intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 102

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 12 đạt kết quả cao trong kì kiểm tra lên lớp sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Sông Lô Mã đề 102 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 102

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Môn: Lịch sử ­ Lớp 12 ( Ngày kiểm tra:…………… ) ĐỀ CHÍNH THỨC  (Thời gian làm bài  45  phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 trang   Mã đề thi 102 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931  là  A. Xô viết.  C. Chính phủ liên hiệp.  B. Công hội đỏ.  D. Công xã. Câu 2: Hoàn thiện nội dung sau đây: “Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết  Nghệ – Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã................”  A. đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai.  B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.  C. làm lung lay tận gốc chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn.  D. là cuộc tập dượt thứ hai cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 3: Luận cương chính trị (10–1930) có điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm  1930) của Đảng?  A. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc, động lực cách mạng là giai cấp công nhân  và nông dân.  B. Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng.  C. Cách mạng nước ta là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới.  D. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN. Câu 4: Những ngành nào được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở  Đông Dương?  A. Làm giấy, xay sát gạo, làm diêm, sản xuất đường.  B. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su.  C. Mở mang đường sắt, đường thuỷ, đường bộ.  D. Kinh doanh ngân hàng. Câu 5: Nhận diện các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám  thành công, đế quốc nào là kẻ thù chính?  A. Thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động  gây hấn.  B. 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, có một bộ phận theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng của  ta, tạo điều kiện cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng.  C. Hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông  Dương.  D. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc duới danh nghĩa Đồng minh, nuôi âm mưu lật đổ chính quyền  cách mạng nước ta. Câu 6: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc  lập” được phát động nhằm mục đích gì?  A. Đáp ứng nhu cầu cung ứng tiền tệ cho nhân dân.  B. Trang bị vũ khí, tăng cường tiềm lực quốc phòng.  C. Tạo nguồn vốn phát triển kinh tế.  D. Góp phần giải quyết những khó khăn về ngân sách quốc gia. Câu 7: Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng  Tám năm 1945 có tác dụng như thế nào?  A. Kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.  B. Làm thất bại âm mưu câu kết với quân Anh, quân Pháp ở miền Nam hòng bóp chết chính quyền  cách mạng non trẻ.
  2.  C. Chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.  D. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm  thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Câu 8: Vì sao Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6–3–1946?  A. Tạm hoà hoãn với Pháp để tập trung đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.  B. Tạm hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh cùng một lúc phải đối  phó với nhiều kẻ thù.  C. Chính quyền đang gặp khó khăn về đối nội.  D. Để củng cố khối đoàn kết toàn dân. Câu 9: Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6–3–1946), Chính phủ Pháp công nhận nước Việt  Nam Dân chủ Cộng hoà là  A. một quốc gia tự do.  C. một quốc gia độc lập.  B. một quốc gia độc lập, tự do.  D. một quốc gia tự trị. Câu 10: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp?  A. Xả súng vào đám đông ngày 2–9 –1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày  độc lập.  B. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 6–1–1946.  C. Câu kết với thực dân Anh ngay khi đặt chân xâm lược nước ta.  D. Đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn ngày 23–9–1945. Câu 11: Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?  A. Bù lại những khoản đầu tư trong cuộc khai thác lần thứ nhất.  B. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.   C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.  D. Tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp so với các nước TBCN. Câu 12: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn nào?  A. Vô sản với tư sản.  B. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.   C. Nông dân với địa chủ phong kiến.  D. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai.  Câu 13: Thành tựu quan trọng nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội   từ 1950 đến đầu thập kỉ 70 là  A. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)  B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên  C. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người  D. chế tạo thành công bom nguyên tử  Câu 14: Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa  A. Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa.  B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng hòa  C. Đảng dân chủ và Quốc dân Đảng. D. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.  Câu 15: Một trong những nguyên nhân đưa tới sự  thất bại của phong trào yêu nước theo   khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1914 là do  A. tư sản, tiểu tư sản còn non yếu.                  B. dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa.  C. sử dụng phương pháp đấu tranh bạo động.  D. các sĩ phu chưa được giác ngộ về chính trị.  Câu 16: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là  A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.  B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.  C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.  D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.  Câu 17: Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây ra cuộc chiến tranh   lạnh là  A. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác­xa­va (5­1955). 
  3. B. thông điệp của tổng thống Truman (3­1947).  C. sự ra đời của kế hoạch Mác­san (6­1947).  D. sự thành lập khối quân sự NATO (4­1949).  Câu 18: Tại sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương   cuối thế kỉ XIX?  A. Vì diễn ra trên địa bàn rừng núi.  B. Vì đề ra mục tiêu phù hợp nhất.  C. Vì diễn ra lâu nhất, tổ chức chặt chẽ.  D. Vì có hạn chế về dường lối, phương pháp.  Câu 19: Từ  đầu những năm 90, Nhật nỗ  lực vươn lên thành một cường quốc chính trị  để  tương xứng với vị thế  A. chủ nợ lớn nhất.  B. siêu cường tài chính.  C. siêu cường kinh tế.  D. cường quốc lớn nhất châu Á.  Câu 20: Từ  thành công của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong quá trình xây dựng và phát   triển đất nước, các nước đang phát triển  ở  Đông Nam Á có thể  rút ra bài học nào để  hội   nhập kinh tế quốc tế?  A. Giải quyết nạn thất nghiệp và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.  B. Ưu tiên sản xuất hàng tiêu dùng nội địa để chiếm lĩnh thị trường.  C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, chú trọng phát triển nội thương.  D. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.  Câu 21: Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành  A. trung tâm kinh tế­văn hóa hàng đầu thế giới.  B. trung tâm kinh tế­tài chính lớn nhất thế giới.  C. trung tâm kinh tế­chính trị lớn nhất thế giới.  D. trung tâm kinh tế­quân sự lớn nhất thế giới.  Câu 22: Biến đổi nào dưới đây KHÔNG chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau  Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?  A. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.  B. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.  C. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.  D. Hệ thống thuộc địa của chù nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.  Câu 23: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự  thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kê  hoạch 5 năm (1946­1950)?  A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.  B. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.  C. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường,  D. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.  Câu 24: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam có biểu hiện  A. khủng hoảng.  B. phát triển.  C. hình thành.  D. sụp đổ.  Câu 25: Những nước nào dưới đây là thủ  phạm châm ngòi cho chiến tranh thế  giới thứ hai   bùng nổ?  A. Anh, Pháp, Mĩ.  B. Đức, Italia, Nhật.  C. Italia, Nhật, Liên Xô.  D. Đức, Mĩ, Nhật.  Câu 26: Ngày 15­8­1945, với việc Nhật Bản chấp nhận  đầu hàng không điều kiện, chiến   tranh thế giới thứ hai  A. chính thức bùng nổ.  B. bước sang giai đoạn quyết liệt. 
  4. C. chính thức kết thúc.  D. bước vào giai đoạn kết thúc.  Câu 27: Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, kế hoạch Mác­san của Mĩ  (1947) còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào  A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.  B. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.  C. tổ chức chính trị­quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa.  D. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.  Câu 28: Trong phong trào Cần vương cuối thế  kỉ  XIX, có những cuộc khởi nghĩa lớn nào  dưới đây?  A. Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.  B. Ba Đình, Bãi Sậy, Yên Thế.  B. C. Bãi Sậy, Yên Bái, Yên Thế.  D. Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.  Câu 29: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai  là gì?  A. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.  B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.  C. Sự ra đời khối ASEAN.  D. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.  Câu 30: Sự kiện nào đã mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức ASEAN?  A. Hiệp ước Bali được kí kết năm 1976.  B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.  C. Vấn đề Campuchia được giải quyết.  D. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.  Câu 31: Các nước Anh­Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của chiến tranh  thế giới thứ hai bởi vì đã thực hiện chính sách  A. liên minh với phát xít.  B. nhượng bộ phát xít.  C. thù ghét cộng sản.  D. trung lập trước các vấn đề ở châu Âu.  Câu 32: Hội nghị Ianta (2­1945) KHÔNG đưa ra quyết định nào dưới đây?  A. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.  B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.  C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. PHẦN II: TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 33: Em hãy trình bày nội dung và hạn chế của bản Luận cương chính trị được thông qua tại  Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời (tháng 10 năm 1930) . ­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2