intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: " ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁCTỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bình luận về hai trường phái học thuật trong việc “đọc lại Mác”. Cụ thể, ở phần thứ nhất, tác giả đã phân tích và luận giải để làm rõ rằng, kiểu nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” đã bỏ qua “bối cảnh chú giải học” và do vậy, vấp phải hàng loạt mâu thuẫn hoặc những vấn đề khó khăn mà tự nó không khắc phục được. Đối với nghiên cứu triết học Mác, kiểu nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” có thể đưa đến sự hiểu lầm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: " ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁCTỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC "

  1. Nghiên cứu triết học Đề tài: " ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁCTỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC "
  2. ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁCTỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC (Bình luận về hai trường phái học thuật trong việc “đọc lại Mác”) (*) DƯƠNG HỌC CÔNG Bài viết bình luận về hai trường phái học thuật trong việc “đọc lại Mác”. Cụ Đ thể, ở phần thứ nhất, tác giả đã phân tích và luận giải để làm rõ rằng, kiểu nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” đã bỏ qua “bối cảnh chú giải học” và do vậy, vấp phải hàng loạt mâu thuẫn hoặc những vấn đề khó khăn m à tự nó không khắc phục được. Đối với nghiên cứu triết học Mác, kiểu nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” có thể đưa đến sự hiểu lầm. Theo tác giả, khi nghiên cứu triết học Mác, ngoài “căn cứ văn bản” còn phải cần đến “tầm nhìn chú giải”, đó là hai điều kiện tất yếu không thể thiếu cũng như không thể tách rời. Thời gian gần đây, xoay quanh chủ đề “đọc lại Mác”, trong giới học thuật đ ã nổi lên “phong trào nghiên cứu văn bản Mác". Thực ra, các phong trào đó là cảnh tượng học thuật quen thuộc trong giới triết học Mác ở Trung Quốc, và nó thể hiện ra rõ rệt hơn so với các giới khác. Sự không ngừng thay đổi của các phong trào, vốn dĩ là những hiện tượng bình thường trong nghiên cứu học thuật, ở một mức độ nhất định, phản ánh sự thay đổi tầm nh ìn lý luận và tâm điểm của người nghiên cứu. Nhưng khi việc chạy theo các phong trào, ham mê những thứ mới lạ đã trở thành “mốt” sẽ làm nảy sinh thái độ học hỏi chỉ mang tính hình thức mà không có thực chất. “Phong trào” cứ nối tiếp nhau xuất hiện, phong trào mới thay thế phong trào cũ, nhưng nếu nhìn lại, liệu tích luỹ được bao nhiêu sự tiến bộ về học thuật thực sự được xây dựng trên cơ sở
  3. vững chắc từ bên trong? Trong tình hình như vậy, tôi rất tán đồng với những chủ trương sau của một số học giả: chúng ta phát triển việc nghiên cứu Mác, trước hết cần phải có sự tự giác về phương pháp luận(1). Bởi lẽ, loại hình nghiên cứu này từ trước tới nay đều được tiến hành dưới danh nghĩa “trích đọc nguyên tác chủ nghĩa Mác”, chứ không phải là vấn đề mới đặt ra. Nếu không có sự suy xét lại và nâng cao phương diện phương pháp luận thì những nghiên cứu ngày nay của chúng ta rất khó đạt đến một trình độ mới, thậm chí có thể chỉ là sự lặp lại lối đi cũ dưới một cái tên mới mà thôi. Tác giả đã từng viết bài thảo luận về tính tất yếu và tính khả thi trong việc áp dụng hợp lý phương pháp chú giải học hiện đại trong nghiên cứu văn bản Mác(2). Bài viết này, một lần nữa, tập hợp lại những tranh luận có liên quan của giới học thuật, trình bày rõ hơn thái độ và lập trường của tác giả. I. Nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” có khả thi hay không Xét từ góc độ chú giải học, phát triển việc nghi ên cứu tài liệu lịch sử kinh điển của Mác trong điều kiện đương đại chính là phải đưa ra một giải thích mới đối với lịch sử văn bản Mác. Trong nghiên cứu trước đây, do “ý đồ có trước” đã dẫn đến việc hiểu sai hoặc "đọc sai" chủ nghĩa Mác. Có học giả cho rằng, để "trình bày được diện mạo chân thực và hiện trạng nguyên sơ của tư tưởng Mác", để hiểu được một cách khách quan, giải thích một cách khoa học và dần tiếp cận với tư tưởng của Mác, chúng ta nên “lấy văn bản Mác làm chuẩn” nhằm triển khai công việc nghiên cứu của mình. Cái được gọi là nghiên cứu “lấy văn bản Mác làm chuẩn” chủ trương khi giải thích tư tưởng chủ nghĩa Mác, nên xuất phát từ ngữ cảnh đặc biệt trong nguyên bản và lôgíc nội tại trong sự phát triển suy nghĩ chứ không phải từ một mô típ giải thích do người khác đưa ra, hoặc từ quan điểm cá nhân để suy diễn một chiều. Đây là một loại sách lược hay cương lĩnh nghiên cứu được thể hiện rõ ràng trong việc nghiên cứu văn bản Mác hiện nay. Nó chứa đựng một loạt những yêu cầu và quy phạm kỹ thuật, ví dụ: phải hết sức cố gắng thu thập và làm chủ các
  4. tài liệu sách vở một cách toàn diện và cặn kẽ, phải say mê nghiên cứu từng chi tiết nhỏ, chọn đọc nguyên tác; phải biết phân biệt các vấn đề, cách suy nghĩ, luận chứng và cơ sở lý luận của Mác, làm cho những kết luận nghiên cứu được rút ra đều có căn cứ từ văn bản gốc và phù hợp với ý nghĩa ban đầu của nó; phải quay lại với ngữ cảnh đặc biệt trong nguyên tác của Mác, thể hiện chân thực hình tượng Mác về mặt ý nghĩa; phải quay trở lại tầng thứ học thuật để nghiên cứu, chứ không nên bị nhiễu loạn bởi chính trị hay cách giải thích của cá nhân người nghiên cứu; phải cố gắng loại bỏ ảnh hưởng và tác động xung quanh của các nhân tố chủ quan, tiến hành nghiên cứu phân tích mang tính khách quan, chỉ tuân theo nguyên tắc khách quan lý tính, những kết luận minh bạch, khách quan(3). Vấn đề đặt ra là ở chỗ, kiểu nghiên cứu như vậy có khả thi hay không? Điều tương đối rõ ràng là chủ trương này đã bỏ qua “bối cảnh chú giải học” trong nghiên cứu văn bản. Xét về lịch sử phát triển chú giải học, con đường nghiên cứu “lấy văn bản Mác làm chuẩn” tương đối giống với chú giải học cổ điển mà đại diện là Schleiermacher và Wilhelm Dilthey. Là những nhà chú giải học chủ nghĩa khách quan, Schleiermacher và Wilhelm Dilthey chủ trương phải thoát khỏi các thành kiến và sự hiểu lầm cá nhân để lý giải một cách khách quan ý nghĩa của văn bản. Theo họ, yêu cầu này được đảm bảo bởi hai giả định dưới đây: “tính tồn tại có trước của ý nghĩa văn bản” và “chuẩn tác giả”. Có nghĩa là, ý nghĩa văn bản đã được tạo ra và xác định từ khi tác giả sáng tạo ra nó, nhiệm vụ của người giải thích (người đọc) chỉ là phát hiện ra cái ý nghĩa ấy hoặc, một lần nữa, làm sáng tỏ thêm mà thôi. Do vậy, họ nhấn mạnh người đọc buộc phải ra khỏi thế giới nội tâm của bản thân để bước vào thế giới nội tâm của tác giả, “quay về với ngọn nguồn suy tư của tác giả” thì mới đạt đến ngưỡng có thể "tái hiện" lại ý nghĩa văn bản. Từ đó, chú giải học cổ điển coi “tính tồn tại có trước trong ý nghĩa văn bản”
  5. và “chuẩn tác giả” là lý luận để chống đỡ, chịu những thử thách gắt gao trong cuối thời kỳ phát triển chú giải học. Điểm mấu chốt là đòi hỏi nhìn thẳng vào sự tồn tại của “bối cảnh chú giải học”. Heidegger và Gadamer cố gắng chứng minh rằng, cái gọi là thoát ra khỏi thế giới nội tâm của người đọc để đạt đến sự lý giải khách quan, về căn bản, là một ảo tưởng không thể thực hiện được. Theo Heidegger, việc chú giải có những tiền đề không thể thiếu được của nó, tiền đề này chính là tiền kết cấu của việc chú giải. Còn “bối cảnh chú giải học” do 3 yếu tố cấu thành: tiền hữu, tiền kiến và tiền thiết. “Tiền hữu” là chỉ những cái vốn đã có sẵn trước khi lý giải, bao gồm hoàn cảnh xã hội, tình hình lịch sử, trình độ văn hoá, quan niệm truyền thống và điều kiện vật chất của người giải thích. Nó ngấm ngầm ảnh hưởng và hạn chế sự lý giải của con người. “Tiền kiến” là những kiến giải được xác định trước khi lý giải, tức là thành kiến, bất kỳ vật gì được lý giải đều có vô vàn khả năng, nhưng giải thích chúng theo cách nào là do tiền kiến quyết định. “Tiền thiết” là những giả thiết buộc phải có trước khi lý giải. Giải thích luôn lấy một số giả thiết được thiết lập trước làm tiền đề, bất kỳ giải thích nào cũng đều bao hàm một loại giả thiết được tính trước. Heidegger nói: “Coi điều gì đó là một thứ được giải thích, điều này về bản chất được phát huy tác dụng thông qua những cái có sẵn, cách nhìn có sẵn và sự nắm bắt có sẵn. Giải thích chưa từng bao giờ là một sự nắm bắt không có tiền đề gì cả đối với một vật cho trước có sẵn. Sự giải thích chính xác kinh điển có thể được coi như một sự cụ thể hoá giải thích đặc thù, tuy nó muốn đưa vào những thứ “điển cố có thể truy xét được”, nhưng thứ “điển cố có thể truy xét được” đầu tiên, chẳng qua là thứ không nói cũng hiểu, những thành kiến có trước không thể tranh cãi được của người giải thích mà thôi. Bất kỳ sự khởi đầu nào cho công việc giải thích đều buộc phải có những thành kiến kiểu ấy, nó là thứ đã được cố định lại theo sự lý giải. Điều này tức là sự cố định lại những cái đã có sẵn, cách nhìn có sẵn và sự nắm bắt có sẵn"(4). Gadamer gọi “tiền kết cấu lý giải” của Heidegger l à “kiến
  6. giải có sẵn” hoặc “thiên kiến”, có lúc lại gọi kiểu “tiên kiến” hay “thiên kiến” này là “tầm nhìn” (horizon) của sự lý giải, cho rằng chúng là tiền đề hay xuất phát điểm của bất kỳ sự giải thích nào. Tóm lại, người đọc không có cách nào thoát khỏi “tiền kiến” hoặc “thành kiến” để đạt đến cái gọi là sự lý giải “lấy văn bản làm chuẩn”; “tiền kiến” mới chính là “bối cảnh chú giải học” mà bất kỳ sự lý giải và giải thích nào cũng đều phải có, là tiền đề có khả năng xảy ra của bất kỳ sự lý giải và giải thích nào, ý nghĩa của nó tuyệt đối không phải là tiêu cực để cần phải hạn chế hay loại bỏ. Gadamer cho rằng, “tiền lý giải” hoặc “tiền kiến” là nhân tố tích cực phát sinh mà lịch sử đã đem lại cho người lý giải hay người giải thích, nó cung cấp cho họ một “góc nhìn” đặc thù. Tầm nhìn là phạm vi cái nhìn, nó bao gồm tất cả những thứ có thể nhìn thấy được xuất phát từ một chỗ đứng nào đó. Chỉ khi nào có được “tầm nhìn vấn đề” nào đó, chúng ta mới có thể lý giải được ý nghĩa văn bản, người nào không tự đặt mình vào tầm nhìn mang tính lịch sử đó thì sẽ không thể có được sự lý giải chính xác. Việc nghiên cứu bất cứ văn bản nào đều bắt buộc phải có “bối cảnh chú giải học”, nó có ý nghĩa chỉ dẫn về nhiều mặt đối với chúng ta trong việc triển khai nghiên cứu văn bản Mác. Nhưng cương lĩnh nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” này, do coi thường “bối cảnh chú giải học”, đã tồn tại hàng loạt các mâu thuẫn hay những vấn đề khó khăn mà tự bản thân nó không khắc phục được. Thứ nhất, “bối cảnh chú giải học” tức là, một trong những tiền đề có thể xảy ra trong nghiên cứu bất kỳ văn bản nào chính là người nghiên cứu bắt buộc phải hình thành “tầm nhìn vấn đề” tương ứng. Nói cách khác, hình thành “tầm nhìn vấn đề” luôn là một điều kiện bắt buộc phải có của bất kỳ sự nghiên cứu văn bản nào. Chỉ khi có được “tầm nhìn vấn đề” nào đó, chúng ta mới có thể lý giải được ý nghĩa văn bản, mà bản thân tầm nhìn vấn đề đã chứa đựng khả năng cho việc trả lời vấn đề ấy. “Tầm nhìn vấn đề” có thể thay
  7. đổi, và cùng với sự thay đổi trong “tầm nhìn vấn đề”, những văn bản khác nhau hay nhiều mặt khác nhau trong cùng một văn bản, trong một vài điều kiện nhất định, sẽ được đưa lên địa vị quan tâm không giống nhau, và đây là điều hết sức bình thường, không thể tránh khỏi. Ví dụ, trong cách giải thích “Tuyên ngôn sự quyết liệt", "hai thứ không thể tránh", ngày nay mọi người lại từ đó mà "đọc ra" được lý luận về lịch sử thế giới, quan niệm hay tư tưởng về toàn cầu hoá. Những học giả tiến hành nghiên cứu theo chủ trương “lấy văn bản làm chuẩn” sẽ cảm thấy nghi hoặc và khó hiểu đối với điều này: “Những quan điểm đối lập như thế lại nảy sinh từ cùng một văn bản, làm tách rời và mảnh đoạn đi tính hoàn chỉnh và nội hàm chân thực của văn bản gốc, làm tổn hại đến tính nghiêm túc, tính khoa học và tính bất biến trong việc nghiên cứu nguyên bản chủ nghĩa Mác”. Nhưng nhìn từ quan điểm chú giải học, những nội dung không giống nhau trong cùng một văn bản có thể sẽ thay đổi theo sự thay đổi góc nhìn của chủ thể giải thích, đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Trước đây, trong thời đại chiến tranh và cách mạng, vấn đề tầm nhìn của người nghiên cứu tự nhiên chú trọng vào nội dung này trong văn bản chủ nghĩa Mác mà bỏ qua các nội dung khác. Còn những nội dung như sự phổ biến của giao lưu, lý luận lịch sử thế giới và toàn cầu hoá, sở dĩ trong nghiên cứu vài năm gần đây được coi trọng, là vì sự thay đổi trong thực tiễn cuộc sống dẫn đến sự thay đổi mối quan tâm của mọi người. Do “tầm nhìn vấn đề” luôn bị hạn chế nên chúng ta không thể ngay một lúc hiểu được tận cùng tất cả mọi mặt của văn bản, đây cũng chính là điều khiến cho những tác phẩm kinh điển càng đọc càng mới, luôn mang sức hấp dẫn vĩnh hằng. Thứ hai, nhìn vào “bối cảnh chú giải học” có thể khiến chúng ta có được ý thức tự nhắc nhở, tự kiểm điểm đối với sự hạn chế của bản thân, từ đó tránh được mọi sự quá đà. Văn bản Mác có nội dung rất phong phú và đa dạng, khi nghiên cứu nó, chúng ta có thể đưa ra những đòi hỏi mọi mặt, nhưng nếu chỉ cần có góc nhìn (perspective) của người nghiên cứu - một yếu tố không thể
  8. giảm bớt hay lược bỏ (vẫn còn các nhân tố khác như thời gian, sức lực và năng lực lý giải của người nghiên cứu), thì cái gọi là “toàn diện” cũng mới dừng lại ở bề mặt, tình trạng “nhìn mà chẳng thấy gì” vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi, đối với ý thức mang tính hạn chế lịch sử, “sự đồng nhất tuyệt đối giữa ý thức và đối tượng, về cơ bản, là không thể nào đạt tới”(5). Chúng ta không thể kỳ vọng dùng “cái nhìn thần kỳ” vạn năng nào đó của bản thân để ngay một lúc nắm bắt được tất cả, đồng thời rút ra những kết luận từ việc kiên trì góc nhìn của bản thân. Cần phải thấy rằng, vẫn có thể có các góc nh ìn khác, mà những kết luận rút ra từ chúng có thể cũng hợp lý và cần được tôn trọng, từ đó tránh được tình trạng rơi vào cạm bẫy tuyệt đối hoá và “tính duy nhất” (độc đoán – ND). Bất kỳ “góc nhìn” hay “tầm nhìn vấn đề” nào cũng đều có hạn chế. Trong quá trình căn cứ vào “tầm nhìn vấn đề” nào đó để tiến hành giải thích văn bản thì sự “làm sáng nghĩa” và “che lấp nghĩa” luôn đi liền với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do vậy, những kết luận có được xuất phát từ một góc nhìn nhất định đều chỉ là một cách lý giải trong nhiều khả năng lý giải đối với việc giải thích Mác. Nó không loại trừ những khả năng lý giải khác và càng không phải là sự lý giải “duy nhất”. Tâm lý học thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, với cùng một bức tranh nhưng từ các góc nhìn không giống nhau của người quan sát, người ta có thể thấy ở đó hai hình tượng hoàn toàn khác biệt là “người thiếu nữ đẹp” hay “lão già độc ác”. Tuy nhiên, mỗi lần chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một loại hình tượng, vậy làm sao có thể khẳng định hình tượng nào mới là hình tượng "thật"? Thứ ba, nhìn vào “bối cảnh chú giải học” có nghĩa là thừa nhận và tôn trọng những quyền lợi, trách nhiệm tư tưởng của người đọc hiểu. Cho dù chúng ta có lý giải việc nghiên cứu văn bản theo kiểu “tôi chú giải Lục kinh”(6), thì cái “tôi” này, cũng tức là vai trò của người đọc hiểu, tuy bị ẩn đi nhưng không vì thế mà có thể gạt bỏ nó. Do vậy, cho dù “tôi” có lấy danh nghĩa của “Mác” để nói gì đi nữa, thì trên thực tế, điều muốn nói vẫn là sự lý giải của tôi về Mác.
  9. Mỗi người đọc Mác đều có quyền nói về “Mác theo cách hiểu của ri êng tôi”. Nhưng khi nói như vậy, cái “tôi” sẽ phải thận trọng hơn, chân thực hơn và phải chịu “trách nhiệm” của một người giải thích, chứ không phải như trước kia, mỗi người nghiên cứu Mác đều dùng danh nghĩa “Mác” để nói, song lại dễ dàng đẩy đi những trách nhiệm mà đáng lẽ bản thân mình phải tự đảm nhận. Tóm lại, những người đọc hiểu không thể vứt bỏ “tầm nhìn lý giải” của bản thân mình để nghiên cứu cái gọi là “lấy văn bản làm chuẩn”. Đối với nghiên cứu văn bản Mác, việc nghiên cứu “lấy văn bản làm chuẩn” có khả năng rơi vào sự hiểu lầm nào đó của “chủ nghĩa văn bản là trung tâm”. Đem văn bản Mác gói ghém lại, chỉ chú ý vào quan hệ qua lại lẫn nhau giữa từ ngữ, câu cú trong một ngữ cảnh nhất định của nội bộ văn bản, cắt bỏ đi những quan hệ giữa văn bản với hoàn cảnh hiện thực… sẽ không thể diễn tả hết được ý nghĩa chân thực của văn bản Mác. Bất kỳ sự lý giải hay giải thích nào cũng đều hướng vào một văn bản nhất định, dựa vào định nghĩa mà Paul Ricoeur đưa ra, “văn bản là bất kỳ câu nói nào được cố định lại thông qua cách viết ra”. Bất kỳ câu nói nào, cho dù dưới hình thức gì, chỉ cần là nó được viết ra thì đều có thể trở thành văn bản cho chúng ta giải thích. Nhưng, những văn bản lý giải đó mang tính trực tiếp chứ không có tính nguồn gốc. Nh ìn từ tính nguồn gốc, như một số học giả đã chỉ ra, “bất kể lý luận hay học thuyết nào đều đến từ sự hiểu biết nhất định đối với một văn bản, mà thế giới khách quan, đặc biệt là thực tế cuộc sống của con người mới chính là văn bản cuối cùng cho mọi sự lý giải”(7). Gadamer cho rằng, bất kể văn bản nào cũng đều là câu trả lời cho một hay một số vấn đề trong đời sống loài người, mà sự lý giải văn bản lại là một vấn đề mới nữa được nêu ra từ những câu trả lời đó. Thậm chí, ông còn cho rằng, chú giải học nên trở thành một kiểu triết học thực tiễn “xuất phát từ kinh nghiệm sống, đồng thời giải thích cho kinh nghiệm sống”, nó là thứ trí tuệ thực tiễn xử lý đời sống thực tế cụ thể, có thể
  10. thay đổi, chứ không phải là tri thức lý luận của cái kết luận được suy ra một cách trừu tượng từ những nguyên tắc mang tính phổ biến. Nói về Mác, việc ông viết ra văn bản không phải là sự kiện độc lập, mà chính là để trả lời cho vô vàn câu hỏi được đặt ra về những vấn đề lịch sử xã hội của thời đại mà ông sống, chúng có ý nghĩa và giá trị là bởi chúng trả lời cho các vấn đề. Cho nên, chúng ta cần xuất phát từ các câu hỏi mà văn bản phải đối mặt và trả lời, tìm ra những đầu mối để nắm bắt ý nghĩa của nó. Về mặt này mà nói, nếu tách khỏi khả năng nắm bắt sâu sắc hoàn cảnh nảy sinh văn bản thì sẽ không thể lý giải được ý nghĩa chân thực trong văn bản của Mác. Điều đó có nghĩa, tuy văn bản là đối tượng trực tiếp, nhưng nó lại không phải là căn cứ cuối cùng trong sự đọc hiểu của chúng ta, căn cứ cuối cùng chỉ có thể là những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi văn bản, sự trung thành về mặt câu chữ sẽ có thể khiến chúng ta tách rời ngày càng xa với thực chất tư tưởng của Mác. Nói về nghiên cứu triết học Mác, “căn cứ văn bản” và “tầm nhìn chú giải” là điều kiện tất yếu không thể thiếu được, hơn nữa hai mặt này không tách biệt, cô lập mà luôn quy định và ràng buộc lẫn nhau. Tất nhiên, nếu “căn cứ văn bản” mà không giống nhau, thì sự lý giải về triết học Mác cũng sẽ không như nhau, nhưng việc người chú giải chọn văn bản nào làm đối tượng nghiên cứu lại được quyết định bởi “tầm nhìn chú giải” có sẵn của họ. Ví dụ, do chịu ảnh hưởng của mô thức phân chia khoa học truyền thống, chúng ta đem chủ nghĩa Mác hoàn chỉnh tách thành một số bộ phận, như triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học v.v.. Nhưng trong số nguyên tác của Mác, ngoài luận văn tiến sĩ Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Democritus và triết học tự nhiên của Epicure (1841) và bút ký ngắn Luận cương về Feuerbach (1845) ra, chúng ta khó có thể tìm thấy một văn bản triết học thuần tuý, bởi thực tế Mác chưa từng viết tác phẩm nào lấy triết học làm nội dung chính, hoặc có hệ thống triết học hoàn chỉnh. Nhưng do ảnh hưởng bởi
  11. sự hạn chế của mô hình phân chia khoa học này, chúng ta buộc phải tìm ra căn cứ văn bản triết học để phát triển hệ thống lý luận triết học chủ nghĩa Mác. Trong số các tác phẩm của Mác không có văn bản triết học thuần tuý, do vậy phải coi một số tác phẩm tuyên truyền mang tính đại chúng của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin hay Stalin và những tác phẩm mang tính luận chiến là “căn cứ văn bản”, đây chính là hệ thống sách giáo khoa truyền thống mà chúng ta đã quen thuộc. Chúng ta có thể nói rằng, hạn chế của sách giáo khoa truyền thống là không có “căn cứ văn bản” hay không? Thật ra, mấu chốt chủ yếu vẫn là “tầm nhìn vấn đề”. Đã có tiền lệ về điều này, có những học giả tự giác phá vỡ mô hình phân chia khoa học truyền thống, khám phá ra những tư tưởng triết học của Mác ẩn chứa trong ngữ cảnh kinh tế học của Mác, qua đó đưa ra không ít những kiến giải mới(8). Những người đề xướng nghiên cứu văn bản hiện nay đã phê phán rất nhiều các nghiên cứu trước đây. Nếu phân tích kỹ sự phê bình đó sẽ thấy rằng, họ vẫn chủ yếu tập trung vào cái khung chú giải hay mô thức chú giải trước đây. Ví dụ, có học giả phê bình những mô thức nghiên cứu Mác đang thịnh hành như “lấy Liên Xô giải thích Mác”, “lấy Ph.Ăngghen giải thích Mác”, “lấy phương Tây giải thích Mác”, và đề xuất một mô thức mới: “dùng Mác giải thích Mác”(9). Dụng ý của chủ trương này là rất tích cực, nhưng nếu nhìn vào những trình bày và giải thích cụ thể của họ, thì lúc nào cũng thấy đối tượng nghiên cứu hay kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề để nghiên cứu. Cái gọi là “dùng Mác giải thích Mác”, theo giải thích của họ, hoặc là để chỉ việc dựa trực tiếp vào văn bản của chính Mác để lý giải tư tưởng của ông, nhấn mạnh văn bản Mác có giá trị đặc biệt độc nhất vô nhị, không thể thay thế, điều đó tương đương với việc lấy đối tượng nghiên cứu làm tiền đề nghiên cứu; hoặc là chỉ việc dựa vào lôgíc nội tại của quá trình phát triển tư tưởng của Mác, chứ không phải dùng tư tưởng của người đi sau hay của người khác để giải thích tư tưởng, điều này đồng nghĩa với việc lấy kết quả nghiên cứu làm tiền
  12. đề. Nhìn từ góc độ chú giải học, cho dù chúng ta có nhấn mạnh “dùng Mác giải thích Mác” thế nào đi nữa, thì thực tế vẫn là dùng phương pháp của mình để lý giải Mác. Đương nhiên, đó tuyệt đối không phải là tính tuỳ tiện chủ quan khi đọc hiểu văn bản. Văn bản Mác vẫn đang chờ đợi những “độc giả lý tưởng” (the model reader) của mình, mà những độc giả như vậy chỉ xuất hiện khi họ có được tầm nhìn chú giải mà toàn bộ học thuyết của Mác đòi hỏi./. (Còn nữa) Người dịch: ThS. TRẦN THUÝ NGỌC (Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) (*) Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu học thuật, số 9, 2001 (tiếng Trung). (1) Xem: Nhóm Trương Nhất Binh. Tầm nhìn phương pháp luận nghiên cứu triết học chủ nghĩa Mác. Tạp chí Học thuật, kỳ 6, 2002. (2) Xem: Bàn về những giải thích kinh điển triết học chủ nghĩa Mác. Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 1, 2003. (3) Xem: Nhiếp Cẩm Phương. Tiêu chuẩn thể hiện nghiên cứu chủ nghĩa Mác đương đại. Tạp chí Học thuật, kỳ 1, 2003. (4) M.Heidegger. Tồn tại và thời gian (Bản dịch đã đính chính, Trần Gia Ánh dịch). Tam Liên thư điếm, 1999, tr.176. (5) Xem: H.Gadamer. Chân lý và phương pháp, quyển thượng (Hồng Hán Đỉnh dịch). Nxb Dịch thuật Thượng Hải, 1999, tr.302 - 303. (6) Tức là “Tôi chú giải sáu kinh điển” của Nho gia: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, Kinh Dịch (ND) (7) Trích: Tự bạch của các nhà tư tưởng thời đại mới Trung Quốc. Cửa châu đồ thư xuất xã, 1998, tr.120. (8) Xem: Trương Nhất Binh. Quay về chủ nghĩa Mác – ngôn ngữ triết học
  13. trong ngữ cảnh kinh tế học. Nxb Nhân dân, Giang Tô, 1999. (9) Xem: Vương Kiến Đông. Bàn về mối quan hệ giữa nghiên cứu văn bản và sáng tạo mới lý luận. Tạp chí Học thuật”, số 1, 2003.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2