intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài báo cáo: Công tać tổ chưć quan̉ lý cuả công ty TNHH San̉ xuât́ và Dic̣h vụ Thương maị Hùng Vương

Chia sẻ: Đinh Thế Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

557
lượt xem
158
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế toàn cầu đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hoà chung với nhịp độ phát triển đó, kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiêù điêm̉ khơỉ săć . Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi thoat́ khoỉ suy thoaí kinh tê,́ đây là cơ hội cho chúng ta được phát triển một cách tự do, bình đẳng mà không phải chịu bất cứ một rào cản nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài báo cáo: Công tać tổ chưć quan̉ lý cuả công ty TNHH San̉ xuât́ và Dic̣h vụ Thương maị Hùng Vương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP Cơ sở ngành Kinh tế Đề tài báo cáo: Công tać tổ chưć quan̉ lý cuả công ty TNHH San̉ xuât́ và Dic ̣ h vụ Thương maị Hùng Vương Họ và tên sinh viên : Đinh Văn Hiếu Lớp : ĐHQTKD3 – K3 Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Nguyệt Dung HÀ NỘI - 2011
  2. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh MỤC LỤC Mở đầu .................................................................................................................. 5 Phần 1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÙNG VƯƠNG .................................... 6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................... 6 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương. ................................................................................................. 7 1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty. ................................................. 8 1.4. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp ............................... 10 1.5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp........................................ 14 Phần 2: THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ ....................................................... 16 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Doanh nghiệp . 16 2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ trong doanh nghiêp . 19 2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp ............................... 21 2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương. ................................................................... 23 2.5. Công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm. .............................. 25 2.6. Những vấn đề tài chính của công ty............................................................ 26 Phần 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ................ 32 3.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 32 3.2. Các đề xuất hoàn thiện ................................................................................ 33 2 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  3. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập: Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hùng Vương Có trụ sở tại: Cụm công nghiệp địa phương số 2 - Thị Trấn Cao Lộc - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn. Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số nhà 188 Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội Số Điện thoại: 04.2433 729 Trang web: http://hungvuongls.com.vn Địa chỉ Email: hungvuongdoorsteel.188hqv@yahoo.com Xác nhận: Anh: Đinh Văn Hiếu Là sinh viên lớp: ĐHQTKD3 – K3. Mã số sinh viên: 0341090232 Có thực tập tại Văn phòng đại diện Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hùng Vương trong khoảng thời gian từ ngày 02/5/2011 đến ngày 28/5/2011. Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, anh Hiếu đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình và chịu khó học hỏi. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2011 Xác nhận của Cơ sở thục tập 3 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  4. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Quản Lý Kinh Doanh Độc lập – Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Đinh Văn Hiếu Mã số sinh viên: 0341090232 Lớp: ĐHQTKD3 - K3 Ngành: Quản trị kinh doanh Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ thương mại Hùng Vương Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nguyệt Dung Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ……….., ngày…… tháng…... năm 2011 Giáo viên hướng dẫn 4 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  5. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Mở đầu Nền kinh tế toàn cầu đang phát triển với tốc độ chóng mặt, hoà chung với nhịp độ phát triển đó, kinh tế Việt Nam cũng đã có nhiều điểm khởi sắc. Đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi thoát khỏi suy thoái kinh tế, đây là cơ hội cho chúng ta được phát triển một cách tự do, bình đẳng mà không phải chịu bất cứ một rào cản nào. Bên cạnh những thuận lợi là vô vàn khó khăn, thử thách phải đối mặt. Vì thế bản thân mỗi DN, cá nhân phải luôn tự đổi mới, không ngừng tích luỹ những kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước hiện đại , phồn vinh. Đối với mỗi sinh viên thì kiến thức học được từ sách vở là rất quan trọng nhưng chưa đủ, mà cần phải học hỏi thêm rất nhiều từ đời sống thực tế. Nhà trường và Khoa đã tạo điều kiện cho chúng em có đợt thực tập này với mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, quan hệ với các đơn vị thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ cho báo cáo thực tập. Đồng thời giúp cho em ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã học vào thực tế của các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời bước đầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Báo cáo thực tập gồm các phần sau: Phần 1.Công tác tổ chức quản lý của công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương Phần 2. Thực tập theo chuyên đề Phần 3. Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện. Em chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt Dung đã tận tình hướng dẫn cho em trong đợt thực tập này. Đồng thời là lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH Sản Xuất và Dịch Vụ Thương Mại Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp em có cơ hội tìm hiểu về các chuyên đề mà em đang nghiên cứu ! Trong quá trình thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và quý công ty để em có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân ! 5 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  6. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Phần 1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÙNG VƯƠNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0325419517 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng sơn cấp ngày 24/5/2004. Giám đốc công ty là ông Trương Bá Hùng trực tiếp điều hành và quản lý. Tên cơ sở: Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Thương mại Hùng Vương Địa chỉ: Cụm công nghiệp địa phương số 2 - Thị Trấn Cao Lộc - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 188 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - HN Số Điện thoại: 04.3433 729 Fax: 04.3433 730 Trang web: http://hungvuongls.com.vn Địa chỉ Email: hungvuongdoorsteel.188hqv@yahoo.com Vốn điều lệ: 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty hành lập tháng 5 năm 2004 với trụ sở tại Thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc , tỉnh Lạng Sơn, sau hơn 6 năm hoạt động, công ty TNHH sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương (viết tắt là Hùng Vương) đã đạt rất nhiều thành tựu to lớn, với hệ thống sản phẩm đa dạng và quy mô hoạt động cũng như hệ thống phân phốiĐược t ngày càng được mở rộng. Đến cuối năm 2005, doanh nghiệp đã có hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh khu vực phía bắc. Đến nay, các sản phẩm cao cấp được công ty sản xuất và kinh doanh đã được phân phối rộng khắp trên cả nước. Với10 văn phòng đại diện được mở (6 văn phòng ở miền Bắc, 2 ở miền Trung và 2 ở miền Nam) đã khẳng định được vị thế lớn mạnh của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện công ty tại Hà Nội ở Cổ Nhuế – Từ Liêm được mở tháng 9 năm 2005 (chuyển tới địa chỉ 188 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy ngày 24/8/2010) là văn phòng đại diện đầu tiên của Hùng Vương, đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong quá trình mở rộng quy mô và thâm nhập thị trường rộng lớn khắp cả nước của công ty. Năm 2006, sau 2 năm thành lập và hoạt động, sản phẩm Cửa gỗ, cửa Inox của công ty được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, khẳng định chất lượng đỉnh cao của các sản phẩm của Hùng Vương, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm của công ty . 6 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  7. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh 1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của công ty Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Đơn vị 1 Doanh thu các hoạt động 25.865,398 triệu đồng 17.834,788 20.789,906 2 Lợi nhuận sau thuế 1.245,339 triệu đồng 865,783 983,345 3 Tổng vốn: -Vốn cố định 10.921,358 triệu đồng 9.114,238 9.878,248 -Vốn lưu động 91,897 97,873 108,631 4 Số công nhân viên Số lượng: 434 452 498 Trình độ: Đại học 47 65 87 Người Cao đẳng 56 64 108 Công nhân kỹ thuật 108 165 72 LĐ phổ thông 223 158 231 Thu nhập bình quân của 5 2,978 3,046 3,125 người lao động/tháng Triệu đồng ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH SX&DVTM Hùng Vương) 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Hùng Vương. 1.2.1.Chức năng,nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh. + Chức năng: Sản xuất, phân phối và thương mại các sản phẩm nội thất xây dựng, cửa gỗ, cửa Inox, cửa sắt và mộ số sản phẩm cơ khí gia công khác. + Nhiệm vụ: - Thực hiện hạch toán kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hợp lý hợp đồng lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. - Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách chế độ pháp lý của nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế và phát triển cơ sở kinh tế để tăng năng lực mở rộng mạng lưới kinh doanh, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. - Đào tạo cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn lao động đối với công nhân viên. 7 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  8. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh - Sử dụng máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động một cách hợp lý để tổ chức các hoạt động sản xuất, dịch vụ tạo thêm việc làm, đảm bảo đời sống cho toàn bộ công nhân viên toàn công ty. 1.2.2. Các mặt hàng và dịch vụ hiện tại của công ty Công ty sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng sau: - Cửa gỗ, cửa Inox cao cấp (HV 01, HV 02, …, HV 17) - Cửa gỗ, cửa thép an toàn thương hiệu KHAINGA (cửa 2 cánh, cửa 4 cánh, cửa chống cháy, cửa phòng tắm, cửa thông phòng …) - Sản xuất và lắp đặt các loại cửa cuốn, cửa sắt - Nội thất xây dựng, Thiết bị vệ sinh 1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty. 1.3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận. Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Nhà máy Tổ chức Kế sản xuất Tài hoạch hành chính kế toán kỹ thuật chính (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận * Giám đốc Là người có quyền lực cao nhất, là người đại diện hợp pháp về tư cách pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt trước công ty và các cơ quan pháp luật, tổ chức điều hành quản lý mọi hoạt động của công ty, có trách nhiệm quản lý trực tiếp phó giám đốc . * Phó Giám đốc Là người giúp việc đắc lực của giám đốc, phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc trước nhà nước về công việc được phân công, phó giám đốc có nhiệm vụ thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng hoặc khi được giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều 8 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  9. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh hành công việc của công ty, phó giám đốc có nhiệm vụ thường xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức, hành chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho giám đốc nắm bắt tình hình và điều chỉnh kế hoạch của công ty, triển khai các công việc đ ã thống nhất xuống các phòng ban đồng thời nắm bắt thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện để có ý kiến phản hồi lại với giám đốc giúp giám đốc rút kinh nghiệm và đề ra phương án mới. *Phòng tổ chức hành chính Xây dụng đề án tổ chức sản xuất, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và các đơn vị sản xuất phối hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc để kiểm tra đánh giá năng lực thực tế của cán bộ quản lý tại các đơn vị sản xuất đề xuất sắp xếp, bố trí, điều phối các bộ công nhân viên trong Công ty. Lập và chỉ đạo kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản ý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, chủ trì công tác xét nâng lương hàng năm, công tác thi nâng bậc thợ, đào tạo và tuyển chọn công nhân có tay nghề cao để bổ sung lực lượng cho Công ty. Thực hiện nhiệm vụ văn thư, hành chính, đánh máy và in ấn tài liệu, lưu trữ, tiếp nhận, chuyển giao công văn, báo chí và công việc tạp vụ khác. *Phòng tài chính kế toán Tổ chức hệ thống kế toán chặt chẽ, có nghiệp vụ vững vàng, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kế toán nhằm phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ tình hình tài chính Công ty, thực hiện công tác hạch toán đúng theo pháp lệnh kế toán, quy chế tài chính và các quy định nội bộ, tạo sự thống nhất trong toàn công ty. Chủ trì công tác phê duyệt kế toán định kỳ của các đơn vị sản xuất. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá đúng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Công ty. Lập đầy đủ, chính xác, kịp thời các báo cáo t ài chính, gửi các cơ quan lản lý theo quy định của nhà nước. Theo dõi kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc, đảm bảo đúng thủ tục, chế độ quy định, phát hiện các sai lệch, sai phạm: lãng phí, tham ô, cố tình vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính gây thất thoát tài sản tiền vốn của Công ty, báo cáo Giám đốc Công ty có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đôn đốc việc thu hồi công nợ, tiền hàng nhằm huy động tối đa nguồng vốn cho sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ cam kết về trả nợ, nộp thuế, bảo hiểm x ã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trích nộp cấp trên, các khoản phải trả kịp thời. Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán của Công ty và hướng dẫn kiểm tra việc lưu trữ ở các đơn vị sản xuất. *Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cấp trang thiết bị công nghệ, lập các dự án đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanhvà kiểm tra việc lập kế hoạch của đơn vi sản xuất kết hợp với các phòng nghiệp vụ tiến hành bảo vệ kế hoạch trước Công ty và giao kế hoạch cho các đơn vị sản xuất. 9 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  10. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Ký kết hợp đồng kinh tế mua bán vật tư, nguyên nhiên liệu, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, tiêu thụ, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chủ trì công tác nghiệm thu chất lượng nghuyên vật liệu, vật tư trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra định kỳ chất lượng sản xuất theo chất theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước. Lập phương án sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải hàng năm để trình Ban giám đốc. Giám sát việc án sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải. *Nhà máy sản xuất. + Chức năng: Chuyên sản xuất gia công chế tạo các loại cửa gỗ, cửa sắt, cửa Inox, nội thất xây dựng, thiết bị vệ sinh, linh kiện xe máy … + Nhiệm vụ: tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất chế biến các mặt hàng theo đúng kế hoạch, đảm bảo uy tín chất lượng, quy cách theo mẫu đơn của khách hàng. 1.4. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp 1.4.1. Tổ chức mô hình kế toán và bộ máy kế toán tại công ty Công ty TNHH SX & DVTM Hùng Vương tổ chức bộ máy công tác kế toán theo hình thức tập trung thực hiện chức năng tham mưu. Với hình thức tổ chức này toàn bộ công việc kế toán trong công ty đều được tiến hành xử lý tại phòng tài chính kế toán. Từ thu thập chứng từ ghi sổ kế toán, lấp các báo cáo tài chính, các bộ phận ở trong công ty, các phòng ban chỉ lấp chứng từ phát sinh rồi gửi về phòng tài chính kế toán, do đó đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác chuy ên môn kiểm tra xử lý các thông tin kế toán được kịp thời chặt chẽ thuận tiện cho công việc phân công lao động chuyên môn hóa và nâng cao năng suất lao động. Hiện nay phòng tài chính kế toán gồm 7 nhân viên: 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán, 1 phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 1 kế toán tiền mặt và các khoản thanh toán, 1 kế toán tiền lương và các khoản trích, 1 kế toán công cụ dụng cụ và tài sản cố định, 1 kế toán công nợ, và 1 thủ quỹ. 10 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  11. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ KẾ KẾ TOÁN TOÁN TIỀN VÀ LƯƠNG KẾ THỦ TOÁN CÁC VÀ CÁC CCDC TOÁN QU Ỹ KHOẢN KHOẢN VÀ THUẾ THANH TSCĐ TRÍCH TOÁN Hình 1.2. Sơ Đồ cấu trúc bộ máy kế toán của công ty TNHH SX & DVTM Hùng Vương (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) * Nhiệm vụ và chức năng từng bộ phận - Kế toán trưởng: giúp giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế mới và theo đúng điều lệ kế toán của nhà nước, theo đúng chế độ kế toán trưởng hiện hành. Kế toán trưởng tổ chức bộ máy kế toán, đào tạo cán bộ kế toán trong doanh nghiệp, phổ biến hướng dẫn và cụ thể hóa kịp thời các chính sách, chế độ thể lệ tài chính của nhà nước và của công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan nhà nước về toàn bộ hoạt động tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: theo dõi công tác thu hồi vốn và công nợ, kiểm tra tổng hợp toàn bộ quyết toán của toàn doanh nghiệp theo chế độ quy định, kiểm tra đôn đốc các kế toán viên thực hiện nhiệm vụ được phân công, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về nhiệm vụ được giao. - Kế toán tiền và các khoản thanh toán: mở sổ theo dõi, phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có và tình hình biến động của các loại tiền tại doanh nghiệp, theo dõi tình hình công nợ, các khoản tạm ứng của doanh nghiệp. 11 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh - Kế toán lương và các khoản trích: ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác về số lượng lao động thời gian lao động kết quả lao động của từng người từng bộ phận, tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng tính giá thành, đảm bảo quản lý tốt quỹ lương, quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo cho việc trả lương và bảo hiểm xã hội đúng quy tắc đúng chế độ nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, cuối kỳ lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời chính xác, từ đó phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động đề xuất các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. - Kế toán công cụ dụng cụ và tài sản cố định: phản ánh tình hình hiện có và tình hình tăng giảm của công cụ dụng cụ, tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp, tính khấu hao hàng tháng của từng loại tài sản, kiểm tra tình hình xuất nhập công cụ dụng cụ cho từng xưởng, phân xưởng sản xuất. - Kế toán thuế: xác định các khoản thuế của doanh nghiệp, tình hình nộp thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, đối chiếu sổ sách kiểm tra tiền gửi ngân hàng, hàng tháng đối chiếu phiếu thu phiếu chi hợp lệ để xuất nhập quỹ ghi sổ quỹ cuối tháng đối chiếu sổ sách với kế toán vốn bằng tiền. 1.4.2. Tổ chúc hệ thống chứng từ Doanh nghiệp áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ -BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 do Bộ trưởng BTC ký quyết định là quyết định hướng dẫn chế độ kế toán cho các doanh nghiệp lớn. Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành đang áp dụng 5 hình thức sổ kế toán: + Hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ + Hình thức kế toán Nhật ký chung + Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái + Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ + Hình thức kế toán trên máy vi tính Hiện tại,doanh nghiệp đang tổ chức thực hiện vận dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, bên cạnh việc sử dụng Nhật ký chung do khối lượng công việc nhiều doanh nghiệp còn sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt đó là: Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký chi tiền, Nhật ký thu tiền. Định kỳ hoặc cuối tháng t ùy vào khối lượng phát sinh, nghiệp vụ phát sinh mà kế toán tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào các tài khoản trên sổ cái, cuối tháng cuối quý cuối năm tổng hợp số liệu ghi trên sổ cái để lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tập hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. 12 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  13. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh 1.4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản công ty áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Kế toán công ty TNHH SX & DVTM Hùng Vương sử dụng tất cả các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản từ loại 1 đến loại 9 Ngoài các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 doanh nghiệp còn sử dụng một số tài khoản ngoài bảng như tài khoản 003 hàng hóa nhận bán hộ giữ hộ, 008 dự án chỉ sự nghiệp, dự án. 1.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế đối với 1 sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: Theo giá phí của hàng hoá. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá, vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song. + Giá vốn thực tế hàng xuất kho: tính theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ hay còn gọi là trung bình tháng - Doanh nghiệp tính giá thành thành phẩm xuất kho theo phương pháp giá hạch toán: Theo phương pháp này thành phẩm nhập xuất kho phải đ ược ghi theo giá hạch toán (giá hạch toán có thể là giá kỳ trước hoặc là một loại giá ổn định). Cuối kỳ kế toán phải tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau: Giá TT TP xuất kho = Giỏ hạch toán TP XK x Hệ số giá của TP. Hệ số giá Giá thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ thành phẩm = xuất kho Giá hạch toán của thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Ưu điểm của phương pháp này là cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về thành phẩm, hàng hóa trong công tác tính giá, do vậy công tác tính giá được tiến hành nhanh chóng và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm thành phẩm, hàng hóa, số lượng nhập xuất của mỗi lần nhiều hay ít, rất phù hợp với điều kiện và tình hình hoạt động của công ty có nhiều chủng loại thành phẩm, hàng hóa như Hùng Vương. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. 13 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  14. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh 1.5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.5.1. Các nhóm sản phẩm chính của công ty Bảng 1.2. Các nhóm sản phẩm chính của công ty TNHH SX & DVTM Hùng Vương STT Tên sản phẩm Phân loại Cửa uPVC - Cửa 2 cánh - Cửa 4 cánh - Cửa gỗ, cửa sắt an toàn Cửa chống cháy 1 - thương hiệu KHAINGA Cửa phòng tắm - Cửa thông phòng - - HV 01 - HV 02 Cửa gỗ, cửa sắt, Inox cao 2 … cấp - HV 17 - Cửa cuốn, cửa sắt - Chậu rửa Inox, sứ - Bồn tắm, Bồn cầu, sen Nội thất xây dựng 3 vòi 14 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  15. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh 1.5.2. Quy trình sản xuất sản phẩm cửa uPVC có lõi thép gia cường Hình 1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm cửa uPVC có lõi thép gia cường ( Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật) 15 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  16. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Phần 2: THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Doanh nghiệp 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hai năm gần đây Bảng 2.1. Bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm 2 năm gần đây STT Chỉ tiêu 2009 2010 Đơn vị Tổng doanh thu tiêu thụ sp 1 17.834,788 25.865,398 Trong đó: 11.252,567 16.899,067 - Nhóm Cửa an toàn triệu đồng 6.227,338 8.493,580 - Nhóm Cửa cao cấp 354,883 572,751 - Nhóm Nội thất xây dựng Sản lượng: 2 - Nhóm Cửa an toàn 11.286 15.692 chiếc - Nhóm Cửa cao cấp 5.678 7.895 - Nhóm Nội thất xây dựng 364 584 (Nguồn:Phòng kinh doanh công ty TNHH SX & DVTM Hùng Vương) Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu các sản phẩm của công ty năm 2010 so với 2009 tăng 8.030,61 triệu tương ứng tăng 45,03%. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm cũng tăng lên. Trong đó doanh thu từ nhóm sản phẩm Cửa an toàn chiếm tới 63.09% (năm 2009) và chiếm 65,33% (năm 2010). Điều đó chứng tỏ nhóm sản phẩm Cửa an toàn là sản phẩm chủ đạo của công ty. Cửa an toàn thương hiệu KHAINGA đang hiện nay đang được bán rất rộng rãi, đang dần có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhóm sản phẩm nội thất xây dựng là sản phẩm mới ra lại bán với giá cao nên sản lượng tiêu thụ đang dần bị giảm đi. Nếu công ty không có những biện pháp khắc phục thì nhóm sản phẩm này rất dễ bị chết trên thị trường. 2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường Trong thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất các mặt hàng cửa và nội thất xây dựng. Nhiều thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích. Do đó công ty cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, đối thủ cạnh tranh trước khi mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị phần. Có thể thấy sản phẩm Nội thất xây dựng của công ty chính là bài học sâu sắc về việc nghiên cứu thị trường và sản phẩm. Trên thị trường đã có các thương hiệu nội thất nổi tiếng như VIGLACERA, SENTAL, CONSANI… Nhóm sản phẩm nội thất do Hùng Vương sản xuất là sản phẩm đi sau nhưng lại không tạo được sự khác biệt lớn về cơ bản, thậm chí thua kém về chất lượng. Do đó khi bán ra thị trường không được người tiêu dùng lựa chọn. Định hướng thị trường mục tiêu của công ty: Từ sau khi bước qua suy thoái kinh tế chung ban lãnh đạo Công ty đã thay đổi tầm nhìn chiến lược, quan tâm chú trọng hơn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ phục vụ, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe hơn của người tiêu dùng, đồng thời vạch rõ chiến lược thị trường hướng tới 16 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  17. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh của Công ty là đưa sản phẩm đến mọi miền đất nước, nhất là mở rộng thị trường ở khu vực phía nam, phấn đấu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2.1.3. Chính sách giá. Ngày nay giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh gay gắt này. Các sản phẩm Cửa và nội thất xây dựng trên thị trường hiện nay khá phổ biến, vì vậy tuỳ theo nhu cầu của từng phân đoạn khách hàng mà công ty sẽ đưa ra những mức giá phù hợp. Chẳng hạn để khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn Công ty đưa ra chính sách chiết khấu 2% cho khách hàng mua số lượng lớn và nếu như thanh toán sớm cho công ty thì sẽ được chiết khấu thanh toán 1%. Bảng 2.2.Bảng giá một số mặt hàng chủ yếu của công ty. Giá / 1m2 Tên sản phẩm Thương hiệu khác Công ty Cửa an toàn uPVC lõi thép 1.180.000 1.000 000 - 1.190.000 Cửa chống cháy 1.100.000 800.000 - 1.600.000 Cửa cuốn 1.145.000 1.000.000 - 1.350.000 Chậu rửa bát Inox 816.000 500.000 - 900.000 Bồn cầu 1.320.000 600.000 - 1.750.000 (Nguồn:Phòng kinh doanh công ty TNHH SX &DV TM Hùng Vương) Qua bảng báo giá trên ta thấy giá công ty đưa ra khá hấp dẫn mặc dù còn một số sản phẩm giá cao hơn nhưng nhìn tổng thể thì giá công ty áp dụng với những mặt hàng đang được ưa chuộng và sử dụng nhiều trên thị trường lại tương đối thấp hơn các công ty bạn. Điều này cho thấy công đang đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với đối thủ. Các phương pháp tính giá: - Phương pháp trực tiếp (giản đơn) - Phương pháp tổng cộng chi phí - Phương pháp hệ số - Phương pháp tỉ lệ Trên lý thuyết có 4 cách tính giá thành nhưng công ty hiện đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp và dựa vào giá thành của đối thủ cạnh tranh để xác định bảng giá cho sản phẩm công ty. 2.1.4. Chính sách phân phối. Các kênh phân phối của công ty: 17 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  18. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Kênh 1 Nhà sản xuất Đại lí Người bán lẻ Người TD Kênh 2 Nhà sản xuất Người bán lẻ Người TD Công ty chủ yếu áp dụng kênh phân phối 2. Công ty giao hàng cho các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng sẽ trực tiếp tới mua hoặc đặt hàng. Ngoài ra công ty còn sử dụng các hình thức rao vặt, nhận đặt hàng, bán hàng qua mạng Internet. Đảm bảo tính linh hoạt, phục vụ khách hàng tận nơi, nhanh chóng và tin cậy. 2.1.5. Chính sách xúc tiến. Các hình thức xúc tiến công ty áp dụng. • Quảng cáo thương mại: - Các phương tiện thông tin đại chúng. - Các phương tiện truyền tin. - Các loại bảng, biển, pa-nô, áp phích… • Khuyến mại : Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Mục đích của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá,dịch vụ của công ty. Các hình thức khuyến mại mà Công ty TNHH SX & DV TM Hùng Vương áp dụng như là mua các sản phẩm thiết bị vệ sinh thì được tặng thêm các dụng cụ lau chùi, tẩy rửa; hoặc khi mua các sản phẩm cửa thì được tặng một trong một số các sản phẩm trong nhà khác … • Marketing là yếu tố quan trọng làm phát triển khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Trong thời gian qua hoạt động của công ty l à do bộ phận kinh doanh của công ty phụ trách, tuy bộ phận này đã đưa ra phương hướng hoạt động và nghiên cứu nhưng điều này chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại công ty đang có hướng thành lập phòng Marketing riêng với mục tiêu: - Xây dựng một kế hoạch kinh doanh đông nhất cho toàn bộ hệ thống. - Đào tạo nhân viên trong công ty thành nhà Marketing chuyên nghiệp. - Tham gia tài trợ các chương trình từ thiện: vì người nghèo, trẻ em tàn tật, học sinh nghèo hiếu học, ủng hộ đồng bào bị thiên tai… - Đầu tư vào việc nghiên cứu thị truờng, hoạt động kinh doanh của đối thủ để đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý cho công ty. 18 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  19. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh - Xây dựng nhóm khách hang mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh cũng như đưa ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu đó. - Tích cực tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm… với mục tiêu chất lượng sản phẩm luôn đi kèm dịch vụ tốt nhất cùng định hướng mang tính lâu dài. 2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ trong doanh nghiêp 2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ cần dùng năm kế hoạch Căn cứ vào tình hình sản xuất của ký trước mà Công ty đã lập kế hoach cho kỳ sản xuất tới, với mục tiêu tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời nghiên cứu, cải tiến dây truyền công nghệ sản xuất. Toàn Công ty phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra. Bảng 2.3. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cửa uPVC có lõi thép gia cường Định mức/ 1 đv Stt Loại nguyên vật liệu Đơn vị tính sản phẩm Nhựa PVC - U 1 4,2 Kg 2 Thép 3, 5 Kg Nguyên liệu khác 3 0, 8 Kg Gioăng chiếc 4 8 m2 Theo kích cỡ cửa 5 Kính (Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật công ty THHH SX &DVTM Hùng Vương) Bảng 2.4. Tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn Số Giá đơn vị vị sản phẩm(kg) Loại sản phẩm lượng sp Tên nguyên vật liệu NVL kế thực tế hoạch (đồng) Định Thực tế mức - Nhựa PVC-U 210.000 4,2 4,1 Cửa uPVC 4.954 - Thép 16.300 3, 5 3,3 - Các nguyên liệu khác 9.200 0, 8 0, 7 - Thép 16.300 12,6 12,3 Cửa chống cháy 4.301 - Các nguyên liệu khác 9.200 4,3 4,2 - Gỗ Cửa thông 52.200 14,8 14,8 1.698 - Các nguyên liệu khác phòng 9.200 2,8 2,8 - Nhôm 21.400 24,5 24 Cửa cuốn 2.358 - Nhựa dẻo 7.800 9,3 9,3 19 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
  20. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh - Các nguyên liệu khác 9.200 2,0 2,0 Chậu rửa bát - Inox 22.400 5,5 5,5 298 - Các nguyên liệu khác Inox 9.200 0,9 0,8 (Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật công ty THHH SX&DVTM Hùng Vương) 2.2.2.Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ trong công ty. * Việc tiếp nhận NVL, dụng cụ: Đây là bước chuyển giao trách nhiệm giữa người đi mua NVL, dụng cụ và người quản lí NVL, dụng cụ. Do đó khi tiếp nhận thì thủ kho phải kiểm tra kĩ lưỡng, chính xác số lượng, chất lượng và những biến động về giá…dưới sự chứng kiến của người bàn giao và thủ kho, sau đó mới được nhập kho. Khi mua mới nhiên liệu, dụng cụ khác thì phải có hóa đơn, chứng tù hợp lệ như: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho,biên bản kiểm nghiệm, chứng từ thanh toán tiền hàng. Thủ tục nhập kho: Khi nguyên vật liệu được nhập về bộ phận kỹ thuật của Công ty kiểm tra về chất lượng, chủng loại theo đúng chế độ kế toán quy định. Nếu không đúng theo y êu cầu thì không làm thủ tục nhập kho và chờ ý kiến của ban giám đốc. Nếu đúng theo yêu cầu thì tiến hành nhập kho. Thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý của số nguyên vật liệu ghi trên hóa đơn so với thực tế trên tất cả các mặt số lượng, chất lượng, chủng lọai, quy cách và tiến hành nhập kho. * Tổ chức quản lí NVL, dụng cụ trong kho. Kho là nơi chứa đựng, bảo quản tất cả NVL, dụng cụ, bán thành phẩm và thành phẩm. Để tránh hiện tượng mất mát và đảm bảo số lượng, chất lượng NVL, sản phẩm thì thủ kho phải làm tốt nhiệm vụ của mình: - Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng toàn bộ NVL, dụng cụ…trong kho - Nắm vững số lượng NVL, dụng cụ để sãn sàng cấp phát theo yêu cầu sản xuất - Đảm bảo thuận tiện việc nhập xuất, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ và thủ tục quy định - Có đầy đủ chứng từ và cập nhật thường xuyên theo nguyên tắc lũy kế làm sao biết được lượng nhập xuất tồn hàng ngày, hàng tháng. - Tiến hành sắp xếp kho hợp lí theo chủng loại, kết cấu, để dễ tìm, dễ lấy. - Thực hiện đúng nội quy của kho: nội quy ra, vào,phòng cháy, chữa cháy… - Tất cả NVL dụng cụ dùng không hết đều phải nhập lại kho, dụng cụ hỏng không sủa chưa được thì thu hồi phế liệu nhập kho để sử dụng vào mục đích sản xuất khác. * Việc cấp phát NVL, dụng cụ: Đây là việc chuyển giao NVL, dụng cụ từ kho xuống bộ phận sản xuất. Cấp phát NVL, dụng cụ kịp thời, chính xác cho bộ phận sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi tận dụng triệt đẻ công suất máy móc và thiết bị, đồng thời tiết kiệm thời gian lao động của 20 SV: Đinh Văn Hiếu - ĐHQTKD3 – K3 Báo cáo thực tập cơ sở ngành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2