intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Một số biện pháp rèn cách phát âm chữ cái l-n cho trẻ 5-6 tuổi”

Chia sẻ: Ngô Xuân Phú Phu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

407
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như Bác Hồ đã dậy chúng ta “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và nghị quyết Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà ở đó nhiệm vụ của ngành học Mầm non là đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng vững chắc để khởi đầu cho một công trình thế kỷ “Một trăm năm trồng người đó.”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Một số biện pháp rèn cách phát âm chữ cái l-n cho trẻ 5-6 tuổi”

  1. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. C ơ sở lý luận: Như Bác Hồ đã dậy chúng ta “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và nghị quyết Trung ương Đảng đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà ở đó nhiệm vụ của ngành học Mầm non là đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng vững chắc để khởi đầu cho một công trình thế kỷ “Một trăm năm trồng người đó.” Căn cứ vào mục tiêu c ủa Đảng, của Ngành giáo d ục và đào tạo đã đề ra. Để đảm bảo trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải bồi dưỡng cho trẻ những tri thức ngay từ tuổi Mầm non. Điều đó giúp cho trẻ có những hành trang quan trọng trên con đường chinh phục đỉnh cao khoa học kỹ thuật, góp phần đưa đất nước đi lên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Là một giáo viên Mầm non tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy hoạt động làm quen chữ viết rất quan trọng đối với trẻ Mầm non. Nó có ý nghĩa và tác dụng to lớn nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Nhận thức, thẩm mỹ, đạo đức...Đặc biệt hoạt động làm quen chữ viết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mặt khác nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói hoạt động làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường Phổ thông với một tâm thế tự tin, vững vàng bởi chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở trường Tiểu học. Phát âm chuẩn là một trong những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần nắm được, nhằm mục đích sở hữu trong tay thứ vũ khí giao tiếp mọt cách thuận lợi nhất. 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2012-2013 tôi vẫn tiếp tục đ ược phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, cũng như những năm trước trong khi dạy trẻ phát âm đúng chữ cái tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó còn có cả nguyên nhân người lớn phát âm chưa chuẩn xác nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát âm đúng các chữ cái của trẻ. Đặc biệt qua thực tế giảng dạy khi dạy trẻ phát âm chữ cái l-n tôi nhận thấy trẻ rất khó phát âm chuẩn xác, trẻ hay nói ngọng. Nhận thức được vấn đề trên rất nghiêm trọng, là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để khắc phục đ ược tình trạng trên?. Nên trong năm học 2012 – Ph¹m ThÞ Th­ 1 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  2. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi 2013 này tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn cách phát âm chữ cái l- n cho trẻ 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN C ỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1. Mục đích nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm dạy trẻ biết phát âm đúng chữ cái l- n cho trẻ 5-6 tuổi. - Nhằm cung cấp cho giáo viên mầm non một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn chữ cái l-n. - Qua đề tài này cũng củng cố cho giáo viên và các bậc phụ huynh một số hình thức tổ chức tích cực cho trẻ trải nghiệm khám phá nhiều sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, và bước đầu làm quen với công nghệ thông tin. - Phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. - Góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề làm quen chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi. - Nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. 2. Đ ối tượng nghiên cứu. Là một giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi phần nào tôi đã hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý của các cháu. Tôi cảm thấy rất gần gũi gắn bó với các cháu nên tôi đã mạnh dạn chọn 31 học sinh lớp 5-6 tuổi làm đối tượng nghiên cứu của mình. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra: Khảo sát tình hình thực tế của lớp, nhu cầu tâm lý của trẻ. 2. Phương pháp thu thập sử lý số liệu. 3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 4. Phương pháp đàm thoại, trực quan minh họa, kết hợp công nghệ thông tin. 5. Phương pháp quan sát đúc rút kinh nghiệm. IV. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CỦA ĐỀ TÀI. A. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Luôn luôn động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ph¹m ThÞ Th­ 2 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  3. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi - Bản thân tôi đã có nhiều năm công tác trong ngành, có trình độ đào tạo chuẩn, tích lũy được một só kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Luôn có tinh thần học hỏi, có tinh thần cầu tiến bộ, không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp để luôn đổi mới hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học. - Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh. - Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn so với những năm học trước. - 100% trẻ đã qua lớp mẫu giáo 4 tuổi, trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh, đi học đều. - Lớp học đủ diện tích, có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề. 2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên cũng còn một số những khó khăn như sau: - Đại Thành là một xã thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng góp mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên đề. - Cơ sở vật chất đã có xong chưa phong phú nên c ũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của cô và trò. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ, nhận thức về ngành học còn hạn chế. - Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, một số phụ huynh nói ngọng nhiều nên c ũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn phát âm chuẩn chữ cái l-n cho trẻ. - Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình rèn trẻ. Từ những thuận lợi và những khó khăn trên tôi đã có kế hoạch cụ thể để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu của mình một cách có hiệu quả. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHÍNH. 1. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề. Để nghiên cứu đề tài này ngay từ đầu năm học 2012-2013 tôi đã có kế hoạch rà soát lại toàn bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề xem thiếu những loại đồ gì để có kế hoạch tham mưu trang thiết bị tiếp cho chuyên đề. Căn cứ vào thực tế tôi đã tham mưu với nhà trường các ban, ngành, đoàn thể trong xã hỗ trợ về cơ sở vật chất. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ cho chuyên đề . Qua đó giúp cho phụ huynh hiểu đ ược tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ Ph¹m ThÞ Th­ 3 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  4. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi viết để có cách phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhất là cách dạy trẻ phát âm chuẩn xác. Với những việc làm trên tôi đã rất thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chuyên đề làm quen chữ viết. 2. Tạo môi trường chữ viết cho trẻ. Môi trường chữ viết phong phú là một trong những điều kiện rất thuận lợi để giúp trẻ làm quen với chữ viết. Để tạo cho trẻ có một môi trường chữ viết phong phú, gần gũi với trẻ tôi đã không ngừng học hỏi trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm. Tạo môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học phong phú. * Môi trường chữ viết trong lớp: Tất cả các bảng biểu, tranh ảnh trang trí theo chủ đề, chủ điểm đều có tên viết bằng các chữ cái in thường hoặc viết thường để cho trẻ làm quen. Các đồ dùng đồ chơi trong các góc tôi đều vi tính tên đồ dùng bằng các loại chữ khác nhau để tạo môi trường chữ viết cho trẻ. * Môi trường chữ viết ngoài lớp học. Ngoài sân trường tôi cũng vi tính tên các cây xanh, tên các đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, tên biển trường, tên lớp... để tạo môi trường chữ viết cho trẻ. Với các hình thức như vậy trẻ được làm quen với môi trường chữ viết một cách rất tự nhiên và hứng thú. Nó cũng đã cũng đã phần nào giúp tôi rèn trẻ nhận biết và phát âm các chữ cái thuận lợi hơn. Nhất là các chữ cái mà trẻ phát âm chưa chuẩn xác (n-l) 3. Khảo sát thực trạng của lớp mình phụ trách . Khi đã có đầy đủ đồ d ùng dồ chơi phục vụ cho chuyên đề, có một môi trường chữ viết phong phú. Để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát điều tra mức độ nhận thức của trẻ trong lớp về cách phát âm chữ cái n- l cho trẻ đạt hiệu quả cao. * Kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2013 như sau: Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Tỷ lệ phần trăm STT Số trẻ phát âm sai chữ cái n 1 11/31 35% Số trẻ phát âm sai chữ cái l 2 10/31 32,5% Số trẻ phát âm đúng 2 chữ cái n-l 10/31 3 32,5% Ph¹m ThÞ Th­ 4 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  5. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Dựa vào kết quả khảo sát trên tôi đã nắm đượ cụ thể nhũng trẻ nào phát âm chữ cái n- l chưa chuẩn xác và có kế hoạch rèn cách phát âm chữ cái n- l cho trẻ đạt hiệu quả cao 4. Rèn cách phát âm chữ cái l-n thông qua giờ hoat động cho trẻ làm quen chữ cái. Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Với hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái n- l, tôi đã chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Chủ điểm thế giới thực vật tôi đã chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau: + Trước tiên cho trẻ đọc từ “hoa loa kèn”. + Cho trẻ tìm chữ cái đã học rồi phát âm. + Cô giới thiệu nhóm chữ cái mới “n,l”. Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ n-l cho trẻ hiểu. - l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên. - n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát vào lợi dưới. Xong nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung đ ược mà tôi cho trẻ đọc luyện nhiều lần với từng chữ cái với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần rồi gọi trẻ đọc theo tổ, theo nhóm, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Tôi chú ý đến luyện tập cá nhân cho trẻ. Để trẻ dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện trước trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Ví dụ: Cháu...........................................được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ và biết cách phát âm. Sau mỗi lần trẻ phát âm tôi sửa sai kịp thời cho trẻ và đồng thời động viên khuyến khích trẻ kịp thời. * Q ua hoạt động cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, xong còn một số trẻ phát âm sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cáh tự nhiên, phát âm chữ nhiều lần mà không thấy nhàm chán tôi tổ chức cho trẻ ôn luyện qua các trò chơi c ủng cố: Ph¹m ThÞ Th­ 5 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  6. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Ví dụ: Trò chơi 1: “Tìm chữ.” Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ l,n do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để trẻ đọc nhiều lần: “ Là lá la la Chúng ta cùng đếm Bạn cố nhanh lên Tìm ngay chữ này” Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “l” hoặc “n” trẻ chọn đúng giơ lê n, đọc to các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ n-l, đồng thời phát âm chuẩn các từ có chứa chữ cái n-l trong bài thơ. Trò chơi 2: “Tìm chữ.” Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái n-l. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học. “ Là lá la la Em là bé giỏi Em là bé ngoan Ngày giúp mẹ chăm làm Lau nhà múc nước Tưới vườn na xanh” Hoặc bài thơ: “Lúa ngô là cậu đậu nành” “Lúa ngô là cậu đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là duột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cậu đậu nành” Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như: Trò chơi tìm nhà đọc chữ, cánh cửa kỳ diệu, thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là n-l (Tặng cái làn cho bạn Linh, tặng quả táo cho bạn Nam) hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ... tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ. Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và trẻ khắc sâu đ ược cách phát âm đúng chữ cái l-n. Ph¹m ThÞ Th­ 6 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  7. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Chính vì vậy trong hoạt động làm quen với chữ cái n-l, số trẻ phát âm đúng đã tăng lên xong để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai hai chữ cái nằm trong các từ, tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác. 5. Rèn trẻ phát âm chuẩn chữ cái l-n qua các hoaạt động khác. 5.1: Rèn trẻ phát âm chữ cái n-l qua hoạt động làm quen với văn học: * Hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhiều nhất, sửa lỗi và ôn luyện phát âm hiệu quả cho trẻ. Chính vì vậy trong những giờ làm quen với văn học tôi luôn quan tâm đến giọng đọc, giọng kể của trẻ phát hiện cách phát â m sai của trẻ để sửa. Đặc biệt trong các giờ dạy thơ tôi đã lựa chọn trong chương trình theo từng chủ điểm, sưu tầm, tham khảo sách báo...sáng tác thêm một số bài thơ có nhiều phụ âm l-n để đưa vào dạy trẻ với thời gian trung bình mỗi chủ điểm có 1 hoặc 2 bài thơ để dạy trẻ, trong khi dạy tôi sẽ có nhiều điều kiện để rèn và sửa lỗi phát âm chữ cái l-n cho trẻ nhiều hơn. Ví dụ bài thơ: “Tình bạn” ở chủ điểm trường Mầm non trong đó có đoạn thơ: ... “Thấy vắng thỏ nâu Gấu liền nói khẽ Này các bạn ơi Khé ngọt lại thanh Nai sữa đậu nành...” Hay trong chủ điểm Gia đình tôi chọn bài thơ “Giữa vòng gió thơm” “...Này chú gà nâu Này chú vịt bầu Hãy yên lặng nào Phe phẩy quạt nan...” Hay bài thơ: “Nàng tiên ốc” cũng có các câu thơ như: “...Rồi bà lại đi làm Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Bà già thấy chuyện lạ Thì thấy một nàng tiên Rồi ôm lấy nàng tiên...” Hay bài thơ: “Hoa cúc vàng” c ũng có câu thơ như: “...Sớm nay nở hết Nắng lại về chăng...” Ph¹m ThÞ Th­ 7 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  8. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Khi cho trẻ đọc thơ cô chú ý sửa trực tiếp cho trẻ, cô đọc trước cho trẻ đọc sau, cô đứng đối diện với trẻ. Trẻ đồng thời nghe cô đọc và nhìn miệng cô khi cô đọc từ có chứa phụ âm n-l đó để trẻ đọc theo... 5.2: Rèn phát âm chữ cái l-n qua hoạt động giáo dục âm nhạc: Trong hoạt động âm nhạc tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi dạy trẻ hát có lúc tôi cho trẻ hát không nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đ ồng thời còn sửa lỗi phát âm cho trẻ. Tôi còn chú ý lựa chọn một số bài hát có phụ âm l-n để có nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm l-n cho trẻ theo từng chủ điểm. Ví dụ trong chủ điểm trường Mầm non có câu hát trong bài hát: “Vui đến trường” “Con chim nó hót líu lo là líu lo” Bài : “Vườn trường mùa thu” có câu hát: “ Là la la lá la la....” Hay trong chủ điểm nghề nghiệp trong bài hát: “Bác đưa thư vui tính” có câu hát: “...Nó cảm ơn Này em bé ngoan Cầm ngay lá thư...) Trong chủ điểm tết và mùa xuân tôi lựa chọn bài hát: “Mùa xuân đến rồi” có câu hát: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi...” Trong chủ điểm thực vật tôi chọn bài hát: “Lá xanh” có câu hát: “...Hót líu lo vang lừng Li lí li lí lì li...” Cứ như vậy với sự lựa chọn các bài hát sao cho có càng nhiều cơ hội rèn luyện phát âm chuẩn chữ cái cho trẻ khi dạy trẻ hát tôi chú ý sửa thật kỹ khi trẻ hát cô có thể hát lại từng câu từng đoạn cho trẻ hát theo. Ngoài ra tôi còn thường xuyên tổ chức trò chơi hát theo âm la, âm ni trẻ rất hứng thú với trò chơi này qua đó tôi cũng đạt được mục đích rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm l-n. 5.3 : Rèn trẻ phát âm chuẩn phụ âm l-n qua hoạt động khám phá khoa học (THMTXQ): Ph¹m ThÞ Th­ 8 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  9. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Trong hoạt động này cũng là đề tài phong phú và đa dạng để người giáo viên dễ dàng lựa chọn từ ngữ phù hợp để sửa lỗi phát âm cho trẻ Ví dụ : Khi cho trẻ khám phá về con vật nuôi trong gia đình trong chủ điểm thế giới động vật chủ đề nhánh: Con vật nuôi trong gia đình. Khi cô đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ để trẻ nêu tên và đặc điểm các con vật nuôi trong gia đình có chứa chữ l-n: con lợn nuôi trong gia đình, con vịt đi lạch bạch.... Hay chủ điểm phương tiện giao thông: Xe lu to lù lù, tàu hỏa lao nhanh vun vút, máy bay lượn trên bầu trời... Trong chủ điểm nghề nghiệp: Hạt thóc nảy mầm, Bác nông dân đâng cấy lúa... Trong chủ điểm nước và mùa hè: Nước nóng nước lạnh, hồ nước lung linh, mùa hè có nắng nóng, mùa đông giá lạnh... Với sự lựa chọn hệ thống câu hỏi gợi mở có chứa chữ cái l-n một cách hợp lý co giáo sẽ kết hợp rèn phát âm chuẩn l-n cho trẻ một cáh tự nhiên mà trẻ lại rất hứng thú và có hiệu quả. 5.4: Rèn phát âm chuẩn chữ cái l-n qua hoạt động giáo dục thể chất: Tôi tận dụng để sử lỗi phát âm qua hoạt động giáo dục thể chất bằng cách dán chữ cái l-n cho trẻ phát âm kết hợp vận động qua các bài tập vận động với bóng như: Chuyền bóng bên trái, bên phải, lăn bóng qua đường dích dắc, tung bóng bắt bóng... Hay các bài tập bật nhảy: Bật qua 4-5 vòng, bật tách chân... Tôi viết chữ cái l-n vào các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa phát âm chữ... Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 chữ cái l-n cho trẻ vào các hoạt động khác như: Hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với các biểu tượng toán... 5.5: Rèn phát âm chuẩn chữ cái n-l cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi: Khi sửa lỗi ngọng cho trẻ tôi không chỉ chú ý đến các hoạt động chung mà còn sửa lỗi phát âm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Ví dụ: ở hoạt động ngoài trời là hoạt động cũng gây được hứng thú lớn cho trẻ . Trẻ háo hức mối lần cùng cô tham gia hoạt động ngoài trời chính vì điều đố tôi đã chọn thời gian, không gian để hợp lý để rèn phát am chuẩn chữ cái n-l cho trẻ Ví dụ : Khi đi quan sát các hiện tượng xung quanh, trẻ có cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của các sự vật hiện tượng ( Cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa nay chua nở, cây khế này đang ra rất nhiều lá non , lá khế màu như thế nào. Hay trơù hôm nay nắng nóng nhưng nhờ có lá cây tốtnên thấy trời mát mẻ hơn ... ). Khi Ph¹m ThÞ Th­ 9 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  10. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi quan sát trẻ đưa ra nhận xét và cảm nhận của mình, thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ tôi sửa ngay lỗi phát âm cho trẻ nếu trẻ phát âm chưa đúng. Hoặc ở mọi lúc mọi nơi trong giờ hoạt động góc, giờ ăn, giờ đón trả trẻ , ha y khi thấy trẻ giao tiếp với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn tôi thường chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lai câu trẻ vừa nói và chậm dãi nói lại từng từ , khuyến khích trẻ nói theo. Càng gần gũi với trẻ và tạo mọi điều kiện ở mọi lúc mọi nơi thì việc sửa lỗi phát âm cho trẻ càng có hiệu quả 6. Rèn phát âm cho trẻ qua tổ chức các trò chơi. Sưu tầm kết hợp sử dụng đông dao ca dao, ứng dụng công nghệ thông tin. Tôi thường sưu tầm và sáng tạo ra các trò chơi để tổ chức luyện phát âm cho trẻ như : Trò chơi: “Nói theo cô” Trò chơi: “Ai nói đúng” Trò chơi: “Hãy làm theo cô” Ví dụ: Trò chơi: “Nói theo cô” * Cách chơi: Khi cô nói từ nào trẻ nói đúng theo cô ngay từ đó: Ví dụ khi cô nói “Lúa nếp non, cái lá lay nhẹ trong nắng...” * Luật chơi: Trẻ chỉ được nói theo cô một lần sau mỗi một từ mà trẻ nào nói sai sẽ phải nhảy lò cò. Cô tổ chức chơi với nhiều hình thức, tập thể, nhóm, lưu ý cá nhân trẻ nhiều hơn. Ngoài ra tôi còn thường xuyên sưu tầm và sử dụng các bài đồng dao có những vần điệu dễ nhớ và chứa nhiều phụ âm l-n để tích hợp vào các hoạt động chung và các hoạt động khác trong ngày. Ví dụ các bài đồng dao: “ Kiến càng kiến kệ Kiến mẹ kiến co Kiến ở trên non Là con kiến nhót Hay đi lót thót Là con kiến hôi Chân vướng nhọ nồi Ph¹m ThÞ Th­ 10 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  11. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Là con kiến nhện Vừa đi vừa liệng Là con kiến bay...” Hoặc bài: “Con chim hay hót Nó hót cành đa Nó xa cành trúc Nó rúc cành tre Nó hót le te Nó hót la ta Nó hay vô nhà Nó ra ruộng lúa Nó múa nó chơi...” Hay bài ca dao: “Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày...” Hay bài đồng dao: “Đi cầu đi quán” “Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Mang về đun nấu Mua lược chải đầu...” Cứ như vậy tôi luôn lựa chọn và sưu tầm các bài đồng dao và ca dao có nhiều chữ cái l-n để sử dụng vào các hoạt động như là để gây hứng thú giới thiệu bài hay cho trẻ đọc trong các buổi đón trẻ, trả trẻ hay sử dụng kết hợp đọc khi chơi các trò chơi dân gian điều đó cũng giúp tôi rất đáng kể trong việc rèn phát âm chuẩn hai chữ cái l-n cho trẻ. Không dừng lại ở đó tôi luôn mày mò nghiên cứu tham khảo một số tiết dạy trên ti vi và ý kiến của đồng nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động luyện phát âm cho trẻ. Tôi đã lên mạng Internet lựa chọn các hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ điểm copy sang đĩa cho trẻ xem nhấn “chuột” để hình ảnh hiện lên màn hình. Từ những hình ảnh trẻ được xem tôi sẽ tạo cho trẻ phát âm các chữ cái khác đồng thời rèn phát âm chữ cái l-n. Ph¹m ThÞ Th­ 11 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  12. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Ví d ụ: Trong băng đĩa có hình ảnh các nhân vật: Mèo, lợn, thỏ nâu. thì tôi có thể tích hợp văn học sáng tạo thành câu chuyện: ‘Truyện của mèo con” với giọng dẫn chuyện tôi kể trẻ nghe: “Có một chú mèo rất ngoan ngoãn, chú luôn giúp đỡ mọi người. Buổi sáng ngủ dậy vệ sinh song chú chào mẹ đi học, chú đeo một vật trên lưng cô không biết là vật gì? Trẻ trả lời đó là chiếc ba lô và ở trên đầu chú có cái gì đẹp thế? Trẻ trả lời cái nơ màu xanh lá cây rất đẹp và trên đó có chữ cái n. Rồi mèo con rủ các bạn đi học, đó là những bạn nào? Trẻ trả lời bạn thỏ nâu, bạn lợn con. Hai bạn này c ũng đeo ba lô và c ũng có chữ cái gì? ( lúc đó tôi phóng to từng nhân vật để trẻ nhìn và phát âm). Đến lớp cô giáo dạy các bạn các chữ cái gì; các con nhìn xem cô giáo dạy các bạn chữ cái gì. Tôi lại nhấn chuột phóng to chữ cái trên bảng để trẻ tự phát âm. Tương tự như vậy tôi có thể xây dựng hình ảnh các bộ phim theo từng chủ điểm tạo tình huống hợp lý và hấp dẫn cho trẻ luyện phát âm 2 chữ cái l-n. Mỗi chủ điểm cài đặt một hình ả nh và các từ khác nhau nhưng vẫn chứa chữ cái l-n để cho trẻ luyện đọc từ và phát âm. Tôi thấy trẻ hết sức hứng thú và qua đây cũng tập cho trẻ trải nghiệm nhấn phím (chuột) làm quen với máy vi tính vì đây là chương trình do cô giáo cài đặt trước nên trẻ chỉ việc nhấn chuột theo gợi ý của cô là có thể chuyển cảnh sang trái, sang phải, phóng to, thu nhỏ... một cách dễ dàng từ đó trẻ rất hứng thú phát âm đúng và nhớ lâu được chữ cái l-n và một số chữ cái khác. 7.Rèn phát âm chuẩn chữ cái l-n thông qua việc khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi sai cho nhau: Để hình thành thói quen này tôi luôn gần gũi giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe, phát hiện chính bản thân và các bạn. Tôi kịp thời động viên những cháu có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ những cháu phát hiện lỗi phát âm c ủa bạn khác và nhắc nhở bạn sửa ngay ở mọi lúc, mọi nơi khi trẻ giao tiếp với nhau hay chính trong giờ học. Ví dụ: Khi cho trẻ đọc bài thơ: “Giữa vòng gió thơm” có các câu thơ: “Này chú gà nâu Này chú vịt bầu” Phát hiện có trẻ đọc sai c hữ cái l-n tôi yêu cầu trẻ đọc lại hỏi trẻ đọc như thế đã đúng chưa?. Tại sao chưa đúng?. Đọc thế nào cho đúng?. Tôi cho trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. Với nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp cho trẻ có thể tự phát hiện lỗi phát âm của mình và các bạn trong lớp. Ph¹m ThÞ Th­ 12 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  13. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi 8. Rèn trẻ phát âm chuẩn chữ cái l-n qua việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch c ùng bàn bạc và thảo luận với các bậc phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó: p-q-s-x... đặc biệt là chữ l-n để phụ huynh nắm đ ược, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ ở nhà. Với một số trẻ cá biệt về phát âm tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên tận dụng mọi thời gian, mọi cơ hội để rèn phát âm chữ cái l-n cho trẻ một cách mềm mại cho trẻ tạo mọi tình huống cụ thể trong khi giao tiếp với trẻ. Ví dụ: Con lấy cho mẹ cái lược, ... hay con nằm c ùng mẹ... sẽ tạo cơ hội để uốn nắn trẻ phát âm đúng 2 chữ cái trên. Ngoài ra tôi còn động viên họ nên chọ mua những quyển truyện tranh trong đó có nhiều lời đối thoại nhiều chữ cái l-n và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện. Động viên phụ huynh mua những băng đĩa hát của chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ nghe và hát theo.Ngoà i ra tôi còn nhắc phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình. Giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói, cách phát âm của trẻ nó là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp trẻ ngấm dần một cáh tự nhiên khi đọc và phát âm chữ cái l-n. V. K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp rèn luyện phát âm chữ cái l-n cho trẻ tôi nhận thấy những biện pháp nêu trên rất có hiệu quả, với những biện pháp đó trẻ rất hứng thú với việc phát âm chữ cái l-n. Kết quả khảo sát trẻ cuối năm 2012 – 2013. STT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ phát âm sai chữ cái n 1 1/31 3% Số trẻ phát âm sai chữ cái l 2 1/31 3% Số trẻ phát âm đúng chữ cái l-n 3 30/31 97% Sau khi thực hiện các biện pháp này so với đầu năm thì chất lượng của trẻ đáng mừng. Trẻ phát âm chuẩn xác 2 chữ cái l-n lên tới gần 100%. Điều đó dẫn đến Ph¹m ThÞ Th­ 13 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  14. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn, diễn đạt được đúng nghĩa, đủ câu đã giúp trẻ tháo gỡ được khó khăn trong giao tiếp góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. VI. TRIỂN VỌNG CỦA ĐỀ TÀI. Qua phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của đề tài tôi đã đạt được một kết quả đáng kể trong quá trình thực hiện trong năm 2012-2013 và tiếp tục thực hiện 2013-2014 không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, bạn bè đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này được đầy đủ hơn có thể phổ biến áp dụng rộng rãi cho tất cả các lớp 5 tuổi trong trường. VII. K ẾT LUẬN. Qua quá trình nghiên cứu thực hiện một số biện pháp rèn phát âm chữ cái l-n cho trẻ tôi nhận thấy đã tháo gỡ được một số khó khăn nhất định trong việc rèn luyện trẻ phát âm chữ cái l-n. Trẻ tiếp thu một cách rất tự nhiên và hứng thú từ đó tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: Muốn dạy trẻ phát âm chẩn chữ cái trước tiên cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu, chuyên san, các giáo trình “ Ngôn ngữ Tiếng Việt ”. Luôn luôn chú trọng tới lời nói khi giao tiếpvới trẻ với mọi người và ở mọi lúc mọi nơi. Cô giáo phải luôn tạo môi trường ngôn ngữ phong phú, phải biết lựa chọn và sử dụng các biện pháp có hiệu quả như tích hợp sử dụng các trò chơi, các bài đồng dao, ca dao đẻ trẻ được khám phá trải nghiệm và một phần không thể thiếu đó là bước đầu làm quen với công nghệ thông tin, thường xuyên làm đồ d ùng đồ chơi tự tạo phù hợp với yêu cầu của bài dạy, đồ dùng đồ chơi mang tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn cho trẻ Cô giáo phải luôn gần gũi với trẻ, năm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn bè với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn trẻ kịp thời. Ngoài tiết học ra phải biết lồng ghép với các môn học khác, phải học hỏi mọi lúc, mọi nơi. Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ. Biết kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn phát âm chữ cái l-n cho trẻ 5-6 tuổi” Ph¹m ThÞ Th­ 14 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  15. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi Tôi mong rằng sáng kiến này của tôi sẽ được các đồng nghiệp áp dụng để góp phần giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, Phòng giáo d ục, Ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi có kinh nghiệm hơn trong việc rèn phát âm cho trẻ, chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin trân thành cảm ơn! Đại Thành, ngáy 07 tháng 10 năm 2012 Người viết Phạm Thị Thư Ý kiến của hội đồng khoa học cấp trường ................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................... ........... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ph¹m ThÞ Th­ 15 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
  16. Mét sè biÖn ph¸p rÌn ph¸t ©m ch÷ c¸i l-n cho trÎ 5-6 tuæi ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Ph¹m ThÞ Th­ 16 Tr­êng mÇm non §¹i Thµnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2