intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2021-2022

Chia sẻ: _nguyễn Khắc đào _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo "Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022  MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9.  ĐỀ SỐ 1 Thời gian 45 phút không kể thời gian giao  đề I.  MỤC TIÊU  1. Kiến thức. Học sinh nắm được những kiến thức  ­ Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. ­ Quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến nay. ­ Việt Nam sau chiến tranh thê giới thứ nhất. 2. kĩ năng. ­ Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. ­ Kiểm tra mức độ tư duy và trình bày các sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá  các sự kiện lịch sử. 3. Năng lực. ­ Phát triển năng lực tư duy, tự học và vận dụng, tự giải quyết vấn đề trong  quá trình học và làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA ­ Trắc nghiệm 90% và tự luận 10% III. MA TRẬN ĐỀ. Vận  Cộng Tên  dụng Nhận  Thông  Chủ  biết hiểu Vân dụng Vận  đề dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Mỹ, Nhật Bản, Tây  Âu sau chiến tranh thế  giới thứ hai đến nay. Số câu 8 3 11 Số  4 1.5 5.5  điểm 40% 15% 55% Tỉ lệ  % Chủ  đề 2: Quan  hệ  quốc  tế từ  sau 
  2. 1945  đến  nay. Số câu 2 1 3 Số  1 1 2 điểm 10% 10% 20% Tỉ lệ  % Chủ đề 3: Việt Nam sau chiến  tranh thê giới thứ nhất. Số câu 3 2 5 Số  1.5 1 2.5 điểm 15% 10% 7 Tỉ lệ  % Tổng số câu 8 8 2 1 19 Tổng số điểm 4 4 1 1 10 Tỉ lệ % 40% 40% 10% 10% 100% VI. NỘI DUNG ĐỀ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (9 điểm) Câu 1. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào  khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975. B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945. D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 2. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát  triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 3. Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời  gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 4. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như  thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.
  3. Câu 5. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế ­ tài chính của thế  giới từ khi nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 6. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết  định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 7. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu  phải làm gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 8. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác­san”, các nước Tây Âu  phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng  hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ. Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm  đóng lãnh thổ nước Đức? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 10. Ý nào không phải là nhiệm vụ của tổ chức Liên Hợp Quốc? A. Giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới B. Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội nhân đạo. Câu 11. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến  lược phát triển đất nước với trọng điểm là lĩnh vực nào? A. Chính trị B. Kinh tế C. Văn hóa D. Quân sự Câu 12. Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh thế  giới thứ hai, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. Câu 13. Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
  4. A. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. B. Hình thành trật tự thế giớ đa cực, nhiều trung tâm. C. Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu. D. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế Câu 14. Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp  là gì? A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra. C. Phát triển thuộc địa. D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp. Câu 15. Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế  nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? A. Tạo sự canh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. B. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. Câu 16. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ  luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông  dân. A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 17. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai  cấp nào? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 18. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần hai, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều  mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì? A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn giữa công dân và tư bản. D. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản dân tộc. B/ PHẦN TỰ LUẬN (1 điểm) Đề bài. Với xu thế chung của thế giới hiện nay, theo em Việt Nam cần làm gì để  đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa? (1 điểm) V. ĐÁP ÁN A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (9 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐÁP  D C B B B A B C C ÁN
  5. CÂU  10 11 12 13 14 15 16 17 18 ĐÁP  C B A D B D D C B ÁN B/ PHẦN TỰ LUẬN (1 điểm) Đề bài: Với xu thế chung của thế giới hiện nay, theo em Việt Nam cần làm gì để  đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa? Đáp án. Học sinh có thể tự đưa ra những biện pháp của mình giáo viên chấm  thấy hợp lí và cho điểm, tối thiểu được 2 biện pháp được 1 điểm. Ví dụ. ­ Tăng cường giao lưu, hợp tác phát triển các mối quan hệ để có điều kiện phát  triển kinh tế. ­ Nhà nước cần có những chính sách tốt để thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư  vào trong nước ­ Tăng cường phát triển nền giáo dục để đào tạo nguồn nhân công có chất lượng. ­ Tăng cường phát triển nền kinh tế tư nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2