intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 263

Chia sẻ: Tuyensinhlop10 Hoc247 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

24
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em đã có trong tay Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 263. Tham khảo tài liệu không chỉ giúp các em củng cố kiến thức môn học mà còn giúp các em rèn luyện giải đề, nâng cao tư duy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Gia Nghĩa - Mã đề 263

  1. SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA Năm học: 2017 ­ 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 263 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Câu 1: Hiện tượng ứ giọt thường gặp loài cây nào sau đây? A. Cây gỗ lớn B. Cây hai lá mầm C. Cây bụi thấp D. Cây mọng nước Câu 2: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: A. Xitôkinin và ancaloit B. Nước và các ion khoáng C. Axitamin và vitamin D. Amit và hooc môn Câu 3: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá: A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ sự co bóp của khoang túi) thành những  chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào (nhờ enzim thuỷ phân tiết ra từ tế bào tuyến  trên thành túi) thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân tiết ra từ tế bào tuyến  trên thành túi) và tiêu hóa nội bào. D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân tiết ra từ khoang túi) và  tiêu hóa nội bào. Câu 4: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng? A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở. B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở. D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng. Câu 5: Quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Chuyển hóa năng lượng B. Điều hòa không khí C. Tổng hợp chất hữu cơ D. Phân giải chất hữu Câu 6: Sản phẩm nào của pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp? A. ATP, NADPH B. ATP, NADPH và O2 C. ATP và CO2 D. NADPH, O2 Câu 7: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá nhiều hơn qua mặt trên vì sao? A. Lớp cutin mặt trên mỏng hơn mặt dưới B. Mặt dưới lá không có khí khổng C. Khí khổng phấn bố tập trung ở  mặt dưới của lá D. Khí khổng phân bố tập trung ở mặt trên của lá Câu 8: Khi lá vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố nào liên quan đến hiện  tượng này? A.  S, P, K B.  N, K, Mn C.  N, Mg, Fe D.  P, K, Fe                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 263
  2. Câu 9: Thoát hơi nước ở lá có tác dụng A. hạ nhiệt cho lá và khuếch tán CO2 vào lá B. tăng nhiệt cho lá và khuếch tán O2 vào lá C. tăng nhiệt cho lá và khuếch tán CO2 vào lá D. hạ nhiệt cho lá và khuếch tán O2 vào lá Câu 10:  Trong trồng trọt, để  cây nhận được nhiều ánh sáng, người ta thường có   những biện pháp: A. Trồng cây vào mùa hè, mùa đông thắp thêm đèn B. Tỉa bớt cành, trồng đúng mật độ, xen canh hợp lý. C. Thắp đèn vào ban đêm, luân canh hợp lý. D. Bấm ngọn thân chính kết hợp tỉa bớt cành. Câu 11: Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ? A. Manh tràng phát triển. B. Dạ dày 4 ngăn C. Ruột dài. D. Ruột ngắn. Câu 12: Rễ  cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ  yếu qua thành phần cấu  tạo nào của rễ? A. Miền lông hút B. Đỉnh sinh trưởng C. Miền sinh trưởng D. Rễ chính Câu 13:  Khi trồng rừng, lúc cây còn nhỏ, người ta thường trồng với mật độ  dày.   Khi đạt chiều cao nhất định, thường tỉa bớt để lại một số cây. Biện pháp này có tác   dụng A. thu hoạch nhiều cây. B. giảm sự thoát hơi nước của lá. C. tăng độ ẩm cho đất. D. tăng nhanh chiều cao cây. Câu 14: Quang hợp thực vật CAM và C4 khác nhau về A. phản ứng của pha tối B. thời gian đóng mở khí khổng. C. chất hữu cơ tổng hợp đầu tiên. D. chất nhận CO2 đầu tiên. Câu 15: Đa số động vật có phổi không hô hấp dưới nước được vì A. nước tràn vào ống dẫn khí cản trở lưu thông khí. B. phổi không hấp thụ được O2 trong nước. C. phổi không thải được CO2 trong nước. D. nước tràn vào ống dẫn khí làm thu hẹp bề mặt trao đổi khí. Câu 16: Hô hấp ở động vật là A. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để  ôxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng  thời thải CO2 ra bên ngoài. B. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để  ôxy hoá các chất trong tế bào và tích lũy năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời  thải O2 ra bên ngoài.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 263
  3. C. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để  khử các chất trong tế bào và tích luỹ năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải  CO2 ra bên ngoài. D. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy CO2 từ môi trường ngoài vào để  ôxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng  thời thải O2 ra bên ngoài. Câu 17: Thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm vì: A. ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho quang hợp. B. ban đêm khí khổng mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước C. mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. D. ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. Câu 18: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật là: A. C6H12O6 + 6H2O   6CO2 + 6O2 + Q (năng lượng). B. C6H12O6 + 6CO2  6O2 + 6H2O + Q (năng lượng). C. C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng). D. 6CO2 + 6H2O  C6H12O6 + 6O2 + Q (năng lượng). Câu 19:  Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử  dụng  được nguồn nitơ? A. Amôn hóa và phản nitrat hóa. B. Amôn hóa và nitrat hóa. C. Nitrat hóa và phản nitrat hóa. D. Cố định đạm. Câu 20: Sản phẩm của quá trình lên men axit piruvic là: A. Rượu êtylic và axit malic B. Rượu êtylic và Năng lượng. C. Axit lactic và năng lượng. D. Rượi êtylic và CO2. Câu 21: Tiêu hóa trong túi tiêu hóa tiến hóa hơn tiêu hóa trong không bào tiêu hóa vì A. chất dinh dưỡng được hấp thụ triệt đệ hơn. B. enzim tiêu hóa không bị hòa loãng C. thức ăn không trộn lần chất thải D. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn Câu 22: Tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ của trâu diễn ra như thế nào? A. Tiết pepin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá  xellulozo. D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. Câu 23: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng? A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. B. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. C. Zn, Cl, B, K, Cu, S. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. Câu 24: Quá trình hô hấp của hạt khi bảo quản nông sản gây hậu quả: A. làm tăng khối lượng chất khô của hạt. B. làm hao hụt lượng chất khô của hạt.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 263
  4. C. làm giảm nhiệt độ của khối hạt. D. làm tăng khí oxi quanh khối hạt Câu 25: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm: A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. B. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 26: Tiêu hoá là quá trình A. biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ và vô cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ  được. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài. C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ  thể hấp thu được. D. biến đổi thức ăn thành năng lượng và các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể  hấp thụ được. Câu 27: Hình thức tiêu hoá ở động vật đã tiến hóa theo hướng: A. Tiêu hoá ngoại bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá nội   bào. B. Tiêu hoá nội bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá ngoại  bào. C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại  bào. D. Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại  bào. Câu 28: Năng suất sinh học là A. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong  suốt thời gian sinh trưởng. B. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong  suốt thời gian sinh trưởng. C. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong  suốt thời gian sinh trưởng. D. tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong  suốt thời gian sinh trưởng. Câu 29: Động vật đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình   thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể Câu 30: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị  tiêu giảm. B. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 263
  5. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. Câu 31:  Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không  ưa mặn mất khả  năng sinh   trưởng trên đất có độ mặn cao là A. các ion khoáng là độc hại đối với cây. B. hàm lượng oxy trong đất là quá thấp. C. thế nước của đất là quá thấp. D. các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua  mặt đất. Câu 32: Nhóm thực vật CAM bao gồm các loài cây nào? A. Mía, ngô, rau dền. B. Xương rồng, mía, cam. C. Cam, bưởi, nhãn. D. Xương rồng, thanh long, dứa. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,0 điểm) Câu hỏi: Động vật có những hình thức hô hấp nào? Nêu đặc điểm của bề  mặt   trao đổi khí? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 263
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2