intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu tủ gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống chè TRI777 trong vụ Xuân năm 2012 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Bùi Thể | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:67

121
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu tủ gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống chè TRI777 trong vụ Xuân năm 2012 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu xác định được loại và lượng vật liệu dùng tủ gốc tốt nhất cho chè; đề xuất biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao khả năng cho năng suất chè giống TRI777 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu tủ gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống chè TRI777 trong vụ Xuân năm 2012 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

  1. LỜI CẢM ƠN Trong qua trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm giúp  đỡ tận tình của UBND xã La Bằng, sự quan tâm tạo điều kiện của Khoa kỹ  thuật Nông Lâm, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế  ­ Kỹ  thuật, sự  phối hợp và giúp đỡ của gia đình và bà con nông dân xã La Bằng. Trước hết, em bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới TS. Võ Quốc Việt đã   giành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực   hiện đề tài. Em xin trân trọng cảm ơn UBND xã La Bằng, Ban chủ nhiệm Khoa kỹ  thuật Nông Lâm, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế ­ Kỹ thuật đã tạo   mọi điều kiện thuận lợi nhất để em thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ bài   khóa luận. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm  ơn chân thành tới tập thể lớp K5CĐ ­   TT luôn đồng hành và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài khóa luận của  em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến  của các thầy, cô giáo và các bạn, để bài khóa luận của em được đầy đủ và   hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012 Sinh viên Phạm Thanh Xuân
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Đặt vấn đề...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.............................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................3 Chương   1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...............................................................4 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây chè................................................4 1.2.1.Nguồn gốc cây chè..........................................................................4 1.1.2. Phân loại cây chè ...........................................................................5 1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây chè.....................................6 1.3.1. Điều kiện đất đai, địa hình............................................................7 1.3.2. Các yếu tố khí hậu đối với sự sinh trưởng của cây chè ..............7 1.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng đối với chè ..................................................9 1.4. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề  tài....................................................................................................11 1.4.1. Một số nghiên cứu về cây chè trên thế giới ...............................11
  3. 1.4.2. Một số nghiên cứu kỹ thuật tưới nước và tủ gốc cho chè ở Việt   Nam................................................................................................11 1.5.   Tình   hình   sản   xuất   chè   trên   thế   giới,   Việt   Nam   và   tỉnh   Thái   Nguyên...........................................................................................16 1.5.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới............................................16 1.5.2. Tình hình sản xuất và định hướng phát triển của ngành chè Việt  Nam................................................................................................19 1.5.3. Tình hình sản suất chè của tỉnh Thái Nguyên.............................24 1.5.4. Tình hình sản xuất chè của xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái   Nguyên...........................................................................................26 Chương   2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................28 2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành.....................................................28 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................28 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................28 2.3.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng .........................................28 2.3.2. Phương pháp theo dõi...................................................................29 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................32 Chương   3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................32 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.............32 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................32 3.1.2. Địa hình.........................................................................................33 3.1.3. Khí hậu thủy văn..........................................................................33 3.1.4. Điều kiện đất đai.........................................................................34 3.2. Điều kiện thời tiết khí hậu trong vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên 36 3.3. Điều kiện kinh tế ­ xã hội của tỉnh Thái Nguyên..........................37
  4. 3.4.  Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến sự  sinh trưởng và khả  năng   cho năng suất của chè TRI 777......................................................38 3.4.1. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng sinh trưởng của   chè TRI 777....................................................................................38 3.4.2. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới khả năng cho năng suất của   chè TRI 777....................................................................................43 3.5. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khả năng kiểm soát cỏ  dại  ........................................................................................................ 49 3.6. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới sâu bệnh hại chè.................50 3.6.1. Rầy xanh (Empoasca flavcens Fabr)............................................50 3.6.2. Bọ cánh tơ (Physothrips Bagn)....................................................52 3.6.3. Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse).............................53 55 Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến mật độ bọ cánh tơ qua các lần điều tra. 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................56 1. Kết luận.............................................................................................56 2. Đề nghị...............................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................58 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1.1:  Ảnh hưởng của tưới nước, tủ  gốc đến năng suất và chất   lượng chè Đông Xuân tại xã Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ.....................14 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế  giới từ  năm 2002­ 2010.................................................................................................17 Bảng 1.3: Tình hình sản lượng chè của thế  giới và một số  nước có   sản lượng chè cao từ năm 2005­ 2010...........................................18
  5. Bảng   1.4:   Diện   tích,   năng   suất,   sản   lượng   chè   của   Việt   Nam  từ năm 2005­2010..........................................................................21 Bảng   1.5:   Tình   hình   sản   xuất   chè   của   tỉnh   Thái   Nguyên   từ năm 2005 – 2010........................................................................25 Bảng 3.1: Diễn biến khí hậu vụ Xuân năm 2012 tại Thái Nguyên.....36 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều rộng tán chè...40 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến đường kính thân chè41 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều cao cây...........42 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến mật độ búp chè.......43 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến khối lượng búp chè. 44 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến chiều dài búp...........45 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến tỷ lệ búp mù xòe.....47 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới năng suất búp tươi....48 Bảng 3.9:  Ảnh hưởng của vật liệu che phủ  đến khối lượng cỏ  dại   ở các công thức...............................................................................49 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới diễn biến mật độ rầy   xanh.................................................................................................51 Bảng 3.11:  Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới diễn biến mật độ  bọ  cánh tơ.............................................................................................53 Bảng 3.12:  Ảnh hưởng của vật liệu che phủ tới diễn biến mật độ  bọ  xít muỗi...........................................................................................54 Hình 3.1:Biểu đồ năng suất búp tươi qua các lứa hái...........................49 Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến mật độ rầy xanh qua các lần điều tra....52 Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến mật độ bọ cánh tơ qua các lần điều tra.53  
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH­HĐH :   Công   nghiệp   hóa   ­   hiện   đại  hóa 
  7. CT : Công thức CV% : Hệ số biến động Đ/C : Đối chứng GAP :   Good   Agricultural   Practices   –  Sản xuất nông nghiệp bền vững LSD.05 : Sai khác có ý nghĩa NXB : Nhà xuất bản NL : Nhắc lại TB : Trung bình UBND : Ủy ban nhân dân
  8. ­1­ MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây chè (Camelia sinensis (L O.Kuntze)) là cây công nghiệp dài ngày,  chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30­40 năm. Lá chè tươi chứa khoảng 40%   caffein. Lá non và các lá có màu xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất  chè. Các loại chè xanh, chè đen, chè đỏ, chè vàng đều được chế biến từ búp   chè tươi. Nước chè là loại nước giải khát rất tốt cho con người. Uống chè  là một thói quen truyền thống không những của Việt Nam mà còn là hoạt  động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam được xác định là một trong tám cội nguồn của cây chè. Có  điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển cho chất   lượng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia  và vùng lãnh thổ  trên thế  giới. Đặc biệt thương hiệu “CheViet”đã được  đăng ký và bảo hộ trên rất nhiều thị trường của các quốc gia trên thế  giới  và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ  5 trên thế  giới về  sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Việt Nam là một trong những nước có lịch sử trồng chè lâu đời. Hiện   nay cả nước có khoảng 120.000 ha chè, tuy nhiên năng suất, chất lượng chè  của nước ta còn thấp so với các nước trên thế giới. Nhưng nhiều hộ trồng   chè vùng trung du vẫn đạt 15­20 tấn/ha. Chè cho thu hoạch quanh năm kể  cả  những tháng khô hạn. Trên khắp vùng trồng chè trên cả  nước ta thấy   rắng những chỗ  đất tốt, có độ  dốc thích hợp đã được trồng chè, những   diện tích quy hoạch trồng chè còn lại ở vùng trung du miền núi hầu hết là  đất màu, mới phá bỏ cây trồng trước hoặc trồng lại 2 ­ 3 chu kỳ do vậy khi   tiến hành trồng chè cần phải tiến hành cải tạo đất, áp dụng biện pháp kỹ  thuật phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [8].
  9. ­2­ Ở  giai đoạn kinh doanh, đất trồng chè thường là đất dốc có hàm  lượng dinh dưỡng nghèo và độ   ẩm thấp. Do vậy cần phải bổ  sung chất   hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng. Tuy nhiên biện pháp náy còn nhiều  hạn chế, hàng năm sự bào mòn, rửa trôi lượng mùn dinh dưỡng khá cao. Sự  thoái hóa đất là xu thế  phổ  biến đối với nhiều vùng, đặc biệt là vùng đồi  núi. Tỉnh Thái Nguyên là một điển hình của trung du miền núi phía Bắc.  Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy dần theo hướng Bắc ­ Nam và thấp  dần xuống phía Nam. Diện tích đất tự  nhiên chủ  yếu được hình thành do  sự  phong hóa trên đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Cây chè là thế  mạnh của vùng, chè được trồng chủ yếu trên các vùng đồi như Đại Từ, Võ  Nhai, Tân Cương… Tuy nhiên người làm chè mới chỉ  chú trọng đến khai   thác sản phẩm mà chưa chú ý đầu tư  đúng mức. xuất phát tử  yêu cầu sản  suất nông nghiệp bền vững, hiểu được vai trò của lớp thực vật trong bảo  vệ đất chống xói mòn, làm cho đất mầu mỡ hơn, kiểm soát cỏ dại, giữ ẩm,  tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, em thực  hiện đề  tài. “Nghiên cứu  ảnh hưởng của một số  vật liệu tủ  gốc đến   sinh trưởng và năng suất của giống chè TRI777 trong vụ  Xuân năm   2012 tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. ” 2. Mục tiêu nghiên cứu ­ Xác định được loại và lượng vật liệu dùng tủ gốc tốt nhất cho chè. ­ Đề  xuất biện pháp kỹ  thuật hợp lý nhằm nâng cao khả  năng cho   năng  suất  chè   giống  TRI777  tại  xã  La  Bằng,  huyện  Đại  Từ,   tỉnh  Thái  Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
  10. ­3­ Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức khoa học đã được tích  lũy trong quá trình học tập vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, giúp cho   sinh viên làm quen với những bước tiến hành nghiên cứu khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ­ Từ kết quả theo dõi, thực hiện đề tài giúp chọn được vật liệu tủ tốt   nhất cho chè giống TRI777 phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và đất   đai của xã La Bằng và các vùng lân cận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu ­ Chè giống TRI777 ở thời kỳ kinh doanh (5 năm tuổi) 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­Tủ gốc với các vật liệu tủ khác nhau cho chè TRI 777. + Công thức 1: Tủ rơm, rạ + Công thức 2: Tủ guột + Công thức 3: Tủ thân cây ngô + Công thức 4: Không tủ (Đ/c)
  11. ­4­ Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài  Sản xuất chè vụ  Đông Xuân là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ  thuật thích hợp nhằm tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt trong cả vụ  Đông Xuân, khi nhiệt độ  xuống thấp, ít mưa. Nghiên cứu  ảnh hưởng của  điều kiện sinh thái đến sinh trưởng búp chè các nhà khoa học Trung Quốc  và Việt Nam đều cho rằng nhiệt độ thích hợp của cây chè là 10oC, nghĩa là  trong điều kiện nhiệt độ  lớn hơn  10oC thì cây chè vẫn sinh trưởng búp.  Mặt khác sản lượng chè búp hàng tháng có quan hệ  rất chặt với lượng  mưa, những tháng có mưa  100mm/tháng, sản lượng hàng tháng đạt > 10% tổng sản lượng  cả năm. Như vậy trong các tháng vụ  Đông Xuân ở vùng trung du phía Bắc   nhiệt độ  trung bình tháng thấp nhất đều >  10oC thì yếu tố  hạn chế  năng  suất chính là lượng mưa. Nếu tưới nước đủ ẩm cây sẽ sinh trưởng búp và   cho thu hoạch đáng kể (Lê Tất Khương, 1997) [9]. Trên thực tế   ở vùng trung du miền núi phía Bắc cho thấy sản lượng   chè các tháng vụ Đông Xuân giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chè  tăng nhanh làm cho giá chè tăng mạnh có khi gấp 2 ­ 2,5 lần những tháng  giữa vụ. Chi phí đầu vào để sản xuất chè vụ Đông Xuân không cao do chi   phí bảo vệ  thực vật và chi phí chế  biến giảm. Mặt khác sản xuất chè vụ  Đông Xuân sẽ rải vụ thu hoạch chè, rải vụ chế biến chè tạo việc làm cho   người lao động vào các tháng Đông Xuân. Vì vậy sản xuất chè vụ  Đông   Xuân thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Nguồn gốc và phân loại của cây chè 1.2.1.Nguồn gốc cây chè
  12. ­5­ Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc   của cây chè là vùng Vân Nam Trung Quốc, nơi có điều kiện khí hậu  ẩm  ướt quanh năm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây 4.000 năm   người Trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu sau đó mới dùng để  uống. Năm   1823,   R.Bruce   phát   hiện   những   cây   chè   dại   lá   to   ở   vùng  Atxam(Ấn Độ) từ đó các học giả  người Anh cho rằng quê hương của cây  chè là ở Ấn Độ chứ không phải ở Trung Quốc. Những công trình nghiên cứu của Dejemukhatze (1961 ­ 1976) về phức   Catechin giữa các loại chè được trồng và mọc hoang dại đã nêu lên luận  điểm cho sự tiến hóa trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Từ sự biến  đổi sinh hóa của các lá cây chè mọc hoang dại và các cây chè được trồng  trọt, chăm sóc. Dejemukhatze cho rằng, nguồn gốc của cây chè chính là  ở  Việt Nam. Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên   rất khác nhau, từ 300 vĩ Nam đến 450 vĩ Bắc, là những nơi có điều kiện tự  nhiên khác xa vùng nguyên sản. Những thành tựu khoa học của các nhà  chọn   giống   Liên   Xô,Trung   Quốc,   Đài   Loan,   Nhật   Bản…   đã   tạo   nhiều  giống mới có khả  năng thích  ứng với các điều kiện khác nhau, tạo nhiều  triển vọng cho nghề trồng chè trên thế giới (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [7]. 1.1.2. Phân loại cây chè  Tên khoa học của cây chè được thống nhất là  Camellia sinensis  (L)  O.Kuntze và có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L. Việc phân loại chè dựa vào các cơ sở sau : ­ Cơ quan sinh dưỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán,   hình dạng và kích thước của lá, số đôi gân lá. ­ Cơ  quan sinh thực: Độ  lớn của cánh hoa, số  lượng đài hoa, vị  trí   phân nhánh của đầu nhụy cái.
  13. ­6­ ­ Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin, mỗi giống chè  có hàm lượng tanin biến đổi nhất định (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [7]. Chè Camellia sinensis được chia làm 4 thứ: * Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var.bohea) Đặc điểm: Cây bụi, thân thấp, phân cành nhiều, lá nhỏ  dày, nhiều  gợn sóng màu xanh đậm. Lá dài 3,5 ­ 6,5 cm có 6 ­ 7 đôi gân lá không rõ,   răng cưa nhỏ, không đều, búp nhỏ  hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất  bình thường, khả năng chịu rét ở nhiệt độ (120C ­ 150C) phân bố chủ yếu ở  miền Đông Nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng chè khác. * Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var.marcophyla) Đặc   điểm:   Thân   gỗ   nhỏ,   cao   5m   trong   điều   kiện   sinh   trưởng   tự  nhiên, lá to trung bình chiều dài 12­15cm, rộng 5­7 cm, màu xanh nhạt,   bóng. Răng cưa sâu không đều,đầu lá nhọn, trung bình có 8­9 đôi gân lá rõ.  Năng suất cao, phẩm chất tốt, nguyên sản  ở  Vân Nam, Tứ  Xuyên (Trung  Quốc). * Chè Shan (Camellia sinensis var.Shan) Đặc điểm: Thân gỗ cao 6­10m, lá to và dài 15­18cm, có màu xanh nhạt,  đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè nhiều lông tơ trắng mịn trông như  tuyết nên thích ứng ở điều kiện ấm, ẩm, địa hình cao. Năng suất cao, phẩm  chất tốt. Nguyên sản  ở Vân Nam (Trung Quốc) miền Bắc Mianma và Việt   Nam. * Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var atxamica) Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17m, phân cành thưa, lá dài 20­30cm mỏng,   mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục có trung bình 12­15 đôi   gân lá. Rất ít hoa quả, không chịu được rét hạn. Năng suất phẩm chất tốt.  Trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác  (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [7]. 1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây chè
  14. ­7­ 1.3.1. Điều kiện đất đai, địa hình ­ Độ chua: Là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến đời sống cây chè. Các  nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: độ pH  7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết. Các nhà khoa  học cũng xác định rằng giới hạn pH của đất trồng chè là 4,5 và giới hạn trên   là 6,5. ­ Tầng dày, kết cấu đất thành phần cơ giới và chế độ nước: Cây chè   sinh trưởng tốt  ở  tầng dày ≥ 1m, giới hạn cuối cùng về  đất trồng chè là   0,5m. Về thành phần cơ giới chè ưa các loại đất từ cát pha đến thịt nặng. Thực tiễn cho thấy: Thái Nguyên có 6 loại đất có khả năng trồng chè,  trong đó chè được trồng trên 2 loai đất: đất vàng nhạt trên đá cát, đất vàng  nâu trên đá phù sa cổ  có thành phần cơ  giới nhẹ, đều có hương thơm tự  nhiên vị đậm, màu nước đẹp hơn chè trồng trên các loại đất có thành phần   cơ giới nặng hơn. Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có kết viên, tơi xốp. Trên các loại   đất này bộ  rễ chè phát triển tốt, hệ sinh vật hoạt động mạnh, cây chè có  tuổi thọ cao. Chè là cây cần nước, tuy nhiên không có khả  năng chịu úng, chỉ  nên  trồng chè ở những nơi có mực nước ngấm ở dưới độ sâu 1m. ­ Độ cao so với mực nước biển: của đất trồng chè có ảnh hưởng tới  phẩm chất chè; chè trồng trên núi cao thường có chất lượng tốt. 1.3.2. Các yếu tố khí hậu đối với sự sinh trưởng của cây chè  ­ Lượng mưa và độ   ẩm không khí. Hàm lượng nước trong rễ chè là  48­54.5%, trong thân cành là 48­75%, trong lá là 74­76%. Lượng mưa trung bình hàng năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè là  1500­2000mm. Số  ngày mưa có ảnh hưởng lớn đến việc hái chè cũng như  chế  biến  chè: Khó làm héo, tốn nhiên liệu và công sấy chè.
  15. ­8­ Độ   ẩm tương đối của không khí thích hợp là 80­85%.  Ẩm độ  cần  thiết cho cây chè là 70­90%. Lượng mưa phân bố  đều, xen kẽ  ngày mưa,   ngày nắng rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Lượng mưa tập  trung phân bố  không đều ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây chè, gây   xói mòn đất trồng chè.  Ẩm độ  không khí thấp, chè cằn cỗi, búp chè chóng  già, tỷ lệ mù xòe cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm. Các loại chè núi cao có chất lượng tốt vì độ   ẩm cao và ánh sáng tán  xạ và biên độ nhiệt ngày đêm lớn. ­ Nhiệt độ: Nhiệt độ  thích hợp cho sinh trưởng cây chè là 22­280C.  Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Liên Xô thì cây chè ngừng sinh trưởng   ở 100C, từ 15­180C cây chè sinh trưởng chậm, từ 22 đến 250C cây chè sinh  trưởng mạnh, trên 300C cây chè sinh trưởng chậm lại,  ở nhiệt độ 40 0C các  bộ phận non của chè bị cháy.  Biên độ  nhiệt ngày ­ đêm rộng có lợi cho chất lượng chè. Biên độ  nhiệt độ các mùa thấp thì thời gian thu hoạch búp chè càng dài. ­ Ánh sáng: ở giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm. Cây chè trưởng  thành ưa ánh sáng. Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có khác nhau giữa các  tuổi chè, giống chè. Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các giống chè to   cần ít ánh sáng hơn các giống chè lá nhỏ. Dưới bóng râm cây chè sinh động, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng  nước cao nhưng búp thưa, quang hợp kém nên năng suất thấp. Ánh sáng tán xạ   ở  vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè.  Sương mù nhiều ẩm ướt, nhiệt độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè  có chất lượng cao. Trồng cây bóng mát  ở  những vùng thấp và nắng nóng cho kết quả  tốt. Vườn chè cơ  cấu bóng mát che bớt 30% ánh sáng làm tăng năng suất  chè lên 34%. Chúng ta có tập đoàn cây bộ đậu che bóng mát cho chè rất tốt.   Đáng chú ý có cây muồng đen  ở  Tây Nguyên, cây chàm là nhọn  ở  các tỉnh  
  16. ­9­ phía Bắc. Cây bóng mát còn có tác dụng làm giàu chất hữu cơ, chống xói  mòn cho đất trồng chè nâng cao mạch nước ngầm và chắn gió cho chè  (Đường Hồng Dật, 2004) [5]. ­ Không khí: Sự lưu thông không khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho  sinh trưởng của cây chè. Gió nhẹ làm cho CO2 phân bố đều, cố lợi cho quá  trình quang hợp, gió nhẹ có tác dụng điều hòa nước trong cây. Để giảm tác   hại của gió bão người ta tiến hành trồng các đai rừng chắn gió cho chè. Qua cơ  sở  khoa học nêu trên và yêu cầu về  điều kiện sinh thái của  cây chè, thì tỉnh Thái Nguyên tương đối thích hợp cho sản xuất chè vụ  Đông, thông qua các biện pháp tưới, tủ, làm đất giữ ẩm cho chè nhằm khắc   phục yếu tố hạn chế lớn nhất đến cây chè vụ Đông là mưa ít, nhờ vậy mà  cây chè sinh trưởng búp thuận lợi và cho thu hoạch sản lượng. 1.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng đối với chè  * Nhu cầu phân đạm cho chè  Trong chè đạm tập trung ở các bộ phận còn non như búp và lá non, N  tham gia vào sự hình thành axit amin và protein, bón đủ N cho chè, lá chè có  màu xanh quang hợp tốt. cây chè sinh trưởng tốt, cho nhiều búp, búp to.  Thiếu đạm chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Các thí nghiệm tại viện chè Phú Hộ  cho thấy: Bón đạm làm tăng  năng suất từ 2,0­2,5 lần so với đối chứng không bón  Về  chất lượng: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho  rằng bón đạm không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đơn độc) làm giảm  chất lượng chè đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều đạm làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm làm protein  tăng, protein sẽ  kết hợp với tanin thành hợp chất không tan vì thế  lượng   tanin   càng   bị   giảm,   hơn   nữa   bón   quá   nhiều   đạm   làm   cho   hàm   lượng  ancanoit tăng, chè có vị đắng 
  17. ­10­ Các thí nghiệm còn cho thấy có thể làm giảm tác hại của việc dùng liều  lượng đạm cao nếu bón phối hợp cân đối các phân khoáng khác và phân hữu  cơ.  * Nhu cầu phân lân cho chè  Trong búp non của chè có 1,5% P2O5 (Eden 1958). Lân tham gia vào  thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan trọng  trong việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự  phát triển  của chè, nâng cao chất lượng chè (cả  chè nguyên liệu và chè giống) làm   tăng khả  năng chống rét, chống hạn cho chè, thiếu lân lá chè có màu xanh  thẫm, có vết nâu hại bên gân chính, búp nhỏ năng suất thấp. Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, Việt Nam và nhiều nước khác  cho thấy: bón lân làm tăng năng suất chè rõ rệt, đặc biệt bón lân trên nền   N,K, đất thiếu đạm và kali cũng làm giảm hiệu quả  của phân lân đối với   chè. Điều đáng chú ý là bón lân có hiệu quả tương đối dài thậm chí 20­25  năm. Kết quả sơ bộ thì nghiệm 10 năm phân bón N P K cho chè của trại thí  nghiệm chè Phú Hộ  cho thấy trên cơ  sở  bón 100 kgN/ha, bón 50 Kg P2O5  trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất. Nhưng từ năm  thứ 7 trở đi thì bội thu tăng lên rõ rệt, qua 10 năm hiệu quả của phân lân tỏ  ra rõ rệt và chắc chắn bình quân 10 năm thì hiệu quả của phân lân tỏ ra rõ  rệt và chắc chắn bình quân 10 năm 1Kg P2O5 làm tăng được 3,5 Kg búp chè  tươi. Kết quả  nghiên cứu của Curxnop(1954) và T.C mgalolisvili (1966)  Liên xô đều khẳng định bón lân trên nền N­K làm tăng hàm lượng catechin   trong búp chè, có lợi cho chất lượng chè (Đường Hồng Dật, 2004) [5].  * Bón Kali cho chè  Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các  bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây  
  18. ­11­ làm khả năng hoạt động của các men tăng, làm tăng khả năng tích luỹ gluxit   và axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất  lượng búp, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Thiếu kali rìa lá có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ, lá nhỏ. * Bón phân hữu cơ cho chè  Đối với chè phân hữu cơ  có vai trò rất quan trọng, nó không những   cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện lí tính đất   như: làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên làm tăng khả  năng thấm và giữ  nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, tăng   thành phần các chất dinh dưỡng: N P K và các nguyên tố  vi lượng khác   trong đất (Đường Hồng Dật, 2004) [5]. 1.4. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề  tài 1.4.1. Một số nghiên cứu về cây chè trên thế giới  Các tác giả CFKozopkin (1950) G.V Lêbêdep (1954,1957) N.X Petino  bằng nghiên cứu của mình đã cho thấy: vùng cận nhiệt đới chỉ có thể trồng  chè khi tưới nước đều đặn, các tác giả  cho rằng: Tưới nước cho chè làm  tăng thời gian thu hoạch búp, làm tăng chất lượng chè nguyên liệu (Lê Tất  Khương, 1997) [7].  M.K Daraselia (1989) tủ  chè tưới làm thay đổi điều kiện quang hợp,   thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả polifenon­oxydaza là men có  mặt trong việc tạo tanin của chè (Lê Tất Khương, 1997) [9]. 1.4.2. Một số nghiên cứu kỹ thuật tưới nước và tủ  gốc cho chè ở  Việt   Nam Theo tác giả  Hà Ngọc Ngô (1977) [11],  tưới nước cho chè  ở  Việt  Nam lần đầu tiên được nghiên cứu vào những năm 1960 ­ 1961 tại trại thí  nghiệm chè Phú Hộ dưới sự chỉ đạo của giáo sư Fridland trên chè 4 tuổi ở 
  19. ­12­ độ dốc 110. Kết quả cho thấy tưới nước đã làm tăng sản lượng chè từ 13­   38% và cho bội thu cao trong các tháng vụ Đông. Kết quả  nghiên cứu của Lê Tất Khương (1997) [9] cho thấy: Các   công thức được tủ giữ ẩm, tưới nước hoặc kết hợp giữa tủ và tưới đã tăng  tỷ lệ búp có tôm từ 3,7­ 18,7% và tăng tỷ lệ chè loại A, B lên từ 5,0­17,3%,   tăng hàm lượng tanin từ  0,7­ 2,1% và làm tăng hàm lượng chất hòa tan từ  1,0­ 1,5%.  Cũng theo nghiên cứu của Lê Tất Khương (1997) [9] cho thấy: Đốn  chè vào tháng 12, ở các công thức có tủ và tưới nước đã làm tăng năng suất   chè vụ Đông và Xuân từ 10,4­ 125,1% và đã làm tăng mức thu ­ chi từ 5,3­ 67,5% so với không tủ, không tưới nước. Theo Chu Thị Thơm (2005) [15] thì phủ rác có tác dụng chống cỏ dại,  giữ ẩm, chống xói mòn, tăng độ mùn, độ xốp cho đất. Cách phủ rác có thể  làm tăng năng suất chè từ 35­50%.  Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Đông (2010) [6] thì việc tưới nước   cho chè qua Đông kết hợp với các biện pháp tủ  giữ   ẩm và làm đất trước   khi tủ đã làm tăng năng suất chè từ 107,27 – 181,49%. Việc tưới tủ kết hợp   với làm đất trước khi tủ cho chè đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu số thu  – chi  của các công thức  đều cao hơn so với  đối chứng  từ  1.270.150 –   8.192.150 đồng. Công thức đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là công thức 6, có  mức thu – chi đạt 8.192.150 đồng.  Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (2010) [10] về ảnh hưởng   của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn TRI 777  tại xã Phú Hộ tỉnh Phú Thọ thì che phủ đất bằng xác thực vật cho chè trong  giai đoạn TRI 777 có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của   chè (tăng chiều cao cây, tăng chiều rộng tán, tăng chỉ  số  diện tích lá, giảm  cỏ dại ) đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc.  Theo Đường Hồng Dật (2004) [5]  ở nước ta, do lượng mưa phân bổ  không đều qua các tháng trong năm, lượng chè chiếm 70% sản lượng cả 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0