intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KINH TẾ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ

Chia sẻ: Nguyen Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

230
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đề cương ôn thi môn kinh tế khai thác thương vụ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KINH TẾ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ

  1. PHẦN I. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN KINH TẾ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ I. LÝ THUYẾT 1. Phân loại tàu buôn. 2. Khái niệm, phân loại chi phí khai thác. 3. Khái niệm, cách tính các khoản mục chi phí cố định. 4. Khái niệm, cách tính các khoản mục chi phí thay đổi. 5. Khái niệm, cách tính giá thành vận chuyển. 6. Khái niệm, phân loại giá cước vận tải đường biển. 7. Cách xác định giá cước vận tải đường biển. 8. Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu sản lượng vận chuyển. 9. Ý nghĩa, cách tính hệ số lợi dụng trọng tải. 10. Ý nghĩa, cách tính năng suất phương tiện. 11. Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu sử dụng tàu. 12. Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. 13. Khái niệm chủ tàu, chủ hàng, người vận chuyển, người thuê vận chuyển. 14. Đặc trưng kích thước tàu. 15. Khái niệm, cách xác định lượng chiếm nước và trọng tải tàu. 16. Đặc trưng dung tích tàu. 17. Các loại tốc độ tàu, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ. 18. Các dạng kiểm tra đối với tàu vận tải biển. 19. Xu hướng phát triển đội tàu vận tải biển thế giới. 20. Đặc trưng khai thác tàu chở hàng khô, hàng lỏng, container. 21. Sử dụng dấu chở hàng quốc tế trong chuyến đi. 22. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu chuyến. 23. Phân loại chuyến đi của tàu chuyến. 24. Tổ chức chuyến đi cho tàu chuyến. 25. Cách tính thời gian chuyến đi cho tàu chuyến. 26. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu chợ. 27. Khái niệm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu định hạn. 28. Tài liệu chuyến đi của tàu. 29. Các loại giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. 30. Đại lí tàu biển và môi giới hàng hải. 31. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá bằng đường biển theo các công ước quốc tế, theo bộ luật hàng hải Việt nam. 32. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá trong container. 33. Các phương pháp giao nhận hàng hoá. 34. Những công việc tàu phải làm để giao nhận hàng hoá. 35. Vận tải và buôn bán quốc tế. 36. Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms 2000. 37. Thị trường thuê tàu và nghiệp vụ thuê tàu. 38. Khái niệm, nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến, tàu định hạn. 39. Các phương pháp thanh toán quốc tế. 40. Cách tính thời gian chuyến đi cho tàu chợ. 1
  2. PHẦN 2. ĐÁP ÁN I. LÝ THUYẾT 1. Phân loại tàu buôn. + Theo chức năng và công dụng: ­ Tàu hàng ­ Tàu khách ­ Tàu hàng - khách, khách - hàng. ­ Tàu hỗ trợ ­ Tàu lai (kéo, đẩy) ­ Tàu phục vụ kĩ thuật + Theo cơ quan quản lý: ­ Tàu dưới sự quản lý trực tiếp của các công ty VTB ­ Tàu dưới sự quản lý trực tiếp của các cảng + Theo khu vực vận hành: ­ Tàu biển ­ Tàu nội địa ­ Tàu hỗn hợp + Theo hình thức tổ chức khai thác: ­ Tàu khai thác theo hình thức tàu chuyến ­ Tàu khai thác theo hình thức tàu chợ + Theo đặc trưng cấu trúc - Theo phương thức xếp dỡ: phương ngang, thẳng đứng, kết hợp. ­ Theo vật liệu vỏ tàu: bằng gỗ, sắt thép, xi măng lưới thép,... ­ Theo vị trí buồng máy: ở giữa, đuôi. ­ Theo môi trường bơi lội: tàu ngầm, bơi ngang mặt nước, tàu đệm không khí. ­ Theo động cơ: tua bin, điêzen, năng lượng nguyên tử,... ­ ...... 2. Khái niệm, phân loại chi phí khai thác. + Khái niệm: chi phí khai thác là toàn bộ số tiền mà xí nghiệp vận tải bỏ ra để vận chuyển được một khối lượng hàng hoá, hành khách trên một khoảng cách nào đó hoặc vận chuyển được một khối lượng luân chuyển hàng hoá, hành khách nào đó. + Phân loại: có 2 cách ­ Theo cách phân bổ: (2 loại) 2
  3. • Chi phí trực tiếp: là những chi phí có thể tính trực tiếp cho từng con tàu gồm; khấu hao, chi phí sửa chữa, vật liệu, lương,... • Chi phí gián tiếp: là những chi phí có tính chất chung, được tính cho các tàu bằng phương pháp phân bổ gồm: chi phí quản lí và các chi phí khác trên bờ. - Theo tính chất: (2 loại) • Chi phí cố định: là những chi phí mà trị số của nó không thay đổi theo các thành phần thời gian và khi khối lượng công tác thay đổi, bao gồm: khấu hao theo thời gian, chi phí sửa chữa, lương theo thời gian,.. • Chi phí biến đổi: là những chi phí mà trị số của nó thay đổi theo thời gian làm việc và khi khối lượng công tác thay đổi bao gồm: chi phí nhiên liệu, cảng phí, lương theo sản phẩm,... 3. Khái niệm, cách tính các khoản mục chi phí cố định. • Chi phí cố định: là những chi phí mà trị số của nó không thay đổi theo các thành phần thời gian và khi khối lượng công tác thay đổi, bao gồm: khấu hao theo thời gian, chi phí sửa chữa, lương theo thời gian,.. Khái niệm, cách ýtính phí bảo hiểm tàu. Phí bảo hiểm tàu là khoản tiền mà công ty vận tải phải nộp cho công ty bảo hiểm khi mua bảo hiểm cho tàu, để trong quá trình khai thác tàu gặp rủi ro bị tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường Rbht = Rtt+ Rpi = ktt.KBH + kpi .GRT (đ) ktt: tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu (%); kpi: đơn giá bảo hiểm P and I KBH : là số tiền bảo hiểm (đ) Khái niệm, nội dung chi phí quản lý. Chi phí quản lý là những khoản chi phí có tính chất chung như: tiền lương, BHXH của bộ phận gián tiếp, khấu hao nhà cửa văn phòng, văn phòng phẩm, điện thoại, ytế, đào tạo,... Rql = kql .Rl (đ) kql là hệ số tính đến chi phí quản lý (%) 4. Khái niệm, cách tính các khoản mục chi phí thay đổi. • Chi phí biến đổi: là những chi phí mà trị số của nó thay đổi theo thời gian làm việc và khi khối lượng công tác thay đổi bao gồm: chi phí nhiên liệu, cảng phí, lương theo sản phẩm,... 5. Khái niệm, cách tính giá thành vận chuyển. Giá thành vận chuyển hàng hoá là số tiền mà xí nghiệp vận tải bỏ ra để vận chuyển được 1 tấn hàng trên 1 khoảng cách nào đó hoặc vận chuyển được 1 TKm, THL St = R/Q = (Rc.Tc + Rđ.Tđ )/ Q (đ/t) 3
  4. Stl = R/Ql = (Rc.Tc + Rđ.Tđ )/Ql (đ/thl, tkm) Trong đó: Q, Ql: khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá của tàu trong chuyến đi hay trong kì khai thác (t; tkm.thl) R: Chi phí khai thác để hoàn thành khối lượng trên (đ) Rc,Rđ: chi phí khai thác ngày tàu chạy, đỗ (t/ngày) Tc,Tđ: thời gian tàu chạy, đỗ trong chuyến đi hay trong kì khai thác (ngày) 6. Khái niệm, phân loại giá cước vận tải đường biển. + Khái niệm: sản phẩm vận tải là sự di chuyển hàng hoá, hành khách trong không gian. Cũng như sản phẩm của các ngành vận tải khác sự di chuyển đó cũng có giá trị và giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá trị là lao động xã hội cần thiết để đã tiêu hao để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong vận tải giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị vận tải, do đó giá cả trong vận tải cũng chịu tác động của qui luật giá trị, đó là do quan hệ cung cầu. Giá cả sản phẩm vận tải được xác định bằng giá cước. Khi nói đến tiền cước ta hiểu đó là tiền thuê vận chuyển. Mức cước khi qui định hay thoả thuận phải xuất phát từ lợi ích của chủ tàu, của nền KTQD vì nó là khoản thu nhập nhằm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí mà chủ tàu đã chi ra có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá, hành khách. + Phân loại: có nhiều cách: - Theo tính chất: • Giá cước cơ bản • Giá cước đặc biệt • Giá cước địa phương - Theo hạch toán kinh tế: • Cước chính • Cước phụ - Theo hình thức tổ chức khai thác: • Giá cước tàu chuyến • Giá cước tàu chợ - Theo quá trình vận chuyển: • Giá cước vận chuyển • Giá cước xếp dỡ • Giá cước bảo quản, giao nhận - Theo đối tượng vận tải: • Giá cước vận chuyển hàng hoá. • Giá cước vận chuyển hành khách. 7. Cách xác định giá cước vận tải đường biển. Cước phí vận chuyển container ấn định trong bảng giá cước do công hội hàng hải hoặc những cong-xoóc-xion định ra giá cước nguyên tắc là không vượt quá giá quốc tế quy định. Giá cước container xác định như sau: 4
  5. F=C+L C - Chi phí khai thác về vận chuyển hàng hoá bằng contaier mà chủ tàu bỏ ra. L - Lãi hợp lý chủ tàu được hưởng. Chi phí khai thác có tính đến chi phí bốc dỡ container, phí giao dịch quảng cáo, thuế... Biểu cước vận tải container có 3 loại : + Cước trọn 1 container cho 1 mặt hàng riêng lẻ: Đơn vị tính cước là 1 container, khi xác định lấy cước phí hàng bách hoá làm tiêu chuẩn: F1.c.# = F1.c.bh + ∆ Fbảng F1.c.# - Giá cước hàng khác. F1.c.bh - Giá cước hàng bách hoá. ∆ Fbảng - Chênh lệch giá cước (tra bảng) + Cước trọn 1 container cho mọi loại hàng: F chuyen F = (ít áp dụng) 1.cont N cont + Cước hàng lẻ: Tính theo trọng lượng, dung tích, giá trị, loại hàng... Cước này thường cao vì chủ tàu còn phải chịu chi phí đóng gói, tập kết hàng. Quá trình sử dụng bảng cước cần quan tâm tới phạm vi áp dụng cho từng chặng, phụ phí, phí điều hành tại cảng, phạm vi giảm giá cước, thời gian đóng rút hàng ra khỏi container, loại tiền thanh toán, quy chế xuất nhập khẩu, Hải quan các nước... 8.Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu sản lượng vận chuyển. Khối lượng hàng hoá vận chuyển là số tấn hàng hoá mà tàu vận chuyển được trên một khoảng cách nào đó hoặc một lượng luân chuyển hàng hoá nào đó trong một đơn vị thời gian nhất định với điều kiện khai thác xác định Qch = ỏ . õ. Dt hoặc Qch= q1+q2+...+qn (T) QN = Qch.Nch hoặc QN = Q1+Q2+...+Qn (T) = Qch.Tkt/ Tch với Tch = ểTc + ểTXD + ểTf Trong đó: qi : khối lượng của lô hàng thứ i (T) Qi: khối lượng của chuyến đi thứ i (T) Nch: số chuyến đi mà tàu thực hiện được trong kì khai thác 9.Ý nghĩa, cách tính hệ số lợi dụng trọng tải. Hệ số lợi dụng trọng tải nói lên mức độ lợi dụng trọng tải trong chuyến đi hay nói cách khác trong chuyến đi tàu lợi dụng trọng tải bao nhiêu phần trăm ỏ = Q/Dt đối với chuyến đi đơn giản ỏbq = Ql/DtL đối với chuyến đi phức tạp, vòng tròn Giá trị 0
  6. + Năng suất phương tiện ngày tàu chạy: là trong 1 ngày tàu chạy làm ra được bao nhiêu THL,TKm hay nói cách khác là số lượng sản phẩm tính bằng THl,TKm mà 1 tấn phương tiện làm ra được trong 1 ngày chạy Mc = QL/Dt.Tc = a.vkt (THl,TKm/TTNC) QL: lượng hàng hoá trong chuyến đi hoặc trong kì khai thác(THl,TKm) DtTc: số tấn tàu chạy trong chuyến đi hoặc trong kì khai thác(TTNC) + Năng suất ngày tàu khai thác: là số tấn hải lí,TKm mà 1 tấn phương tiện làm ra được trong 1 ngày khai thác Mkt = QL/Dt.Tkt = a.vkt.Cc (THl,TKm/TTNKT) DtTkt: số tấn phương tiện ngày tàu khai thác trong chuyến đi hoặc trong kì khai thác (TTNKT) 11.Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu sử dụng tàu. Ý nghĩa, cách tính õ Hệ số thay đổi hàng hoá nói lên trong chuyến đi tàu thay đổi hàng hoá bao nhiêu lần õ = Q/Qbq hoặc õ = L/Lbq giá trị của 1>= õ = n-1 đối với chuyến đi phức tạp n đối với chuyến đi vòng tròn Với n là số cảng mà tàu ghé vào xếp dỡ Trong đó: Q là khối lượng hàng hoá mà tàu vận chuyển được (T) L: tổng quảng đường mà tàu đã đi (Km,HL) Ý nghĩa, cách tính l Khoảng cách vận chuyển bình quân nói lên bình quân 1 tấn hàng tàu vận chuyển đi xa bao nhiêu Km hoặc Hlí. Chỉ tiêu này nói lên tính chất hợp lí của các phương thức vận tải l = QL/Q (Km,HL) trong đó: QL: lượng luân chuyển hàng hoá của tàu trong chuyến đi hoặc trong kì khai thác TKm,THl) Q: khối lượng hàng hoá mà tàu vận chuyển được trong chuyến đi hoăng kì khai thác (T) 12.Ý nghĩa, cách tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. Nội dung, cách xác định BHXH Bảo hiểm xã hội là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải nộp cho cơ quan quản lí cấp trên để trả lương cho CBCNV bị tai nạn lao động ,ốm đau,thai sản không làm việc được hoặc trả lương cho họ khi nghỉ hưu,tiền tuất,mất sức,... RBHXH = kBHXH .Rl (đ) kBHXH: hệ số tính đến BHXH do nhà nước qui định RBHXH: chi phí tiền lương của thuyền viên (đ) Khái niệm, cách ýtính phí bảo hiểm tàu. 6
  7. Phí bảo hiểm tàu là khoản tiền mà công ty vận tải phải nộp cho công ty bảo hiểm khi mua bảo hiểm cho tàu,để trong quá trình khai thác tàu gặp rủi ro bị tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường Rbht = Rtt+ Rpi = ktt.KBH + kpi .GRT (đ) ktt:tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu (%); kpi: đơn giá bảo hiểm P and I KBH : là số tiền bảo hiểm (đ) Khái niệm, nội dung chi phí quản lý. Chi phí quản lí là những khoản chi phí có tính chất chung như:tiền lương,BHXH của bộ phận gián tiếp,khấu hao nhà cửa văn phòng,văn phòng phẩm,điện thoại,ytế,đào tạo,... Rql = kql .Rl (đ) kql là hệ số tính đến chi phí quản lí (%) 13. Khái niệm chủ tàu, chủ hàng, người vận chuyển, người thuê vận chuyển. Khái niệm, phân biệt chủ tàu và người vận chuyển. + Chủ tàu là người sở hữu hoặc người khai thác tàu cho dù người đó là 1 cá nhân,1 tổ chức hoặc 1 pháp nhân khác và là bất cứ người nào hoạt động thay mặt chủ tàu hoặc thay mặt người khai thác tàu. Hay nói cách khác chủ tàu là người đứng tên của mình thực hiện công tác vận chuyển đường biển bằng tàu của mình hoặc bằng tàu của người khác mà mình đã thuê hoặc được uỷ nhiệm đứng tên khai thác. + Người vận chuyển: là người thật hoặc 1 pháp nhân đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hoá, hành khách bằng đường biển để nhận tiền cước vận chuyển trên cơ sở hợp đồng vận chuyển. Như vậy người vận chuyển rộng hơn chủ tàu vì người vận chuyển có thể là chủ tàu hoặc là người thuê tàu. Khái niệm, phân biệt chủ hàng, người thuê vận chuyển. + Chủ hàng là người thật hay pháp nhân được hợp pháp hoá việc làm chủ đối với hàng hoá vận chuyển trên tàu. Chủ hàng là người có quyền định đoạt về hàng hoá -> có quyền mua bán, chuyển nhượng, cầm cố,... + Người thuê vận chuyển: là 1 người thật hay 1 pháp nhân kí kết với người vận chuyển hợp đồng vận chuyển bằng đường biển dưới hình thức thuê tàu chuyến, tàu chợ. Như vậy khái niệm người thuê vận chuyển rộng hơn chủ hàng vì người thuê vận chuyển có thể là chủ hàng, đại lí hoặc người môi giới. 14. Đặc trưng kích thước tàu. (có hình vẽ) + Chiều dài tàu: - Chiều dài lớn nhất: là khoảng cách của đường nối điểm ngoài cùng của mũi và đuôi tàu - Chiều dài thiết kế: là khoảng cách của đường nước tàu chở đầy hàng ở mũi và đuôi tàu - Chiều dài đường vuông góc: là khoảng cách đường mớn nước thiết kế phía mũi và trục bánh lái mớn nước mùa hè + Chiều rộng tàu: 7
  8. ­ Chiều rộng lớn nhất: là khoảng cách 2 bên mạn tàu ở chỗ rộng nhất của boong tàu tại mặt phẳng sườn giữa ­ Chiều rộng thiết kế: là khoảng cách 2 bên mạn tàu tại đường nước thiết kế + Chiều cao tàu: ­ Chiều cao lớn nhất: là khoảng cách từ đáy tàu đến điểm cao nhất của các trang thiết bị trên tàu ­ Chiều cao tàu: là khoảng cách từ đáy tàu đến mặt trên của boong trên tại mặt phẳng sườn giữa + Chiều chìm tàu:(mớn nước) ­ Chiều chìm khi tàu đầy hàng: là khoảng cách từ đáy tàu đến đường mớn nước khi tàu chở đầy hàng ­ Mớn nước tàu không: là khoảng cách từ đáy tàu đến đường nước tàu không + Chiều cao mạn khô: là khoảng cách từ đường mớn nước khi tàu chở đầy hàng đến mặt trên của boong trên tại mặt phẳng sườn giữa 15. Khái niệm, cách xác định lượng chiếm nước và trọng tải tàu. + Lượng chiếm khi tàu đầy hàng: là tích số thể tích phần ngâm nước của tàu và tỷ trọng của nước Dh = Vh.p = dh.Ltk.Btk.Th.p =Gm+ Gv+Q+ qi (T) + Lượng chiếm nước tàu không: là tích số thể tích phần ngâm nước tàu không với tỷ trọng của nước Do = Vo.p = do.Lo.Bo.To..p = Gm+ Go = const (T) + Trọng tải toàn bộ: là hiệu số giữa lượng chiếm nước khi tàu đầy hàng và lượng chiếm nước tàu không Dw = Dh - Do = Q + qi (T) + Trọng tải chở hàng: là khối lượng hàng lớn nhất mà tàu có thể chở được Dt = Dw - qi = Q (T) 16. Đặc trưng dung tích tàu. + Dung tớch chở hàng của tàu: Wt (m3): là toàn bộ dung tích của các khoang dùng để xếp hàng của tàu Có 2 loại dung tích: chở hàng rời và chở hàng bao kiện. Dung tích chở hàng rời lớn hơn hàng bao kiện từ 4 - 10%. Nếu tàu chở hàng trên boong thỡ dung tớch của tàu được xác định: Wt = Wr(k) + sb. hbq (m3) sb: Diện tớch mặt boong dựng để xếp hàng (m2) hbq: chiều cao xếp hàng bỡnh quõn (m) Wt cho biết khi có một lô hàng nhẹ được chào thì tàu có chở được hết không + Dung tớch đăng kớ toàn bộ: GRT(RT): là toàn bộ dung tớch thực cú của tàu ở những phần dưới boong và thượng tầng boong trừ một số dung tớch dựng làm nhà bếp, kho chứa dụng cụ, phũng vệ sinh 8
  9. + Dung tớch đăng kớ hữu ớch: NRT(RT): là toàn bộ dung tớch dựng để xếp hàng của tàu NRT = GRT - Wi với Wi bao gồm: Buồng mỏy, phũng ở của thuyền viờn, phũng ăn, cõu lạc bộ,... GRT, NRT dựng để tớnh lệ phớ cảng biển, phớ qua kờnh, phớ BH P and I, giới hạn trỏch nhiệm dõn sự chủ tàu + Dung tớch đơn vị của tàu: wt(m3/t): là tỷ số giữa dung tích và trọng tải chở hàng của tàu wt = Wt /Dt (m3/t) Dung tích đơn vị để xác định khi chở hàng thì hàng đó là hàng nặng hay hàng nhẹ. 17. Các loại tốc độ tàu, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ. + Tốc độ kĩ thuật: là tốc độ được ghi vào lí lịch tàu. Nó được xác định trong điều kiện định mức như: sóng, gió, dòng chảy, chế độ công tác của động cơ chính,... + Tốc độ khai thác: là tốc độ trung bình thực tế mà tàu thực hiện được trên quảng đường tàu chạy trong các điều kiện hàng hải khác nhau với thời gian khai thác xác định. + Tốc độ kinh tế: là tốc độ mà chi phí nhiên liệu cho 1 TKm là nhỏ nhất. Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ: ­Hà rêu bám vào phần vỏ tàu ngâm nước: làm cho trọng lượng bản thân vỏ tàu tăng đồng thời làm tăng độ xù xì của vỏ tàu > làm tăng sức cản > giảm tốc độ tàu. ­ Ảnh hưởng của mớn nước: V tàu chở đầy hàng >V tàu chở vơi hàng > V tàu chạy rỗng ­ Ảnh hưởng của độ chênh mớn nước: Vtàu chúi mũi < V tàu thăng bằng < V tàu có độ chênh thoả đáng. ­ Ảnh hưởng của luồng lạch: luồng cạn, hẹp > làm giảm tốc độ tàu Khi H/T>=7 không ảnh hưởng đến tốc độ; khi 3< H/T
  10. + Kiểm tra lao động: do tổ chức công đoàn ngành hoặc tổ chức công đoàn hàng hải quốc tế tiến hành nhằm giám sát việc thực hiện phòng bảo hộ lao động, sử dụng sức lao động, trả lương cho công nhân,... + Kiểm tra kĩ thuật: do cơ quan đăng kiểm tiến hành nhằm kiểm tra các GCN của tàu có đầy đủ, hợp lệ hay không,... 19. Xu hướng phát triển đội tàu vận tải biển thế giới. + Tăng trọng tải tàu: khi trọng tải tàu tăng --> Q tăng. Trọng tải tăng là do kết quả khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng, khoảng cách tăng, Mxd tăng. Đây là xu hướng nổi bật của đội tàu buôn thế giới. Khả năng tăng trọng tải rất lớn nhưng sự tăng này phụ thuộc chủ yếu vào giới hạn độ sâu của kênh, luồng chạy tàu, khối lượng vận chuyển, Mxd . Khi trọng tải tăng -->khả năng vận chuyển tăng --> giá thành giảm. + Tăng tốc độ tàu: Khi v tăng -->khả năng vận chuyển tăng, giảm thời gian giao hàng nhưng mức tăng v rất chậm. Muốn tăng v bằng cách thay đổi động cơ, thay đổi hình dáng thân tàu phần ngâm nước nhưng v tăng thì R có thể tăng hoặc giảm vì N e = D2/3.v3/cp vì khi v tăng --> tc giảm --> Q tăng, t ứ đọng vốn giảm nhưng khi tăng v ta phải xem xét N et ăng thì R nhiên liệu và Q và R cái nào tăng nhanh hơn. + Chuyên môn hoá đội tàu vận tải: là xu hướng nổi bật nhất trong việc phát triển đội tàu VTB. Hướng phát triển hiện nay và tương lai là trong số các tàu chở hàng bách hoá tỷ lệ lớn nhất là tàu container, tàu RO-RO để giảm R xếp dỡ + Tự động hoá: xu hướng này có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển đội tàu VTB. Khi xu hướng này phát triển thì điều kiện lao động của thuyền viên được thay đổi. Tự động hoá có thể 1 phần hoặc toàn bộ ở buồng máy hoặc lái tàu. 20. Đặc trưng khai thác tàu chở hàng khô, hàng lỏng, container. Đặc trưng khai thác tàu vận chuyển container Tàu vận chuyển container được cấu tạo đặc biệt để chở container, có đặc điểm sau: ­ Chỉ có 1 tầng boong không có boong giữa ­ Hệ số béo khá lớn nhằm đảm bảo ổn định trong điều kiện diện tích hứng giáo và trọng tâm tàu khá cao vì container xếp trên boong ­ Có cơ cấu dọc thân tàu, có độ bền ngang, dọc khá lớn ­ Tốc độ cao thường từ 20 -25 hlí/h max tới 35 hlí/h ­ Trong hầm có các khoang có những cơ cấu cố định để chằng buộc container nhanh chóng và chắc chắn. Đặc trưng khai thác tàu hàng khô Tàu hàng khô có nhiều loại khác nhau được chia thành 3 nhóm chính: + Tàu hàng khô tổng hợp: loại chiếm tỷ trọng lớn trong đội tàu buôn thế giới, nó có những đặc điểm sau: ­ Có nhiều tầng boong (2-4), nhiều hầm hàng (2-5) ­ Trọng tải không lớn
  11. Xếp dỡ theo phương ngang, thẳng đứng và kết hợp Nếu xếp dỡ theo phương ngang có nhiều tầng boong, F>, wt = 3-4,5m3/T, buồng máy bố trí ở đuôi. Nếu xếp dỡ theo phương thẳng đứng có miệng hầm rộng, F>,... + Tàu chuyên môn hoá hẹp: là tàu dùng để vận chuyển hàng trong thiết bị lạnh và container, loại này có tốc độ cao từ 19-22 hlí/h 21. Sử dụng dấu chở hàng quốc tế trong chuyến đi. + Vẽ dấu hiệu đường mớn nước chở hàng, giải thích các kí hiệu. + Trong chuyến đi, khi xếp hàng xuống tàu ta phải tính toán để sao cho mớn nước của tàu không vượt quá mép trên của đường mớn nước chở hàng qui định kể cả tại cảng đầu, cảng ghé dọc đường, khi đi qua các khu vực khác nhau. Muốn vậy phải dựa vào thang chia trọng tải tàu vì bảng này là 1 trong những tư liệu thường dùng nhất của tàu, nó được xác lập dựa trên mối liên hệ giữa mớn nước và trọng tải của tàu. Có thể nêu lên tác dụng của thang chia trọng tải. 22. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu chuyến. + Khái niệm: Hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức mà người chuyên chở thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ cảng này đến 1 hay nhiều cảng khác theo yêu cầu của người thuê vận chuyển. Theo hình thức này hàng chuyên chở trên tàu có thể của 1 hay nhiều người thuê. Người thuê có thể thuê chở từng chuyến một hay nhiều chuyến liên tục, chuyến cả đi lẫn về. Hình thức này người chuyên chở được hưởng tiền cước vận chuyển do 2 bên thoả thuận. + Đặc điểm: ­ Là thức khai thác theo hợp đồng từng chuyến, không ổn định cả về thời gian lẫn tuyến đường, cảng xếp dỡ cũng không ổn định. ­ Hướng đi và sơ đồ vận hành của tàu phụ thuộc vào đơn gửi hàng cụ thể của chủ hàng. ­ Sau khi hoàn thành chuyến đi trước tàu được quyền tự do lựa chọn chuyến đi mới với hướng vận chuyển và loại hàng bất kì phù hợp với chức năng của nó. ­ Phù hợp với vận chuyển hàng hoá đột xuất và chở thuê. ­ Lịch vận hành của tàu không công bố trước được. ­ Giá cước thường thấp và phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa 2 bên. ­ Tàu thường có tính chuyên dụng không cao, trang thiết bị không hiện đại, tốc độ thấp, trọng tải nhỏ và vừa. + Ưu điểm: ­Tính linh hoạt cao, có thể xếp dỡ ở bất kì cảng nào, cũng có thể thay đổi cảng xếp dỡ. ­Người thuê được quyền tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng vận chuyển. 11
  12. ­ Tốc độ chuyên chở nhanh do tàu ít phải ghé các cảng dọc đường. ­Hệ số lợi dụng trọng tải và lợi nhuận trong chuyến đi lớn. + Nhược điểm: ­Giá cước thường biến động theo quan hệ cung cầu. ­Kĩ thuật thuê tàu và kí kết hợp đồng phức tạp, yêu cầu người chuyên chở phải thường xuyên nắm bắt được tình hình thị trường. ­Lợi nhuận khai thác trong năm thường thấp, nguồn hàng không ổn định . 23. Phân loại chuyến đi của tàu chuyến. Trong khai thác tàu thì chuyến đi là một quá trình sản xuất cơ bản nhất. Các chuyến đi của tàu chuyến phân thành các loại sau: - Chuyến đi theo chỉ thị của cấp trên; - Chuyến đị khảo sát (thí nghiệm) - Chuyến đi chuyên dùng (chở hàng siêu trường, siêu trọng); - Chuyến đi ngoại thương phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hoá; - Chuyến đi chở thuê giữa các cảng nước ngoài. 24. Tổ chức chuyến đi cho tàu chuyến. Chuyến đi cho tàu chuyến được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thuê tàu chuyến được kí kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Để có được hợp đồng lại dựa vào đơn gửi hàng mà công ty vận tải nhận được,.. Để tổ chức chuyến đi cho tàu chuyến phải tiến hành qua các bước sau: + Lựa chọn tàu vận chuyển và lập các phương án bố trí tàu Để lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất các phương án phải căn cứ vào: ­ Loại tàu phải phù hợp với loại hàng ­ Tàu phải đảm bảo hoạt động an toàn trên tuyến ­ Tàu phải chở hết hàng tức là Dt>=Q hoặc Wt >=Wh ­ Tàu phải có đủ thời gian để đến cảng nhận hàng theo yêu cầu của người thuê + Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi: để xác định các thành phần thời gian hao phí + Lựa chọn chỉ tiêu và tiêu chuẩn tối ưu Chỉ tiêu và tiêu chuẩn tối ưu trong các bài toán khai thác thường là AF > max hoặc R > min, tuỳ theo điều kiện cụ thể để lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp. + Tính toán các phương án và lựa chọn phương án có lợi nhất: Sau khi lựa chọn được chỉ tiêu, chúng ta tiến hành các thành phần có liên quan, sau đó so sánh chỉ tiêu hiệu quả để chọn phương án có lợi nhất. Nếu các phương án có chỉ tiêu hiệu quả như nhau thì chúng ta tính toán chỉ tiêu phụ để so sánh. + Đàm phán kí kết hợp đồng: sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi 2 bên thông báo cho người thuê để tiến hành đàm phán để kí kết hợp đồng. 25.Cách tính thời gian chuyến đi cho tàu chuyến. 12
  13. - Các loại chuyến đi: + Theo số lượng cảng ghé qua: - Chuyến đi đơn giản: Qua 2 cảng (1 xếp, 1 dỡ). Nếu ghé qua cảng trung gian chỉ gồm thao tác bổ trợ. - Chuyến đi phức tạp: >= 3 cảng + Theo chiều vận chuyển : - Chuyến đi 1 chiều: Bắt đầu, kết thúc ở những cảng khác nhau cùng 1 hướng - Chuyến đi vòng tròn đơn giản: 2 chiều, 2 cảng đều xếp dỡ hàng. - Chuyến đi vòng tròn phức tạp: 2 chiều, >=3 cảng. - Cách tính thời gian chuyến đi: m n l m n (Q x + Q d ) n T ch = ∑T ci + ∑T dj = ∑ i + ∑ + ∑T j i =1 j =1 i =1 v i j =1 M xdj j =1 fj ( Có giải thích ) 26. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu chợ. + Khái niệm: Hình thức khai thác tàu chợ là hình thức tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường cố định, ghé vào các cảng xác định, theo một lịch trình đã được định trước. Để thực hiện được hình thức thuê này, chủ hàng phải thông qua đại lí thuê tàu yêu cầu chủ tàu giành cho 1 phần tàu để vận chuyển hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ nhất định và trả cước theo biểu cước đã được định trước. + Đặc điểm: ­ Tầu hoạt động cố định giữa cảng đầu, cảng cuối, cảng trung gian ­ Cố định công tác của tàu phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá trên tuyến ­ Tốc độ, Mxd ngày càng được nâng cao ­ Lịch vận hành của tàu được công bố trước ­ Giá cước theo biểu cước qui định + Ưu điểm: ­ Chủ hàng chủ động trong việc lưu cước và đưa hàng đến cảng ­ Có thể thuê bất cứ loại hàng gì với khối lượng nhiều hay ít ­ Có thể tính toán tiền cước trước được, giá cước khá ổn định ­ Thủ tục thuê tàu đơn giản ­ Lợi nhuận trong năm khai thác thường cao ­ Việc phối hợp giữa tàu và cảng thuận lợi + Nhược điểm: ­ Giá cước thường cao ­ Hệ số lợi dụng sức chở của tàu cũng như thu nhập trong chuyến đi thường thấp ­ Người thuê không được thoả thuận các điều khoản chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn trong B/L của hãng tàu 13
  14. 27.Khái niệm, ưu nhược điểm của hình thức khai thác tàu định hạn. + Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới yêu cầu thuê tàu cho mình > người thuê tàu phải cung cấp những thông tin cần thiết về con tàu cần thuê cho người môi giới như: loại tàu, cỡ trọng tải, khu vực hoạt động, mục đích thuê,... + Bước 2: Người môi giới chào tàu --> Trên cơ sở những thông tin trên người môi giới tìm tàu phù hợp + Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu về 1 số vấn đề như thời gian thuê, mức giá,... + Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê, mục đích là để người thuê biết và chuẩn bị cho việc kí kết hợp đồng + Bước 5: Thực hiện hợp đồng: chủ tàu đưa tàu đến đúng địa điểm, đúng thời gian,... còn người thuê nhận tàu, trả tiền thuê tàu lần 1,... 28.Tài liệu chuyến đi của tàu. + Hướng dẫn chuyến đi cho thuyền trưởng: trước mỗi chuyến đi thuyền trưởng thường nhận được một bản hướng dẫn chuyến đi từ công ty vận tải hoặc hãng tàu,.... Nội dung bản hướng dẫn: ­ Tuyến đường, cảng xếp dỡ, cảng ghé dọc đường,... ­ Thời gian chuyến đi theo dự kiến: Tc,Tđ,... ­ Chỉ dẫn về các cảng: thủ tục tàu ra vào, luật lệ, phong tục tập quán cảng,... ­ Hướng dẫn về hàng hóa: tên hàng, số lượng, cảng xếp dỡ các hàng đó, Rxd do ai chịu,... ­ Chỉ dẫn về cảng mua nhiên liệu, lương thực thực phẩm ­ Chỉ dẫn về địa điểm mà tàu phải thông báo cho đại lí vị trí tàu, ngày giờ tàu đến cảng ­ Chỉ dẫn về địa điểm xếp hàng, số lượng, sơ đồ xếp hàng ­ Chỉ dẫn về làm báo cáo chuyến đi ­ Chỉ dẫn về công tác đối ngoại + Báo cáo chuyến đi của thuyền trưởng: làm sau khi kết thúc chuyến đi: ­ Tổng kết T chuyến đi: nếu có kéo dài so với dự kiến phải nêu nguyên nhân ­ Số lượng hàng hoá, hành khách đã vận chuyển được trong chuyến đi tại các cảng ­ Tình hình tiêu hao nhiên liệu trong chuyến đi ­ Tình hình chi phí chuyến đi (do tàu chi) ­ Tình hình đối ngoại, tình hình hư hỏng, mất mát hàng hoá, tai nạn trong chuyến đi (có biên bản kèm theo) ­ Những vấn đề phát sinh trong chuyến đi ­ Ý kiến đề xuất: nhân sự, khai thác hàng, tình hình tàu,... + Báo cáo của đại lí: gửi cho hãng tàu sau mỗi chuyến đi với nội dung: ­Báo cáo T tàu đến cảng, T chờ vào cầu, T làm hàng, T tàu rời cảng,... 14
  15. ­ Báo cáo về tình hình hàng hoá: số lượng hàng xếp dỡ tại cảng, tình hình hư hỏng, thiếu hụt, mất mát, T thưởng phạt xếp dỡ nếu có ­Báo cáo về thu cước trong chuyến đi, các khoản R đã chi (có chứng từ kèm theo) ­Những vấn đề khác có liên quan trong chuyến đi 29. Các loại giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Khái niệm, chức năng của B/L + Khái niệm: B/L đường biển là 1 chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện có thẩm quyền của họ kí phát cho người gửi hàng sau khi đã xếp xong hàng hay sau khi nhận hàng để xếp. + Chức năng: có 3 chức năng ­ Là biên lai nhận hàng để chở do thuyền trưởng hoặc người được người chuyên chở uỷ thác kí phát cho người gửi hàng. ­ Là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên B/L. B/L là 1 chứng từ giao dịch được > người ta có thể mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên B/L ­ Là bằng chứng của hợp đồng vận tải giữa 2 bên Do những chức năng trên, B/L có ý nghĩa quan trọng trong buôn bán quốc tế. Nó là chứng từ giao nhận hàng hoá, nó chứng minh cho việc thực hiện hợp đồng mua bán, là cơ sở của các số liệu, là chứng từ không thể thiếu được trong thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại,... Khái niệm, nội dung của M/R. Mối quan hệ giữa M/R và B/L M/R là chứng từ do đại phó cấp cho người gửi hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp M/R là 1 sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xong xuống tàu ,đã được xử lí 1 cách thích hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người phụ trách hàng hoá của tàu nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi vào M/R Nội dung của M/R: Tên hàng, số kiện, kí mã hiệu, cảng đến, ... Chủ hàng hoặc người gửi hàng đem M/R giao cho công ty vận tải hoặc thuyền trưởng để đổi lấy B/L đã xếp hàng. Nếu trong M/R có những ghi chú về tình trạng không tốt về hàng hoá và bao bì thì điều đó phải được phản ánh vào trong B/L đúng như vậy. Các loại B/L tàu chợ. Những điểm khác nhau để phân biệt các loại B/L này Trong khai thác tàu chợ hàng hoá được gửi trong container > trong tàu chợ có các loại B/L sau: + B/L theo cách gửi FCL, LCL + B/L chủ (master B/L), B/L thứ cấp (house B/L) Muốn phân biệt 1 B/L là Master B/L hay House B/L phải căn cứ vào nội dung và hình thức của B/L, cụ thể: ­ B/L đường biển thường có dẫn chiếu 1 số công ước quốc tế phổ biến như Hague, Hague - Visby, Hamburg. Ngược lại, trên thế giới không có 1 công ước nào điều chỉnh B/L thứ cấp. ­ B/L đường biển chỉ qui định các quyền và nghĩa vụ của người vận tải biển liên quan đến việc xếp dỡ, chuyên chở, trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tàu. Ngược lại B/L 15
  16. thứ cấp còn chứa đựng những qui định pháp lí về chuyên chở đường bộ, đường sông, đường sắt --> không gian pháp lí của B/L thứ cấp rộng hơn B/L đường biển. ­ Trong B/L thứ cấp thường ghi địa điểm nhận hàng để chở và địa điểm trả hàng chứ không đơn thuần cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. ­ B/L đường biển bao giờ cũng ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu hoặc đã nhận hàng để xếp lên tàu. Ngược lại B/L thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển vì có thể chở bằng đường biển, đường sắt , đường bộ,... ­ Trong B/L đường biển người gửi hàng gọi là Shipper còn trong B/L thứ cấp người gửi hàng gọi là consignor. Trong B/L đường biển người nhận hàng gọi là consignee hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong B/L thứ cấp luôn ghi là hàng được giao nhận theo lệnh ...(consigneed to order of...) ­ B/L đường biển luôn có chức năng là chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hoá nhưng với B/L thứ cấp, tính chất này có hay không do 2 bên thoả thuận khi phát hành. ­ Người chuyển chở đường biển không chịu trách nhiệm về hàng đến chậm nhưng người giao nhận lại phải chịu trách nhiệm về việc này, có khi họ còn phải đền gấp đôi số tiền cước cho thiệt hại do giao hàng chậm. ­ Thời hiệu khiếu nại trong B/L đường biển là 1 năm, trong khi đó ở B/L thứ cấp chỉ có 9 tháng, số thời gian chênh lệch là dành cho người giao nhận khiếu nại người chuyên chở chính thức. ­ B/L đường biển chỉ cần 1 con dấu và 1 chữ kí vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã được xếp lên tàu. Trong khi đó B/L thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu và 1 chữ kí nữa xác nhận rằng hàng đã được xếp lên tàu. Tuy nhiên, trong thực tế sự phân biệt giữa 2 loại B/L này chỉ là tương đối. Điều quan trọng là khi có B/L trong tay phải xem xét xem nó là loại B/L gì và ai là người phát hành để khi có tổn thất có thể giải quyết kịp thời, đúng đối tượng. 30. Đại lí tàu biển và môi giới hàng hải. Đại lí tàu biển và môi giới hàng hải. Sự khác nhau giữa chúng + Đại lí tàu biển: là người đại diện thường trực của chủ tàu tại một cảng hay một khu vực đại lí nhất định, để thực hiện được vấn đề đó giữa chủ tàu và đại lí kí với nhau 1 hợp đồng đại lí theo từng chuyến hay trong 1 thời gian nhất định theo các hình thức do 2 bên thoả thuận, trong đó phải ghi rõ phạm vi uỷ thác của chủ tàu cho đại lý. + Môi giới hàng hải: là người làm trung gian trong việc kí kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo sự uỷ thác từng vụ việc của người uỷ thác. Sự khác nhau giữa đại lí tàu biển và môi giới hàng hải là người đại lí chỉ làm việc theo sự uỷ thác của chủ tàu và bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, nếu đại lí muốn nhân danh người khác có quyền lợi liên quan đến chủ tàu thì phải được chủ tàu đồng ý, doanh thu của đại lí tính theo dung tích đăng kí và khối lượng hàng con tàu mà người đại lí làm dịch vụ với đơn giá qui định. Còn môi giới hàng hải có thể làm dịch vụ cho các bên liên quan không cần sự đồng ý của bên nào chỉ với điều kiện là thông báo cho các bên cùng biết, doanh thu của người môi giới tính theo phần % của giá trị hợp đồng làm môi giới. 31. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá bằng đường biển theo các công ước quốc tế, theo bộ luật hàng hải Việt nam. 16
  17. Trách nhiệm của người chuyên chở (NCC) hàng hoá bằng đường biển theo công ước Brusells 1924 - Trước và lúc bắt đầu chuyến đi, NCC phải cần mẫn hợp lí để: + Tàu đủ khả năng đi biển + Trang bị, biên chế và cung ứng tàu đúng mức + Làm cho các hầm hàng, buồng lạnh và các bộ phận khác của tàu dùng để xếp hàng thích ứng an toàn cho việc tiếp nhận,chuyên chở và bảo quản hàng. - NCC phải tiến hành 1 cách thích hợp và cẩn thận việc xếp hàng, khuôn vác, san cào, vận chuyển coi giữ , chăm sóc và dỡ hàng. Đây là trách nhiệm thương mại của NCC vì vậy đòi hỏi NCC phải xếp hàng đúng kĩ thuật, đúng vị trí, không để lây mùi, dây bẩn, hư hỏng do việc chất xếp hàng gây ra. - Cấp B/L đường biển cho người gửi hàng Nếu hàng xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm thì NCC phải bồi thường: Nếu hàng không khai báo giá trị lúc xếp hàng thì mức giới hạn trách nhiệm là 100L/kiện, đơn vị hàng hoá qui ước. Hàng trong container chưa được đề cập 32.Trách nhiệm của người chuyên chở hàng hoá trong container. Hiện nay chưa có công ước quốc tế riêng cho việc này. Người kinh doanh chuyên chở hàng hoá bằng container thường sử dụng công ước, quy tắc quốc tế hay luật quốc gia ghi vào "Điều khoản tối cao" của vận đơn làm cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển và người thuê chở. Người chuyên chở có thể sửa đổi 1 số điều quy định chẳng hạn: + Trách nhiệm từ khi nhận hàng của người gửi và giao hàng cho người nhận (CY - CY) + "Không biết gì tình trạng hàng hoá chứa trong container" sửa thành "Việc đóng hàng, chất xếp, kiểm đếm và niêm phong kẹp chì do người gửi hàng làm" Khi dấu niêm chì còn nguyên, người chuyên chở không chịu trách nhiệm về hàng hoá nếu xảy ra tổn thất. + Được tự do xếp hàng trên boong vì tàu container được thiết kế xếp được container trên boong có những cơ cấu chất xếp và chằng buộc đặc biệt. + Giới hạn bồi thường áp dụng theo các công ước quốc tế tuỳ theo tuy nhiên cần khai báo rõ tránh nhầm lẫn 1 container là 1 kiện hàng. 33. Các phương pháp giao nhận hàng hoá. + Phương pháp đếm đầu bao, cân, đo Đối với hàng bao, kiện người ta đếm theo số lượng bao kiện trong một mã hàng, số lượng mã hàng trong B/L để xác định khối lượng Đối với hàng rời: người ta cân tự động theo băng chuyền, theo toa xe, ôtô,... Đối với hàng lỏng, gỗ,...người ta đo kích thước của hàng theo từng trường hợp cụ thể 17
  18. + Phương pháp giao nhận theo mớn nước: dùng đối với hàng có giá trị thấp vì phương pháp này chỉ là gần đúng do ảnh hưởng của sóng nên kích thước đo được không đảm bảo chính xác. Để xác định khối lượng hàng sau khi đo người ta tính mớn nước trung bình: Ttb = (Tmt+Tmf+Txt+Txf+Tlt+Tlf)/8 (m) + Phương pháp nguyên hầm, nguyên container niêm phong cặp chì: theo phương pháp này khi xếp xong hàng, chủ hàng niêm phong cặp chì với sự chứng kiến của người vận tải, khi giao hàng cho người nhận hàng dấu niêm phong cặp chì nguyên vẹn. 34.Những công việc tàu phải làm để giao nhận hàng hoá. Những công việc tàu phải làm để giao nhận hàng hoá + Thông báo dự kiến thời gian đến: trong các hợp đông thuê tàu có 1 điều khoản qui định: chủ tàu/thuyền trưởng phải thông báo thường xuyên về vị trí tàu, dự kiến thời gian tàu đến cảng chỉ định cho người thuê tàu để thông báo cho người thuê biết và chuẩn bị kịp thời về chứng từ, hàng hoá, phương tiện để đến giao nhận hàng. + Thông báo sẵn sàng: là văn bản mà thuyền trưởng gửi cho người thuê tàu thông báo cho họ là tàu đã đến cảng và đã sẵn sàng xếp và dỡ hàng. + Kiểm tra người nhận hàng: trước khi giao hàng cho người nhận hàng tàu phải kiểm tra người nhận hàng có hợp pháp hay không. Để biết người nhận hàng có hợp pháp hay không thì đối chiếu giữa người nhận với B/L, tuỳ theo từng loại B/L mà có cách đối chiếu cho phù hợp + Giải quyết sự cố khi giao nhận hàng: trong quá trình làm hàng, sĩ quan trực ca của tàu phải luôn luôn kiểm tra công nhân xếp dỡ và phát hiện kịp thời những hư hỏng đối với tàu và hàng hoá do họ gây ra. Khi có sự cố như vậy thì phải lập biên bản và phải lấy được chữ kí của trực ban điều độ. + Lập thời gian biểu làm hàng: là bảng tổng hợp việc sử dụng thời gian xếp dỡ ở cảng để làm cơ sở cho việc tính thưởng phạt Thông báo sẵn sàng làm hàng là gì? tác dụng của nó.Trước khi trao NOR tàu phải thoả mãn những điều kiện nào? + Thông báo sẵn sàng(NOR): là văn bản do thuyền trưởng giữ cho người thuê vận chuyển (người giữ hay người nhận hàng) khi tàu đến cảng nhận hàng hay dỡ hàng về mọi phương diện tàu đã sẵn sàng xếp hoặc dỡ hàng. + Tác dụng của NOR là thông báo cho người thuê tàu chuẩn bị hàng hoá, phương tiện để xếp dỡ hàng hoá kịp thời + Trước khi trao NOR, tàu phải thoả mãn các điều kiện sau: - Tàu đã đến địa điểm xếp hoặc dỡ hàng như qui định trong hợp đồng thuê tàu - Tàu phải thực tế sẵn sàng xếp và dỡ tại thời điểm đó Nếu thiết bị xếp dỡ của tàu thì các thiết bị đó cũng phải sẵn sàng 36.Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms 2000. FOB là gì. Trách nhiệm người bán, người mua theo điều kiện FOB theo incoterms 2000. Khi nào nên xuất FOB, khi nào nên nhập FOB FOB là mã điện quốc tế của Free on board (giao hàng lên tàu), là 1 trong những điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms 2000. Theo điều kiện này, trách nhiệm người bán, người mua như sau: + Người bán: 18
  19. - Hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng qua lan can tàu tại cảng xếp qui định - Làm thủ tục hải quan về xuất khẩu - Chịu chi phí xếp hàng lên tàu nếu chi ohí này chưa nằm trong tiền cước - Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được xếp lên tàu + Người mua: - Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở - Kí kết hợp đồng vận chuyển và trả cước - Trả chi phí xếp hàng nếu chi phí này được tính vào tiền cước - Lấy B/L - Chịu mọi rủi ro, tổn thất về hàng kể từ khi hàng rời khỏi lan can tàu ở cảng xếp - Xin giấy phép XNK và các giấy tờ khác Nên xuất FOB khi: khối lượng hàng ít không đủ 1 chuyến tàu, giá cước trên thị trường đang có xu hướng tăng, đội tàu trong nước không đáp ứng được yêu cầu chuyên chở,... Nên nhập FOB khi: khối lượng hàng đủ lớn để thuê 1 chuyến tàu, giá cước trên thị trường đang có xu hướng giảm, đội tàu trong nước đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu chuyên chở,... CIF là gì? Trách nhiệm người bán, người mua theo điều kiện CIF incotems 2000. Khi nào nên xuất CIF, khi nào nên mua CIF CIF là mã điện quốc tế của cụm từ cost,insurance and frieght là 1 trong những điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms 2000. Theo điều kiện này, trách nhiệm người bán, người mua như sau: + Người bán: - Kí kết hợp đồng và trả cước để đưa hàng đến cảng qui định - Làm các thủ tục hải quan về xuất khẩu - Chịu mọi rủi ro và tổn thất hàng hoá cho đến khi hàng qua khỏi lan can tàu ở cảng xếp - Cung cấp cho người mua hoá đơn và B/L hoàn hảo - Trả chi phí xếp hàng lên tàu - Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã được tính vào tiền cước - Giao hàng lên tàu - Mua bảo hiểm cho hàng để tránh cho người mua những rủi ro, tổn thất trong quá trình vận chuyển --> người bán phải kí hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm và cung cấp cho người mua GCN bảo hiểm + Người mua: - Nhận hàng theo từng chuyến giao hàng khi hoá đơn, đơn bảo hiểm và B/L được giao cho mình - Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa tính vào tiền cước - Chịu mọi rủi ro, tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẵn lan can tàu ở cảng xếp - Xin giấy phép nhập khẩu và các giấy phép khác 19
  20. Nên xuất CIF khi: Khối lượng hàng lớn đủ để thuê 1 chuyến tàu, giá cước trên thị trường đang có xu hướng giảm, đội tàu trong nước đủ mạnh,... Nên mua CIF khi: Khối lượng hàng ít không đủ để thuê 1 chuyến tàu, giá cước trên thị trường đang có xu hướng tăng, đội tàu trong nước chưa đủ mạnh,... 37.Thị trường thuê tàu và nghiệp vụ thuê tàu. Khái niệm thị trường thuê tàu, các yếu tố của thị trường thuê tàu + Khái niệm - Theo nghĩa rộng: thị trường thuê tàu là hệ thống các mối quan hệ KT-XH trong lĩnh vực vận tải đường biển đối với 1 loại hàng và 1 khu vực địa lí nhất định - Theo nghĩa hẹp: thị trường thuê tàu là nơi tiến hành đối chiếu, so sánh quan hệ cung cầu về sản phẩm vận tải đường biển, lợi ích của chủ tàu và chủ hàng để từ đó hình thành giá cả sản phẩm vận tải đường biển gọi là giá cước thuê tàu. + Các yếu tố của thị trường thuê tàu: - Cung về sản phẩm vận tải tức là khả năng vận chuyển hàng hoá của đội tàu. Đại diện cho yếu tố này là các chủ tàu - Cầu về sản phẩm vận tải đường biển là nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Đại diện cho yếu tố này là các chủ hàng. - Giá cả sản phẩm vận tải đường biển tức là giá cước thuê tàu, được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu và mối quan hệ về quyền lợi của chủ tàu và người thuê tàu. Nội dung các bước thuê tàu chợ - Chủ hàng thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình. Để người môi giới tìm tàu thì chủ hàng cung cấp những thông tin cần thiết: loại hàng, khối lượng, cảng đi, cảng đến,... - Người môi giới chào tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ. Để tiến hành công việc này người môi giới phải tìm người đại lí giao nhận cần gửi hàng để làm giấy lưu cước ­ Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số vấn đề chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển. Tuỳ thuộc vào cách gửi hàng (FCL hay LCL) mà 2 bên có thể thoả thuận về thời gian đưa hàng tới cảng hay CFS,... - Người môi giới thông báo kết quả lưu cước với chủ hàng trên cơ sở những vấn đề đã thoả thuận - Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá tới cảng giao cho hãng tàu - Sau khi hàng đã xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu cấp 1 bộ B/L theo yêu cầu của chủ hàng. 38. Khái niệm, nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến, tàu định hạn. Nội dung điều khoản cước trong hợp đồng thuê tàu chuyến + Cước phí thường tính theo trọng lượng hay thể tích tuỳ thuộc hàng nặng hay hàng nhẹ. Trong hợp đồng ghi giá cước là bao nhiêu, tính bằng tiền gì,... bên cạnh mức cước 2 bên còn thoả thuận Rxd do ai chịu. Có 4 trường hợp qui định về Rxd: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2