intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 1)

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

58
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn Đề kiểm tra học kì I lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 1) giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 1)

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2013<br /> <br /> ĐỀ SỐ 1<br /> <br /> MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br /> Thời gian: 90 phút<br /> <br /> Câu 1: (2 điểm)<br /> Trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh<br /> sông Hương với những con sông nào trên thế giới? So sánh như vậy để làm gì ?<br /> Câu 2: (3 điểm)<br /> Hãy viết một bài văn ngắn không quá 400 từ nói lên suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến<br /> sau:”Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.Sự mất mát lớn nhất là<br /> bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.<br /> Câu 3: (5 điểm)<br /> Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:<br /> Những đường Việt Bắc của ta<br /> Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br /> Quân đi điệp điệp trùng trùng<br /> Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.<br /> Dân công đỏ đuốc từng đoàn<br /> Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.<br /> Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br /> Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br /> Tin vui chiến thắng trăm miền<br /> Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về<br /> Vui từ Đồng Tháp, An Khê<br /> Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.<br /> (Trích “Việt Bắc”-Tố Hữu)<br /> <br /> Đáp án<br /> Câu 1: (2 điểm)<br /> HS trả lời: Trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã<br /> so sánh sông Hương với những con sông nổi tiếng trên thế giới :sông Xen, sông Đa-nuýp,<br /> sông Nê-va để làm nổi bật sự tương đồng và nhất là sự khác biệt, độc đáo.<br /> Câu 2: (3 điểm)<br /> 1.Yêu cầu kĩ năng:<br /> HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không<br /> mắc các loại lỗi.<br /> 2.Yêu cầu kiến thức:<br /> HS có thể đưa ra nhiểu ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm<br /> nổi bật các ý sau:<br /> -Giải thích ý kiến:<br /> +Nội dung trực tiếp:câu nói khẳng định sự mất mát lớn nhất của đời người không phải là<br /> cái chết mà là sống với tâm hồn tàn lụi.<br /> -Thực chất câu nói khẳng định ý nghĩa của đời sống con người là ở đời sống tinh thần.<br /> -Bàn luận ý kiến:<br /> +Sức sống của tâm hồn biểu hiện ở tâm hồn ấy phong phú và nhạy cảm hay không.Tâm<br /> hồn ấy phải có lý tưởng, có khát vọng, niềm tin,...<br /> +Tâm hồn đẹp giúp người ta sống đẹp, ứng xử có văn hoá, có tình người, đem lại ý nghĩa<br /> thực sự cho đời sống.<br /> +Phê phán những con người sống mà tâm hồn tàn lụi, tồn tại vô nghĩa.<br /> -Bài học:<br /> +Sống có tâm hồn là một giá trị cao quý.Cái chết không phải là điều đáng sợ nếu đó là<br /> cái chết có ý nghĩa.Con người phải biết sống có ý nghĩa.<br /> +Không ngừng nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn để nâng cao đời sống tinh thần, sống đẹp<br /> với mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng và bản thân.<br /> 3.Cách cho điểm:<br /> -Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi về diễn đạt.<br /> <br /> -Điểm 2:Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi về diễn đạt.<br /> -Điểm 1:Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.<br /> -Điểm 0: Lạc đề<br /> Câu 3: (5 điểm)<br /> 1.Kĩ năng:Biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về tác phẩm trữ tình, diễn đạt<br /> lưu loát, kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi các loại.<br /> 2.Kiến thức:<br /> Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, biết phát hiện và<br /> phân tích những đặc sắc nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh...) để làm nổi bật giá trị của đoạn<br /> thơ.HS có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau:<br /> -6 câu đầu tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu:<br /> +Sức mạnh của cuộc kháng chiến là sức mạnh tổng hợp của những đoàn quân điệp điệp<br /> trùng trùng cùng với dân công đỏ đuốc từng đoàn.<br /> +Nghệ thuật so sánh (rầm rập như là đất rung), từ láy (đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng,<br /> rầm rập) góp phần diễn tả sự rung chuyển của núi rừng dưới bước chân của những đoàn<br /> người đi kháng chiến.Cách nói cường điệu làm nổi bật sức mạnh của quân đội, sức mạnh<br /> và quyết tâm của toàn dân.<br /> -2 câu tiếp thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.<br /> -4 câu cuối thể hiện niềm vui chiến thắng tràn ngạp khắp mọi miền của đất nước.Những<br /> địa danh từ Bắc vào Nam đã hoà với những chiến công lẫy lừng cùng Việt Bắc để đi vào<br /> lịch sử hào hùng của dân tộc.<br /> 3.Cách cho điểm:<br /> -Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, không mắc lỗi các loại.<br /> -Điểm 3:Trình bày được một nửa số ý, có thể mắc vài lỗi các loại.<br /> -Điểm 1:Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu.<br /> -Điểm 0:Lạc đề.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2