intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Ngo Quang Trong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

241
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên" dưới đây. Nội dung đề tài giới thiệu khái quát chung về tự nhiên và con người huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa  “thống nhất trong đa dạng”.  Nền văn hóa đó là sự hội tụ các giá trị văn hóa của 54 dân tộc cùng sinh sống  trên lãnh thổ  Việt Nam. Trong lịch sử  hình thành và phát triển, mỗi dân tộc  đều sáng tạo ra các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cho tộc người đó.  Mỗi tộc người có những giá trị văn hóa riêng, qua lịch sử, các giá trị văn hóa  ấy trở  thành bản sắc văn hóa của từng tộc người, góp phần hình thành nền   văn hóa Việt Nam đa sắc thái. Đặc trưng văn hóa là một trong 3 tiêu chí để  xác định thành phần các   dân tộc  ở  Việt Nam. Như  vậy, sự  tồn tại của mỗi tộc người gắn liền với   bản sắc văn hóa. Khi các giá trị  văn hóa của một dân tộc mất đi sẽ  dần kéo  theo sự biến mất của dân tộc đó. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay,   vấn đề văn hóa các dân tộc ngày càng được quan tâm. Một yêu cầu bức thiết   đặt ra là hội nhập không đồng nghĩa với hòa tan. Chúng ta hội nhập cùng xu  thế chung của quốc tế nhưng vẫn phải giữ được những giá trị dân tộc truyền   thống. Giá trị  dân tộc  ấy là bản sắc văn hóa. Và bản sắc văn hóa Việt Nam   chính là các giá trị  văn hóa riêng của mỗi tộc người sinh sống trên lãnh thổ  Việt Nam mà cụ thể là của dân tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu số còn lại. Việc   tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam không thể  không gắn liền  với vấn đề  tìm hiểu bản sắc văn hóa của từng tộc người riêng trong cộng  đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng đến vấn đề  bảo tồn và phát   huy những giá trị  văn hóa của các dân tộc. Năm 1991, với  “Cương lĩnh xây   dựng đất nước trong thời kỳ  quá độ  lên Chủ  nghĩa xã hội”,   Đảng đã xác  định: tôn trọng lợi ích truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng 
  2. của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức,  thẩm mĩ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc.  Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Sán Dìu hay còn được  gọi là Sơn Dao Nhân (người Dao  ở  trên núi), tập trung sinh sống  ở các tỉnh  Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái...  Đến Việt Nam và  ở  Thái Nguyên cách đây khoảng 3 thế  kỷ, nhưng người   Sán Dìu trong quá trình sinh sống và lao động đã sáng tạo ra những giá trị văn   hóa riêng cho tộc người mình, đồng thời có sự  tiếp thu văn hóa của các tộc   người cộng cư, tạo nên một đặc trưng văn hóa truyền thống cho dân tộc  mình.  Có thể khẳng định rằng các nghi lễ  vòng đời là một trong những biểu  hiện sâu đậm về  bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt là đời sống tâm linh,   tâm lý và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Đồng thời đây cũng là mảng  văn hóa đặc sắc được lưu giữ bền lâu và chậm biến đổi. Bởi chính trong bản  thân trong các nghi lễ  vòng đời chứa đựng các giá trị  nhân văn đầy sâu sắc.  Điều này là nền tảng cho sự  hưng thịnh của văn hóa tộc người. Mỗi thành  viên thuộc về tộc người Sán Dìu, từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, đều trải  qua các nghi lễ đời người của tộc người mình. Chính những nghi thức được   thực hiện gắn với chu kỳ đời người của người Sán Dìu đó đã góp phần tạo  nên những giá trị văn hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu các giá trị văn hóa của   tộc người Sán Dìu không thể bỏ qua những nghi lễ vòng đời người.  Các mốc quan trọng chính trong cuộc đời con người được trải qua các  nghi lễ cơ bản sau: cưới xin, sinh đẻ  và tang ma. Đây là những dịp đánh dấu   các bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời con người. Nó tạo ra trong bản   thân mỗi  người  một sự  phát triển phù hợp với quy luật của tự  nhiên đồng  thời cũng chịu sự chi phối của các quy luật xã hội.  Vấn đề tìm hiểu văn hóa 
  3. tộc người Sán Dìu nói chung và lý giải những biến đổi trong nghi lễ vòng đời  người nói riêng còn nhiều vấn đề cần được giải đáp. Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề  tài Những biến đổi văn   hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn   huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm đề  tài nghiên cứu với hy vọng đưa  ra được những biến đổi sâu sắc trong phong tục cưới xin và tang ma của người  Sán Dìu nơi đây, góp phần tìm hiểu các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số  ở  Việt Nam nói riêng, làm nền tảng cho việc tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt   Nam nói chung.  Với đề  tài này, chúng tôi mong rằng sau khi hoàn thành, kết quả  của  công trình sẽ đóng góp vào việc tìm hiểu văn hóa tộc người Sán Dìu cũng như  văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ đó có những chính sách bảo tồn   và phát huy các giá trị  văn hóa thể  hiện qua phong tục cưới xin và tang ma  trong nghi lễ  chu kỳ  đời người người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình,  tỉnh Thái Nguyên nói riêng và tộc người Sán Dìu nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, xu hướng tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa tộc  người đã, đang và rất được quan tâm. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 13% tổng số  dân cả nước nhưng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, mỗi dân tộc lại có một  nền văn hóa riêng, độc đáo, tạo nên một nền văn hóa chung, thống nhất trong  đa dạng ­ một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tộc người Sán Dìu ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên  cứu dân tộc học và nhiều tác giả  dày công nghiên cứu. Đã có rất nhiều công  trình nghiên cứu về người Sán Dìu, cả về sách báo cũng như các tạp chí:
  4. Cuốn  Người Sán Dìu  ở  Việt Nam  của tác giả  Ma Khánh Bằng, xuất  bản năm 1983 là một bức tranh toàn cảnh về người Sán Dìu ở Việt Nam. Tác   giả  đã nghiên cứu và trình bày một cách khái quát tổng thể  về  dân tộc Sán   Dìu: từ  tên gọi, lịch sử  hình thành và phát triển đến cách tổ  chức đời sống,  văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần cùng các phong tục tập quán làm nên các   giá trị  văn hóa riêng của tộc người Sán Dìu  ở  Việt Nam. Tác giả  đã khẳng  định tộc người Sán Dìu là “Một tộc người với dân số ít, tiếp thu văn hóa của   nhiều dân tộc khác, song vẫn luôn ý thức được mình là một dân tộc”. Tác giả  Diệp Trung Bình với Phong tục và nghi lễ  chu kỳ  đời người   của người Sán Dìu ở Việt Nam (2005) đã mô tả một cách toàn diện các nghi   lễ trong chu kỳ đời người người Sán Dìu nói chung từ khi sinh ra đến khi mất   đi. Đồng thời tác giả  cũng đã có những ý kiến đánh giá về  giá trị  văn hóa và   những biến đổi về văn hóa của tộc người Sán Dìu được thể hiện qua nghi lễ  vòng đời người.  Trong Tri thức dân gian trong chu kỳ  đời người Sán Dìu  ở  Việt Nam,  nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 2011, tác giả  Diệp Trung Bình cũng đã giới  thiệu những đặc trưng văn hóa của tộc người Sán Dìu  ở  Việt Nam qua hệ  thống những tri thức dân gian của đồng bào liên quan đến sinh đẻ, nuôi dạy  con cái và sự trưởng thành, cưới xin, tang ma. Diệp Thanh Bình cũng đã sưu tầm và biên dịch những làn điệu dân ca  của tộc người Sán Dìu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và những lời hát  đối đáp trong đám cưới. Tất cả  được tập trung trong cuốn  Dân ca Sán Dìu,  nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 1987. Cuốn Các dân tộc ít người  ở  Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) cũng trình  bày một cách khái quát nhất về bức tranh tộc người Sán Dìu ở Việt Nam. Các   tác giả  đã giới thiệu những nét cơ  bản về  lịch sử  tộc người, văn hóa mưu 
  5. sinh, văn hóa vật chất qua nhà  ở, trang phục,  ẩm thực và văn hóa tinh thần:  cưới xin, ma chay... Ngô Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần (Chủ biên), Dân tộc Sán Dìu ở Bắc   Giang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003. Cuốn sách là một bức tranh toàn  cảnh về người Sán Dìu ở Bắc Giang: Từ nguồn gốc, tên gọi, địa bàn cư trú…   đến các hoạt động kinh tế  truyền thống,  ẩm thực, trang phục truyền thống,   các phong tục nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người… Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh trong tác phẩm Văn hóa truyền thống dân   tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, xuất bản năm 2011 cũng trình bày một cách tổng   quan nhất từ lịch sử tộc người, địa bàn cư trú cùng những đặc trưng văn hóa   của tộc người này ở tỉnh Tuyên Quang.  Những công trình nghiên cứu trên đây cũng là một điều kiện về  cơ  sở  lý luận, tạo thuận lợi cho tác giả có một cái nhìn khách quan, có sự đối sánh  trong nghiên cứu những biến đổi văn hóa của người Sán Dìu  ở  Phú Bình –  Thái Nguyên qua phong tục cưới xin và tang ma.  Tác giả  Nguyễn Thị  Quế  Loan cũng đã dày công nghiên cứu một khía  cạnh văn hóa của người Sán Dìu Thái Nguyên trong luận án tiến sĩ Tập quán   ăn uống của người Sán Dìu  ở  Thái Nguyên. Luận án đã trình bày về  nguồn  gốc   lương   thực   và   thực   phẩm   truyền   thống   của   người   Sán   Dìu   ở   Thái  Nguyên, cách chế biến các món ăn, đồ uống, đồ hút truyền thống, sự tiếp thu  các món ăn, đồ uống, đồ hút của các dân tộc khác, các yếu tố xã hội trong ăn   uống, những biến đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu trên địa bàn  tỉnh Thái Nguyên. 
  6. Cùng một vấn đề  trên, tác giả  Nguyễn Thị  Quế  Loan còn có bài viết   Biến đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên  trên  Tạp chí Dân tộc học, số 2, trang 13, năm 2008.  Lê Minh Chính cũng có công trình nghiên cứu về người Sán Dìu huyện  Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ y học:  Thực trạng thiếu máu ở phụ   nữ  Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ  tỉnh Thái Nguyên và   hiệu quả của biện pháp can thiệp.  Trên tạp chí Dân tộc và thời đại, số 89, năm 2006, hai tác giả Đàm Thị  Uyên và Nguyễn Thị Hải có bài viết Tín ngưỡng trong cư trú của người Sán   Dìu ở Thái Nguyên. Bài báo đề cập đến vấn đề tổ chức xã hội và những quan  niệm tâm linh của đồng bào Sán Dìu trong tập quán cư trú. Tạp chí Dân tộc và thời đại số  87, năm 2006 đăng tải bài viết của tác   giả Nguyễn Thị Mai với nội dung nghiên cứu là Lễ hội cầu mùa của người   Sán Dìu. Tác giả  Chu Thái Sơn, nhà nghiên cứu dân tộc học, có cuốn Dân tộc   Sán Dìu theo chương trình “Sách Nhà nước tài trợ  cho thiếu nhi các trường   trung học cơ  sở  miền núi ­ vùng sâu ­ vùng xa”, nhà xuất bản Kim Đồng,  2011. Tác phẩm đã giới thiệu sơ lược lịch sử dân tộc, cuộc sống lao động, tập  quán sinh hoạt, phong tục cổ truyền, đời sống tâm linh và cuộc sống hiện nay  của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam. Các công trình nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử  nghiên cứu về  văn hóa của người Sán Dìu nói chung; bước đầu hình thành   những kết quả nghiên cứu về tộc người Sán Dìu cả nước nói chung và người   Sán Dìu ở từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề  tìm hiểu người Sán   Dìu ở Phú Bình – Thái Nguyên nói chung và đi sâu nghiên cứu những biến đổi 
  7. văn hóa trong phong tục tập quán cưới xin và tang ma nói riêng vẫn còn nhiều  bỏ ngỏ. Những công trình nghiên cứu trên đây là cơ sở để tôi đi sâu tìm hiểu,  làm sáng rõ hơn những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma   của người Sán Dìu ở Phú Bình – Thái Nguyên. 3.  Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài  3.1. Mục đích nghiên cứu  Luận văn Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang   ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên   được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị  văn hóa của   tộc người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được biểu  hiện qua một số nghi lễ trong chu kỳ đời người. Trên cơ sở đó đề  xuất một   vài kiến nghị  trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị  văn hóa truyền thống  của người Sán Dìu  ở  địa bàn nghiên cứu nói riêng và tộc người Sán Dìu  ở  Việt Nam nói chung. ­ Việc tìm hiểu phong tục cưới xin và nghi lễ tang ma liên quan đến các  quan niệm tâm linh, về  vũ trụ  và cuộc sống con người. Vì vậy, nghiên cứu   những biến đổi của dạng thức này là tiếp cận với các quan niệm về cưới xin  và tang ma của người Sán Dìu. ­ Việc nghiên cứu những biến đổi phong tục cưới xin và tang ma trong  nghi lễ  vòng đời hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây   dựng đời sống văn hóa  ở  cơ  sở.  Dựa vào đó, có những đề  xuất nhằm phát  huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và giảm thiểu những hủ tục lạc hậu   còn tồn tại trong đời sống tinh thần đồng bào Sán Dìu. 3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
  8. ­ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những biến đổi cơ bản và những   nguyên nhân gây nên sự  biến đổi trong  phong tục cưới xin và tang ma của  người Sán Dìu huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hiện nay, dựa trên cơ sở so  sánh với phong tục truyền thống trước đây. Qua đó, các giá trị  văn hóa trong  các nghi lễ của dân tộc, các mối quan hệ giữa con người, giữa các thành viên  trong gia đình và cộng đồng được bộc lộ rõ.  ­ Phạm vi nghiên cứu: Về  không gian:  địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tập trung  nghiên cứu tại 2 xã có số  lượng người Sán Dìu sinh sống đông nhất là Bàn  Đạt và Tân Khánh. Về thời gian: đề tài nghiên cứu đặc trưng văn hóa trong phong tục cưới  xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái  Nguyên từ truyền thống đến hiện tại dưới cái nhìn đối sánh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ­ Cơ sở lý luận Đề  tài thực hiện dựa trên cơ  sở  quan điểm duy vật lịch sử, duy vật   biện chứng của chủ  nghĩa Mác – Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, các quan  điểm của Đảng và Nhà nước ta về  vấn đề  dân tộc và về  văn hóa dân tộc.  Theo đó, đề  tài luôn xem xét và đánh giá các sự  vật, hiện tượng trong quá  trình vận động liên tục trong không gian và thời gian. Đề tài cũng kế thừa thành tựu nghiên cứu, lý luận và phương pháp luận   của các nhà dân tộc học tại thực địa. ­ Phương pháp nghiên cứu
  9. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là khảo sát điền dã dân tộc học, tiếp   xúc trực tiếp với các đối tượng thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm,  đồng thời quan sát, ghi chép, ghi hình, ghi âm ở  2 xã (Bàn Đạt và Tân Khánh)  trong huyện Phú Bình; nghiên cứu tài liệu văn bản; phương pháp liên ngành:  dân tộc học, văn hóa học, lịch sử, xã hội học, so sánh, đối chiếu… ­  Nguồn tài liệu:  Để  thực hiện đề  tài này,  chúng  tôi tập hợp các tư  liệu từ  các nguồn: khảo sát, điền dã dân tộc học; trao đổi với các nhà khoa  học; tìm hiểu các tài liệu, sách báo ấn phẩm về dân tộc Sán Dìu, các nghi lễ  vòng đời của dân tộc Sán Dìu và của các dân tộc khác ở Việt Nam. 5. Đóng góp của đề tài ­ Góp thêm nguồn tư  liệu điền dã mới, qua đó thấy được những thay  đổi rõ nét trong  phong tục cưới xin và tang ma  người  Sán Dìu trên địa bàn  huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hiện nay so với truyền thống.  ­ Là đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống, chi tiết về hai phong tục trong  số các nghi lễ vòng đời còn được duy trì và bảo tồn trong cộng đồng người  Sán  Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và những biến đổi của mỗi  nghi lễ trong giai đoạn hiện nay. ­ Góp phần nghiên cứu, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp  của dân Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên  nói riêng. ­ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho   việc hoạch định các chính sách xã hội, văn hóa giáo dục, trong đó ưu tiên cho  việc giữ gìn, bảo tồn các nghi lễ mang yếu tố tích cực, hạn chế  những nghi  lễ mang tính chất tiêu cực, tốn kém về vấn đề vật chất, hạn chế về trình độ  nhận thức, gây cản trở sự phát triển xã hội. Điều này được gắn với việc xây 
  10. dựng nếp sống văn hóa mới của cộng đồng ở  địa phương trong thời kì công  nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về tự nhiên và con người huyện Phú Bình –   tỉnh Thái Nguyên. Chương 2: Truyền thống và biến đổi trong phong tục cưới xin và tang  ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong phong  tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh  Thái Nguyên. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI  HUYỆN PHÚ BÌNH – TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1.  Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý
  11. Thời Lý, vùng đất huyện Phú Bình ngày nay có tên gọi là huyện Tư  Nông, thuộc châu Thái Nguyên. Thời Minh, thuộc phủ Thái Nguyên. Thời Lê,  thuộc Thái Nguyên thừa tuyên, Ninh Sóc thừa tuyên. Đầu thế  kỷ  XX, Toàn quyền Đông Dương đổi tên huyện Tư  Nông   thành phủ Phú Bình. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, phủ  Phú Bình là một trong bảy  phủ,   huyện,   châu   của   tỉnh   Thái   Nguyên   gồm   9   tổng,   46   xã,   7   thôn   và   1  phường. Ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chính phủ  nước Việt Nam dân chủ  cộng  hòa ra Sắc lệnh 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận; cấp trên  xã và dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện. Từ đó phủ Phú Bình gọi là   huyện Phú Bình1 [22, tr. 6]. Đến nay, huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính, bao gồm 20 xã và 1  thị   trấn   (Tân   Khánh,   Hà   Châu,   Tân   Hoà,   Đồng   Liên,   Lương   Phú,   Dương   Thành, Tân Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng, Tân Kim, Đào Xá, Tân Đức, Xuân  Phương,   Thanh   Ninh,   Kha   Sơn,   Úc   Kỳ,   Bàn   Đạt,   Điềm   Thuỵ,   Nga   My,   Thượng Đình và Thị trấn Hương Sơn) với 315 xóm và 4 tổ dân phố. Trong đó   có 7 xã được xếp vào diện xã miền núi. Huyện Phú Bình có toạ  độ  địa lý là:  21o23' ­ 21o35' vĩ Bắc; 105o51' ­  106o02' kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đồng Hỷ. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên. 1 Ngày 1/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 268 SL thành lập khu tự trị Việt Bắc, huyện Phú Bình  được tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, sát nhập vào Bắc Giang, sau gần 1 năm, ngày 15/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí  Minh ký quyết định trả huyện Phú Bình về tỉnh Thái Nguyên.
  12. Phía Đông giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Phú Bình là địa đầu phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Phú Bình không xa   thành phố Thái Nguyên (trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Thái Nguyên 28  km), Khu công nghiệp Gang thép, thủ  đô Hà Nội, lại liền đường giao thông  nên việc tiếp cận kinh tế  thị trường, giao lưu kinh tế, xã hội giữa Phú Bình  với Thái Nguyên, Hà Nội khá nhanh nhạy. Đó là cơ  sở, là thế  mạnh để  Phú  Bình tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại  hóa trong thế kỷ XXI.  1.1.2. Điều kiện tự nhiên Tổng quỹ đất của huyện là 249,36 km2, trong đó diện tích đất dùng cho  nông nghiệp là lớn nhất: 13.845,93 ha chiếm tỷ  trọng 55,52% diện tích tự  nhiên [30, tr.1]. ­ Địa hình: Có độ dốc giảm dần theo hướng Đông Bắc ­ Tây Nam, với   độ  dốc khoảng 0,04%, độ  chênh cao trung bình là 14m, thấp nhất là 10m (xã   Dương Thành), đỉnh cao nhất là đỉnh đèo Bóp xã Tân Kim với độ cao là 250m  so với mực nước biển. Nhìn chung, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, vùng đồi núi  chủ yếu là đồi bát úp thoải và thấp có độ cao dưới 100m. Diện tích có độ dốc   nhỏ hơn 8o chiếm đa số (chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên). Đây là điều  kiện tự nhiên thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất  cây lương thực. ­ Khí hậu, thuỷ văn: Do nằm  ở Bắc chí tuyến, trong vành đai Bắc bán  cầu nên khí hậu của huyện mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa   (Thuộc vùng khí hậu nóng của tỉnh). Khí hậu mang đặc điểm của khí hậu 
  13. trung du miền núi Bắc Bộ  lại thuộc vùng Đông Bắc nên gió mùa dễ  dàng   xâm nhập. + Nhiệt độ  trung bình năm: 23,1o  ­ 24,4oC. Nhiệt độ  chênh lệch giữa  tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất là 13,7oC. + Lượng mưa trung bình năm 2000 ­ 5000 mm, lượng mưa cao nhất vào   tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. + Tổng số giờ nắng trong năm dao động 1.206 ­ 1.570 giờ + Độ ẩm trung bình năm: 81 ­ 82% + Gió: Mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành. Mùa đông có gió Đông Bắc   nên thời tiết lạnh, khô. Vì thế sản xuất gặp không ít khó khăn. Phú Bình là một huyện thuộc vùng khí hậu  ấm của tỉnh thuận lợi cho  sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống cư dân, thuận lợi cho việc phát triển  một hệ sinh thái đa dạng bền vững nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói   riêng. ­ Sông ngòi: Huyện Phú Bình có 2 con sông và 3 dòng suối chảy qua  nên nguồn nước ở đây khá phong phú. Sông Cầu nằm trong hệ  thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ  huyện   Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn chảy qua Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai rồi  vòng theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam về  thành phố  Thái Nguyên, trôi về  Phú Bình, Phổ  Yên và chạy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Đoạn sông Cầu   chảy qua huyện Phú Bình có chiều dài 29 km, chảy từ đập Thác Huống (xã  Đồng Liên) qua 9 xã, rồi đổ về Chã (Huyện Phổ Yên). Lòng sông rộng trung  bình khoảng 120 m. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường sông và  cung ứng nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
  14. Sông Đào (Còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ  đập Thác Huống (xã   Đồng Liên) chảy qua địa phận 9 xã và đổ  về  sông Thương (Bắc Giang) với   chiều dài 31 km. Đây là con sông nằm trong hệ  thống đại thuỷ  nông, hàng  năm cung cấp nước tưới cho 1.800 ha ruộng của Phú Bình và hàng ngàn ha  ruộng của các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. Phú Bình còn có 3 dòng suối chính bắt nguồn từ  phía Đông Bắc của  huyện chảy qua các xã Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành đổ  vào sông Cầu. Với hệ  thống sông ngòi như  vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản  xuất nông nghiệp của huyện. 1.2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội  * Kinh tế Nhân dân Phú Bình sống chủ  yếu bằng nghề  sản xuất nông nghiệp.  Diện tích đất nông nghiệp là 13.845,93 ha, trong đó, có 10.085,14 ha đất trồng  cây hàng năm, 2.296,55 ha đất vườn tạp, 1.060,43 ha đất trồng cây lâu năm  [32, tr.1, 2]. Với tiềm năng đất đai như  vậy, nhân dân cần cù lao động, giàu  kinh nghiệm sản xuất, Phú Bình có điều kiện phát triển nông nghiệp. Ngoài  việc cấy trồng lương thực, rau màu, Phú Bình còn có 400,8 ha mặt nước nuôi  trồng thủy sản. Sản xuất nông nghiệp tuy còn khó khăn, phụ  thuộc vào thiên nhiên  nhưng từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được coi là vựa lúa, kho người, kho của   ở Thái Nguyên. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Phú Bình cũng có nhiều nghề  thủ  công. Đáng chú ý là nghề  làm đồ  gốm  ở  Lang Tạ, nghề  đan lát đồ  mây tre   đều có rải rác ở các thôn xã (xã Thượng Đình, Điềm Thụy)...
  15. Do vị  trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, đặc  biệt thuận tiện trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị  tr ường Thái  Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội nên buôn bán  ở  Phú Bình có vị  trí  đáng kể. Huyện Phú Bình còn có một số  chợ lớn nằm sát đường giao thông,  đó chính là những cầu giao lưu hàng hóa với các vùng xung quanh, như Chợ  Đồn, Chợ  Cầu, chợ  Tân Đức, Chợ  Hanh. Thị  trấn Hương Sơn ngày càng  được mở rộng, dân cư hội tụ về đây làm ăn buôn bán ngày một sầm uất.  Đảng bộ  và nhân dân các dân tộc Phú Bình thực hiện công cuộc đổi   mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (1986) qua các kỳ  Đại hội Đảng bộ  huyện (Từ  Đại hội XIX năm 1986 đến Đại hội lần thứ  XXIV giai đoạn 2005­ 2010) đã thu được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực và  từng bước phát huy được tiềm năng của địa phương. Năm 2011, chính quyền  và nhân dân huyện Phú Bình phải đối mặt với những thách thức trong bối   cảnh khó khăn chung của cả nước, nhưng việc thực hiện nhiệm vụ phát triển  kinh tế ­ xã hội của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 11,5%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 13 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 tăng 3,9%, trong  đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 5,2% (Do được mùa cả  2 vụ  lúa, là  năm có năng suất lúa cao nhất từ trước tới nay, các cây trồng khác tương đối  ổn định và thuận lợi). Tổng sản lượng lương thực có hạt cả  năm đạt. Sản  lượng lương thực có hạt 75.877 tấn, tăng 3,7% so với năm 2010. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 48,5 tỷ đồng. Giá trị  sản xuất công nghiệp – tiểu thủ  công nghiệp (theo giá cố  định  năm 1994) ước đạt 75 tỷ đồng.
  16. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.000 tấn, tăng 6,25% so với năm  2010. Diện tích trồng rừng toàn huyện đạt 351 ha, tăng 56,5% so với năm  2010. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước   đạt 67 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng so với kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 25%. * Xã hội Theo kết quả  sơ  bộ  cuộc Tổng điều tra Dân số  của huyện tính đến   ngày 01­ 4 ­ 2009 dân số huyện Phú Bình là 133.322 người, 34.963 hộ. Trong   đó: Dân số  khu vực nông thôn là 125.887 người, dân số  thành thị  là 7.435  người. Mật độ dân số trung bình là 556 người/km2 đứng thứ 2 sau Thành phố  Thái Nguyên. Ngoài tiềm năng về  đất đai và tài nguyên, tiềm năng về  lao động là  điểm đáng chú ý của Phú Bình. Trong năm đã tạo việc làm mới cho 3.100 lao động, bằng 103% chỉ tiêu  kế  hoạch năm, trong đó đi lao động có thời hạn tại nước ngoài 130 người,   bằng 108,3% kế  hoạch năm; Trung tâm dạy nghề  huyện đã đào tạo và liên  kết đào tạo nghề  cho trên 702 người, bằng 140% kế  hoạch năm, trong đó   96,8% lao động có việc làm ngay sau đào tạo. Giảm tỷ suất sinh thô trên địa bàn ước đạt 0,3 0/oo, vượt 0,10/oo so với  kế hoạch. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 5,07%, vượt 2,07% so với kế hoạch.
  17. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện  rõ rệt, nhiều chính sách xã hội hỗ  trợ  đồng bào dân tộc thiểu số, hộ  nghèo,   vùng khó khăn được chú trọng thực hiện. Các chính sách của Đảng và Nhà  nước được triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả. Toàn huyện có 21 trường Mầm non, 21 trường Tiểu học và 21 trường   Trung học cơ  sở, 03 trường Trung học phổ  thông, 01 Trung tâm giáo dục   thường xuyên, 01 Trung tâm hướng nghiệp, 01 Trung tâm dạy nghề và các xã,  thị  trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng, đến nay huyện đã hoàn thành   công tác xoá mù chữ, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở,  toàn huyện có 25 trường học đạt Chuẩn Quốc gia. Cơ  sở  vật chất của các  trường phổ thông trên địa bàn cơ bàn đã được xây dựng kiên cố. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Bệnh viện huyện đang tiếp  tục được đầu tư cơ sở vật chất; 100% các trạm y tế cấp xã có bác sỹ, cơ sở  vật chất, y dụng cụ  được tăng cường; đội ngũ cộng tác viên Dân số  ­ kế  hoạch hoá gia đình và cán bộ y tế thôn bản được bố trí ở hầu hết các xóm, tổ  dân phố. Do đó, cơ  bản đáp  ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ  ban đầu cho  nhân dân. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 21,4%. Tỷ  lệ  số  hộ  dân cư   ở  nông thôn sử  dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh   đạt 75%. Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự  địa phương, hoàn  thành 100% các chỉ tiêu đề ra. Cơ sở  hạ tầng: Hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư, dự án cải  tạo nâng cấp Quốc lộ 37 đã hoàn thành, các tuyến đường liên xã được đầu tư  mở  rộng và nhựa hoá: Tuyến đường Cầu Mây ­ Tân Kim ­ Tân Khánh, Cầu 
  18. Mây ­ Đồng Liên, tuyến đường Úc Sơn ­ Tân Thành ­ Hợp Tiến và có nhiều   tuyến đường đang được thi công và chuẩn bị  đầu tư  xây dựng. Cơ  sở  vật   chất trường, lớp học, bệnh viện, trạm xá tiếp tục được quan tâm đầu tư.  100% số  xóm có điện lưới quốc gia để  sử  dụng phục vụ  sản xuất và sinh  hoạt của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi để  khơi dậy tiềm năng, thế  mạnh, thúc đẩy kinh tế của các xã miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu   số sinh sống và phát triển. Hệ thống giao thông trên địa bàn Phú Bình tương đối dày đặc. Quốc lộ  37 từ  thành phố  Thái Nguyên chạy qua suốt chiều dài của huyện đến thị  xã  Bắc Giang. Quốc lộ  38 từ  Điềm Thụy qua Hà Châu, Kha Sơn đi Nhã Nam  (Bắc Giang). Ngoài 2 tuyến quốc lộ trên, Phú Bình còn có 120 km đường liên  xã, 198 km đường liên thôn, đảm bảo cho xe ô tô đi lại thuận tiện đến các   thôn, xã trong huyện. Tình hình an ninh ­ trật tự: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã   hội trên địa bàn huyện luôn  ổn định, nhân dân các dân tộc thiểu số  trong   huyện tuyệt đối tin tưởng vào sự  lãnh đạo của cấp uỷ  Đảng, chính quyền.   Các xã Tân Khánh, Tân Hoà, Tân Kim, Tân Khánh, Bàn Đạt, Đồng Liên trong   những năm qua luôn làm tốt công tác an ninh trật tự vùng giáp ranh.  1.3. Người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên 1.3.1. Tộc danh, nguôn gôc lich s ̀ ́ ̣ ử, dân số Ở  Việt Nam, dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số  có   số dân ít phân bố chủ yếu ở miền Bắc nước ta: Với khoảng 4 vạn ng ười, c ư  trú ven các triền núi thấp, trên các gò đồi thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hưng  Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà  Giang, Tuyên Quang và một bộ phận ở Thanh Hoá [4, tr 87].
  19. Người Sán Dìu tự  nhận là Sán Déo Nhín, âm Hán Việt là “Sơn Dao   Nhân”, tức là người Dao  ở  trên núi hay người Sán Dìu. Còn các tộc người  khác căn cứ vào những đặc điểm như cách ăn mặc, loại hình nhà ở... mà gọi   người Sán Dìu bằng nhiều tên gọi khác nhau: Mán quần cộc, Trại cộc, Mán  váy xẻ, Trại đất...  Đến tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê Trung ương mới khẳng định  tên Sán Dìu. Và cũng từ  đó, Sán Dìu trở  thành tên gọi chính thức được ghi  trong các văn bản Nhà nước. Đến nay, tên Sán Dìu đã phổ  biến trong toàn  quốc. Lai lịch của người Sán Dìu còn chưa được làm sáng rõ, vì rằng chúng ta  chưa có một cứ liệu lịch sử có thể tin cậy được mà chỉ là phỏng đoán. Để  nói về  nguồn gốc của mình, đồng bào Sán Dìu ở  huyện Phú Bình,  Thái Nguyên cũng có huyền thoại “Truyện Vua Cóc”. Huyền thoại này được  lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Do ách áp bức tàn bạo của phong kiến  Trung Quốc (từ  cuối đời nhà Minh đến đầu nhà Thanh vào khoảng thế  kỷ  XVII), dân tộc Sán Dìu bị tan nát nhà cửa, số người sống sót ít ỏi tập hợp lại,  di cư đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy không xác định được nguồn gốc của mình nhưng người Sán Dìu  luôn có ý thức dân tộc với cái tên tự nhận là Sán Dìu. Quá trình phiêu bạt trên  đất nước ta như thế nào thì không ai còn nhớ tường tận, mà chỉ còn đọng lại  trong kí ức của họ nỗi bi thảm và hãi hùng. Nhưng quá trình vào chung sống  với các dân tộc ở Việt Nam thì đồng bào còn nhớ rõ. Trong tác phẩm "Người Sán Dìu  ở  Việt Nam" của Ma Khánh Bằng có  viết "Vào Việt Nam, người Sán Dìu đã vượt dãy Hoàng Chúc Cao Sơn tới Hà   Cối, Tiên Yên rồi toả đi các nơi. Một bộ phận đã dọc theo bờ biển đến Đầm   Hà, Móng Cái, Hoành Bồ, Mạo Khê, Đông Triều và một số  nhỏ  đi sang Chí   Linh (Hải Dương). Còn phần lớn đã theo dãy Yên Tử  để  vào Lục Nam, Lục   Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế  (Bắc Giang) rồi lại từ  đó chuyển lên Vĩnh Yên,  
  20. Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Tuyên Quang (Hà Tuyên), Thái Nguyên (Bắc Thái). Như  vậy người Sán Dìu đã cư  trú trên suốt một dải bán sơn địa rộng lớn từ  tả   ngạn sông Hồng trở về phía Đông. Ngoài những cư dân sống tập trung trong   một số xã thuộc các huyện Bắc Giang cũ, đại bộ phận còn lại sống bao quanh   phía Đông ­ Nam và Đông ­ Bắc dãy Tam Đảo, thuộc phần đất các tỉnh Vĩnh   Phú, Hà Tuyên và Bắc Thái ngày nay" [2, tr 17]. Phú Bình là huyện tập trung nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống:  người Hoa, Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Hmông... Dân số của huyện Phú Bình,  tỉnh Thái Nguyên theo tổng điều tra dân số 01/04/2009 là 134.150 người, trong  ́ ười San Diu la 3.115 ng đo ng ́ ̀ ̀ ười, chiêm 2.3% dân sô toan huy ́ ́ ̀ ện2.  Bảng 1.1: Dân số  huyện Phú Bình chia theo dân tộc, giới tính và  khu vực thành thị, nông thôn  Dân  Tổng  Thành  Nông thôn tộ c số thị Tổng  % Nam Nữ Tổn Nam Nữ Tổng  Nam Nữ số g số số Tổng số 134150   66  67  7  3  3  126 756 62  64 114 259 892  394 617 777 642 Chia    ra 1.Kinh 124182 92.57 61  62  7  3  3  116 980  57  59 303 208 974 202  531 671 677 2.Tày 1804 1.34 962 842 61 33 28 1 743 929 814 3.Nùng 4594 3.42 2 361 2 233 108 44 64 4 486 2 317 2 169 2 Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thái Nguyên năm 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2