hiệu chỉnh chương trình → Tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu → Xác định bài toán 0120: Bước tìm thuật toán của bài toán và cách tổ chức dữ liệu là: A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán. B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng. C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó. D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình. 0121: Cho bài toán: Giải phương trình ax2+bx+c=0. Ở bước xác định bài toán ta xác định đươc: A. Dữ liệu bài toán cho là 3 số a,b,c. Cần tìm giá trị x thỏa mãn ax2+bx+c=0. B. Cần sử dụng ngôn ngữ Python để viết chương trình. C. Sử dụng bộ dữ liệu nhỏ để kiểm thử. D. Thuật toán để giải bài toán. 0122: Bước viết chương trình là: A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán. B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng. C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó. D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình. 0123: Mục đích của việc kiểm thử chương trình là: A. Xác định lại bài toán. B. Phát hiện và sửa lỗi. C. Mô tả chi tiết bài toán. D. Để tạo ra một chương trình mới. 0124: Nhóm nghề thiết kế và lập trình sẽ làm ở đâu? A. Khối doanh nghiệp tư nhân. B. Khối cơ quan nhà nước. C. Làm cho các công ty chuyên về IT. D. Cả 3 đáp án trên. 0125: Có mấy công đoạn chính của quá trình phát triển phần mềm? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 0126: Công đoạn “phân tích hệ thống” là: A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng. B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế. C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm. D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng. 0127: Đâu là lĩnh vực của sản phẩm phần mềm A. Phát triển phần mềm ứng dụng web B. Phát triển thương mại điện tử C. Thiết kế và lập trình trò chơi D. Tất cả các đáp án trên
  11. 0128: Để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì? A. Biết cách tự học. B. Học tiếng Anh chuyên ngành. C. Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn. D. Tất cả các kiến thức, kĩ năng trên. 0129: Sinh viên nghành công nghệ thông tin có thể làm việc ở các vị trí: A. Lập trình viên. B. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về công nghệ công tin. C. Kiểm thử viên phần mềm. D. Tất cả các vị trí trên. 0130: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng? 1) Người làm nghề thiết kế và lập trình có nhiều cơ hội việc làm vì hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty phần mềm. 2) Nhân lực cho các công ty phát triển phần mềm đã bão hoà nên cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nghề thiết kế và lập trình hầu như không có. 3) Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực mới phát triển nên sản phẩm phần mềm cho các lĩnh vực mới đó sẽ rất đa dạng, do đó nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nghề thiết kế và lập trình ngày một tăng cao. 4) Chỉ có các công ty sản xuất phần mềm chuyên nghiệp mới cần nhân lực về thiết kế và lập trình. A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 2, 3, 4 0131: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ. B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình. C. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng. D. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân. 0132: Tình huống nào sau đây cần có nguồn nhân lực phát triển phần mềm? A. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất hay kinh doanh. B. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn có thêm nguồn nhân lực. C. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường kinh doanh. D. Tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đầu tư thêm máy móc thiết bị để sản xuất. 0133: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng? A. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thông, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử. B. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A. C. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh. D. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới. 0134: Theo em nghề thiết kế và lập trình trò chơi là: A. Lập trình các trò chơi hay còn gọi là lập trình games. B. Thiết kế những phần mềm quản lí cho doanh nghiệp. C. Lập trình những ứng dụng giáo dục trực tuyến. D. Giáo viên dạy Tin Học. 0135: Nghề lập trình được giới trẻ yêu thích vì: A. Lướt web không tốn tiền. B. Không cần khả năng cao. C. Không cần sáng tạo. D. Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao. 0136: Đặc điểm lao động của nhóm nghề thiết kế và lập trình: A. Người lao động có nhiều lựa chọn việc làm. B. Người lao động có thể làm việc với máy tính, tại văn phòng công ty hoặc làm việc độc lập tại nhà. C. Cả A và B. D. Người lao động không cần phải biết tiếng anh. 0137: Người theo nghành thiết kế và lập trình có những đặc điểm: A. Kiên trì, đam mê. B. Tư duy logic và chính xác. C. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh. D. Tất cả những đặc điểm trên. 0138: Công đoạn “kiểm thử phần mềm” là: A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng. B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế. C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm. D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
  12. 0139: Định hướng nghề dựa trên: A. Khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân kết hợp với đặc điểm nghành nghề. B. Mức lương của nghành nghề. C. Nguyện vọng của gia đình. D. Theo số đông bạn bè. 0140: Công đoạn thiết kế phần mềm là: A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng. B. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế. C. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm. D. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2