intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 120

Chia sẻ: Nqcp Nqcp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

268
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 của trường THPT Đồng Đầu Mã đề 120 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017 - THPT Đồng Đầu - Mã đề 120

  1. TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀ MàĐỀ: 120 NĂM HỌC: 2016­2017 – MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút (Đê thi có 6 câu) ̀ Lưu ý: Trước khi làm bài, học sinh ghi mã đề vào tờ giấy thi I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở Đại học Yale và John   Mayer  ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc   (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EO). Thực tế cho thấy, cảm   xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu   tạo của bộ  não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà   đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần tuý mà được nuôi dưỡng bởi   cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng,   nó chỉ  đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý   nghĩa. EQ thể  hiện khả  năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng   như  thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí   thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng   chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người   có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ   dàng nhận được sự  hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại   hiện nay, tính tập thể trong làm việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lí học   Daniel Goleman xác định cụ  thể  và có hệ  thống hơn trong tác phẩm của ông   mang tên Emotional Intelligence. EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được.   Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ  khi trẻ  còn nhỏ, hệ  thần kinh   chưa trưởng thành, có nhiều cơ  hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không   đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này.   Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai. […] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người   ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề  bạt   bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao   nhất. (Trích  EQ, SQ, CQ – những chỉ  số  của người   thành đạt, dẫn theo http://www. vnexpress.net)                                                                       1                                                                  Mã đề 120
  2. Câu 1. Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5  điểm) Câu 2. Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người? (0,75 điểm) Câu 3. Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế   ngự cảm xúc để  thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc ” được hiểu  là gì? (0,75 điểm) Câu 4.  Anh/ Chị  có đồng tình với quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho   rằng EQ quan trọng hơn IQ” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ câu nói trong phần Đọc hiểu  “EQ thể hiện khả năng của một người   hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với   khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa   người”, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị  về sự đồng cảm và sẻ chia của con người trong cuộc sống hiện nay. ̉ Câu 2 (5,0 điêm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:   “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.”                        (“Vội vàng”– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)   “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”                             (“Từ ấy”– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)        ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                                       2                                                                  Mã đề 120
  3. TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣ HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÂN 3 ̀ MàĐỀ: 120 NĂM HỌC: 2016­2017 – MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút (Đê thi có 6 câu) ̀ I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 02   phương   thức   biểu   đạt   được   sử   dụng   trong   đoạn   trích:  0,5 Thuyết minh và nghị luận Câu 2 Theo đoạn trích, EQ thể hiện: 0,75 ­  Khả  năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng   như thấu hiểu người khác. ­  Khả  năng chế  ngự  cảm xúc để  thích  ứng với hoàn cảnh và   kiểm soát các cảm xúc. Câu 3 Cụm từ “chế  ngự  cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả   năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát   0,75 các cảm xúc” được hiểu là khả  năng kìm giữ các cảm xúc bốc  đồng của bản thân, giữ  được sự  bình tĩnh, lạc quan ngay cả  trong những khoảnh khắc/ tình huống khó chịu nhất. Câu 4 Học sinh có thể  đồng tình hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình  1,0 vừa phản đối quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho rằng   EQ quan trọng hơn IQ”. Dựa vào phần giải thích về EQ và IQ,  kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để trả lời. Cần có lý giải   cụ thể, hợp lý, có sức thuyết phục. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)                                                                       3                                                                  Mã đề 120
  4. * Yêu cầu về kĩ năng: ­ Biết cách viết đoạn văn nghị  luận khoảng 200 chữ  (theo một trong các  cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng ­ phân ­ hợp, …), vận dụng tốt các thao tác lập  luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. ­ Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác  đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Có thể  có những suy nghĩ  khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực  đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản:                                                                       4                                                                  Mã đề 120
  5. Ý Nội dung Điểm 1 Dẫn dắt vấn đề 0,25 2 Giải thích: – Đồng cảm: là biết rung  0,25 cảm trước những vui  buồn của người khác,  0,25 đặt mình vào hoàn cảnh  của người khác để hiểu  và cảm thông với họ. – Sẻ chia: cùng người  khác san sẻ vui buồn,  những trạng thái tình  cảm, tâm hồn với nhau;  cả sự chia sẻ những khó  khăn về vật chất, giúp  nhau trong hoạn nạn… 3 2. Bàn luận ­ Cuộc sống đầy những  0,25 khó khăn vì vậy cần lắm  những tấm lòng đồng  cảm, sẻ chia:             + Sẻ chia về vật  chất: giúp đỡ khi khó  0,25 khăn, hoạn nạn.             + Sẻ chia về tinh  thần: ánh mắt, nụ cười,  lời an ủi, chúc mừng, đôi  0,25 khi chỉ là sự im lặng cảm  thông, lắng nghe. ­ Sự đồng cảm, sẻ chia  được thể hiện trong  những mối quan hệ khác  nhau:             + Đối với người  nhận (…)             + Đối với người   cho (…)                                                                       5                                                                  Mã đề 120
  6. Câu 2 (5,0 điểm) * Yêu cầu về  kĩ năng:  Biết cách làm bài nghị  luận văn học. Bố  cục rõ  ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,   trình bày,... * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác  nhau song cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:  1 Giới thiệu chung (0,5 điểm) ­ Giới thiệu hai tác giả Tố Hữu, Xuân Diệu và hai tác phẩm “Từ  0,25 ấy”, “Vội vàng”. ­ Trích dẫn hai khổ thơ… 0,25 2 Cảm nhận hai khổ thơ (4,0 điểm) * Khổ thơ trong bài thơ “Vội vàng”:  ­ Điệp ngữ  “tôi muốn” khẳng định  ước muốn cháy bỏng đầy uy  0,5 quyền của Xuân Diệu. ­ Ước muốn kì lạ, táo bạo “tắt nắng”, “buộc gió”, thực chất là để  0,5 níu giữ  hương sắc cuộc đời, để  thời gian không trôi qua, cái đẹp  không tàn phai. ­ Thể  thơ  ngũ ngôn với nhịp thơ  ngắn, nhanh như  sự  gấp gáp vội  0,5 vàng của thi sĩ, như niềm cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt…   Ước muốn lạ  lùng của thi sĩ hé mở  một lòng yêu say đắm với   0,25 cảnh trời, với cuộc  đời, một cái tôi khát khao giao cảm và tận   hưởng, một tâm hồn luôn nhạy cảm trước bước chân của  thời gian   để từ đó sống hết mình, tận hưởng những gì tươi đẹp mà cuộc đời  ban tặng cho con người… *Khổ thơ trong bài thơ “Từ ấy” ­ Khổ thơ là sự nhận thức, chuyển biến trong tư tưởng và tình cảm  0,5 của người thanh niên lần đầu bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cách  mạng. 0,5 ­ Từ  “tôi buộc” khẳng định sự  gắn bó và sẵn sàng hiến dâng của  người chiến sĩ cách mạng ­ Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của sự  gắn bó và ý thức đấu  0,5 tranh cho nhân dân, cho những con người lao khổ…  Một khát vọng sống cống hiến, một tuyên ngôn sống của người   0,25 chiến sĩ cộng sản tràn đầy nhiệt huyết, một lẽ sống đẹp…                                                                       6                                                                  Mã đề 120
  7. * So sánh sự tương đồng và khác biệt  ­ Sự tương đồng: 0,25            Hai bài thơ ra đời cùng thời, cùng bày tỏ khát vọng mãnh liệt  của hai nhà thơ, đặc biệt là cái tôi trữ tình đầy đắm say và khao  khát sống, gửi gắm lẽ sống đẹp (liên hệ với tư tưởng của cả bài  thơ). ­ Sự khác biệt: 0,25            + Khổ thơ của Xuân Diệu là khát vọng của một thi sĩ thơ  mới khao khát tận hưởng, một cái tôi lãng mạn đắm say cảnh trời,  cuống quýt vội vàng trước thời gian.            + Khổ thơ của Tố Hữu bày tỏ khát vọng được hiến dâng cho  lí tưởng cách mạng, cho nhân loại cần lao của một chiến sĩ cộng  sản, một nhận thức xuất phát từ sự giác ngộ trong tư tưởng đến  tình cảm. 3 Đánh giá chung (0,5 điểm)      Khẳng định giá trị của hai khổ thơ, vẻ đẹp trong tâm hồn và khát  0,5 vọng của hai nhà thơ. Điểm toàn bài là điểm tổng của các câu cộng lại, làm tròn đến 0,25 ­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­                                                                       7                                                                  Mã đề 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2