intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Thanh Bình 2 dành cho các bạn học sinh lớp 10 giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 10/01/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 2 I.Phần chung : (4 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) : Truyện cổ tích được chia làm mấy loại ?Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào ? Tại sao anh (chị ) lại khẳng định được điều đó ? Câu 2 ( 2 điểm ) : Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. ( Tương tư – Nguyễn Bính ) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy ? II.Phần riêng : (6 điểm ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b) Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Viết lại nguyên văn bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm .Cảm nhận của anh (chị ) về cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ . Câu 3b:Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Viết lại nguyên văn bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới –43 )- Nguyễn Trãi .Cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ . HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 2 A.MA TRẬN ĐỀ Các mức độ đánh giá MỨC ĐỘ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CÁC BỘ PHẬN Văn Tái hiện kiến thức Ý nghĩa… học Số câu: 1 ( Câu 1) Số điểm: 1,0 1,0 2,0 2,0 Tiếng Nhận diện Ý nghĩa, hiệu quả Việt nghệ thuật.. ( Câu 2) Số câu: 1 Số điểm: 1,0 1,0 2,0 2,0 Làm - nêu vấn đề, bố Các luận điểm Bàn luận, 1 (chọn câu văn cục bài văn, khái đánh giá, 3.a hoặc câu ( Câu quát tác giả- tác nâng cao , 3.b) 3a./ CT phẩm, thuộc văn mở rộng chuẩn bản hoặc dẫn vấn đề và câu chứng… 3.b/ CT Số câu: 1 nâng Số điểm: 3,0 1,0 2,0 6,0 cao) 6,0 TỔNG 5,0 3,0 2,0 10,0 B. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 -Truyện cổ tích chia làm 3 loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, 0,5 (2,0 đ) cổ tích sinh hoạt . -Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. 0,5 Bởi vì có:
  3. -Yếu tố thần kì 1,0 +Nhân vật thần kì : Bụt +Vật thần kì : Xương cá bống hóa thành quần áo đẹp để Tấm đi xem hội. +Nhân vật chính có sự biến hóa thần kì . -Kết cấu :truyện về nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn , cuối cùng được hưởng hạnh phúc . Câu 2 - Sử dụng hoán dụ chỉ người: thôn Đoài, thôn Đông 0,5 (2,0 đ) - Sử dụng ẩn dụ chỉ nhũng người đang tương tư trong tâm 0,5 trạng yêu đương. - Cách sử dụng hoán dụ và ẩn dụ khiến cho người giao tiếp bày 1,0 tỏ được tình cảm một cách ý nhị, kín đáo. Câu 3a Hình thức: Viết đúng kiểu văn bản nghị luận về một bài thơ (6,0 đ) Nội dung: Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ a.Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 b.Cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: *Vẻ đẹp của cuộc sống “nhàn” (câu thơ 1,2 và 5,6 ) 2,0 * Câu thơ 1,2: Một mai,một cuốc,một cần câu. Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. +Sử dụng số đếm:Một +Từ láy: Thơ thẩn +Cụm từ “dầu ai vui thú nào”:ý thức kiên định lối sống đã lựa chọn. +Dụng cụ lao động: mai,cuốc, cần câu (đây là những dụng cụ của nhà nông không thể thiếu để bắt đầu một cuộc sống tìm vui trong lao động) =>Điều đó cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chuẩn bị sẵn sàng chu đáo cuộc sống thuần hậu của một lão nông với những dụng cụ đơn sơ quen thuộc. - Tâm trạng:Ung dung thanh thản, bằng lòng và mãn nguyện với cuộc sống * Câu thơ 5,6: Thu ăn măng trúc,đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao. - Sống một cuộc sống “ Nhàn” mùa nào thức ấy (được thể hiện qua) cách ngắt nhịp: 1/3,1/2 → Ngắt nhịp ở từ chỉ mùa có tác dụng nhấn mạnh và khẳng
  4. định: cuộc sống dân dã đạm bạc mà thanh cao. - Tâm trạng: Thích thú và sảng khoái vì: + Được ăn thức ăn quê nhà + Sinh hoạt giản dị, dân dã => Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên. 1,5 * Vẻ đẹp nhân cách: câu thơ 3,4 Ta dại,ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn,người đến chốn lao xao. - Thủ pháp nghệ thuật: + Điệp : Ta, người + Đối: Dại >< Khôn; Vắng vẻ >< Lao xao → Khẳng định một phương châm sống: Xa lánh chốn quan trường xô bồ bon chen thủ đoạn chọn nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thư thái trong tâm hồn + Cách nói ngược nghĩa: Ta dại / Người khôn ( Ta khôn / Người dại) → Cái “ dại khôn” của người thanh cao quay lưng lại với lợi danh, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống hoà hợp với tự nhiên. *Vẻ đẹp trí tuệ: câu thơ 7,8 1,5 Rượu,đến cội cây,ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. →sáng suốt và tỉnh táo,nhận ra công danh,của cải,quyền quý chỉ là giấc chiêm bao e.Đánh giá chung về bài thơ. 0,5 Câu 3b Hình thức: Viết đúng kiểu văn bản nghị luận về một bài thơ (6,0 đ) Nội dung: Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ a.Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 b. Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi *Vẻ đẹp của thiên nhiên:câu thơ 1-> 4 2,0 -Câu thơ 1: Rồi hóng mát thưở ngày trường, -Nhịp thơ 1/2/3 phóng khoáng,dứt khoát -> tâm hồn thư thái trong khí trời mát mẻ. -Câu thơ 2,3,4. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. -Bức tranh thiên nhiên có đủ màu sắc,cảnh vật,hoa lá. -Những động từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”càng làm tăng màu sắc sức sống của làng quê.
  5. =>Cảnh vật mùa hè như đang vận động biến hóa,đầy sức sống. 1,5 *Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống con người: câu thơ 5,6 Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. - Thời gian: Cuối ngày, nhưng sự sống không dừng lại. + Nơi chợ cá ở làng chài thì lao xao, tấp nập. + Chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve khiến không khí rộn rã nhộn nhịp. - Nghệ thuật đảo ngữ, đối ngữ: “dắng dỏi”, “lao xao” diễn tả được cuộc sống thanh bình yên vui -> Tác giả vui trước cuộc sống yên vui của người dân. =>Sự giao cảm mạnh mẻ nhưng tinh tế của nhà thơ với cảnh vật cuộc sống con người. Ông đón nhận cảnh vật với nhiều giác 1,5 quan làm cảnh ngày hè trở nên sinh động và đầy sức sống. *Niềm khát khao cao đẹp: câu thơ 7,8 Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. - Mong ước có tiếng đàn của vua Thuấn gãy nên khúc Nam phong cho dân yên vui no đủ. - Luôn ôm ấp một hoài bão giúp dân xây dựng đời sống ấm no 0,5 hạnh phúc. => Khao khát của Nguyễn Trãi muốn đem tài trí để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. e.Đánh giá chung về bài thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2