intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 598

Chia sẻ: Lac Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 598 để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL HK1 môn Vật lí lớp 10 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 598

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> <br /> KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019<br /> MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề<br /> MÃ ĐỀ: 598<br /> <br /> (Đề thi có 02 trang)<br /> <br /> Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………<br /> Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi, ghi rõ mã đề thi.<br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)<br /> Học sinh viết đáp án vào tờ giấy thi theo bảng dưới đây.<br /> Câu<br /> 1<br /> <br /> Câu<br /> 2<br /> <br /> Câu<br /> 3<br /> <br /> Câu<br /> 4<br /> <br /> Câu<br /> 5<br /> <br /> Câu<br /> 6<br /> <br /> Câu<br /> 7<br /> <br /> Câu<br /> 8<br /> <br /> Câu<br /> 9<br /> <br /> Câu<br /> 10<br /> <br /> Câu<br /> 11<br /> <br /> Câu<br /> 12<br /> <br /> Câu 1. Chọn câu sai về hệ số đàn hồi của lò xo?<br /> A. Hệ số đàn hồi của lò xo càng lớn thì lò xo càng khó biến dạng.<br /> B. Độ cứng của lò xo còn được gọi là hệ số đàn hồi.<br /> C. Hệ số đàn hồi của lò xo càng nhỏ thì lò xo càng dễ biến dạng.<br /> D. Đơn vị của hệ số đàn hồi là N.m.<br /> Câu 2. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là<br /> A. làm cho vật biến dạng.<br /> B. truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.<br /> C. truyền vận tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.<br /> D. truyền gia tốc cho vật.<br /> Câu 3. Gia tốc của chuyển động tròn đều<br /> A. là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.<br /> B. tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động.<br /> C. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc dài.<br /> D. hướng về tâm quỹ đạo chuyển động.<br /> Câu 4. Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào<br /> A. áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.<br /> B. vật liệu của mặt tiếp xúc.<br /> C. diện tích tiếp xúc.<br /> D. tình trạng của mặt tiếp xúc.<br /> Câu 5. Chuyển động nào trong các chuyển động sau được gọi là chuyển động theo quán tính?<br /> A. chuyển động thẳng chậm dần đều.<br /> B. chuyển động thẳng đều.<br /> C. chuyển động tròn đều.<br /> D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.<br /> Câu 6. Rơi tự do là chuyển động<br /> A. thẳng chậm dần đều.<br /> B. thẳng đều.<br /> C. thẳng nhanh dần đều.<br /> D. tròn đều.<br /> Câu 7. Trong tương tác giữa hai vật, lực và phản lực không có cùng đặc điểm nào trong các<br /> đặc điểm sau?<br /> A. Cùng giá.<br /> B. Xuất hiện và mất đi đồng thời.<br /> C. Cùng hướng.<br /> D. Cùng độ lớn.<br /> Câu 8. Chuyển động tròn đều có gia tốc là vì<br /> A. vectơ vận tốc biến thiên cả hướng lẫn độ lớn.<br /> B. vectơ vận tốc có độ lớn thay đổi.<br /> C. vectơ vận tốc có hướng thay đổi.<br /> D. vectơ vận tốc không thay đổi.<br /> Trang 1/ Mã đề 598<br /> <br /> Câu 9. Công thức tính lực hấp dẫn là<br /> A. F  G<br /> <br /> m1.m2<br /> .<br /> r3<br /> <br /> B. F  G<br /> <br /> m1.m2<br /> .<br /> r<br /> <br /> C. F  G.m1.m2 .r .<br /> <br /> D. F  G<br /> <br /> m1.m2<br /> .<br /> r2<br /> <br /> Câu 10. Giá của lực là<br /> A. đường thẳng song song với vec tơ lực.<br /> B. đoạn thẳng chứa vec tơ lực.<br /> C. đường thẳng chứa vec tơ lực.<br /> D. đường thẳng vuông góc với vec tơ lực.<br /> Câu 11. Khi một vật chuyển động thẳng biến đổi đều<br /> A. gia tốc thay đổi đều theo thời gian.<br /> B. độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.<br /> C. gia tốc là hàm số bậc nhất của thời gian.<br /> D. độ lớn của gia tốc hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.<br /> Câu 12. Gia tốc của một vật chuyển động cho biết<br /> A. chiều chuyển động của vật.<br /> B. vật chuyển động nhanh hay chậm.<br /> C. vận tốc của vật lớn hay nhỏ.<br /> D. vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)<br /> Câu 1. Một vật rơi tự do tại nơi có g=10m/s2.<br /> a) Tính vận tốc của vật sau khi rơi 0,5s.<br /> b) Tính quãng đường vật đã rơi cho tới khi đạt vận tốc 15m/s.<br /> Câu 2. Một vật khối lượng m=0,5kg đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì chịu tác dụng của<br /> lực F=0,5N cùng hướng chuyển động của vật.<br /> a) Tính gia tốc của vật khi chịu tác dụng của lực.<br /> b) Tính quãng đường vật đi được sau 10s kể từ khi chịu tác dụng của lực.<br /> Câu 3. Một lò xo có khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng với đầu trên cố định. Khi<br /> móc vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m1=100g lò xo dài 27cm. Khi móc vào đầu<br /> dưới của lò xo một vật có khối lượng m2=200g lò xo dài 29cm. Lấy g=10m/s2.<br /> a) Tính độ cứng của lò xo.<br /> b) Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.<br /> Câu 4. Một vật chuyển động không vận tốc đầu từ điểm A trên đoạn đường thẳng AB=300m.<br /> Ban đầu vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2 đến C, sau đó vật chuyển<br /> động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 1m/s2 và dừng lại ở B. Tính khoảng cách AC.<br /> …………………….Hết…………………….<br /> Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br /> <br /> Trang 2/ Mã đề 598<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2