intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

581
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Porter liệt kê chính phủ là một "Nhân tố", chứ không phải là một nguồn lực, cùng với những biến số phụ thuộc khác như tỷ lệ tăng trưởng của ngành, dịch vụ và sản phẩm bổ sung. "Tốt nhất không nên hiểu Chính phủ là nguồn lực thứ sáu bởi sự tham gia của chính phủ vốn không hoàn toàn tốt hay xấu cho lợi ích của ngành" Porter viết "Cách tốt nhất để hiểu ảnh hưởng của chính phủ lên cạnh tranh là phân tích xem các chính sách cụ thể của chính phủ có ảnh hưởng như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài : Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter

  1. Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011 Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter
  2. 1 Contents LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 5 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH KHỐI KIM CƢƠNG CỦA M.PORTER VÀ TỔNG QUAN VỂ NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM ............. 6 I. Mô hình về khối kim cương của M. Porter ............................................................. 6 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia..................................... 6 I.1 Sự vận động, tƣơng tác của lợi thế quốc gia .............................................. 10 I.2 Hệ thống các nhân tố quyết định ............................................................... 14 I.3 Tính bền vững của lợi thế .......................................................................... 15 I.4 II. Tổng quan về ngành chế biến tôm Việt Nam ........................................................ 16 Tình hình sản xuất của ngành chế biến tôm ở Việt Nam hiện .................. 17 II.2 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 20 I. Điều kiện về yếu tố sản xuất ................................................................................. 20 Nguồn vốn tài chính ................................................................................... 20 I.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 23 I.2 Công nghệ .................................................................................................. 25 I.3 Nguồn nguyên liệu ..................................................................................... 27 I.4 Giá tôm nguyên liệu ................................................................................... 28 I.5 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 29 I.6 II. Điều kiện về cầu ................................................................................................... 30 III. Các ngành hỗ trợ, ngành có liên quan ................................................................ 38 IV. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh nội địa......................................... 44
  3. 2 V. Vai trò của chính phủ ........................................................................................... 47 VI. Cơ hội ................................................................................................................... 55 Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008. ... 57 VII. CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CB TÔM VIỆT NAM ..................................................................................... 60 Giải pháp về phát triển nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến tôm ............ 60 I.1 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ......................................................................... 63 I.2 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................ 64 I.3 Giải pháp về công nghệ ............................................................................. 65 I.4 Phát triển thị trƣờng ................................................................................... 67 I.5 Tạo liên kết trong chế biến tôm ................................................................. 69 I.6 Nâng cao vai trò của NN............................................................................ 70 I.7 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 75
  4. 3 LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có những biểu hiện không ổn định: giá cả trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng tăng, thị trƣờng tài chính, tiền tệ có những biến động phức tạp, chính phủ phối hợp cùng các ngành, các địa phƣơng, tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nƣớc đẩy mạnh triển khai các biện pháp, các kế hoạch nhằm thực hiện đồng bộ sáu nhóm giải pháp trong đó có thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Trong các mặt hàng thủy xuất khẩu, tôm chế biến luôn là một trong những mặt hàng mũi nhọn, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. Nhƣng, cùng với vấn đề xuất khẩu mặt hàng này, chúng ta lại cần phải đề cập đến vấn đề là làm sao để ngành chế biến tôm của Việt Nam có thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc đã thƣơng mại hóa ngành này từ hơn hai mƣơi năm trƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Trung Quốc với những thế mạnh về cả nguồn lực, nguồn khai thác, khoa học công nghệ,… Vậy, vấn đề cấp thiết lúc này là phải xem xét, đánh giá thật kĩ lƣỡng các tiềm năng của ngành chế biến tôm Việt Nam để khai thác tối đa các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành. Mô hình khối kim cƣơng về năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael.E.Porter- “cha đẻ” thuyết chiến lƣợc cạnh tranh, đã đƣợc nhiều quốc gia ứng dụng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mình, làm cơ sở xây dựng chiến lƣợc phát triển. Do đã từng đƣợc giảng dạy về mô hình này, với phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành chế biến tôm theo mô hình khối kim cƣơng của Michael. E. Porter: “Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm thể hiện cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngành chế tôm của Việt Nam, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.
  5. 4 Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có một số nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành chế tôm Việt Nam nhƣng chỉ ở mức nghiên cứu từng thị trƣờng xuất khẩu hay những nghiên cứu về những gói kích cầu của nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện ngành chế biến tôm Việt Nam rất khó có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu hay những đòi hỏi của nhà nƣớc và doanh nghiệp trong ngành chế tôm Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê lấy từ sách báo, internet với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ xem xét ngành công nghiệp chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Các số liệu đƣợc lấy từ năm 2000 đến 2011. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng ngành chế biến tôm ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu dự kiến Chế biến tôm Việt Nam là một ngành xuất khẩu mũi nhọn trong ngành thủy sản.
  6. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CNH – HĐH công nghiệp hóa – hiện đại hóa : xuất khẩu 2. XK : sản xuất 3. SX : doanh nghiệp 4. DN : quốc gia 5. QG : chính phủ 6. CP : Việt Nam 7. VN : công nghiệp 8. CN : chế biến 9. CB : thủy sản 10. TS : nhà nƣớc 11. NN : ngân hàng thƣơng mại 12. NHTM : trƣờng hợp 13. TH : khu vực 14. KV : quốc tế 15. QT : 16. KD : kinh doanh yếu tố sản xuất 17. YTSX : 18. Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  7. 6 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH KHỐI KIM CƢƠNG CỦA M.PORTER VÀ TỔNG QUAN VỂ NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM Mô hình về khối kim cƣơng của M. Porter I. Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia I.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh QG do Michael Porter đƣa ra vào những năm 1990 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nƣớc bắt đầu từ năm 1986). Lý thuyết này lý giải tại sao một số QG có đƣợc vị trí dẫn đầu trong việc SX một số sản phẩm, tức là dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành CN đƣợc thể hiện ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó, và rộng hơn là một QG. Lý thuyết của M. Porter đã kết hợp các cách giải thích khác nhau trong lý thuyết thƣơng mại QT trƣớc đó và đồng thời đƣa ra một khái niệm quan trọng là lợi thế cạnh tranh QG. Theo đó, lợi thế cạnh tranh của một QG đƣợc thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm nhân tố: điều kiện yếu tố SX; điều kiện về cầu; các ngành CN hỗ trợ và có liên quan; chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh QG. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của CP và cơ hội. Chiến lƣợc, cơ cấu và môi Chính phủ trƣờng cạnh tranh ngành Điều kiện về cầu Các ngành hỗ trợ và có liên quan Cơ hội Điều kiện các yếu tố sản xuất Hình 1: Mô hình khối kim cương của M.Porter nói về sự tác động của các yếu tố
  8. 7 Điều kiện về các yếu tố sản xuất Sự phong phú và dồi dào của các yếu tố SX có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh QG; các QG có lợi hơn khi SX và XK các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà QG đó lợi thế. Các DN có thể có đƣợc lợi thế cạnh tranh nếu họ sử dụng các nhân tố đầu vào có chi phí thấp, chất lƣợng cao và có vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, có những TH sự dồi dào về nhân tố SX lại làm giảm lợi thế cạnh tranh nếu nhƣ chúng không đƣợc phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Nói cách khác, sử dụng, tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lƣợng yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một QG có thể duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên đầu vào khi QG đó có các đầu vào cần thiết cho cạnh tranh trong ngành cụ thể nào đó là các đầu vào cao cấp và chuyên ngành. Các đầu vào có thể đƣợc tạo ra bởi các đơn vị tƣ nhân hoặc CP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy KV tƣ nhân là KV có lợi thế trong việc tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp vì họ hiểu rõ nhất lĩnh vực cạnh tranh của mình. KV CP thƣờng tập trung đầu tƣ tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến. Trừ khi có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, KV CP thƣờng không thành công trong việc đầu tƣ tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp. Trên thực tế, không một QG nào có thể tạo ra và cải tiến tất cả các loại đầu vào. Loại đầu vào nào cần đƣợc tự chế tạo và cải tiến, làm thế nào để chế tạo và cải tiến đầu vào một cách có hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào các nhân tố khác trong mô hình. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo các yếu tố đầu vào đƣợc xây dựng từ năm nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hơn. Điều kiện về nhu cầu trong nƣớc Thông qua các tác động động và tĩnh, nhu cầu trong nƣớc xác định mức đầu tƣ, tốc độ và động cơ đổi mới của các DN trong nƣớc. Ba khía cạnh của nhu cầu trong nƣớc có ảnh hƣởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của DN là: bản chất nhu cầu; dung lƣợng, mô hình tăng trƣởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầu trong nƣớc ra môi trƣờng QT. Bản
  9. 8 chất nhu cầu trong nƣớc xác định cách thức DN nhận thức, lý giải và phản ứng trƣớc nhu cầu ngƣời mua. Bản chất nhu cầu tác động tới lợi thế cạnh tranh thông qua cấu trúc nhu cầu, mức độ đòi hỏi của ngƣời mua và tính hƣớng dẫn của nhu cầu. Tốc độ tăng trƣởng nhu cầu trong nƣớc nhanh sẽ kích thích các DN áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn vì làm giảm lo ngại rằng các kỹ thuật mới sẽ làm cho đầu tƣ hiện tại bỏ dƣ thừa. Một khía cạnh đáng lƣu ý là nhu cầu bão hòa nhanh chóng cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN trong nƣớc, buộc các DN phải tiếp tục đổi mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả SX, tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN trong nƣớc, buộc các DN phải giảm chi phí, loại bỏ các DN yếu nhất và số DN còn lại sẽ ít hơn nhƣng là các DN mạnh hơn, đổi mới hơn. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Đối với mỗi DN các ngành SX hỗ trợ là các ngành SX cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động SX, KD của DN. Trong khi đó, các ngành SX liên quan là những ngành mà DN có thể chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động SX KD hoặc những ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động thƣờng diễn ra ở khâu phát triển kỹ thuật, SX, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ. Nói chung, một QG có lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành hỗ trợ và nhiều ngành liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN. Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và có liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho các DN nhƣ cung cấp trong thời gian ngắn và với chi phí thấp; duy trì quan hệ hợp tác liên tục; các nhà cung cấp giúp DN nhận thức các phƣơng pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới; ngƣợc lại, các DN ở khâu sau có cơ hội tác động tới các nỗ lực về kỹ thuật của các nhà cung ứng và là nơi kiểm chứng ý kiến đề xuất cải tiến của nhà cung ứng; trao đổi và phát triển để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành Khả năng cạnh tranh còn đƣợc quyết định bởi các yếu tố nhƣ mục tiêu, chiến lƣợc và cách thức tổ chức DN. Lợi thế cạnh tranh thƣờng là kết quả của việc kết hợp tất cả các
  10. 9 yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức nhƣ trình độ học vấn và hƣớng đích của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, thái độ đối với các hoạt động QT, quan hệ giữa ngƣời lao động và bộ máy quản lý… tạo ra lợi thế hoặc bất lợi thế cho DN. Cạnh tranh trong nƣớc có tác động mạnh hơn cạnh tranh QT trong những TH mà cải tiến và đổi mới là yếu tố cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh trong nƣớc tạo ra các lợi ích nhƣ: sự thành công của một DN tạo sức ép phải cải tiến đối với các đối thủ cạnh tranh hiện tại và thu hút đối thủ mới nhập cuộc; sức ép cạnh tranh không chỉ vì lý do kinh tế thuần túy, mà còn vì danh dự và cá nhân; tạo sức ép bán hàng ra thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt khi có yếu tố hiệu quả kinh tế nhờ quy mô; đó là bƣớc chuẩn bị tốt để khi phải chịu áp lực cạnh tranh ở nƣớc ngoài. Vai trò của chính phủ đối với lợi thế của cạnh tranh quốc gia CP có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của một QG thông qua bốn nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh đã nêu trên. Các tác động của CP có thể tích cực hoặc tiêu cực. CP có thể tác động tới các điều kiện đầu vào thông qua các công cụ trợ cấp, chính sách thị trƣờng vốn, chính sách y tế, giáo dục,… Vai trò của CP đối với nhu cầu trong nƣớc thƣờng phức tạp hơn, có thể thúc đẩy hoặc gây bất lợi cho lợi thế cạnh tranh. Các cơ quan CP có thể xác lập các tiêu chuẩn hoặc quy định về sản phẩm trong nƣớc có ảnh hƣởng lớn tới cầu của ngƣời mua, CP cũng có thể là ngƣời mua lớn đối với nhiều loại hàng hóa. CP có thể kiến tạo hệ thống các ngành hỗ trợ và có liên quan theo nhiều cách khác nhau, nhƣ kiểm soát về các phƣơng tiên quảng cáo, các quy định về dịch vụ hỗ trợ,…CP cũng có thể tác động tới chiếng lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh bằng các công cụ nhƣ những quy định về thị trƣờng vốn, chính sách thuế và luật chống độc quyền.
  11. 10 Vai trò của cơ hội Các thành phần của lợi thế QG định hình môi trƣờng cạnh tranh trong những ngành cụ thể. Tuy nhiên, cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình hình hiện tại của QG và thƣờng nằm ngoài phạm vi ảnh hƣởng của các công ty (và thƣờng cả của CP). Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh nhƣ: sự thay đổi bất ngờ về công nghệ, thay đổi về chi phí đầu vào, sự thay đổi đáng kể trên thị trƣờng chứng khoán thế giới, tỷ giá hối đoái, tăng mạnh của cầu thế giới hay KV, quyết định chính trị của CP nƣớc ngoài. Các cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xóa đi lợi thế của các công ty thành lập trƣớc đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty mới thành lập có thể khai thác nhằm đáp ứng các điều kiện mới và khác biệt. Các cơ hội cũng thực hiện vai trò của mình một phần thông qua thay đổi các điều kiện của mô hình kim cƣơng. Chẳng hạn, những thay đổi về chi phí đầu vào hay tỷ giá hối đoái tạo ra những bất lợi thế về nhân tố sẽ có tác dụng thúc đẩy những giai đoạn đổi mới mạnh mẽ. Cạnh tranh theo quan điểm này có thể nâng cao mức độ và tính khẩn cấp của các khoản đầu tƣ khoa học trong nƣớc (hình thành nhân tố) và thay đổi quan hệ khách hàng (các điều kiện về cầu). Sự vận động, tƣơng tác của lợi thế quốc gia I.2 Mối quan hệ giữa các nhân tố quyết định Bốn nhân tố quyết định lợi thế QG hỗ trợ lẫn nhau và phát triển qua thời gian để nuôi dƣỡng lợi thế của ngành. Khi quá trình hỗ trợ đó diễn ra, tác động và hiệu quả của mỗi nhân tố riêng lẻ bị mờ đi. Trong thực tế, mỗi nhân tố có thể tác động đến các nhân tố khác mặc dù một số tƣơng tác mạnh hơn và quan trọng hơn một số tƣơng tác khác. Hình mẫu tạo dựng yếu tố SX Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh nội địa trong môi trƣờng cạnh tranh khắc nhiệt thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, các công nghệ liên quan, kiến thức về
  12. 11 thị trƣờng cụ thể và những hạ tầng chuyên môn. Nhiều đối thủ cạnh tranh buộc các công ty phải tăng cƣờng đầu tƣ hơn vào các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn, các công trình nghiên cứu đặc biệt. Tuy nhiên, những tác động này của các công ty cạnh tranh trong nƣớc lên sự hình thành YTSX không phải tự nhiên mà có. Các DN địa phƣơng phải thấy đƣợc sự cần thiết của việc liên tục nâng cấp các YTSX và chủ động thúc đẩy đầu tƣ vào chúng. Cạnh tranh nội địa khốc liệt đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nhận thức này. CHIẾN LƢỢC, CẤU TRÚC Một tổ hợp đối thủ VÀ CẠNH TRANH TRONG trong nƣớc thúc đẩy tạo NƢỚC CỦA CÔNG TY dựng yếu tố sản xuất Những thách thức quốc gia thúc đẩy tạo dựng yếu tố sản xuất ĐIỀU KIỆN YẾU ĐIỀU KIỆN TỐ SẢN XUẤT NHU CẦU Nhu cầu nội địa tác động tới những ƣu tiên cho đầu tƣ tạo dựng yếu tố sản xuất Các ngành công nghiệp liên quan hay phụ trợ hay thúc đẩy yếu tố sản xuất có thể chuyển nhƣợng CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN Hình 2: Những tác động tới cầu trong nước Những ảnh hƣởng tác động tới quy mô và cơ cấu nhu cầu Nhu cầu trong nƣớc với một ngành CN phản ánh nhiều đặc trƣng của QG nhƣ dân số, khí hậu, chuẩn mực xã hội và tập hợp các ngành trong nền kinh tế. Những nhân tố quyết định khác cũng đóng vai trò quan trọng.
  13. 12 Nhóm các công ty cạnh tranh nội địa sẽ đầu tƣ vào marketing trên cơ sở cam kết và định hƣớng mạnh mẽ tới thị trƣờng nội địa. Giá cả sẽ phải cạnh tranh để dành hoặc giữ thị phần. Sự hiện diện của nhiều DN cạnh tranh nội địa sẽ gây sự chú ý với ngành. Nhu cầu ở thị trƣờng nội địa sẽ đƣợc kích thích. Không chỉ cầu trong nƣớc đƣợc mở rộng mà sự bão hòa sớm hay muộn cũng sẽ đƣa tới những nỗ lực QT hóa sản phẩm. Cạnh tranh nội địa cũng sẽ nâng cấp nhu cầu trong nƣớc. Sự tồn tại của nhiều công ty cạnh tranh sẽ nâng cao trình độ ngƣời tiêu dùng, làm họ trở nên tinh tế và khó tính hơn vì họ đƣợc chú ý hơn. Mặt khác, cạnh tranh nội địa cũng sẽ nâng cao nhu cầu từ nƣớc ngoài. Nhóm các đối thủ cạnh tranh nội địa sẽ xây dựng nên một hình ảnh QG trong ngành. Khách hàng nƣớc ngoài sẽ chú ý và đƣa QG đó vào trong đánh giá của họ về nguồn hàng tiềm năng. Rủi ro của họ khi mua hàng từ QG này sẽ giảm do có nhiều nhà cung cấp. CHIẾN LƢỢC, CẤU TRÚC VÀ CẠNH TRANH TRONG NƢỚC CỦA CÔNG TY Cạnh tranh làm cầu nội địa tăng và tinh vi hơn Nhóm các công ty cạnh tranh tạo nên hình ảnh và sự thừa nhân quốc gia nhƣ một đối thủ cạnh tranh quan trọng ĐIỀU KIỆN NHU ĐIỀU KIỆN YẾU CẦU TỐ SẢN XUẤT Những cơ chế sản sinh YTSX tinh vi thu hút sinh viên và các DN nƣớc Hình ảnh của những ngành ngoài thông qua các sản phẩm của công nghiệp liên quan và phụ quốc gia và DN nƣớc ngoài thông trợ hàng đầu thế giới mang qua các sản phẩm của quốc gia lại lợi ích cho một ngành công nghiệp Những ngành công nghiệp sản xuất CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP sản phẩm bổ sung thành công QT sẽ HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN lôi kéo nhu cầu nƣớc ngoài đối với sản phẩm của ngành Hình 3: Tác động chính tới cầu trong nước
  14. 13 Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan Yếu tố ảnh hƣởng nhất đến sự phát triển của các ngành CN phụ trợ và có liên quan là sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh nội địa. Nhiều công ty hơn sẽ thu hút sự quan tâm của nhà cung cấp. Các nhà cung cấp SX nhiều sản phẩm sẽ lập ra những bộ phận đặc biệt phục vụ riêng cho ngành. Bên cạnh đó, sự thành công của một nhóm các công ty trong nƣớc sẽ đặt ra thách thức và thúc đẩy ngành CN cung cấp phát triển. Dƣới áp lực cạnh tranh của khách hàng, những nhà cung cấp phải đổi mới và cải tiến hoặc sẽ bị thay thế. Khoảng cách gần gũi giữa các DN tạo điều kiện cho trao đổi và hợp tác nghiên cứu. Sức cạnh tranh trong các ngành cung cấp cũng đƣợc nâng cao nhờ việc thu hút các DN mới gia nhập. Sức mặc cả của khách hàng, rủi ro bán hàng giảm sẽ khuyến khích các nhà cung cấp đầu tƣ và chuyên môn hóa cao hơn. Mặt khác, sự đa dạng của cầu đối với sản phẩm cũng thúc đẩy tốc độ cải tiến của ngành cung cấp. Cạnh tranh trong nƣớc thƣờng dẫn đến sự gia nhập và cuối cùng là vị trí QT trong những ngành CN liên quan. CHIẾN LƢỢC, CẤU TRÚC VÀ CẠNH TRANH TRONG NƢỚC CỦA CÔNG TY Nhóm các công ty cạnh tranh nội địa sẽ khuyến khích sự hình ĐIỀU KIỆN YẾU ĐIỀU KIỆN thành những nhà cung TỐ SẢN XUẤT NHU CẦU cấp chuyên sâu cũng nhƣ các ngành công nghiệp Những yếu tố sản Nhu cầu nội địa lớn xuất chuyên sâu tăng nhanh kích thích thể dịch có sự tăng trƣởng của chuyển sang các CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ những ngành công ngành công VÀ CÓ LIÊN QUAN Hình 4: Những ảnh hưởng chính của cạnh tranh nội địa cũng như 2 nhân tố còn lại trong mô hình lên sự phát triển của ngành CN phụ trợ và có liên quan.
  15. 14 Những tác động lên cạnh tranh nội địa Cấu trúc ngành CN nội địa cũng chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố quyết định khác, đặc biệt là vai trò của các nhân tố khác tác động đến số lƣợng và chiến lƣợc của các đối thủ cạnh tranh Sự phong phú của các yếu tố sản xuất hoặc Những ngƣời CHIẾN LƢỢC, CẤU TRÚC VÀ CẠNH cơ chế sản sinh các dùng hàng đầu TRANH TRONG NƢỚC CỦA CÔNG yếu tố sản xuất gia nhập ngành TY chuyên sâu sẽ sản sinh nghiệp công ra những công ty mới cung cấp Sự thâm nhập sản phẩm sớm nuôi dƣỡng những doanh nghiệp mới ĐIỀU KIỆN ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN NHU CẦU Những công ty mới XUẤT sinh ra từ những ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN Hình 5:những tác động quan trọng nhất của các nhân tố khác lên cạnh tranh nội địa Hệ thống các nhân tố quyết định I.3 Các QG thành công trong cạnh tranh QT khi chúng sở hữu những lợi thế trong mô hình khối kim cƣơng. Một QG có thể thành công trong một phân đoạn CN, nhƣng lại thiếu lợi thế cạnh tranh trong phân đoạn khác do sự hữu hạn của nguồn lực SX. Trong những ngành CN mà QG thành công nhất, thƣờng khó biết đƣợc đâu là điểm khởi đầu để giải thích lợi thế cạnh tranh: sự tác động qua lại của các nhân tố quyết định rất phức tạp làm lẫn lộn nguyên nhân và kết quả. Môi trƣờng QG trở nên thuận lợi cho cạnh tranh qua
  16. 15 thời gian khi mô hình tự tái cấu trúc. Hệ thống này luôn trong trạng thái vận động và liên tục biến đổi để phản ánh những thay đổi của hoàn hoàn cảnh hoặc là sẽ suy thoái. Lợi thế cạnh tranh không phải lúc nào cũng cần thiết trong những ngành CN đơn giản hoặc sử dụng nhiều tài nguyên và trong những phân đoạn tiêu chuẩn hóa, sử dụng công nghệ thấp của những ngành tiên tiến hơn. Trong các ngành đơn giản và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, chi phí SX đóng vai trò quan trọng. Còn trong các phân đoạn tiêu chuẩn hóa và nhạy cảm với giá của các ngành CN tinh vi hơn, công nghệ có đƣợc qua nhập khẩu máy móc nƣớc ngoài và lợi thế nhu cầu nội địa là không quan trọng bởi đặc tính dễ sao chép của sản phẩm. Lợi thế cạnh tranh trong các ngành CN tinh vi hơn hiếm khi đƣợc tạo ra từ một nhân tố quyết định duy nhất. Thƣờng thì lợi thế trong nhiều nhân tố kết hợp lại, tạo ra các điều kiện cho phép DN thành công do lợi thế cạnh tranh trong các ngành CN này phụ thuộc vào tốc độ đổi mới và cải tiến. Mặc dù các DN của một nƣớc ban đầu có thể chỉ có đƣợc lợi thế cạnh tranh nhờ vào chỉ một nhân tố quyết định, duy trì lợi thế đó thƣờng rất khó, trừ khi những lợi thế này đƣợc mở rộng bao gồm các nhân tố quyết định khác. Tuy nhiên, ngay cả trong các ngành và phân đoạn CN tiên tiến hơn, một QG cũng không nhất thiết phải có lợi thế trong tất cả các nhân tố quyết định để có đƣợc thành công. Khi một QG có bất lợi thế ở một nhân tố quyết định, thành công QG đó phản ánh lợi thế khác thƣờng trong các nhân tố khác và theo một cách nào đó, bù đắp những bất lợi. Ở các nƣớc nhỏ, việc thiếu đối thủ cạnh tranh nội địa có thể đƣợc bù đắp bằng việc mở cửa cho cạnh tranh QT và bằng những chiến lƣợc toàn cầu trong đó các DN đối phó với các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài. Tính bền vững của lợi thế I.4 Lợi thế đƣợc duy trì khi nguồn sinh ra lợi thế đƣợc mở rộng và nâng cấp. Một số nhân tố quyết định tạo ra lợi thế bền vững hơn các nhân tố khác. Những điều kiện tạo ra những lợi thế động (đổi mới nhanh hơn, lợi thế ngƣời đi đầu, áp lực nâng cấp) quan trọng hơn những điều kiện tạo ra lợi thế tĩnh (chi phí yếu tố SX, thị trƣờng trong nƣớc lớn).
  17. 16 Những bất lợi trong một vài nhân tố không nhất thiết cản trở một QG có đƣợc lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh vững chắc thƣờng gắn với lợi thế rộng khắp và tự củng cố trong nhiều nhân tố quyết định. Vị thế của một QG với một số nhân tố quyết định không phải là duy nhất. Tuy nhiên, lợi thế QG nảy sinh khi hệ thống nhân tố quyết định là duy nhất. Sự phụ thuộc và củng cố lẫn nhau của các nhân tố quyết định là thiết yếu đối với sự nâng cấp. Vai trò quan trọng của sự tƣơng tác giữa các nhân tố quyết định có nghĩa là khả năng đạt đƣợc và duy trì lợi thế trong một ngành CN phụ thuộc vào việc tƣơng tác đó diễn ra nhƣ thế nào trong một QG. Sự thành công trong một ngành còn là sự tƣơng tác đặc biệt tốt giữa các nhân tố, dẫn đến sự mở rộng và nâng cấp các lợi thế đó qua thời gian. Có thể có nhiều QG có lợi thế tƣơng đƣơng trong một hay hai nhân tố quyết định, tốc độ và hiệu quả mà toàn bộ mô hình vận động sẽ quyết định QG nào có lợi thế hơn. Tổng quan về ngành chế biến tôm Việt Nam II. Vai trò của ngành chế biến tôm đối với nền kinh tế quốc dân II.1 Theo đánh giá của FAO, VN nằm trong số các nƣớc có ngành TS phát triển với tốc độ nhanh và hiện đang là một trong 10 nƣớc có giá trị XKTS hàng đầu thế giới. Góp phần vào thành công đó không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của lĩnh vực CB TS vì đây là khâu trực tiếp tiêu thụ nguyên liệu của ngành khai thác, nuôi trồng TS và trực tiếp XK đi khắp thế giới. Quy mô của ngành TS ngày càng mở rộng và vai trò của ngành TS cũng không ngừng tăng lên trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trƣởng GDP của ngành không ngừng tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn tƣơng đối. Các nghề SX trên biển đã hƣớng theo các sản phẩm có giá trị XK. Cơ cấu sản phẩm khai thác phục vụ XK đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trƣớc đây đến 30 – 35% vào năm 2005, 2006. Thị trƣờng XK TS là động lực kích thích sự phát triển nuôi trồng TS. Nuôi trồng TS đã trở thành hƣớng chính của việc chuyển đổi các vùng diện tích SX nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng SX nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành CB TS XK. Hàng TS VN hiện đã có mặt tại gần 100 nƣớc và vùng lãnh thổ.
  18. 17 Cả nƣớc hiện có 439 nhà máy CB TS XK, trong đó có 171 DN đƣợc xếp vào danh sách 1 XK vào EU, 300 DN áp dụng quy trình quản lý chất lƣợng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn XK vào thị trƣờng Mỹ, 222 DN đạt tiêu chuẩn XK sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 DN đạt tiêu chuẩn XK vào Trung Quốc... Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lƣợng khoa học công nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, công nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã đƣợc du nhập và phát triển thành công ở miền Trung, sau đó nhân ra cả nƣớc, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có đƣợc nguồn nguyên liệu chủ yếu cho CB, XK TS. Đến nay, giá trị ngành CB tôm ( đƣợc thể hiện rõ nhất ở giá trị tôm XK) chiếm hơn 50% tổng kim ngạch XK TS. Giá trị XKTS chính ngạch tháng 12 của cả nƣớc đạt 324,7 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái; Cả năm 2008 đạt 4509,4 triệu USD (gồm cả lũy kế), tăng 19,8%. Năm 2009, giá trị XK TS chính ngạch tháng 12 của cả nƣớc đạt 387,3 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Cả năm 2009 đạt 4.251,3 triệu USD (gồm cả lũy kế), giảm 5,7%. Năm 2010, Giá trị XK TS chính ngạch của cả nƣớc tháng 12/2010 đạt 513,6 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trƣớc, cả năm 2010 đạt 5 tỷ USD (gồm cả lũy kế), tăng 18,4%. II.2 Tình hình sản xuất của ngành chế biến tôm ở Việt Nam hiện nay Nhiều nhà chuyên gia cho rằng, nuôi trồng và CB tôm là một trong những ngành chủ lực để phát triển nền kình tế. Với tốc độ phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay, ngành CB tôm đã góp phần tăng trƣởng kinh tế cho đất nƣớc, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn ngƣời lao động, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ cả về lƣợng và chất của hệ thống CBTS. Về số lƣợng, tính đến năm 2010, VN đã có 568 cơ sở CBTSXK hoặc làm vệ tinh cho các DNXK. Về chất lƣợng, cộng đồng các DN cũng nhƣ từng DNCB đã nỗ lực nâng cao công nghệ, đổi mới trang thiết bị và đầu tƣ nâng cấp nhà xƣởng. Phần lớn DN đã áp dụng các chƣơng trình quản lý chất lƣợng nhƣ HACCP, SSOP... đảm bảo đƣợc các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nhƣ các yếu tố về môi trƣờng. Những nỗ lực đó khiến ngành TSVN ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng đƣợc khối lƣợng XK,
  19. 18 thu về hàng tỷ USD và mở rộng thêm nhiều thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Mặc dù mấy tháng đầu năm nay, các thị trƣờng nhập khẩu dựng lên nhiều rào cản thƣơng mại nhƣng nhìn chung các thị trƣờng vẫn rất thuận lợi, nhu cầu TS vẫn còn cao, giá mua tăng lên đáng kể, từ 15 - 30% tùy theo mặt hàng. Đây là giai đoạn, là cơ hội để TS VN bứt phá về doanh số XK và để lĩnh vực CBTS khẳng định vai trò của mình hơn nữa. Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận những yếu kém đang tồn tại trong lĩnh vực CB tôm. Hoạt động SX, KD càng hội nhập càng bộc lộ rõ hơn mâu thuẫn giữa thực trạng của nền SX nhỏ, phân tán với yêu cầu cao của nền SX hàng hóa lớn đối với sản phẩm làm ra, trong đó có các vấn đề về chất lƣợng, cơ sở hạ tầng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trƣờng xã hội... Tình trạng tiêm tạp chất vào nguyên liệu, lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm trong việc bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch vẫn còn là nguy cơ nếu không ngăn chặn... Ví dụ điển hình là những tổn thất do các lô hàng tôm và cá tra có chứa hoạt chất Trifluralin bị Nhật Bản trả về đầu năm 2010. Trong quá trình hội nhập và phát triển, lĩnh vực CBTS cũng phải đối mặt với không ít “sóng gió”. Chẳng hạn nhƣ: tình trạng thiếu nguyên liệu diễn ra trầm trọng; Tỷ giá ngoại tệ không ổn định nên khó tính toán để SX; Giá thu mua nguyên liệu quá cao trong lúc nguồn cung thiếu nên các DN phải đƣa ra giá thu mua cao để cạnh tranh; Lãi suất vay ngân hàng ở mức cao chƣa từng thấy trong những năm trở lại đây 23 – 25%/năm, giá cả vật tƣ, điện, xăng dầu tăng từ 15 – 30%. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao trong 6 tháng đầu năm đẩy đời sống ngƣời lao động xuống thấp, các DNCBTS không có nguồn để tăng lƣơng cho ngƣời lao động nên rất khó giữ ngƣời lao động làm việc lâu dài...Vì thế, DN chỉ SX cầm chừng, ngƣời nuôi không dám mở rộng và đầu tƣ SX. Vì vậy, để ngành CBTS, đặc biệt là ngành CB tôm có thể phát huy hết năng lực và đứng vững trên thị trƣờng QT cần phải có sự tham gia, đồng thuận của các DN, cơ sở CB và sự giúp đỡ của NN, các cơ quan quản lý của NN chuyên ngành CB TS. Về phía DN, cơ sở CB cần phải cải tạo, nâng cấp nhà xƣởng, công nghệ, tạo thƣơng hiệu bền vững và phát triển lâu dài. Về phía các cơ quan quản lý NN, cần hình thành các cơ quan tƣ vấn để giúp DN cải thiện điều kiện SX, đổi mới công nghệ, thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn,
  20. 19 các thủ tục xuất nhập khẩu,… Tận dụng các cơ hội và phát huy tối đa các nguồn lực là một trong những điều kiện cần để phát triển ngành CN CB tôm cũng nhƣ đảm bảo lợi ích cho đất nƣớc và cho chính các DN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2