intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Khuyến - Mã đề 234

Chia sẻ: Zzzzaaa Zzzzaaa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

108
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí năm 2017-2018 của trường THPT Nguyễn Khuyến - Mã đề 234 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì kiểm tra giữa học kì được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn Địa lí năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Khuyến - Mã đề 234

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG  GIỮA KÌ I –NĂM HỌC 2017­ TRƯỜNG THPT 2018  NGUYỄN KHUYẾN BÀI KHXH­ MÔN ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút  (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC  Đề gồm 0 4 trang Họ và tên   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                             Mã đề thi  Lớp: ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  số báo danh­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 234 Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 4 – 5, hãy cho biết có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp trên đất liền   với Trung Quốc? A. 8 B. 5. C. 7. D. 6 Câu 42: Đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên của A. đồng bằng sông Hồng. B. các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ. C. các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 43: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là A. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. B. có địa hình cao từ 500 ­ 600m. C. có đất phù sa chiếm phần lớn diện tích và xen lẫn đất cát. D. được hình thành do tác động chủ yếu của của biển. Câu 44: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ­ ẩm ­ gió mùa của nước ta là do A. sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển. B. vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định. C. ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên. D. ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình. Câu 45: Thế mạnh lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta là: A. khí hậu mát mẻ. B. phát triển du lịch. C. khoáng sản phong phú, đa dạng. D. phát triển giao thông. Câu 46: Miền núi nước ta có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho A. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây rau đậu, chăn nuôi gia súc. B. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả. C. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu. D. hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Câu 47: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là : A. nước ta là nước nhiều đồi núi. B. nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông. C. nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa. D. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. Câu 48: Ý nào là thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển? A. Các quốc gia có thể đón đầu công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế. B. Các nước đều có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế. C. Khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống. D. Các giá trị đạo đức được xây dựng đang có nguy cơ bị xói mòn. Câu 49: Một phần diện tích của đồng bằng Sông Hồng, không còn được phù sa bồi tụ hằng năm là   do: A. địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. B. được con người khai phá lâu đời và làm biến đổi mạnh. C. có hệ thống đê ngăn lũ. D. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Câu 50: Cho bảng số liệu:                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 234
  2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê­ti­ô­pi­a năm 2013 (Đơn vị: %) Nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Thụy Điển 1,4 25,9 72,7 Ê­ti­ô­pi­a 45,0 11,9 43,1 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khu vực III của Thụy Điển có tỉ trọng cao. B. Khu vực I của Thụy Điển có tỉ trọng rất thấp. C. Cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê­ti­ô­pi­a có sự chênh lệch. D. Cơ cấu GDP của Thụy Điển đặc trưng cho nhóm nước đang phát triển. Câu 51: Dãy Bạch Mã là: A. dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam. B. dãy núi làm ranh giới giữa Tây Bắc và Đông Bắc. C. dãy núi cao nhất nước ta. D. dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp. Câu 52: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch? A. Khí hậu ổn định, ít thiên tai. B. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. C. Giao thông thuận lợi. D. Có nguồn nhân lực dồi dào. Câu 53: Toàn cầu hóa cũng làm cho nước ta A. phải phụ thuộc vào các nước phát triển. B. phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển hơn. C. phải phụ thuộc vào những nước láng giềng. D. phải hợp tác với các nước có nền kinh tế kém hơn để chuyển giao công nghệ. Câu 54: Cho bảng số liệu: GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013 (Đơn vị: USD) Các nước phát triển Các nước đang phát triển Tên nước GDP/ ng ười Tên n ướ c GDP/ người Thụy Điển 60381 Cô lô bi a 7831 Hoa Kì 53042 In đô nê xi a 3475 Niu Di lân 41824 Ấn Độ 1498 Anh 41781  Ê ti ô pi a 505 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD. B. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người. C. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước. Câu 55: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. GDP/người của Hoa Kì gấp 119,6 lần của Ê­ti­ô­pi­a. B. GDP/người của Thụy Điển gấp 169,1 lần của Ê­ti­ô­pi­a. C. GDP/người của THụy Điển gấp 119,6 lần của Ê­ti­ô­pi­a. D. GDP/người của Hoa Kì gấp 9,6 lần của Ấn Độ. Câu 56: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa   nhóm nước phát triển và đang phát triển là A. sự phong phú về nguồn lao động. B. sự phong phú về tài nguyên. C. sự đa dạng về thành phần chủng tộc.    D. trình độ phát triển kinh tế Câu 57: Cho bảng số liệu: Nhóm nước Tên nước Năm 2010 Năm 2013 Phát triển Na uy 0,941 0.944                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 234
  3. Ô­xtrây­ li­ a 0,927 0,933 Nhật Bản 0,899 0,980 Đang phát triển In­đô­nê­xi­a 0,613 0,684 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Các nước đang phát triển chỉ số HDI còn thấp B. Các nước phát triển có chỉ số HDI cao C. Chỉ số HDI của các nước có sự thay đổi D. Chỉ số HDI của tất cả các nước đều tăng Câu 58: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP/người của các nước Thụy ĐIển, Hoa Kì, Ấn Độ, Ê­ ti­ô­pi­a là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ miền  Câu 59: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào? A. Thừa Thiên –Huế và Bà Rịa –Vũng Tàu. B. Khánh Hòa và Quảng Ninh. C. Đà Nẵng và Khánh Hòa. D. Đà Nẵng và Bà Rịa –Vũng Tàu. Câu 60: Cho biểu đồ Biểu đồ thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới năm 2003  Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Trung Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác đứng thứ hai thế giới B. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới C. Tây Âu là khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất thế giới D. Nga là nước có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất Câu 61: Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của khu vực nào nhiều nhất? A. Đông Á B. Trung Á C. Tây Âu D. Tây Nam Á. Câu 62: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là: A. có 3 mạch núi lớn theo hướng tây bắc­đông nam. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. D. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Câu 63: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có những đặc điểm gì? A. Xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng. B. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại. C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu đồi núi thấp D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 234
  4. Câu 64: Khu vực đồng bằng là nơi có điều kiện tốt nhất để xây dựng A. các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. B. các thành phố, nhà máy thủy điện, trung tâm thương mại. C. các thành phố, khu du lịch, trung tâm thương mại. D. các thành phố, khu công nghiệp, khu công nghiệp khai khoáng. Câu 65: Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở: A. vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Tây Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Nam. D. vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 66: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào có độ cao dưới 2000m? A. Pha Tha Ca. B. Tam Đảo. C. Kiều Liêu Ti. D.  Tây Côn Lĩnh. Câu 67: Thiên tai điển hình vùng đồng bằng A. bão và trượt lở đất. B. lụt và mưa đá. C. lũ quét và động đất. D. bão và xâm nhập mặn. Câu 68: Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí A. 23020’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. B. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. C. 23023’B ­ 8030’B và 102009’Đ ­ 109024’Đ. D. 23023’B ­ 8034’B và 102009’Đ ­ 109020’Đ. Câu 69: Nơi bắt đầu dãy Trường Sơn: A. đèo Ngang. B. sông Mã. C. đèo Tam Điệp. D. sông Cả. Câu 70: Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên miền núi ảnh hưởng đến cả đồng bằng vì: A. miền núi là nơi phát sinh vật liệu bồi đắp đồng bằng. B. nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng. C. miền núi giàu tài nguyên. D. miền núi ở trên cao. Câu 71: Biểu hiện rõ nét nhất của thương mại thế giới phát triển đối với nước ta là A. Việt Nam đã có thể tham gia vào tất cả tổ chức kinh tế thế giới. B. Việt Nam là thành viên của ASEAN ngay từ năm 1955. C. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. D. Việt Nam là thành viên của APEC. Câu 72: Được coi như đường biên giới trên biển của nước ta là A. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. B. đường cơ sở ­ đường nối các đảo gần bờ và các mũi đất xa nhất về phía biển. C. ranh giới giữa vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải. D. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Câu 73: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do: A. môi trường sống thích hợp. B. chất lượng cuộc sống cao. C. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. D. nguồn gốc gen di truyền. Câu 74: Hướng tây bắc ­ đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất ở: A. vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. B. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Bắc. D. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Câu 75: Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm A. gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m. B. cấu tạo chủ yếu bởi đá vội. C. có cấu trúc vòng cung. D. chạy theo hướng tây bắc ­ đông nam. Câu 76: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm :                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 234
  5. A. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời. B. vùng đất, vùng biển, vùng trời. C. vùng đất, vùng biển, vùng núi. D. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. Câu 77: Bộ phận có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là A. đặc quyền kinh tế. B. nội thủy. C. lãnh hải. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 78: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc : A. mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. B. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. C. phát triển các ngành kinh tế biển. D. tất cả các thuận lợi trên. Câu 79: Ở vùng núi Đông Bắc, khu vực nào có địa hình cao nhất ? A. Thượng nguồn sông Chảy. B. Giáp biên giới Việt – Trung: Cao Bằng, Hà Giang. C. Vùng trung tâm. D. Vùng trung du.. Câu 80:  Tỉ  lệ  diện tích địa hình núi cao trên 2000m  ở  nước ta so với diện tích toàn bộ  lãnh thổ  chiếm khoảng A. 75% B. 3% C. 1% D.  25%­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Học sinh được sử dụng Át lát địa lí để làm bài  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 234
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2