intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chuyên đề lần 2 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 357

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề khảo sát chuyên đề lần 2 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 357 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chuyên đề lần 2 năm 2018 môn Lịch sử lớp 11 - THPT Tam Dương - Mã đề 357

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG<br /> --------------------<br /> <br /> ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 NĂM 2017- 2018<br /> MÔN: LỊCH SỬ 11<br /> <br /> Thời gian làm bài: 120 phút;<br /> (25 câu trắc nghiệm)<br /> Mã đề thi 357<br /> <br /> (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)<br /> Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia và nhân dân Lào<br /> <br /> chống ách thống trị thực dân có điểm chung là<br /> A. các cuộc khởi nghĩa đều kéo dài, gây cho địch nhiều thiệt hại.<br /> B. đều đặt dưới sự lãnh đạo của các nhân vật trong hoàng tộc.<br /> C. đều chống lại ách thống trị của thực dân Pháp, có sự liên kết với các nhóm nghĩa<br /> quân ở Việt Nam.<br /> D. các nhà sư có vai trò rất lớn trong các cuộc khởi nghĩa.<br /> Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân chủ nghĩa phát xít thắng<br /> thế và lên cầm quyền ở Đức?<br /> A. Đảng cộng sản Đức không kêu gọi quần chúng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.<br /> B. Đảng Quốc xã lợi dụng tâm lý bất mãn của người dân Đức đối với hòa ước Véc – xai<br /> để tuyên truyền mị dân và kích động quần chúng.<br /> C. Giai cấp tư sản cầm quyền Đức không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản<br /> vượt qua cơn khủng hoảng đã dung túng chủ nghĩa phát xít hành động.<br /> D. Đảng xã hội dân chủ đã từ chối hợp tác với những người cộng sản.<br /> Câu 3: Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới là<br /> A. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Mát – xcơ – va (12- 1941).<br /> B. phát xít Đức tấn công Liên Xô (22- 6 - 1941)<br /> C. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen (10 - 1942)<br /> D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng (7 – 12 - 1941).<br /> Câu 4: Đến giữa thế kỉ XIX, tại Nhật Bản, quyền lực chính trị nằm trong tay<br /> A. Samurai.<br /> B. Đaimyô .<br /> C. Thiên Hoàng.<br /> D. Tướng quân (Sô - gun).<br /> Câu 5: Nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh được thành lập năm 1804 là<br /> A. Ha-i-ti.<br /> B. Pê - ru.<br /> C. Mê-hi-cô.<br /> D. Ác-hen-ti-na.<br /> Câu 6: Để đưa nước Nga Xô viết thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tháng 3 – 1921 Đảng<br /> Bôn sê vích Nga đã thực hiện<br /> A. chính sách cộng sản thời chiến.<br /> B. cải cách văn hóa – giáo dục.<br /> C. Chính sách mới.<br /> D. Chính sách kinh tế mới.<br /> Câu 7: Để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chính sách của Xiêm là<br /> A. đóng cửa không cho các thương nhân nước ngoài đến Xiêm buôn bán.<br /> B. dựa vào sự bảo trợ của Mĩ để chống sự xâm lược của Anh, Pháp.<br /> C. cải cách, mở cửa buôn bán với nước ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa nước<br /> đế quốc.<br /> D. cải cách duy tân đất nước theo tấm gương của Nhật Bản.<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 357<br /> <br /> Câu 8: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm thể hiện ở việc<br /> A. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số<br /> <br /> vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.<br /> B. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đằng với các<br /> đế quốc Anh, Pháp.<br /> C. vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.<br /> D. vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.<br /> Câu 9: Thái độ của Mĩ trước những hành động xâm lược của Liên minh phát xít là<br /> A. nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình.<br /> B. kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br /> C. theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài nước Mĩ.<br /> D. liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít.<br /> Câu 10: Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là<br /> A. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.<br /> B. tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br /> C. biểu tình thị uy.<br /> D. khởi nghĩa từng phần.<br /> Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở<br /> Đông Nam Á cuối TK XIX – đầu TK XX?<br /> A. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.<br /> B. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước.<br /> C. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc.<br /> D. Phong trào diễn ra đơn lẻ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương.<br /> Câu 12: Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ngay sau khi hoàn thành<br /> khôi phục kinh tế vì<br /> A. sản phẩm công nghiệp mới chỉ chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân.<br /> B. Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây.<br /> C. sản phẩm công nghiệp của các nước tư bản phương Tây đang cạnh tranh mạnh mẽ<br /> với Liên Xô trên thị trường Châu Âu.<br /> D. kinh tế nông nghiệp của Liên Xô đã phát triển nhanh chóng.<br /> Câu 13: Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài<br /> học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?<br /> A. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan.<br /> B. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.<br /> C. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.<br /> D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.<br /> Câu 14: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là<br /> A. sự tranh chấp giữa Đức và Pháp tại vùng An – dat và Lo – ren.<br /> B. mâu thuẫn giữa Nga và Áo – Hung tại vùng Ban – căng.<br /> C. sự kình địch giữa hai khối quân sự Liên minh và Hiệp ước.<br /> D. sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br /> Câu 15: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là<br /> A. quân chủ chuyên chế.<br /> B. quân chủ lập hiến.<br /> C. xã hội chủ nghĩa.<br /> D. cộng hòa.<br /> Câu 16: Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là<br /> A. phong trào dân chủ.<br /> B. phong trào dân tộc.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 357<br /> <br /> C. phong trào độc lập.<br /> <br /> D. phong trào dân sinh.<br /> <br /> Câu 17: Trong những năm 1918 – 1933, sự kiện lịch sử mở ra thời kì đen tối trong lịch sử<br /> <br /> nước Đức là<br /> A. Hít – le lên làm Thủ tướng Đức và thành lập chính phủ phát xít ngày 30-1-1933.<br /> B. Đảng công nhân quốc gia xã hội thành lập năm 1919.<br /> C. Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 10-1933.<br /> D. nội các chính phủ của Đảng xã hội dân chủ sụp đổ ngày 28-3-1930.<br /> Câu 18: Hình thức cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là<br /> A. kết hợp giữa nắm quyền cai trị và thông qua người Ấn Độ.<br /> B. gián tiếp.<br /> C. trực tiếp.<br /> D. giao toàn quyền cho người Ấn Độ.<br /> Câu 19: Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là<br /> biểu hiện của<br /> A. sự nô dịch văn hóa.<br /> B. chủ nghĩa thực dân mới.<br /> C. sự đồng hóa dân tộc.<br /> D. chủ nghĩa thực dân cũ.<br /> Câu 20: Nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng<br /> tâm là<br /> A. phát triển công thương nghiệp.<br /> B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.<br /> C. tập thể hóa nông nghiệp.<br /> D. xóa nạn mù chữ.<br /> Câu 21: Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là<br /> A. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.<br /> B. lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.<br /> C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai.<br /> D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.<br /> Câu 22: Sự kiện làm cho Anh, Pháp phải thay đổi chính sách của mình với các thế lực phát<br /> xít là<br /> A. I-ta-li –a xâm lược An-ba-ni cuối tháng 4 – 1939.<br /> B. Đức gây hấn với Ba Lan cuối tháng 3 – 1939.<br /> C. Liên Xô và Đức kí Hiệp ước không xâm lược nhau ngày 23-8-1939.<br /> D. Đức thôn tính Tiệp Khắc tháng 3 – 1939.<br /> Câu 23: Để khôi phục sản xuất và tăng cường vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh<br /> tế, chính trị, chính phủ Ru – dơ – ven đã thực hiện<br /> A. ban hành các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp và điều chỉnh nông<br /> nghiệp.<br /> B. nhà nước nắm độc quyền về sản xuất công nghiệp và ngân hàng.<br /> C. hạn chế sự phát triển của tư bản thương nghiệp và công nghiệp.<br /> D. tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh.<br /> Câu 24: Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do<br /> A. sợ các nước phát xít tấn công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít.<br /> B. cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát<br /> xít.<br /> C. lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên<br /> muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.<br /> D. lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tấn công Liên Xô.<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 357<br /> <br /> Câu 25: Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của<br /> <br /> chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á?<br /> A. Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai.<br /> B. Thực hiện chính sách “chia để trị”.<br /> C. Chế độ cai trị hà khắc.<br /> D. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp.<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)<br /> Câu 26 (1,5 điểm)<br /> Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở<br /> Đông Nam Á thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa?<br /> Câu 27 (1,5 điểm)<br /> Vì sao chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật Bản? Nêu đặc điểm quá trình<br /> phát xít hóa ở Nhật Bản?<br /> Câu 28 (2,0 điểm)<br /> Sự kiện lịch sử nào đánh dấu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) kết<br /> thúc? Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình<br /> thế giới như thế nào? Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh này?<br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 357<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2