intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Hương Khê - Mã đề 01

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

81
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Hương Khê - Mã đề 01 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2018 - THPT Hương Khê - Mã đề 01

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH  KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017­ 2018 TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ Môn: NGỮ VĂN LỚP 10  Thời gian làm bài:  90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) Mã đề 1 I. Đọc hiểu ( 3,0 điểm):  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: " Trên suốt hành trình của cuộc sống, bạn phải luôn nhớ  rằng: Dù có khó khăn   cũng không bao giờ  nản chí, mà dù có dễ  dàng cũng không được chủ  quan. Bởi vì, thử   thách có thể  đến với bạn bất cứ  lúc nào. Và trên mỗi chặng đường đã qua, bạn hãy   giành ít phút để  nhìn lại, suy nghĩ cả  về  những thất bại và thành công để  có cái nhìn   sáng suốt nhất về tương lai. Đó giống như là một bí quyết cho bạn. Hướng tới tương lai và nhìn lại quá khứ là   hai quá trình luôn phải được song hành cùng nhau. Hướng về phía trước để có động lực,   nhìn về  phía sau để  có nền tảng vững chắc. Nếu bạn bị ám ảnh về  những thất bại đã   qua và cảm thấy nhụt chí, phải chăng là do bạn chưa biết cách tiếp nhận và ứng phó với   những thất bại đó một cách khôn ngoan nhất? Trên hành trình chinh phục các mục tiêu đã đặt ra, nếu như  chưa đạt được điều   gì, thì nhất định bạn phải học được một bài học nào từ  nó; còn nếu đã đạt được rồi ,   bạn phải biết cách để thành tựu ấy không chỉ phục vụ cho riêng mình. Đấy cũng chính là   ý nghĩa của cuộc đời mà bạn đã chọn.." ( Trích Hạt giống tâm hồn ­ Trang 6­ Nhiều tác giả­ NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí  Minh­ 2016) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?  (0,5 điểm) Câu 2. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ xuất hiện nhiều nhất trong  văn bản? (1,0 điểm) Câu 3. Quan điểm " Thử thách có thể đến với bạn bất cứ lúc nào" của tác giả gợi  cho em suy nghĩ gì?( 1,5 điểm) II. Làm văn ( 7,0 điểm):
  2. Cảm hứng yêu nước qua hai tác phẩm Bạch Đằng giang phú ( Trương Hán Siêu)  và Đại cáo bình Ngô( Nguyễn Trãi).                                    ………………HẾT…………….. ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM: Mã đề 1 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận để  tạo lập văn bản và trình bày bài đọc hiểu. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn  viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết của các sự việc, chi tiết tiêu  biểu; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Các yêu cầu cụ thể: Phầ Câu Nội dung Điể n m ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị  luận/   0,5 Nghị luận. 2 Biện   pháp   tu   từ:   Phép   đối   (   Đối   tương   phản):   Khó  1,0 khăn­   dễ   dàng,   thất   bại­   thành   công,   tương   lai­   quá  khứ, đạt­ chưa đạt. ­ Tác dụng: Tạo sự cân xứng về cấu trúc, âm thanh và  I nhấn mạnh được sự  tồn tại tất yếu của hai mặt đối   lập trong cuộc sống. 3 Quan điểm của tác giả  giúp chúng ta hiểu rằng: Bản  1,5 chất cuộc sống bao giờ cũng phong phú, phức tạp với  muôn vàn khó khăn, thử thách có thể xảy ra bất cứ lúc  nào và đến với bất cứ ai.. Bởi vậy, mỗi người cần rèn  cho bản thân ý chí,nghị lực, bản lĩnh để có thể đối mặt  và vượt qua những khó khăn,thử thách đó. II LÀM VĂN 7,0 1. Đảm bảo thể thức bài văn nghị luận văn học 0,5 ­ Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ  các phần Mở  bài, Thân   bài,   Kết   bài.   Phần   Mở   bài   biết   giới   thiệu   luận   đề;  phần Thân bài biết tổ  chức thành nhiều đoạn văn liên  kết chặt chẽ với nhau trình bày vấn đề; phần Kết bài :   đánh giá nâng cao luận đề. ­ Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ  ba phần Mở  bài, Thân  bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy  đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
  3. ­ Điểm 0: Thiếu Mở  bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ  có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1 điểm): Cảm  0,5 hứng yêu nước qua Bạch Đằng giang phú và Bình Ngô  đại cáo ­ Điểm 0,5 : Xác định đúng luận đề, phân tích và làm rõ  được qua hai tác phẩm. ­ Điểm 0,25 : Xác định đúng đối tượng nghị luận, phân  tích chung chung chưa làm rõ vấn đề. ­ Điểm 0: Xác định sai đối tượng nghị  luận, trình bày  lạc sang vấn đề khác. 3.Trình bày các luận điểm, có sự liên kết chặt chẽ; sử  5,0 dụng tốt các thao tác nghị luận:giải thích, phân tích,  chứng minh, bình luận (3,0 điểm): ­ Điểm 5,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày   theo định hướng sau: * Mở bài: /  Giới thiệu khái quát về tác giả Trương  Hán Siêu với tác phẩm Phú sông Bạch Đằng  và tác giả  Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô đại cáo. / Giới thiệu luận đề: Cảm hứng yêu nước là sợi chỉ đỏ  xuyên suốt hai tác phẩm. * Thân bài: + Giải thích: Cảm hứng yêu nước là nội  dung tình cảm chủ đạo gắn với đất nước trong mỗi tác  phẩm văn học. Cảm hứng yêu nước là nền tảng để tác  giả   bộc   lộ   tư   tưởng   yêu   nước:   Đó   là   tình   yêu   quê  hương đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Là ý  thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; là lòng   căm thù giặc với tinh thần quyết chiến với kẻ thù; ;là  niềm tự  hào về  truyền thống lịch sử  cũng như  ý thức  xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam muôn đời giàu  đẹp.. + Cơ sở xã hội: Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV nhân dân ta  tiếp tục đấu tranh chống giặc ngoại xâm và lập được  nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến, nhiều sáng  tác   văn   học   là   của   những   người   trực   tiếp   tham   gia   chiến đấu chống kẻ  thù nên cảm hứng chủ  đạo của   văn   học   là   cảm   hứng   yêu   nước   với   âm   hưởng   hào  hùng.
  4. +Biểu   hiện   của   cảm   hứng   yêu   nước   trong   hai   tác  phẩm: Thí sinh chọn lọc dẫn chứng và triển khai theo  một số ý sau Ở  Phú sông Bạch Đằng: / Niềm tự hào trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng: Một  vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa nên thơ, trữ tình.. / Niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống xâm  lược: Dòng sông Bạch đằng là nơi ghi dấu chiến thắng  của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Cũng là nơi  chứng kiến hào khí Đông A của nhà Trần thông qua  những hồi tưởng và miêu tả những chiến thắng.. / Cảm hứng yêu nước được soi chiếu bởi tư tưởng  nhân văn cao đẹp:Đó là truyền thống đạo lí nhân nghĩa  được đúc kết thành một chân lí vĩnh hằng, như một  quy luật bất biến của tự nhiên.. Tất cả được khắc họa  qua kết cấu chặt chẽ, hợp lí; ngôn ngữ trang trọng; sự  kết hợp yếu tố trữ tình hoài cổ và yếu tố tự sự tráng  ca.. Ở Bình Ngô đại cáo:  / Tư tưởng nhân nghĩa và cảm hứng yêu nước hòa làm  một: Nhân nghĩa là yên dân và vì thương yêu dân nên  phải đánh đuổi kẻ thù xâm lược.. / Niềm tự hào về văn hiến, về chủ quyền của dân tộc.  / Lòng căm thù giặc, tố cáo tội ác kẻ thù.. / Quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược: Thể hiện qua  người anh hùng Lê Lợi, qua tinh thần đoàn kết của dân  tộ c /  Niềm tự hào về các chiến thắng liên tiếp của nghĩa  quân mà cốt lõi là sức mạnh của " đại nghĩa"'chí nhân" / Truyền thống nhân nghĩa, nhân văn: là một truyền  thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Khi giặc đã bại  trận, ta không những không truy đuổi mà còn cấp ngựa  cấp thuyền cho chúng về nước=> sự bao dung , khát  vọng hòa bình của cả dân tộc.  / Cảm hứng yêu nước trong Bình Ngô Đại Cáo  được  tô đậm qua lời lẽ đanh thép, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ  giàu hình ảnh..
  5. + Đánh giá:  / Đều là những áng văn yêu nước xuất sắc .Đều đề cao  vai trò của con người và truyền thống nhân nghĩa tốt  đẹp / Tuy nhiên cách khám phá và cách thể hiện của các nhà  văn có sự độc đáo riêng. Chính điều đó làm nên sự  phong phú cho văn học giai đoạn này cũng như cho nền  văn học dân tộc.( Cần thấy được nếu truyền thống  nhân nghĩa bước đầu được nhận thức trong Phú sông  bạch Đằng thì đến Bình Ngô đại cáo đã được kết tinh  một cách sâu sắc, toàn diện..) + HS có thể liên hệ một số các tác phẩm khác có nội  dung tương tự: Tỏ lòng(Phạm Ngũ Lão), Hịch tướng sĩ  ( Trần Quốc Tuấn)...  * Kết bài: +Khái quát nâng cao về luận đề +Âm vang, sức sống, sự lan tỏa của cả hai tác phẩm + Bồi dưỡng lòng tự hào , tự tôn , lòng yêu nước cho  các thế hệ Thí sinh có thể có những diễn đạt khác nhưng phải hợp lí,  có sức thuyết phục. ­ Điểm 4,5 ­ 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên,  song một trong các sự việc, chi tiết chưa tiêu biểu  . ­ Điểm 3,5­ 2,5 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. ­ Điểm 2,0 : Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. ­ Điểm 1,5­1,0: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu  nào trong các yêu cầu trên. ­  Điểm 0: Không  đáp  ứng  được bất kì  yêu cầu nào  trong các yêu cầu trên. 4. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ  mới mẻ,   0,5 ngôn ngữ sáng tạo..  ­ Điểm 0,5 : Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, văn  viết giàu cảm xúc, hấp dẫn. ­ Điểm 0,25: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;  biết cách phân tích  sự  việc. ­ Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính   0,5 tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.  ­ Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  6. ­ Điểm 0,25: Mắc một số  lỗi chính tả, dùng từ, đặt  câu. ­ Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2