intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Châu (Năm học 2013-2014)

Chia sẻ: Minh Tiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo đề khảo sát chất lượng đầu năm môn "Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Châu" năm học 2013-2014 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Bình Châu (Năm học 2013-2014)

  1. PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 60 phút A. TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ trên và cho biết mỗi thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào? 2. Viết đoạn văn (khoảng 4-6 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một trong hai thành ngữ đã cho ở trên. B. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Thuyết minh về một dụng cụ học tập: Cây bút bi (có sử dụng biện pháp nghệ thuật). ----------------------------------------------------------------------------------
  2. PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU NĂM HỌC: 2013-2014 Môn: Ngữ văn 9 A. TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1. (2 điểm) Giải thích nghĩa của hai thành ngữ: - Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt. (0,5 điểm) (phương châm về chất) (0,5 điểm) (0,5 điểm) - Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác. (0,5 điểm) (phương châm lịch sự) (0,5 điểm) Câu 2. (2 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu chính sau đây: - Hình thức: Đảm bảo quy cách viết đoạn văn, đảm bảo số câu đã quy định; lối hành văn trong sáng, logic, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày sạch, đẹp … (1 điểm) - Nội dung: Đoạn viết phải có nội dung, phải có sử dụng được một trong hai thành ngữ nêu trên một cách phù hợp. (1 điểm) B. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) I. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hoá, so sánh ...) - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, cú pháp, bài viết sạch, đẹp. II. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về cây bút (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh ...) 2. Thân bài: (5 điểm) * Lịch sử ra đời của bút bi: Ai chế tạo? Sản xuất năm nào? ... (do nhà báo Hung-ga-ri làm việc tại Anh tên là Laszlo Biro, sản xuất năm 1938 ...)
  3. * Hình dáng, cấu tạo: gồm 2 phần - Phần ruột: gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0,7 đến 1 mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh ...) - Phần vỏ: Hình tròn, bằng nhựa … * Công dụng của bút bi: dùng để viết … 3. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định vị trí của cây bút bi trong cuộc sống hiện tại và tương lai. --------------------------------------------------------------------------------- * Ghi chú: - Trên đây là những định hướng chung, GV tuỳ vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp. - Tổng điểm của toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm (Ví dụ: 8,25 điểm làm tròn thành 8,5 điểm; 8,75 điểm làm tròn thành 9,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2