intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị sông Đà tại 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư

Chia sẻ: Trần Ngọc Đức Tâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài này là giới thiệu về dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị Sông Đà và Chủ đầu tư và nhận dạng rủi ro của chủ đầu tư đối với quá trình thực hiện dự án. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị sông Đà tại 143 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư

  1. 1. TÊN ĐỀ TÀI: Đứng ở vị trí nhà quản trị rủi ro của CĐT, anh chị hãy thiết lập một   danh mục các rủi ro có thể xảy ra đối với quá trình thực hiện dự án ( giả thiết thời điểm   phân tích là quý III/2014) đánh giá mức độ của rủi ro theo phương pháp định tính đối với   dự án: “Khu nhà  ở  hỗn hợp cao tầng đô thị  sông Đà tại 143 đường Trần Phú, quận Hà   Đông, Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà làm   chủ đầu tư.” 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.2. Giới thiệu về dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị Sông Đà và Chủ đầu tư 2.2.1. Dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị Sông Đà Tên dự án : Dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng đô thị Sông Đà Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà Địa điểm xây dựng: 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội Quy   mô   dự   án:   Tòa   nhà   cao   35   tầng  với   tổng   số   512   căn  hộ;   Diện  tích  đất   dự   án  2.590,3m2; Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 48.444m2; + Tầng 1 bố trí 410m2 làm phòng sinh hoạt cộng đồng và 430m2 kinh doanh thương mại   phục vụ tiện ích cho các cư dân của Tòa nhà; + Tầng 2 sử dụng làm nhà trẻ, mẫu giáo có diện tích 1.250m2; + Tầng 3 sử dụng làm khu y tế có diện tích 300m2, khu thể thao có diện tích 950m2; + Từ tầng 4 đến tầng 35: gồm 512 căn hộ chung cư có diện tích từ 55m2 đến 70m2; 2.2.2. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà Công ty Cổ phần ĐTXD & PT Đô thị Sông Đà , đơn vị thành viên của Tổng công ty  Sông Đà, là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số  26/TCT­HĐQT   ngày 13/2/2007 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà và Đăng ký kinh doanh  số  0103016226 tại Sở  Kế  hoạch Đầu tư  Hà Nội (nay được đổi thành giấy chứng   nhận mã số doanh nghiệp 0102186917) Đăng kí thay đổi lần thứ : 9  ngày 21 tháng 5 năm 2013 Với mục tiêu phát triển: đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm trên cơ  sở  phát triển   chính ngành đầu tư bất động sản và tài chính, Công ty Cổ phần Đầu tư  xây dựng và   phát triển Đô thị Sông Đà nỗ lực phấn đấu phát huy mọi nguồn lực để tạo ra sự tăng  trưởng và phát triển bền vững cho Công ty. Tên Công ty                  : Công Ty Cổ Phần Đầu Tư  Xây Dựng Và Phát Triển Đô thị  Sông Đà.
  2. Tên giao dịch Quốc tế     : Song Da Urban Investment Construction And Development  Joint Stock Company. Tên viết tắt                  :  SONGDA URBAN Mã CK                         :   SDU (niêm yết tại HNX) Trụ sở chính                 : Tầng 3, số 19 phố Trúc Khê, phường Láng Hạ, quận Đống  Đa, Tp Hà Nội Điện thoại                    : (84.4) 3552 6354 Fax                             : (84.4) 3552 6348 Email : songdadothi@gmail.com Website : www.dothisongda.com.vn; Mã số thuế                 :   0102186917 Vốn điều lệ                 :   200.000.000.000 đồng  2.3. Nhận dạng rủi ro của chủ đầu tư đối với quá trình thực hiện dự án. 2.3.1. Theo Môi trường bên ngoài dự án: Những rủi ro mà dự án có thể gặp đó là ­  Rủi ro về thị trường đầu tư:  + Tại thời điểm quý III năm 2014 tình hình bất động sản có xu hướng  ấm dần,  giá  nhà ở tăng nhưng vẫn chưa ổn định. Khách hàng vẫn còn rụt rè khi đầu tư vào các dự án   nhà ở trung cư cao tầng. + Cạnh tranh: Khu vực Hà Đông đang triển khai hàng loạt các dự  án chung cư  cao  tầng như  Tổ  hợp tòa nhà Unimax Dự  án nằm ngay trục đường chính số  210 Quang   Trung, quận Hà Đông  ;Tòa nhà cao cấp SME Hoàng Gia  tọa lạc tại đường Tô Hiệu  (quận Hà Đông ­ Hà Nội) do Công ty cổ phần SME Hoàng Gia làm chủ đầu tư, TỔ HỢP  CHUNG CƯ CAO TẦNG NAM XA LA – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI....  Do đó khả năng Cạnh tranh tại khu vực Quận Hà Đông là rất cao  ­ Rủi ro về thị trường đầu vào: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm  tăng chi phí   xây dựng, tăng giá bán khó cạnh tranh được với các dự án khác ­ Rủi ro về điều kiện tự nhiên và tài nguyên: Các rủi ro bất khả kháng do mưa, bão, lũ   lụt, hoả hoạn, sự biến động điều kiện địa chất … ảnh hưởng đến tiến độ  và chất lượng   công trình trong quá trình thực hiện dự án.  ­ Rủi ro về tình hình kinh tế­ xã hội: Hiện nay nhu cầu nhà ở của nước ta vẫn rất lớn   tuy nhiên trong thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh  toán của khách hàng đến dự án và số lượng khách hàng cũng giảm đi. 2.3.2 Theo Môi trường bên trong dự án: Những rủi ro mà dự án có thể gặp đó là ­ Rủi ro về kinh tế cuả Chủ đầu tư: Chủ đầu tư  gặp khó khăn trong việc huy động   nguồn vốn ,giải ngân chậm làm chậm tiến độ thi công 
  3. ­  Rủi ro về tổ chức thực hiện: Cán bộ  quản lý dự  án của chủ  đầu tư  có năng lực kém   dẫn đến việc tổ  chức thực hiện không tốt. Lựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu cung   ứng vật tư  không đủ  năng lực, chất lượng vật liệu kém, nhà thầu thi công bớt khối   lượng  gây hậu quả cho chủ đầu tư  trong quá trình vận hành khai thác. Chất lượng xây   dựng kém dẫn đến thời gian sử dụng ngắn hơn dự kiến dẫn đến doanh thu không được  đảm bảo. ­ Rủi ro về  phương án và giải pháp xây dựng: Thiết kế  chưa phù hợp, chưa nắm bắt  được thị hiếu, không hấp dẫn được khách hàng, có thể phải tốn chi phí điều chỉnh thiết  kế ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và chất lượng công trình. 2.4 Đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính. Đo lường rủi ro là quá trình phân tích ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố  rủi ro, độ chính xác và biến động có thể có của d ự báo. Phân tích định tính rủi ro là việc  mô tả tác động của mỗi loại rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm theo các mức rủi ro  cao, trung bình, thấp. Phương pháp phân tích định tính của rủi ro cần được tiến hành theo trình tự  bao  gồm 3 bước:    Bước 1: Đánh giá xác suất xuất hiện của rủi ro.    Bước 2: Đánh giá mức độ tác động của rủi ro.    Bước 3: Trên cơ sở hai bước trên tiến hành xây dựng bảng ma trận xác suất và mức độ  tác động của rủi ro.  Bư  ớc1 :Xác định xác suất xuất hiện rủi ro. ­  Xác suất xuất hiện rủi ro là khả năng mà rủi ro có thể xuất hiện được mô tả một cách  định tính là:  + rất thấp + thấp + bình thường + cao  + rất cao. ­ Thang đo xác suất rủi ro xẩy ra thường nằm trong khoảng từ 0,0 (không xẩy ra) đến  0,99 (gần như chắc chắn xẩy ra). Bậc đánh giá Thang đánh giá định tính Gán giá trị xác suất 1 Xác suất rủi ro rất thấp 0,01 – 0,19 2 Xác suất rủi ro thấp 0,20 – 0,39 3 Xác suất rủi ro trung bình 0,40 – 0,59 4 Xác suất rủi ro cao 0,60 – 0,79 5 Xác suất rủi ro rất cao 0,80 – 0,99
  4. Từ phần nhận dạng rủi ro ở trên ta có bảng Mức  Bậc   Xác suất  STT Tên rủi ro độ tác  đánh giá xuất hiện động 1 Rủi ro về thị trường đầu tư 5 Rất cao 0,9 2 Rủi ro về thị trường đầu vào 5 Rất cao 0,8 3 Rủi ro về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 3 Trung bình 0,4 5 Rủi ro về tình hình kinh tế ­ xã hội 4 Cao 0,6 6 Rủi ro về kinh tế cuả Chủ đầu tư 3 Trung bình 0,4 7 Rủi ro về tổ chức thực hiện 2 Thấp 0,3 Rủi   ro   về   phương   án   và   giải   pháp   xây  8 2 Thấp 0,39 dựng  B  ước 2:  Xác định mức độ tác động của rủi ro. ­ Mức độ tác động của rủi ro là các kết quả làm thay đổi mục tiêu dự án khi rủi  ro xuất hiện. ­ Có thể đánh giá mức độ tác động của rủi ro theo thang đo mô tả như là rất  cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Từ phần nhận dạng rủi ro  ở trên ta có bảng danh mục các rủi ro có thể  có đối với  quá trình thực hiện dự án như sau: Mức  Bậc   Xác suất  STT Tên rủi ro độ tác  đánh giá xuất hiện động 1 Rủi ro về thị trường đầu tư 5 Rất cao 0,9 2 Rủi ro về thị trường đầu vào 5 Rất cao 0,8 3 Rủi ro về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 3 Trung bình 0,4 4 Rủi ro về tình hình kinh tế ­ xã hội 4 Cao 0,6 5 Rủi ro về kinh tế cuả Chủ đầu tư 3 Trung bình 0,4 6 Rủi ro về tổ chức thực hiện 2 Thấp 0,3 7 Rủi   ro   về   phương   án   và   giải   pháp   xây  2 Thấp 0,39
  5. Mức  Bậc   Xác suất  STT Tên rủi ro độ tác  đánh giá xuất hiện động dựng  B  ước 3 : Xây dựng ma trận xác suất và mức độ tác động của rủi ro 1. Liệt kê các rủi ro có thể có đối với dự án. 2. Xác định trọng số của từng rủi ro đơn giản trong tổ hợp các rủi ro Trọng số của mỗi rủi ro căn cứ theo cấp độ rủi ro, sử dụng 5 cấp độ rủi ro.  3. Xác định điểm trung bình của các chuyên gia đánh giá mức độ rủi ro (tính theo số  trung bình đơn giản) 4. Tính tổng rủi ro của từng nhóm rủi ro đơn giản.           Hệ số rủi ro P:  N       P Wi Vi i 1 Trong đó Wi: trọng số của các yếu tố rủi ro;                           Vi: Điểm trung bình của chuyên gia đánh giá mức độ rủi ro.  Điểm chuyên gia chấm theo thang điểm từ 1­100, trong đó 1 là “tốt nhất” và 100 là  “kém nhất”. 5. Tính tổng rủi ro của dự án theo phương pháp cộng dồn 6. Đánh giá mức độ rủi ro theo vùng rủi ro  Xác định trọng số rủi ro của từng rủi ro đơn giản: Trọng số của mỗi rủi ro căn cứ theo cấp độ rủi ro. Ở đây, sử dụng 5 cấp độ rủi ro.  Cấp độ đầu tiên tương ứng với khả năng xảy ra rủi ro thấp nhất; cấp độ cuối cùng  tương ứng khả năng xảy ra rủi ro cao nhất. Trọng số tương ứng với các cấp độ rủi ro  như sau: Bảng cấp độ rủi ro: CẤP ĐỘ RỦI RO TRỌNG SỐ RỦI RO ĐƠN GiẢN 1 0,226 2 0,172 3 0,118 4 0,065 5 0,007
  6. Ta có bảng đánh giá sau: Điểm đánh giá cuả chuyên  Điểm trung  Cấp  gia Trọng  Hệ số  STT Cấp độ, loại, dạng rủi ro bình của các  độ  số  RR  1 2 3 chuyên gia  rủi ro 1 Rủi ro về thị trường đầu tư 85 88 91 88,000 5 0,007 0,616 2 Rủi ro về thị trường đầu vào 75 74 80 76,333 5 0,007 0,534 3 Rủi ro về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 55 51 57 54,333 3 0,118 6,411 4 Rủi ro về tình hình kinh tế ­ xã hội 60         55 70 61,667 4 0,065 4,008 Rủi ro về kinh tế cuả Chủ đầu tư 54,667 3 6,451 5 55 56 53 0,118 6 Rủi ro về tổ chức thực hiện 25 27 31 27,667 2 0,172 4,759 7 Rủi ro về phương án và giải pháp xây dựng 30 32 27 29,667 2 0,172 5,103 27,882 Tổng cộng rủi ro
  7. Rủi ro tổng hợp là 27,882%, tương đương vùng rủi ro lớn.  2.5. Biện pháp để kiểm soát rủi ro. Để  tăng xác suất đạt được mục tiêu đề  ra cần thiết phải đề  ra các biện pháp làm  giảm thiểu các rủi ro đặc biệt là các rủi ro có ảnh hưởng lớn. Đối với dự  án trên rủi   ro về  kinh tế  của chủ  đầu tư  có  ảnh hưởng lớn nhất, chủ  đầu tư  nên tập trung có   những biện pháp để giảm thiểu rủi ro này: + Chủ đầu tư  Để  giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra ta cần làm nhưng việc như sau: 2.5.1. Kiểm soát rủi ro các hoạt động bao hàm rủi ro ­ Kiểm soát chặt chẽ  dự  án: hoạt động kiểm soát dự  án cho phép nhận dạng kịp   thời các khu vực có vấn đề để đề ra biện pháp ngăn chặn. ­ Lập kế hoạch dự phòng: Lập kế hoạch toàn bộ cho các sự kiện bình thường và  dự phòng sẽ làm giảm nhẹ tác động của các tình huống xấu. ­ Nhân sự  giỏi: tuyển chọn nhân viên có kinh nghiệm sẽ  đảm bảo cho cơ  quan   mình có một nguồn nhân lực tốt để xử lý khi gặp tình huống xấu. ­ Phân bổ  trách nhiệm: cần phân bổ  trách nhiệm cho các cá nhân hay tổ  chức có  năng lực giải quyết rủi ro để kiểm soát rủi ro. ­ Phân tích đặc điểm xây dựng: cần lựa chọn các phương pháp làm việc thích hợp  để giảm các khả năng rủi ro tai nạn. ­ Quan tâm đến các tình huống đặc biệt: làm báo cáo đặc biệt về  các tình huống   ảnh hưởng đến hay có khả năng ảnh hưởng đến giá thành hay tiến độ để các mục này  được quan tâm đặc biệt. ­ Quản lý tài khoản dự phòng: Khoản dự phòng cần được phân bổ  cho các khoản   mục rủi ro khác nhau và phải được kiểm soát bằng tài khoản. 2.5.2.  Chấp nhận rủi ro và có các biện pháp dự phòng ­ Có các biện pháp dự trữ tiền bạc hoặc thời gian (nguồn lực) để có thể trang trải   các tổn thất xảy ra ­ Chấp nhận các khoản chi phí gia tăng để  nâng cao năng lực phòng tránh rủi ro  ­ Giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra (giảm tần suất tổn thất) hoặc giảm mức   thiệt hại khi tổn thất xảy ra. Xét chuỗi rủi ro là rất quan trọng với các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách  can thiệp vào 3 mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự  nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự 
  8. tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn   ngừa rủi ro tập trung vào: + Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm hoạ. + Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại. + Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường. 2.6. Phân bổ rủi ro Các rủi ro trong thực hiện dự án cần được dự  kiến cho các đơn vị  tham gia qua  các hợp đồng trách nhiệm và kinh tế, thể hiện bằng: ­ Nâng cao hiệu quả về giá và các quan hệ tham gia. ­ Phân bổ rủi ro có thể ảnh hưởng đến thành công của dự án. ­ Phân bổ rủi ro trong hợp đồng trọn gói: + Đền bù; + Hư hỏng; + Sai lệch các điền kiện; + Chậm trễ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2