intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012 - THPT Tam Nông

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012 - THPT Tam Nông sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012 - THPT Tam Nông

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỒNG THÁP<br /> <br /> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br /> Năm học: 2012-2013<br /> Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11<br /> Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> Ngày thi: /12/2012<br /> <br /> ĐỀ ĐỀ XUẤT<br /> (Đề gồm có 01 trang)<br /> Đơn vị ra đề: THPT Tam Nông<br /> I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4 điểm)<br /> Câu 1: (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về<br /> sự tha thứ.<br /> II. PHẦN RIÊNG: (6 điểm)<br /> Thí sinh chọn một trong hai câu (Câu 2a hoặc câu 2b)<br /> Câu 2a: Chương trình chuẩn (6 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tự tình (II)<br /> của Hồ Xuân Hương:<br /> Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,<br /> Trơ cái hồng nhan với nước non.<br /> Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,<br /> Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.<br /> Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,<br /> Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.<br /> Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,<br /> Mảnh tình san sẻ tí con con!<br /> Câu 2b: Chương trình nâng cao (6 điểm): Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật<br /> Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).<br /> C. HƯỚNG DẪN CHẤM:<br /> I. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br /> - Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.<br /> Chú ý khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br /> - Điểm từng câu cho đến 0.25, không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm<br /> tròn đến 0.5 điểm.<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐỒNG THÁP<br /> <br /> KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br /> Năm học: 2012-2013<br /> Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br /> (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)<br /> Đơn vị ra đề: THPT TAM NÔNG<br /> I. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br /> - Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.<br /> Chú ý khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br /> - Điểm từng câu cho đến 0.25, không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm<br /> tròn đến 0.5 điểm.<br /> II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:<br /> Câu<br /> Nội dung yêu cầu<br /> Điểm<br /> Câu 1<br /> Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy 4.0 điểm<br /> nghĩ về sự tha thứ.<br /> 1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn<br /> nghị luận xã hội, giải thích đúng đắn, hợp lí, dẫn chứng cụ<br /> thể, thuyết phục, bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sáng<br /> rõ.<br /> 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo<br /> nhiều cách khác nhau, nhưng phải cơ bản đáp ứng được<br /> những ý sau:<br /> - Nêu được vấn đề nghị luận.<br /> 0.5<br /> - Giải thích: Tha thứ là sẵn lòng bỏ qua những lỗi lầm của<br /> 1.0<br /> người khác<br /> - Phân tích, chứng minh:<br /> 1.0<br /> + Đã là người, ai cũng có thể mắc phải khuyết điểm, lỗi<br /> lầm, điều quan trọng là phải nhận ra lỗi lầm và sửa đổi.<br /> Muốn vậy, con người cần sự tha thứ, bao dung cho nhau.<br /> Sự tha thứ là một cách giúp cho người phạm lỗi sửa chữa<br /> sai lầm và vươn lên trong cuộc sống.<br /> + Người có lòng bao dung, tha thứ sẽ luôn tạo được<br /> những mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu. Biết thứ tha cho<br /> người khác sẽ giúp cho tâm hồn con người luôn thanh<br /> thản, yên bình, cao đẹp.<br /> (Thí sinh chọn lọc những dẫn chứng phù hợp để chứng<br /> minh)<br /> - Bình luận, mở rộng vấn đề:<br /> 1.0<br /> + Tha thứ không có nghĩa là bỏ qua một cách đơn giản,<br /> mà cần phải có sự phân tích, chỉ bảo, động viên.<br /> + Phê phán những biểu hiện ích kỷ, hẹp hòi, … của một<br /> <br /> Câu 2a<br /> <br /> Câu 2b<br /> <br /> số bạn trẻ hiện nay.<br /> - Khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự tha thứ<br /> 0.5<br /> trong cuộc sống.<br /> Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân 6.0 điểm<br /> Hương<br /> 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về<br /> một bài thơ. Bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch<br /> lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br /> 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tự<br /> tình (II) của Hồ Xuân Hương, thí sinh có thể trình bày<br /> cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo<br /> đạt được những ý sau:<br /> - Nêu được vấn đề nghị luận (giới thiệu tác giả Hồ Xuân<br /> 1.0<br /> Hương, bài thơ Tự tình (II))<br /> - Cảm nhận về hình ảnh, tâm trạng nữ sĩ Hồ Xuân<br /> 4.0<br /> Hương qua bài thơ (kết hợp với việc phân tích những<br /> đặc sắc nghệ thuật):<br /> + Hai câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng của Xuân<br /> Hương trong khung cảnh đêm khuya thanh vắng, tiếng<br /> trống canh dồn dập (đảo ngữ, đối lập, cách sử dụng từ<br /> ngữ: “trơ”, “cái hồng nhan”, …).<br /> + Hai câu thực: Tâm trạng chua xót cho duyên phận bẽ<br /> bàng (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận<br /> nữ sĩ).<br /> + Hai câu luận: Mượn cảnh tả tình, hai câu thơ đã nói lên<br /> nỗi niềm phẫn uất, sức sống mạnh mẽ của một tâm hồn<br /> phụ nữ cá tính, bản lĩnh (đảo ngữ, những động từ mạnh:<br /> “xiên ngang”, “đâm toạc”).<br /> + Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, ngán ngẩm, xót<br /> xa (chú ý nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối).<br /> - Đánh giá chung: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật<br /> 1.0<br /> của bài thơ, khẳng định tài năng thơ của “Bà chúa thơ<br /> Nôm”.<br /> Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong 6.0 điểm<br /> tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).<br /> 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về<br /> nhân vật văn học. Bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt<br /> mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br /> 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhân vật<br /> Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn<br /> Tuân), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác<br /> nhau, nhưng phải đảm bảo đạt được những ý sau:<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> -<br /> <br /> Nêu được vấn đề nghị luận<br /> Huấn Cao là nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp:<br /> + Huấn Cao mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: Có<br /> tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, chữ của Huấn Cao thể<br /> hiện “ hoài bão tung hoành của một đời con người”.<br /> + Huấn Cao có khí phách của một trang anh hùng<br /> dũng liệt: Xem thường thế lực, uy quyền của chế độ<br /> phong kiến; Trước cái chết cận kề vẫn thản nhiên, đĩnh<br /> đạc.<br /> + Huấn Cao là người có cái tâm trong sáng, cao đẹp:<br /> Không vì quyền thế hay tiền bạc mà ép mình cho chữ, chỉ<br /> cho chữ ở những chỗ tri âm tri kỉ; tỏ lòng quý trọng, cảm<br /> kích trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, trân trọng “sở<br /> thích cao quý” của viên quản ngục; sẵn sàng cho chữ,<br /> hoàn thành sở nguyện cho viên quản ngục, dành những<br /> lời khuyên bảo tốt đẹp cho viên quản ngục (chú ý phân<br /> tích vẻ đẹp Huấn Cao ở cảnh cho chữ).<br /> Nghệ thuật xây dựng nhân vật và quan điểm về cái<br /> đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân:<br /> + Xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn: Huấn Cao<br /> là hình tượng nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp, là nhân vật<br /> toàn diện, hoàn mỹ.<br /> + Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn<br /> Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã bày tỏ quan điểm về cái<br /> đẹp: cái đẹp là bất diệt, cái tài đi đôi với cái tâm, cái đẹp<br /> phải gắn liền với cái thiện.<br /> Đánh giá chung: Nhận xét khái quát về vẻ đẹp nhân vật.<br /> Khẳng định tài năng của tác giả.<br /> - HẾT -<br /> <br /> 1.0<br /> 3.0<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 1.0<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2