intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm KSCL đầu năm Ngữ văn - GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

546
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn năm 2013 - 2014 của Phòng giáo dục và đào tạo Bình Giang kèm đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 7, 8 giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học và đồng thời giáo viên cũng có thêm tư liệu tham khảo trong việc ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm KSCL đầu năm Ngữ văn - GD&ĐT Bình Giang (Kèm Đ.án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7) a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn? c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên? Câu 2 (3.0 điểm). Phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! (Theo Ngữ văn lớp7, tập 1, trang 35) Câu 3 (5.0 điểm). Kể lại một câu chuyện đã cho em bài học về kĩ năng sống. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………………….. Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………….
  2. PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học:2013-2014 Câu Phần Đáp án Điểm Câu 1 a Văn bản: Cổng trường mở ra - Lý Lan 0,5 b Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu 0,5 c Thế giới kì diệu có thể là: thế giới của tri thức, tình 0,5 bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ.... d Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường 0,5 trong cuộc đời mỗi con người. a Yêu cầu chung: Vận dụng kĩ năng làm bài tập về 0,5 phép tu từ, trình bày diễn đạt thành đoạn văn (bài văn) b Yêu cầu cụ thể: - Giới thiệu được nội dung bài ca dao: Ca ngợi công 0,25 lao to lớn của cha mẹ, gợi nhắc bổn phận làm con - Nêu tên được phép tu từ so sánh, ẩn dụ 0,25 - Phép so sánh: 0,25 Câu 2 Công cha - núi ngất trời Nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông - Phép ẩn dụ: Công lao của cha mẹ được ví ngầm 0,25 với núi cao biển rộng mênh mông (câu 3) - Ý nghĩa: + So sánh công cha với núi ngất trời: khẳng định 0,5 công lao của cha dành cho con vô cùng lớn lao, vững chãi. + So sánh Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông: 0,5 khẳng định tình yêu thương mẹ dành cho con bao la, vô tận, hào phóng, mát lành, mềm mại, êm dịu + Qua những hình ảnh lớn lao kì vĩ, vĩnh hằng của 0,5 thiên nhiên ( núi cao biển rộng mênh mông) tác giả dân gian khẳng định và ca ngợi công lao của cha mẹ sánh ngang tầm trời đất; từ đó gợi nhắc bổn phận làm con cho mỗi người. a Yêu cầu chung: Làm đúng kiểu bài tự sự: kể việc - Chọn sự việc có ý nghĩa, ngôi kể hợp lí - Bố cục hợp lí, rõ ràng Câu 3 - Rút ra bài học về kĩ năng sống: tự nhiên, không gượng ép - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu, - Trình bày sạch đẹp b Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể chọn nhiều cách
  3. kể khác nhau song cần kể lại được câu chuyện đã giúp cho bản thân người kể nhận ra bài học về kĩ năng sống: lòng biết ơn, nhận lỗi, sức mạnh của lòng nhân ái, kiên trì, ứng xử khéo léo.... - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện - Thân bài: Trình bày diễn biến câu chuyện làm cơ sở để rút ra bài học, rèn luyện được kĩ năng sống - Kết bài: Khẳng định bài học, cảm nghĩ của bản thân c Biểu điểm: * Lưu ý: Vì đây là một đề tập làm văn theo hướng mở nên học sinh có thể sáng tạo theo nhiều hướng khác nhau, song vẫn phải đảm bảo câu chuyện có ý nghĩa tích cực, thể hiện quá trình nhận thức của bản thân học sinh để có được những kĩ năng sống tốt hơn. Vì vậy, giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh để có cách đánh giá chính xác, linh hoạt; trân trọng những bài văn kể chân thực, xúc động, sự việc chọn kể có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.) - Xây dựng được câu chuyện theo yêu cầu trên, kể 4,5- 5 hợp lý, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Đạt được cơ bản các yêu cầu, có cảm xúc nhưng 3,5 - 4 còn mắc ít lỗi diễn đạt, không mắc lỗi chính tả. - Đạt cơ bản các yêu cầu, ít cảm xúc, mắc một vài lỗi 2,5 - 3 diễn đạt, chính tả. - Chưa kể được diễn biến sự việc( câu chuyện), bố 1- 2 đ cục không rõ ràng, ý nghĩa chưa sâu sắc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Lạc đề hoặc không làm bài 0đ
  4. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: (1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. (Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1, trang 6) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào? c) Nêu nội dung đoạn văn? d) Ý nghĩa của phép so sánh ở câu 2? Câu 2 (3.0 điểm). Cho câu chủ đề sau: Tình yêu mẹ mãnh liệt của Hồng được thể hiện qua cảm giác sung sướng đến cực điểm khi gặp lại và ở trong lòng mẹ. Hãy triển khai thành đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) bằng phép diễn dịch. Câu 3 (5.0 điểm). Tôi thấy mình đã khôn lớn. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………………….. Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………….
  5. PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học:2013-2014 Câu Phần Đáp án Điểm Câu 1 a. Văn bản: Tôi đi học- Thanh Tịnh 0,5 b. Trường từ vựng: người 0,5 c Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, ước mơ giản 0,5 dị, trong sáng của nhân vật tôi khi ở sân trường d. Ý nghĩa: Phép so sánh góp phần làm cho câu văn trở 0,5 nên nhẹ nhàng, lãng mạn; gợi tả tinh tế tâm trạng nhân vật: hồi hộp, bỡ ngỡ, đầy khát vọng... a. Yêu cầu chung: Vận dụng kĩ năng về đoạn văn, phép diễn dịch, trình bày diễn đạt thành đoạn văn từ 10 đến 15 câu 0,25 b. Yêu cầu cụ thể: - Triển khai được câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn 0,25 - Nội dung đoạn văn gồm những ý sau đây: Câu 2 + Khao khát, mong chờ mẹ đã khiến Hồng có cảm 1 giác tinh tế, linh tính chính xác để nhận ra mẹ; hồi hộp, bối rối, sợ sệt nếu nhận nhầm: thoáng thấy, đuổi theo, gọi; hình ảnh so sánh độc đáo + Xúc động mãnh liệt qua những hành động vội vã, 0,5 cuống quýt, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở + Khi quan sát thấy mẹ vẫn trẻ đẹp, bé Hồng thấy 0,5 hạnh phúc ngập tràn + Niềm hạnh phúc, sung sướng đến cực điểm đã 0,5 khiến Hồng quên đi tất cả những lời gièm pha của cô, quên đi tất cả những cay đắng khổ cực trước đó a Yêu cầu chung: Làm đúng kiểu bài tự sự: kể việc - Chọn sự việc có ý nghĩa, ngôi kể hợp lí - Bố cục hợp lí, rõ ràng Câu 3 - Lồng ghép được nhận xét: tôi đã khôn lớn một cách tự nhiên, không gượng ép - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu, - Trình bày sạch đẹp b Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể chọn nhiều sự việc khác nhau, song cần đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản: đã khôn lớn về nhận thức, tâm hồn, tình cảm….. - Mở bài: Tạo tình huống để giới thiệu chủ đề của câu chuyện - Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc làm cơ sở để rút ra kết luận: tôi đã khôn lớn
  6. - Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về sự khôn lớn đó c Biểu điểm: 4- 5 - Xây dựng được câu chuyện theo yêu cầu trên, kể hợp lý, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Đạt được cơ bản các yêu cầu, có cảm xúc nhưng 3 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2