intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập tháng 9 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập tháng 9 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập được biên soạn theo chương trình Ngữ văn 10. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập tháng 9 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI: 10 *Thời gian: Từ tuần 1-> tuần 7( Tiết 1-> tiết 19 HK I) Tuần 1+2: Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM 1. Kiến thức trọng tâm: - Những bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam -Khái quát được tiến trình phát triển của văn học Việt Nam -Những nội dung thể hiện con của người Việt Nam qua văn học. 2. Bài tập rèn kĩ năng: Sơ đồ hóa các bộ phận của văn học Việt Nam  Tiếng việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 1. Kiến thức trọng tâm: Nắm được các kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: Bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp 2. Bài tập rèn kĩ năng: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong văn bản sau: “Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà? Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…” (Ca dao) a. Xác định các nhân vật tham gia hoạt động giao tiếp b. Hoàn cảnh giao tiếp: diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? c. Nội dung giao tiếp là gì? Nhằm mục đích gì? d. Nhận xét về cách thức giao tiếp của nhân vật trong văn bản  Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1. Kiến thức trọng tâm: - Khái niệm văn học dân gian - Các đặc trưng cơ bản, những thể loại chính và các giá trị chủ yếu của văn học dân gian. 2. Bài tập rèn kĩ năng:
  2. -Kể lại một câu chuyện cổ dân gian mà em đã từng nghe; ghi nhận những đặc tính: truyền miệng, tính tập thể, dị bản, biểu diễn… -Tập hát một làn điệu dân ca quen thuộc  Làm văn VĂN BẢN 1. Kiến thức trọng tâm: -Khái niệm và đặc điểm của văn bản. -Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. 2. Bài tập rèn kĩ năng: -Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt -Viết 1 đọan về một chủ đề tự chọn *Ví dụ: Viết một đoạn văn là rõ cho câu chủ đề: -“Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ, đắng cay” -“Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”  Tuần 3+4+5+6 Đọc văn: CHIẾN THẮNG MƠ TAO – MƠ XÂY (Trích “Sử thi Đăm-săn”) 1. Kiến thức trọng tâm: - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và tha thiết với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng dược thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại… 2. Bài tập rèn kĩ năng: - Đọc (kể) theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đăm Săn; khôn khéo, mềm mỏng của Mtao Mxây; tha thiết của dân làng,... -Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng. *Bài tập bổ sung: Đọc đoạn trích sauvà thực hiện các yêu cầu: “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới,…
  3. (Đăm Săn, Sử thi Tây Nguyên) 1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích 3. Nêu và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích  Đọc văn: Truyện AN DƯƠNG VƯƠNG và MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY 1. Kiến thức trọng tâm: - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trong Thủy. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. - Sự kết hợp hài hòa giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng, hư cấu của dân gian. 2. Bài tập rèn kĩ năng:Thông hiểu- vận dụng - Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng. - Quan điểm của anh/chị về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ngợi ca tình yêu chung thuỷ và phản kháng chiến tranh.  Đọc văn: UY - LÍT - XƠ TRỞ VỀ (Trích “Ô–đi–xê”-sử thi Hi Lạp) 1. Kiến thức trọng tâm: -Trí tuệ và tình yêu của Uylitxơ và Pê nê lôp, biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người Hi Lạp cổ đại khát khao vươn tới.. -Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện. 2. Bài tập rèn kĩ năng: -Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch. - Học theo nhóm, phân vai như tập diễn một hồi kịch. *Bài tập bổ sung:Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn kết của đoạn trích: “Uy- lit-xơ trở về” “ Dịu hiền thay mặt đất....không nỡ buông rời” Tuần 7: Làm văn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Kiến thức trọng tâm: -Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự
  4. -Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự -Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự 2. Bài tập rèn kĩ năng: Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” và đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về”. Từ một sự việc, nêu và phân tích ý nghĩa , tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.  Đọc văn: Truyện cổ tích: TẤM CÁM 1. Kiến thức trọng tâm: - Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện – ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. - Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều họan nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng sáng tạo, hợp lí các yếu tố thần kì. 2. Bài tập rèn kĩ năng: -Tóm tắt truyện Tấm Cám ( không quá 20 dòng) -Chứng minh rằng: Tấm Cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích- nhất là truyện cổ tích thần kì -Dạng đề sáng tạo: “Cô Tấm tự kể về mình….”  Làm văn: BÀI VIẾT SỐ 1 ( văn biểu cảm) 1/Nội dung ôn tập: -HS ôn lại kỹ năng về văn biểu cảm đã học trong chương trình THCS - Biết cách kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn biểu cảm -ôn lại các kiến thức và kĩ năng về tiếng việt để lời văn của bài viết phù hợp với yêu cầu bộc lộ cảm nghĩ của cá nhân 2/ Dạng đề: Viết bài văn biểu cảm - dạng đề sáng tạo (không có phần đọc hiểu) 3/Một số đề văn gợi ý: - Ghi lại những cảm xúc chân thực của em về những ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT Đức Trọng - Những cảm xúc của em về một một thân yêu nhất ( anh, chị, bố, mẹ, bạn bè…) BÀI VIẾT SỐ 2 (Văn tự sự- bài làm ở nhà) 1/Nội dung ôn tập:HS ôn lại kỹ năng lập dàn ý bài văn tự sự, cách viết đoạn văn tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, cách chọn sự việc- chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự… 2/ Dạng đề: Viết bài văn tự sự - dạng đề sáng tạo (không có phần đọc hiểu) 3/Một số đề văn gợi ý: a/ Tưởng tượng mình là một dân làng của Mtao-Mxây, kể lại cuộc sống từ khi theo Đăm Săn về buôn làng mới…
  5. b/ Tưởng tượng mình là Rùa Vàng trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, kể tiếp câu chuyện: Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu và thấy xác nàng bên bờ biển cho đến khi gieo mình xuống giếng c/ Sau khi trở về hoàng cung và tiêu diệt được mẹ con dì ghẻ, Tấm gặp lại Bụt. Tấm đã kể Bụt nghe câu chuyện cuộc đời mình từ sau khi trở thành hoàng hậu … CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2