intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng lần 4 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101

  1. SỞ GD&DT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: Lịch sử 11                         Mã đề: 101 Thời gian làm bài: 50 phút ( đề thi gồm 5 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 1:  Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược  Việt Nam? A. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế.       B. Vì  quân triều đình ở Đà Nẵng rất  ít. C. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế.   D. Vì Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận  lợi. Câu 2: Thái độ của triều đình Huế trước việc Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam kì? A. tiếp tục thực hiện chiến lược phòng ngự bị động. B. thiếu tin tưởng, lúng túng và rơi vào con đường đầu hàng. C. kêu gọi nhân dân miền Nam phối hợp với triều đình đánh Pháp. D. tăng cường lực lượng cho Nam Kì đánh Pháp. Câu 3:  Đâu  không  phải là lí do Nhật Bản đầu hàng không điều kiện phe Đồng  Minh? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki. B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. C. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng. D. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933. Câu 4: Tác động tiêu cực mà cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế  Việt Nam là gì? A. Quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam. B. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp. C. Quan hệ sản xuất TBCN phát triển ở Việt Nam. D. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Câu 5: Nội dung nào không phải là nguyên nhân bùng nổ  của cuộc chiến tranh thế  giới thứ II? A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít. B. Chính sách dung dưỡng chủ nghĩa Phát xít của Anh, Pháp và Mĩ. C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. D. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô. Câu 6: Tại sao chính quyền thực dân Pháp cố  gắng khôi phục, duy trì và mở  rộng   cơ sở công nghiệp ở Việt Nam? A. Đề bù đắp cho công nghiệp chính quốc. B. Có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. C. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 101
  2. D. Khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên Việt Nam. Câu 7: Phong trào Tây Sơn có vai trò gì đối lịch sử dân tộc? A. Thực hiện chính sách tiến bộ về kinh tế, chính trị và văn hóa B. Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm. C. Bước đầu thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. D. Kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. Câu 8: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: (1). Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.          (2). Nhật tấn công Trân Châu Cảng. (3). Đức tấn công Liên Xô.                             (4). Hội nghị Ianta. A. 3, 4, 2, 1. B. 2, 3, 1, 4. C. 1, 3, 4, 2. D. 3, 2, 4, 1. Câu 9: Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là gì? A. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ. B. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định. D. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. Câu 10: Người Việt có thái độ  như thế  nào đối với các chính sách về  văn hóa của  chính quyền đô hộ phương Bắc? A. Tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa. B. Kiên quyết bảo tồn phong tục, tập quán. C. Liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa. D. Bất hợp tác với chính quyền đô hộ. Câu 11: Đô thị lớn nhất trong các thế kỉ XI – XV là A. Phố Hiến. B. Hội An. C. Vân Đồn. D. Thăng Long. Câu 12: Cuối thế kỷ XVIII xã hội Pháp được chia thành những đẳng cấp nào? A. Nông dân, quý tộc, tư sản. B. Công nhân, nông dân, tăng lữ. C. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3. D. Nông nhân, tăng lữ, quý tộc. Câu 13: Những năm cuối thế  kỉ  XIX – đầu thế  kỉ  XX, tư  tưởng tiến bộ  từ những   nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Nhật Bản và Trung Quốc. B. Các nước ở khu vực Đông Nam Á. C. Anh và Pháp. D. Ấn Độ và Trung Quốc. Câu 14: Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. mầm mống kinh tế  tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh  tế B. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. C. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị. D. chế độ phong kiến đang phát triển. Câu 15: Vì sao phong trào Đông Du tan rã? A. Số lượng học viên Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng giảm.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 101
  3. B. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải. C. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu. D. Nhật cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam. Câu 16: Sự kiện đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xong quá trình xâm   lược Việt Nam là: A. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết. B. triều đình Huế nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp. C. quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế. D. Hiệp ước Hác­măng và Pa­tơ­nốt được kí kết. Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương? A. Không có sự viện trợ từ bên ngoài. B. Do thực dân Pháp còn mạnh. C. Chưa lôi kéo được đông đảo nhân nhân trong cả nước. D. Thiếu đường lối đúng đắn và phương pháp đấu tranh khoa học. Câu 18: Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp  ước Nhâm  Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước? A. Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. B. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm­pu­chia nên có điều kiện tập  trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến. C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta. D.  Do thực dân Pháp  tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng  chiến. Câu 19: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. tư sản, tiểu tư sản. B. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. C. tư sản, công nhân. D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản Câu 20: Đánh giá nào là đúng về việc nhà Nguyễn lần lượt kí kết các Hiệp ước với   thực dân  Pháp? A. Sự khôn khéo trong chính sách ngoại giao nhằm giữ vững nền độc lập. B.  Chứng tỏ  chế  độ  phong kiến Việt Nam khủng hoảng nên phải kí Hiệp  ước   với Pháp. C. Sự bạc nhược và lún sâu vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng. D. Lùi để tiến. Câu 21: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Cổ là A. thờ thần mặt trời. B. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công. C. thờ thần sông, thần núi. D. sùng bái các hiện tượng tự nhiên. Câu 22: Cuộc khởi nghĩa nào đã đánh dấu nhân dân ta bước đầu giành được quyền  tự chủ thời Bắc thuộc? A. Khởi nghĩa Lý Bí B. Chiến thắng Bạch Đằng.                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 101
  4. C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 23: Một trong những cơ sở  quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận  động giải phóng dân tộc ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là A. Sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Sự nảy sinh những lực lượng xã hội mới. C. Chính sách khai thác bóc lột tàn bạo của Pháp. D. Những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế. Câu 24: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào? A. Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. B. Cuộc cải cách kinh tế –xã hội. C. Cuộc chiến tranh giành độc lập. D. Cuộc nội chiến. Câu 25: Ý nghĩa của phong trào Cần vương là A. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập. B. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX. C. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam. D. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân. Câu 26: Năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính chia A. nước ta thành 30 đạo thừa tuyên. B. nước ta thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh. C. cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. D. nước ta thành hai vùng: Bắc thành và Nam thành. Câu 27:  Tại sao có sự  khác nhau về  thái độ  của thực dân Pháp trong hai lần đưa  quân ra đánh Bắc Kì? A. Tư tưởng thỏa hiệp, cầu hòa của nhà Nguyễn. B. CNTB Pháp chuyển sang giai đoạn ĐQCN, cần đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. C. Dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân. D. Pháp mở rộng thế lực ở Đông Dương. Câu 28: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là A. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. B. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. C. xã hội phong kiến nửa thuộc địa D. xã hội nửa phong kiến thuộc địa. Câu 29: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác   dụng gì? A. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp. B. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân  tộc Việt Nam. C. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. D. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người. Câu 30: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất được rút ra từ sự thất bại của phong   trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài. B. Cần có giai cấp lãnh đạo cách mạng tiên tiến.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 101
  5. C. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc. D. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. Câu 31: Mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta sau hiệp ước 1862 là gì? A. thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng. B. phong kiến đầu hàng. C. thực dân Pháp và Tây Ban Nha. D. thực dân Pháp. Câu 32: Chiến tranh Nam­Bắc triều đưa đến kết cục là A. Nhà Mạc thắng lợi. B. Không phân thắng bại. C. Nhà Mạc bị lật đổ. D. Nhà Lê thất bại. Câu 33: Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương A. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc. B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn. C. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. D. mang tính tự phát. Câu 34: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A. bộ luật Hình thư. B. bộ Hình Luật. C. bộ luật Gia Long. D. bộ luật Hồng Đức. Câu 35: Nội dung nào không phải là hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhtơn. B. các nước Á, Phi và Mĩ latinh giành được độc lập. C. hình thành trật tự 2 cực Ianta. D. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. Câu 36: Nguyên nhân chủ  yếu dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang  chống Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Thiếu sự đoàn kết thống nhất. B. Lực lượng kẻ thù mạnh. C. Thiếu đường lối đúng đắn. D. Sự đàn áp dã man của Pháp. Câu 37: Tác động của chính sách kinh tế  Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất   đối với công nghiệp Việt Nam là A. quy mô sản xuất lớn hơn. B. nhiều xí nghiệp ra đời. C. công nghiệp khai mỏ phát triển. D. công nghiệp có điều kiện phát triển. Câu 38: Sự  kiện nào trong Chiến tranh thế  giới thứ hai đã tạo ra thời cơ  chín muồi cho   Tổng  khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành thắng lợi? A. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện. B. Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. C. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện. D. Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 39: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các n ước châu Âu cuối thế kỉ  XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu. B. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 101
  6. C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố. D. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông. Câu 40: Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ XX được mệnh danh  là: A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2