intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 10

Chia sẻ: Tran Pham Thien Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

316
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo 4 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Lịch sử lớp 10.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 môn Lịch sử lớp 10

  1. TRƯỜNG THPT VINH LỘC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử Lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Em hãy trình bày ngắn gọn diễn biến của các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thời hậu kỳ trung đại? Phân tích các hệ quả quan trọng của nó. Theo em hệ quả nào là quan trọng nhất tại sao? (6đ) Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Tần Hán?(2đ) Câu 3: Vì sao nền văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn so với nền văn minh Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại?(2đ) ----------------------------HẾT-----------------------------
  2. ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM a. Các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu thời hậu kỳ Trung Đại 4đ - Phát kiến của Đia Xơ (1487) đi vòng qua cực Nam của châu Phi. 1.0 Điểm đó đươc ông đặt tên là mũi Bão Tố. - Phát kiến của CÔLÔMBÔ (1492) đi vào Đại Tây Dương và phát 1.0 hiện ra châu MỸ nhưng ông gọi đó là Đông Ân Độ. - Phát kiến của VAXCÔ ĐƠ GA MA đi về phương Đông. Tháng 5 1.0 1498 ông đã đến bờ Tây Nam Ấn Độ. - Phát kiến của MAGIENLANG (1519 - 1522) đoàn thám hiểm 1.0 vòng qua điểm cực nam của Nam Mỹ; tiến vào Thái Bình Dương. Tại PhiLippin ông đã thiệt mạng. Về tới Tây Ban Nha đoàn thám hiểm còn môt chiến thuyền và 18 thuỷ thủ. 1 b. Các cuộc phát kiến đia lý thời Hậu kỳ trung đại có ý nghĩa lịch 1.5đ (6đ) sử to lớn - Khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, dân 0.5 tộc mới, mở rộng thị trường quốc tế...tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. - Thúc đẩy sự tan rã của chế độ phong kiến; cũng như sự ra đời của 0.5 CNTB ở Tây Âu. - Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô 0.5 lệ. 0.5đ c. Hệ quả quan trọng nhất là sự tan rã của chế độ phong kiến; cũng như sự ra đời của CNTB ở Tây Âu. Vì quá trình này thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, nó chấm dứt “đêm trường trung cổ” ở châu Âu HOÀNG ĐẾ 2đ THỪATƯỚNG THÁI UÝ Quan võ Các chức quan khác 2 (coi giữ tài chính, lương thực...) (2đ) Thái thú Thái thú (Quận) (Quận) Huyện lệnh Huyện lệnh (Huyện) (Huyện)
  3. Vẽ đúng cho trọn điểm, vẽ sai tuỳ từng vị trí để trừ điểm cho phù hợp Nền văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn so với nền văn 2đ minh Ai Cập – Lưỡng Hà cổ đại là vì: 3 - Nền văn minh Hy lạp ra đời muộn hơn 0.5 (2đ) - Công cụ bằng sắt phát triển mạnh 0.5 - Cư dân Hy Lạp phát triển nghề đi biển 0.5 - Hiểu biết khoa học cao hơn 0.5
  4. TRƯỜNG THPT TAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Lịch Sử ( Khối 10) Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. Phần chung (7 điểm) : Câu 1: ( 3 điểm ): Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn tại châu Á và châu Phi ? Câu 2: ( 4 điểm ): Nêu ngắn gọn những thành tựu cơ bản của nền văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô Ma. II. Phần riêng (3 điểm): A. Chương trình chuẩn: Câu 3: ( 3 điểm ) Trình bày những cuộc phát kiến địa lý lớn trong thời hậu kỳ Trung Đại , nêu hệ quả của những cuộc phát kiến địa lý này. B. Chương trình nâng cao: Câu 4: (3 điểm) Tại sao nói mầm mống kinh tế Tư Bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh ? Vì lí do nào nền kinh tế Tư Bản chủ nghĩa không phát triển được ở Trung Quốc ? ……………………………Hết…………………………
  5. TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC Tổ lịch sử ****************** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10 NÂNG CAO Câu 1: (5 điểm) : Vì sao nói thời kì Gúp ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ? Nền văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Câu 2: (4 điểm) Giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam Á? Biểu hiện cụ thể? Câu 3: (1 điểm) Hãy kể ít nhất 5 tên gọi của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I (10 nâng cao) NĂM HỌC 2009-2010 Câu 1: (5 điểm) 1. * Vương triều này do vua Gúp ta sáng lập, trải qua gần 150 năm (từ 319- 467), ngay cả dưới thời Hậu Gúp ta (319-467) và vương triều Hác- sa (606-647) vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc, nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. (1 đ) Được biểu hiện cụ thể qua các chi tiết sau đây: 1. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, lòng tôn sùng với Phật giáo được thể hiện qua việc người ta làm rất nhiều chùa Hang đẹp và to lớn (nổi bật có chùa Agian ta), nhiều tượng Phật điêu khắc trên đá hoặc bằng đá. (1 đ) 2. Đạo Hin-đu cũng được ra đời và phát triển, thờ bốn thần chủ yếu: (thần sáng tạo(Bra-ma), thần huỷ diệt (Si-va), thần bảo hộ (Visnu) và thần sấm sét (In-đra)., người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá hình chóp núi, bằng đá hoặc bằng đồng và rất nhiều tượng thần đẹp. (1 đ)
  6. 3. Ấn Độ sớm có chữ viết, từ chữ viết cổ vùng sông Hằng(chữ Bra- mi), sau đó là chữ Phạn (Sanskrit), dùng để viết văn bia và truyền bá văn hoá Ấn Độ.(0,5đ) 4. Văn học Hin đu và văn học truyền thống ra đời và phát triển: hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana. (0,5đ) * Văn hoá Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài, đặc biệt là các nước châu Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên, thông qua việc giao lưu, buôn bán. Văn hoá của Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á , tuy nhiên mỗi dân tộc ở Đông Nam Á vẫn xây dựng nền văn hoá mang đậm bản sắc riêng (1 đ) Câu 2: (4 đ) Từ thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XVIII là giai đọan phát triển thịnh đạt của các nước Đông Nam Á ( 0,5 đ) 1. Chính trị ổn định: Thế kỉ XIII , bị dồn đuổi bởi cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía nam, lập ra vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay, sau thống nhất thành vương quốc Thái, một nhóm người Thái khác lập nên vương quốc Lan xang. Mian ma vào thế kỉ XVI cũng được thống nhất lại dưới vương triều Tôn-gu và tiếp tục phát triển trở thành vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á. (1 đ) 2. Kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và sản vật thiên nhiên. Ví dụ: Cham Pa nổi tiếng về trầm hương, Cam pu chia về cá, In đô nê xia có hồ tiêu và dừa…, những hải cảng lớn ra đời, trở thành nơi dừng chân và buôn bán của thương nhân nhiều nước. (1 đ) 3. Văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ: trên cơ sở chữ Phạn, người Thái có chữ viết riêng vào khoảng XIII. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ:tiêu biểu có khu đền của ĂngCo vát và Ăng co Thom ở Cam pu chia, Thạt Luổng ở Lào, Tháp Chăm ở Việt Nam. (1đ) 4. Quân sự: trong giai đoạn này một số nước đã xây dựng cho mình một quân đội hùng mạnh: vương quốc Lào được thành lập năm 1353 và đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nguyên, In đo nê xia cũng chiến thắng quân Nguyên và đi vào giai đoạn thịnh đạt… (0,5đ) Câu 3: (1 điểm)
  7. 1: Đại Việt, 2: Cham Pa, 3: Pa gan, 4: Su khô thay, 5: A-út –thay-a. ( hoặc: Tô-gu, Mo-giô-pa-hít, Lan-xang..) Gv: Phùng Thị Yến
  8. TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC Tổ lịch sử ****************** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 10 CHUYÊN Câu 1: (5 điểm) :Vì sao nói thời kì Gúp ta là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ? Nền văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Câu 2: (4 điểm) Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của Ấn Độ phong kiến theo mẫu sau: Vương triều Hồi giáo Đê - li Vương triều Ấn Độ Mô - gôn Niên đại Sự thành lập Những chính sách thống trị Câu 3: (1 điểm) Hãy kể ít nhất 5 tên gọi của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I (10 nâng cao) NĂM HỌC 2009-2010 Câu 1: (5 điểm) 1. * Vương triều này do vua Gúp ta sáng lập, trải qua gần 150 năm (từ 319- 467), ngay cả dưới thời Hậu Gúp ta (319-467) và vương triều Hác- sa (606-647) vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc, nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. (1 đ) Được biểu hiện cụ thể qua các chi tiết sau đây: 1. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, lòng tôn sùng với Phật giáo được thể hiện qua việc người ta làm rất nhiều chùa Hang đẹp và to lớn (nổi bật có chùa Agian ta), nhiều tượng Phật điêu khắc trên đá hoặc bằng đá. (1 đ) 2. Đạo Hin-đu cũng được ra đời và phát triển, thờ bốn thần chủ yếu: (thần sáng tạo(Bra-ma), thần huỷ diệt (Si-va), thần bảo hộ (Visnu) và thần sấm sét (In-đra)., người ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá hình chóp núi, bằng đá hoặc bằng đồng và rất nhiều tượng thần đẹp. (1 đ)
  9. 3. Ấn Độ sớm có chữ viết, từ chữ viết cổ vùng sông Hằng(chữ Bra- mi), sau đó là chữ Phạn (Sanskrit), dùng để viết văn bia và truyền bá văn hoá Ấn Độ.(0,5đ) 4. Văn học Hin đu và văn học truyền thống ra đời và phát triển: hai bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Ramayana. (0,5đ) * Văn hoá Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài, đặc biệt là các nước châu Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên, thông qua việc giao lưu, buôn bán. Văn hoá của Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á , tuy nhiên mỗi dân tộc ở Đông Nam Á vẫn xây dựng nền văn hoá mang đậm bản sắc riêng (1 đ) Câu 2: (4 đ) Từ thế kỉ XIV đến giữa thế kỉ XVIII là giai đọan phát triển thịnh đạt của các nước Đông Nam Á ( 0,5 đ) 1. Chính trị ổn định: Thế kỉ XIII , bị dồn đuổi bởi cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía nam, lập ra vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay, sau thống nhất thành vương quốc Thái, một nhóm người Thái khác lập nên vương quốc Lan xang. Mian ma vào thế kỉ XVI cũng được thống nhất lại dưới vương triều Tôn-gu và tiếp tục phát triển trở thành vương quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á. (1 đ) 2. Kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và sản vật thiên nhiên. Ví dụ: Cham Pa nổi tiếng về trầm hương, Cam pu chia về cá, In đô nê xia có hồ tiêu và dừa…, những hải cảng lớn ra đời, trở thành nơi dừng chân và buôn bán của thương nhân nhiều nước. (1 đ) 3. Văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển, tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ: trên cơ sở chữ Phạn, người Thái có chữ viết riêng vào khoảng XIII. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ:tiêu biểu có khu đền của ĂngCo vát và Ăng co Thom ở Cam pu chia, Thạt Luổng ở Lào, Tháp Chăm ở Việt Nam. (1đ) 4. Quân sự: trong giai đoạn này một số nước đã xây dựng cho mình một quân đội hùng mạnh: vương quốc Lào được thành lập năm 1353 và đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nguyên, In đo nê xia cũng chiến thắng quân Nguyên và đi vào giai đoạn thịnh đạt… (0,5đ) Câu 3: (1 điểm)
  10. 1: Đại Việt, 2: Cham Pa, 3: Pa gan, 4: Su khô thay, 5: A-út –thay-a. ( hoặc: Tô-gu, Mo-giô-pa-hít, Lan-xang..)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2