intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn GDCD lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn GDCD lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn GDCD lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301

  1. SỞ GD&DT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 MàĐỀ: 301 Thời gian làm bài: 50 phút  (Đề thi gồm 4 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81:  Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề  mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự  nghiệp giáo dục nước ta? A. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng B. Đảm bảo quyền của công dân C. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân D. Để công dân nâng cao nhận thức Câu 82: Hành vi nào không phải là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch? A. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt. B. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm. C. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường. D. Các gia đình trong xóm tự xử lý rác của gia đình. Câu 83: Thấy người lạ  vào xóm của mình phát tài liệu và tuyên truyền về  tôn giáo lạ, K đã báo cho  chính quyền đại phương. Việc làm của K là A. Không cần thiết vì không biết người lạ có vi phạm hay không. B. Cần thiết để chứng tỏ bản lĩnh. C. Cần thiết để góp phần bảo vệ an ninh thôn xóm. D. Không cần thiết vì không liên quan đến mình. Câu 84: Phương châm: quan  hệ đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa thể hiện ở việc A. nước ta có quan hệ song phương và đa phương với tất cả các nước. B. nước ta muốn hòa bình, phát triển phồn vinh. C. nước ta muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. D. nước ta quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Câu 85: Việc làm nào dưới đây không thuộc nguyên tắc "Tôn trọng độc lập, chủ  quyền và toàn vẹn   lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nộibộ của nhau"? A. Làm thất bại âm mưu phá hoại nước ta của thế lực thù địch. B. Phản đối chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình. C. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác. D. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế. Câu 86: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. D. Tất cả cá giai cấp trong xã hội. Câu 87: Đâu là thế giới quan duy vât? A. Vật chất đầy đủ thì đời sống tinh thần sẽ được cải thiện B. Vật chất có trước và quyết định ý thức C. Ý thức có trước và quyết định vật chất D. “Tồn tại là cái được cảm giác” Câu 88: Biết tin đồng bào Miền trung bị  lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ông P đã gửi   tiền và quần áo vào ủng hộ cho đồng bào. Theo em hành động của ông P thể hiện trách nhiệm nào của   công dân với cộng đồng?                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 301
  2. A. Nhân nghĩa. B. Nghĩa vụ. C. Hợp tác. D. Hòa nhập. Câu 89: Theo em, nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của nước ta? A. Hợp tác đào tạo du học sinh ở Nhật Bản. B. Đào tạo lưu học sinh trong các trường đại học. C. Mở thêm các lớp dạy các thứ tiếng nước ngoài. D. Mở rộng các dịch vụ du lịch phục vụ khách nước ngoài. Câu 90: Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể  hiện tập   trung nhất là gì? A. Do nhân dân xây dựng nên B. Phục vụ lợi ích của nhân dân C. Thể hiện ý chí của nhân dân D. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước Câu 91: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có mấy đặc trưng cơ bản? A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 92: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào? A. Thời kì đầu CSNT. B. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. C. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ. D. Thời kì giữa xã hội CSNT. Câu 93: Luật Bảo vệ môi trường của nước ta ra đời vào năm : A. 2003 B. 2005 C. 2004 D. 2006 Câu 94: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. B. Giai cấp công nhân. C. Người thừa hành trong xã hội. D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 95: Chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội đó là A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 96: Nhân dân xã X gửi đơn khiếu nại tới chính quyền địa phương về  việc Công ty TNHH Y xả  nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của địa phương. Việc làm   của nhân dân xã X thể hiện thái độ nào dưới đây? A. Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm của công ty Y. B. Chễ giễu việc làm của công ty Y. C. Thờ ơ với hành vi vi phạm pháp luật của công ty Y. D. Ủng hộ việc làm của công ty Y. Câu 97: Nhà Triết học L. Phoi – ơ­ bắc đã tuyệt đối hóa mặt sinh học của con người, không thấy mặt   xã hội của con người. Vậy ông có phương pháp luận nào dưới đây? A. Siêu hình. B. Biện chứng. C. Sinh học. D. Khoa học. Câu 98: Chị H quyết định tham gia cuộc thi tuyển chọn người mẫu của công ty Y mặc dù bị  bố  mẹ  phản đối kịch liệt. Em trai của H biết chị nộp hồ sơ mách với mẹ. Mẹ chị H đã đến đòi công ty Y hồ  sơ lại cho chị. Anh X – nhân viên phòng tổ chức sợ gặp rắc rối lập tức rút hồ sơ và đưa cho mẹ chị H.   Trong trường hợp trên, những ai đã xâm phạm quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa? A. Mẹ và em trai chị H, anh X. B. Em trai  của  chị H và mẹ chị H C. Mẹ chị H và anh X . D. Anh X, chị H và em trai. Câu 99: Vì sao sự nghiệp giáo dục – đào taọ nước ta được coi là quốc sách hàng đầu? A. Là điều kiện để phát huy nguồn lực B. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH C. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 301
  3. D. Là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước Câu 100: Nhà nước xuất hiện do đâu? A. Là một tất yếu khách quan. B. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào. C. Do ý chí của giai cấp thống trị. D. Do ý muốn chủ quan của con người. Câu 101: Bố bạn L thuê anh N, M phụ giúp trang trại 5ha nuôi cá và trồng các loại cây anh quả. Anh  trai bạn L làm quản lí tại một nhà hàng nổi tiếng, còn chị P vợ anh thì ở nhà trông con và làm nội trợ.   Trong trường hợp này, những ai đã góp phần thực hiện chính sách giải quyết việc làm? A. Bố bạn L, anh M, anh N. B. Bố và anh trai bạn L, anh M, anh N. C. Bố và anh trai bạn L, chịP, anh M, anh N . D. Bố và anh trai bạn L. Câu 102: Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả  thì giáo dục đào  tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào? A. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học B. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ C. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục D. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực Câu 103: Do học lực yếu nên H được S thường xuyên giúp đỡ trong học tập. O không giúp H còn nói  xấu S có động cơ riêng khi giúp H. Bất bình với hành vi của O, F đã đánh O. L thấy vậy can F và O rồi  trình bày sự việc với giáo viên chủ nhiệm. Trong trường hợp này, việc làm của những ai là cần thiết? A. Bạn S, O và L. B. Bạn S. C. Bạn S và L. D. Bạn S và F. Câu 104: Quyền nào sau đây thể hiện nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Được bình bầu danh hiệu gia đình văn hóa. B. Tham gia quản lý di sản văn hóa của địa phương. C. Hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU 40. D. Đăng ký các danh hiệu trong xây dựng địa phương. Câu 105: Cộng đồng bao gồm những người như thế nào? A. Những người cùng sống có nhiều điểm chung giống nhau. B. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm chung giống nhau, gắn bó thành một khối  trong sinh hoạt xã hội. C. Nhiều người cùng sống, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. D. Một số ít người cùng sống, có nhiều điểm chung giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh  hoạt xã hội. Câu 106: “Tôi là tôi nhưng tôi lại không phải là tôi". Theo em, đánh giá nào là đúng đối với luận điểm   trên? A. Luận điểm trên là đúng vì mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không  ngừng. B. Đây là luận điểm được phát biểu dựa trên cách nhìn biện chứng về tác giả. C. Luận điểm trên là đúng, vì người này không nhìn được chính mình. D. Đây là luận điểm điên rồ. Câu 107: Vai trò của chính sách đối ngoại là chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để  đưa   nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và A. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. B. nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. C. công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. D. giữ vững môi trường hòa bình. Câu 108: Giáo viên bộ môn GDCD đề nghị học sinh G vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh   môn GDCD. Để góp phần phát triển giáo dục và đào tạo, theo em bạn G nên A. tích cực tham gia. B. từ chối vì bản thân không thích môn học đó.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 301
  4. C. tham gia để cho giáo viên đó không trù mình. D. chọn bộ môn khác vì thấy phù hợp với mình hơn. Câu 109: Quy mô dân số là gì? A. Là số người dân sống trong một khu vực tại một thời điểm nhất định B. Là số người dân trong mỗi quốc gia tại một thời điểm nhất định C. Là số người sống trong một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định. D. Là số người sống trong một quốc gia khu vực, vùng địa lí kinh tế tại thời điểm nhất định Câu 110: Chính sách cộng điểm ưu tiên hiện nay đã giúp rất nhiều học sinh vùng khó khăn được học   đại học nhưng nó cũng lấy đi cơ  hội của những bạn học sinh vùng thuận lợi, thi vào các trường tốp   trên. Theo em, việc cộng điểm ưu tiên theo quy chế thi THPT quốc gia hiện nay là A. Phù hợp vì học sinh ở vùng sâu vùng xa có lực học yếu. B. Không phù hợp vì những bạn điểm thi thấp nhờ ưu tiên vẫn đậu vào trường tốp trên. C. Không phù hợp vì điểm cộng ưu tiên quá nhiều, gây bức xúc cho học sinh ở vùng thuận lợi. D. Phù hợp vì góp phần giúp đỡ học sinh ở vùng sâu vùng xa được học đại học để nâng cao trình  độ. Câu 111: Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng? A. Nghĩa vụ đạo đức là trách nhiệm bắt buộc ai cũng phải thực hiện. B. Góp phần xây dựng xã hội là trách nhiệm của người lớn. C. Nghĩa vụ của học sinh chỉ là học tập. D. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đạo đức trong mối quan hệ cụ thể. Câu 112: Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở : A. Quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. B. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. D. Quyền bình đẳng nam nữ. Câu 113: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế dộ TBCN được hiểu như thế nào? A. Bỏ qua phương thức quản lí. B. Bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất TBCN. C. Bỏ qua toàn bộ sự phát triển trong giai đọa phát triển TBCN. D. Bỏ qua việc sử dụng thành quả khoa học kỉ thuật. Câu 114: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần. B. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. C. Chính trị, văn hóa, xã hội. D. Kinh tế, chính trị, văn hóa. Câu 115: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu hình thức? A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 116: Câu ca dao, tục ngữ: "Con cái giỏi giang, vẻ  vang cha mẹ"  nói lên phạm trù đạo đức nào   theo khái niệm mà em đã học? A. Nhân phẩm, danh dự. B. Hạnh phúc. C. Lương tâm. D. Nghĩa vụ. Câu 117:  Để  thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ  môi trường chúng ta cần có  những biện pháp nào? A. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ B. Xử lí kịp thời C. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên D. Gắn lợi ích và quyền Câu 118: Gia đình bạn M thuộc hộ nghèo, do vậy bạn M đi học được Nhà nước miễn đóng học phí.  Điều này thể hiện phương hướng cơ bản nào của giáo dục và đào tạo.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 301
  5. A. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo. B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Câu 119: Bạn Nam 18 tuổi, thi trượt đại học. Khi Nam có giấy báo thực hiện nghĩa vụ  quan sự, bố  mẹ  Nam muốn tìm cách để  con trốn nghĩa nghĩa vụ  quân sự, tiếp tục  ở nhà ôn thi đại học một năm   nữa. Nếu em là em trai của Nam, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp? A. Kể với các bạn của anh Nam biết về sự việc của anh trai mình. B. Tố cáo việc làm của bố mẹ vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. C. Động viên anh nên thực hiện nghĩa vụ quân sự và giải thích để bố mẹ hiểu. D. Giúp bố mẹ để anh trốn nghĩa vụ quân sự. Câu 120: Những hành vi xâm phạm độc lập, chủ  quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ  của nước  Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm Hiến pháp, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn   hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam được coi là hoạt động A. Can thiệp từ bên ngoài. B. Chống phá Nhà nước. C. Xâm phạm an ninh quốc gia. D. Của các thế lực phản động. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2