intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Thái Bình

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TỔ SINH HỌC NĂM HỌC 2022 ­ 2023 MÔN: SINH HỌC ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thời gian làm bài: 45 (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo  Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 000 danh: ............. Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là: A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm ... và con người. B. cấu trúc, chức năng của sinh vật. C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa. D. công nghệ sinh học Câu 2. Để quan sát được hình dạng, kích thước của tế bào thực vật, ta cần dụng cụ gì? A. Kính hiển vi quang học. B. Kính hiển vi điện tử. C. Kính lúp cầm tay. D. Kính lúp đeo mắt. Câu 3. Yếu tố  phải chú ý trong quá trình thực hiện các thí nghiệm được sử dụng các dụng cụ  hóa chất : 1.Ghi chép số liệu. 2. Quy tắc vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi. 4. Các lưu ý về cháy nổ, an toàn về hóa chất. 5. Trang bị cá nhân. A. 1,2,4. B. 2,3,5. C. 1,3,4. D. 2,4,6 Câu 4. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là: A. Có cấu tạo phức tạp. B. Được cấu tạo bởi nhiều bào quan. C. Có các đặc điểm chủ yếu của sự sống. D. Có màng bao bọc. Câu 5. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống được sắp xếp theo trình tự từ bé đến lớn  như sau : A. tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái. B. tế bào, quần thể, cơ thể, quần xã, hệ sinh thái. C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. D. cơ thể, quần thể, quần xã, tế bào, hệ sinh thái. Câu 6. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ? A. Liên tục tiến hóa. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. C. Là một hệ thống kín. D. Có khả năng tự điều chỉnh. Câu 7. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là: A. Cá thể sinh vật B. Quần thể sinh vật. C. Quần xã sinh vật. D. Hệ sinh thái. Câu 8. Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào? A. Ca, P, Cu, O. B. O, H, Fe, K. C. C, H, O, N. D. O, H, Ni, Fe. Câu 9. Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại? Mã đề 000 Trang 1/3
  2. A. Tính liên kết. B. Tính điều hòa nhiệt. C. Tính phân cực. D. Tính cách li. Câu 10. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì: A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. B. Chức năng chính là điều tiết quá trình trao đổi chất. C. Đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. Chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. Câu 11. Protein không có chức năng nào sau đây? A. Vận chuyển các chất. B. Xúc tác quá trình trao đổi chất. C. Điều hoà quá trình trao đổi chất. D. Lưu giữ, truyền đạt thông tin di truyền. Câu 12. Lipit không có đặc điểm: A. cấu trúc đa phân. B. không tan trong nước. C. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H , O. D. cung cấp năng lượng cho tế bào. Câu 13. Chức năng chính của mỡ là: A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. Cấu tạo nên màng sinh chất. C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn. D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan. Câu 14. Lipid tham gia chức năng nào sau đây? (1) Triglyceride (dầu, mỡ) đóng vai trò dự trữ năng lượng trong tế bào và cơ thể. (2) Triglyceride (dầu, mỡ) dung môi hòa tan nhiều vitamin A, D, E, K. (3) Phospholipid là thành phần chính của màng sinh chất. (4) Điều hòa hoạt động của tế bào và cơ thể. A. 1,2,3,4. B. 1,2,4. C. 1,2. D. 1,3. Câu 15. Các loại amino axit trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi: A. Số nhóm NH2. B. Cấu tạo của gốc R. C. Số nhóm COOH. D. Vị trí gắn của gốc R. Câu 16. Các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử DNA liên kết với nhau bằng: A. Liên kết photphodieste. B. Liên kết hydrogen. C. Liên kết glucose. D. Liên kết peptit. Câu 17. Khi nói về cấu trúc không gian của DNA, phát biểu nào sau đây sai? A. Hai mạch của DNA xếp song song và ngược chiều. B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính là 20 A0 . C. Chiều dài của một chu kỳ xoắn là 3,4 A0 gồm 10 cặp nucleotit. D. Các cặp nitrogen base liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. Câu 18. Cho các đặc điểm sau: (1) Không có nhân hoàn chỉnh. (2) Không có các bào quan có màng. (3) Có nhân hoàn chỉnh. (4) Chất di truyền là DNA dạng vòng, kép. Mã đề 000 Trang 1/3
  3. (5) Chất di truyền là DNA dạng thẳng, kép. Đặc điểm chung cho tất cả các tế bào nhân sơ là A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (5). D. (1), (3), (5). Câu 19. Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan: A. lysosome. B. ribosome. C. trung thể. D. lưới nội chất. Câu 20. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ: A. peptidoglican. B. xenlulozo. C. kitin. D. pôlisaccarit. Câu 21. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho vi khuẩn? A. Tỷ lệ S/V lớn nên vi khuẩn trao đổi chất với môi trường nhanh. B. Tỷ lệ S/V nhỏ giúp vi khuẩn hạn chế mất năng lượng khi hoạt động. C. Kẻ thù khó phát hiện D. Dễ xâm nhập vào tế bào vật chủ do tế bào vật chủ có kích thước lớn . ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Mã đề 000 Trang 1/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2