intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

Chia sẻ: Nguyenducngoc Nguyenducngoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

449
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến với nội dung đề tài "Nuôi cấy mô và tế bào thực vật" để nắm bắt được những nội dung về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, vai trò điều tiết của hoocmôn đối với nuôi cấy mô tế bào thực vật ,ứng dụng của nuôi cấy mô. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI      Đề tài:     NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT Giảng viên hướng dẫn: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh.  GVCC Học viên                      : Bùi Thị Ngại Lớp                              : CH – K24 khoa Sinh Chuyên ngành             : Di truyền học
  2. HÀ NỘI, 2015
  3. MỤC LỤC  MỤC LỤC                                                                                                               ...........................................................................................................      1  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                         .....................................................................................................      1  NỘI DUNG                                                                                                              ..........................................................................................................      2  1. NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT                                                     .................................................      2  1.1  Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào thực vật                                           .......................................      2  1.2. Các bước chính trong nhân giống vô tính in vitro                                                 .............................................      3  1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô thực vật                                               ...........................................      5  1.4. Các nhân tố đảm bảo trong nuôi cấy mô tế bào thực vật                                    ................................      6  1.5  Ưu và nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô và tế  bào thực vật             .........      7 2. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA HOOCMÔN ĐỐI VỚI NUÔI CẤY MÔ   TẾ BÀO THỰC VẬT                                                                                             .........................................................................................      8        2.1. Vai trò của Auxin                                                                                               ...........................................................................................      8     2.2. Vai trò của cytokinin                                                                                             ........................................................................................      9  2.3. Giberilin                                                                                                                  ..............................................................................................................       10  2.4. Abscisic axít (ABA)                                                                                                 ...........................................................................................       10  3. ỨNG DỤNG CỦA NUÔI CẤY MÔ                                                               ..........................................................       10  KẾT LUẬN                                                                                                            ........................................................................................................       13  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                     .................................................................................       14
  4. LỜI MỞ ĐẦU    Từ rất lâu, con người đã biết nhân giống cây trồng bằng rất nhiều biện pháp. Từ  cách gieo hạt đến cách mà người ta lấy trực tiếp một nhánh cây để  trồng ,gọi là  giâm cành ,chiết cành…Hay chắp nối những thân cây này với thân cây kia bằng   cách ghép cành. Những  ưu điểm vượt trội của nó được  ứng dụng rộng rãi. Cùng  một lúc chúng ta có thể nhân giống cây lên hàng loạt mà không mất nhiều thời gian  để gieo hạt, chờ cho cây con lớn. Bên cạnh đó người ta lại có một công nghệ hiện   đại hơn, gọi là công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Cùng với sự phát triển của khoa hoc   kỹ  thuật, nền công nghệ này đã và đang ứng dụng rộng rãi trong cây trồng…Cùng   một lúc nó cũng tạo ra hàng vạn cây trồng mới, nhanh chóng mà không nhất thiết  phải là từ các hạt của cây mà có thể lấy bất kỳ mô bào nào, trừ những mô tế bào đã  hoá gỗ. Tuy nhiên nền công nghệ  này đòi hỏi khá tốn kém, sự  kiên nhẫn và khéo   léo.  Hiện nay, kỹ  thuật nuôi cấy mô tế  bào thực vật là một trong những kỹ  thuật rất  quan trọng của công nghệ sinh học thực vật. Những thành tựu mà nuôi cấy mô tế  bào thực vật đạt được đã chứng tỏ  khả  năng ứng dụng hiệu quả  trong nhiều lĩnh   vực, đặc biệt là nhân nhanh và bảo tồn các loài thực vật qúy hiếm.  1
  5. NỘI DUNG 1. NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT 1.1  Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô và tế bào thực vật Nuôi cấy mô và tế bào thực vật là khái niệm chung cho tất cả các loại nguyên   liệu thực vật hoàn toàn sạch được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo,   ở điều kiện vô trùng. Bao gồm: ­ Nuôi cấy cây non và cây trưởng thành. ­ Nuôi cấy cơ quan. ­ Nuôi cấy phôi. ­ Nuôi cấy mô sẹo. ­ Nuôi cấy tế bào trần. Cơ  sở  lý luận của phương pháp nuôi cấy mô tế  bào thực vật đó là tính toàn   năng của tế bào do Haberlandt nêu ra năm 1902. Theo quan niệm sinh học hiện đại   thì tính toàn năng của tế bào là mỗi tế bào riêng rẽ  đã phân hóa đều mang toàn bộ  lượng thông tin di truyền cần thiết và đủ của cơ thể sinh vật đó. Khi gặp điều kiện  thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh.        Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô và tế  bào thực vật là kết quả  của quá trình phân hóa và phản phân hóa của tế bào. Trong đó:        ­ Sự  phân hóa tế  bào là sự  chuyển các tế  bào phôi sinh thành các tế  bào mô   chuyên hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau. 2
  6.        ­ Khi các tế  bào đã phân hóa thành các tế  bào có chức năng riêng biệt, chúng   không hoàn toàn mất khả năng biến đổi của mình mà trong trường hợp cần thiết, ở  điều kiện thích hợp chúng có thể  trở  về  dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh   mẽ. Quá trình đó gọi là phản phân hóa tế bào ngược lại với sự phân hóa tế bào. Phân hóa tế bào Tế bào phôi sinh Tế bào phân chia Tế bào chuyên hóa   Phản phân hóa tế bào                Hình 1: Sơ đồ cơ sở khoa học của nuôi cấy mô. Về bản chất thì sự  phân hóa và phản phân hóa là một quá trình hoạt hóa, ức  chế các gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có một số  gen được hoạt hóa để biểu hiện tính trạng mới, còn một số gen khác lại bị ức chế  hoạt động. Điều này xảy ra theo một chương trình đã được mã hóa trong cấu trúc   phân tử ADN của mỗi tế bào, khiến quá trình sinh trưởng của cơ thể thực vật luôn  được hài hòa. Như  vậy, kỹ  thật nuôi cấy mô và tế  bào thực vật xét cho cùng là kỹ  thuật  điều khiển sự  phát sinh hình thái của tế  bào thực vật (khi nuôi cấy tách rời trong   điều kiện nhân tạo và vô trùng). Đây là một điểm rất quan trọng vì trên cơ sở đơn  vị mô, tế bào, các nhà sinh vật học thực hiện kỹ thuật tiên tiến cho việc chọn, cải   thiện và cả lai tạo giống cây trồng.   1.2. Các bước chính trong nhân giống vô tính in vitro       Theo George (1993) quá trình nhân giống vô tính in vitro bao gồm các bước sau: 3
  7.       Bước 1: Chọn lọc và khử trùng mẫu Trước khi tiến hành nhân giống in vitro cần chọn lọc cẩn thận cây mẹ (nguồn  mẫu nuôi cấy). Các cây này cần phải sạch bệnh, đặc biệt là sạch virút và  ở  giai  đoạn sinh trưởng mạnh. Việc trồng các cây mẹ  trong điều kiện môi trường thích   hợp với chế độ  chăm sóc và phòng trừ  sâu bệnh hiệu quả trước khi lấy mẫu nuôi  cấy sẽ làm giảm tỷ lệ mẫu nhiễm, tăng khả năng sống và sinh trưởng của mẫu.     Bước 2: Tạo thể nhân giống in vitro Là giai đoạn khử  trùng và đưa mẫu cấy in vitro. Các giai đoạn này cần đảm  bảo các yêu cầu sau: Tỷ  lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, các mô tồn tại và sinh trưởng tốt. Khi lấy   mẫu cần chọn đúng loại mô, đúng giai đoạn phát triển của cây. Quan trọng nhất là  đỉnh chồi ngọn, đỉnh chồi nách sau đó là đỉnh chồi hoa, cuối cùng là đoạn thân,  mảnh lá.     Bước 3: Nhân giống in vitro         Là giai đoạn kích thích mô nuôi cấy phát sinh hình thái và tăng nhanh số lượng   thông qua các con đường hoạt hóa chồi nách, tạo chồi bất định và tạo phôi vô tính.  Chúng ta cần phải xác định được môi trường và điều kiện ngoại cảnh thích hợp để  có hiệu quả  cao nhất. Theo nguyên tắc chung môi trường có nhiều cytokinin sẽ  kích thích tạo chồi. Nhiệt độ nuôi cấy thường là 25 ­ 27 oC thời gian chiếu sáng 16  giờ/ngày với cường độ  ánh sáng 2000 ­ 4000 lux. Tuy nhiên, đối với mỗi loại đối  tượng nuôi cấy đòi hỏi có chế độ ánh sáng nuôi cấy khác nhau.       Bước 4: Tạo cây in vitro hoàn chỉnh  Để tạo rễ cho chồi người ta chuyển chồi từ môi trường nhân nhanh sang môi  trường tạo rễ. Một số chồi có thể  phát sinh rễ ngay sau khi chuyển từ môi trường  nhân nhanh giàu cytokinin sang môi trường không chứa chất kích thích sinh trưởng.       Bước 5: Thích ứng cây in vitro ngoài điều kiện tự nhiên 4
  8. Đây là giai đoạn quan trọng bao gồm công việc huần luyện cây in vitrô thích  nghi với điều kiện khí hậu thay đổi: nhiệt độ, ánh sáng, độ   ẩm,… và chuyển từ  trạng thái dị dưỡng sang trạng thái tự dưỡng hoàn toàn. Thời gian tối thiểu để thích   nghi là 2 – 3 tuần. Trong thời gian này cây cần phải được bảo vệ trước những điều  kiện bất lợi như: ­ Mất nước nhanh làm cây bị héo khô. ­ Những vi khuẩn và nấm làm cho cây bị héo khô. ­ Cháy lá do nắng Để đưa cây từ ống nghiệm ra vườn  ươm với tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng   tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau:     ­ Cây trong ống nghiệm đã đạt những tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số  rễ, chiều cao cây). ­ Có giá thể tiếp nhận cây in vitro thích hợp giá thể sạch tơi xốp, thoát nước.  Phải chủ động điều chỉnh được độ ẩm, sự  chiếu sáng vườn ươm cũng như  có chế độ dinh dưỡng phù hợp  1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô thực vật 1.3.1. Ảnh hưởng của mẫu cấy Các yếu tố  ảnh hưởng đến mẫu cấy bao gồm: Kiểu di truyền, tuổi cây, tuổi   mô và cơ  quan, tình trạng sinh lí, vị  trí mẫu trên cây, kích thước của mẫu, vết   thương, phương pháp cấy. 1.3.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy  Các yếu tố  ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy bao gồm: Khoáng đa lượng,   khoáng vi lượng, cacbon và nguồn năng lượng, Vitamin và các chất điều hòa sinh   trưởng, hợp chất hữu cơ  không xác định, amino acid và nguồn cung cấp nitrogen   khác, than hoạt tính và yếu tố đặc môi trường. 5
  9. 1.4. Các nhân tố đảm bảo trong nuôi cấy mô tế bào thực vật Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật cần đảm bảo những nhân tố sau:  ­ Đảm bảo điều kiện vô trùng. ­ Chọn đúng môi trường và chuẩn bị môi trường đúng cách.  ­ Chọn mô cấy, xử lý mô cấy thích hợp trước và sau khi cấy. 1.4.1. Đảm bảo điều kiện vô trùng Ý nghĩa: Môi trường nuôi cấy có chứa đường, muối, khoáng…rất thích hợp  cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Với tốc độ phát triển nhanh hơn rất nhiều   lần so với tế bào thực vật nên nếu môi trường bị  nhiễm thì sau vài ngày đến một  tuần, toàn bộ bề mặt nuôi cấy sẽ phủ đầy vi khuẩn và nấm, mô nuôi cấy sẽ không   phát triển và chết dần. Vô trùng các nguồn tạp chất: ­ Dụng cụ thuỷ tinh: rửa sạch và sấy ở 1600 c/1 giờ (trừ các loại dung để đo   thể tích).  ­ Nút đậy: bông không thấm nước. Nút phải tương đối chặt để  bụi không đi   qua được và nước không bay đựơc trong quá trình nuôi cấy. ­ Mô nuôi cấy: dùng các chất hoá học có hoạt tính diệt nấm khuẩn.  ­ Vô trùng nơi thao tác và tủ cấy. 1.4.2. Môi trường dinh dưỡng    Môi trường dinh dưỡng là nhân tố  quan trọng quyết định sự  thành công của   quá trình nuôi cấy. Hầu hết các môi trường dinh dưỡng được sử dụng để nuôi cấy  mô và tế bào thực vật cơ bản gồm những thành phần sau:  ­ Các muối khoáng đa lượng và vi lượng. ­ Các vitamin. ­ Các amino axít. ­ Nguồn Cacsbon: một số loại đường. 6
  10. ­ Các chất hữu cơ  bổ  sung: nước dừa, dịch triết nấm men, dịch tri ết khoai   tây… ­ Chất làm thay đổi trạng thái môi trường: các loại thạch (agar).    1.4.3  Chọn mô cấy và xử lý mô cấy Tùy từng loại mà chọn mô thích hợp. Thông thường các mô trong cơ thể thực   vật đều có thể dùng làm mô cấy, trừ những mô đã hoá gỗ. Tuy vậy, khi để bắt đầu   nghiên cứu nhân giống vô tính một cây nhất định thì trước tiên người ta chú ý đến   các chồi nách và mô phân sinh ngọn. 1.5  Ưu và nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô và tế  bào thực vật 1.5.1 Ưu điểm Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có những ưu điểm vượt trội so với   phương pháp truyền thống:  ­ Có khả  năng tái sinh cây con từ  các vùng mô và cơ  quan khác nhau của cây  như: Trục thân, lóng thân, phiến lá, cuống lá, hoa, chồi phát hoa, hạt phấn… mà ngoài tự nhiên không thể thực hiện được. ­ Có thể sản xuất được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn trên một  diện tích nhỏ nhằm đáp ứng thương mại. ­ Cây con tạo ra thống nhất về mặt di truyền. ­ Tạo cây sạch virut thông qua xử lí nhiệt độ hay nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. ­ Sản xuất quanh năm và chủ  động kiểm soát được các yếu tố  ngoại cảnh   như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… ­ Bảo quản nguồn giống in vitro với số lượng lớn nhưng lại chiếm diện tích  nhỏ. ­ Tạo cây có khả  năng tạo hoa, quả  sớm, chọn được dòng đực, cái theo ý  muốn. 7
  11. ­ Dễ dàng tạo giống cây trồng mới bằng phương pháp chuyển gen.     1.5.2 Nhược điểm Bên cạnh những  ưu  điểm nổi bật thuận lợi cho mục  đích nhân giống thì  phương pháp vi nhân giống cũng có những  nhược điểm cần phải được khắc phục   như: ­ Giá thành cây con được  sản xuất còn khá cao. ­ Tiến   trình   nhân   giống   phức   tạp   gồm   nhiều   giai   đoạn   liên   quan   và   cần  khoảng thời gian dài để thích ứng trước khi có thể thích ứng trồng nguyên vị  ở vườn ươm. ­ Sự đa dạng của dòng sản phẩm nhân giống rất hạn chế, nghĩa là cây con tạo  ra thường ít đồng nhất về mặt kiểu hình. ­ Có thể xảy ra đột biến do tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng được   bổ sung vào môi trường nuôi cấy. 2. VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA HOOCMÔN ĐỐI VỚI NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO  THỰC VẬT Các chất kích thích sinh trưởng thực vật có vai trò quan trọng trong kỹ  thuật   nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Bằng cách cung cấp các chất kích thích sinh trưởng  ở  một mức độ  thích hợp, chúng ta có thể  điều khiển được chiều hướng phát sinh  hình thái của mẫu nuôi cấy. Auxin và cytokinin là hai chất kích thích sinh trưởng   được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi cấy mô. Những hoocmôn khác như Giberilin,   Ethylene, Abscisic acid … chỉ được sử dụng theo từng thời kì.       2.1. Vai trò của Auxin Auxin là chất kích thích sinh trưởng thực vật được sử  dụng thường xuyên  trong nuôi cấy mô và tế  bào thực vật. Auxin kết hợp chặt chẽ với các thành phần  khác của môi trường dinh dưỡng để  kích thích sự  tăng trưởng của mô sẹo, huyền  phù tế bào và điều hòa sự  phát sinh hình thái đặc biệt là khi nó được sử  dụng với  cytokinin. Sự áp dụng loại và nồng độ  auxin trong môi trường nuôi cấy phụ  thuộc   8
  12. vào: kiểu tăng trưởng hoặc phát triển cần nghiên cứu, hàm lượng auxin nội sinh   của mẫu nuôi cấy, sự tác động qua lại giữa auxin ngoại sinh và auxin nội sinh.  Auxin   có   vai   trò   kích   thích   sự   tăng   trưởng   và   kéo   dài   tế   bào.   Cùng   với  cytokinin các nhóm auxin kích thích sự phân chia tế bào. Các hormone của nhóm này  có hoạt tính như: Tăng trưởng chiều dài thân, lóng, tính hướng (sáng, đất), tính ưu  thế  ngọn, kích thích ra rễ  và phân hóa mạch dẫn. Tác động của các auxin thường   liên quan tới độ dài của thân, đốt, chồi chính, rễ ... Đối với nuôi cấy mô và tế  bào   thực vật, auxin được sử dụng để kích thích phân chia tế bào và phân hóa rễ.  Những  auxin thường dùng rộng rãi trong nuôi cấy mô và tế  bào thực vật: IBA (Indoly   Butyric Acid), IAA (Indoly Acetic Acid), NAA (α ­ Naptalen Acetic Acid), 2,4 ­ D  (Dichlorphenoxy Acetic Acid).      2.2. Vai trò của cytokinin Cytokinin là dẫn xuất của adenine, hormone liên quan chủ  yếu đến sự  phân  chia tế  bào, sự  thay đổi  ưu thế  ngọn và phân hóa chồi trong nuôi cấy mô tế  bào  thực   vật.   Các   cytokinin   thường   xuyên   được   sử   dụng  nhất   là   BAP   (6   ­  Benzyl   Amino Purin), kinetin (N ­ (2 ­ furfurylamin) ­ 1 ­ H ­ 6 ­ amin ), zeatin (6 ­ (4 ­   hydroxy ­ 3metyl ­ trans ­ 2 butanylamin) purin). Hàm lượng sử  dụng các   loại   cytokinin dao động từ  0,1 ­ 0,2   mg/l.  Ở  nồng độ  cao hơn, cytokinin có tác dụng  kích thích rõ rệt đến sự hình thành chồi bất định, đồng thời ức chế mạnh sự tạo rễ  của chồi nuôi cấy. Trong   nuôi   cấy   mô   và   tế   bào   thực   vật   có   loại   mẫu   chỉ   cần   auxin   hoặc  cytokinin, tuy nhiên người ta hay dùng phối hợp cả  auxin và cytokinin ở  tổ  hợp tỷ  lệ  khác nhau sẽ  cho hiệu quả tốt hơn. Bổ  sung tổ hợp hoocmôn sinh trưởng mới  cho các quá trình khác nhau:  Tỷ lệ Auxin/ Cytokinin  1 tăng cường quá trình tạo rễ. Tỷ lệ Auxin/ Cytokinin = 1 cân bằng quá trình tạo rễ và tạo chồi. 9
  13. 2.3. Giberilin Ngoài hai nhóm chính là auxin và cytokinin, trong nuôi cấy mô và tế  bào thực  vật người ta còn sử  dụng thêm gibberellin để  kích thích sự  kéo dài tế  bào, qua đó  làm tăng kích thước chồi nuôi cấy…  GA3  là loại gibberellin được sử  dụng nhiều  nhất.   GA3 kích thích kéo dài chồi và nảy mầm của phôi vô tính. Giberillin có   những  chức năng cơ bản sau:  ­ Kích thích kéo dài chồi do tăng cường phân bào và kéo dài tế bào. ­ Phá ngủ hạt giống hoặc củ giống. ­ Ức chế hình thành rễ bất định. ­ Kích thích sự nảy mầm của phấn hoa vá sinh trưởng của ống phấn.    2.4. Abscisic axít (ABA)   Trong nuôi cấy mô và tế bào, ABA có tác dụng tạo phôi vô tính, kích thích sự  phát sinh chồi ở nhiều loài thực vật.      3. ỨNG DỤNG CỦA NUÔI CẤY MÔ Có thể tóm tắt các khả năng ứng dụng của nuôi cấy thực vật in vitro vào công tác   giống cây trồng ở một số điểm chính sau: ­ Nhân nhanh và  duy trì  các  kiểu gen hiếm,  làm vật liệu cho chọn giống,  những giống và cá thể có ý nghĩa khoa học, có giá trị kinh tế cao. ­ Làm sạch bệnh virut để phục tráng những giống thoái hóa. ­  Làm phong phú vật liệu di truyền cho công tác chọn tạo giống. ­ Những  ứng dụng nuôi cấy mô trong thực tế  đang được áp dụng rộng rãi:  nhân nhanh được nhiều giống cây lương thực, thực phẩm ( lúa chịu mặn,  khoai tây, suplơ, măng tây...), giống cây nông nghiệp ( mía, cà phê...), giống   cây hoa ( cẩm chướng, các loại lan, đồng tiền, lili...), cây ăn quả (chuối, dứa,  dâu tây...), cây lâm nghiệp ( bạch đàn keo lai, thông, tùng, trầm hương)… Ví dụ một số  quy trình kĩ thuật nuôi cấy mô đang được áp dụng: 10
  14.                                                           11
  15.      12
  16. KẾT LUẬN          Công nghệ  nuôi cấy mô tế  bào hiện nay đang rất phổ  biến và là nghành có   tiềm năng phát triển. Không chỉ  riêng lĩnh vực cây trồng, công nghệ  nuôi cấy này   còn có ở động vật và cả con người. Thời gian nhanh và số lượng nuôi cấy tăng, dễ  dàng lấy mẫu, đó là một trong những  ưu điểm của công nghệ  này. Theo tình hình  hiện nay thì vấn đề này rất thích hợp với việc đưa vào trồng cây, cải tạo đất ,bảo  vệ môi trường. 13
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thị  Muội (1997),  Công nghệ sinh học thực vật   trong cải tiến giống cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Thành Danh, Lê Xuân Đắc, Lê Thị  Xuân (2005), Kết quả  bước đầu  nhân giống in vitro cây Vù hương (Cinamomum balansae  Lecomte.) bằng kỹ  thuật nuôi cấy phôi hạt xanh góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.  Những vấn   đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống, báo cáo khoa học Hội nghị toàn   quốc 2005, NXB Khoa học và Kỹ thuật: 450­453. 3. Lê Văn Hoàng (2007), Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, NXB Khoa học  và Kỹ thuậ 4. Nguyễn Như  Khanh (2006),  Sinh học phát triển thực vật, NXB Giáo dục Hà  Nội. 5.   Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị  Thuỷ  Tiên (2006),  Công nghệ  tế  bào, NXB Đại  Học Quốc gia Hồ Chí Minh.  6.   Nguyễn Đức Thành ( 2000),  Nuôi cây mô tế  bào thực vật nghiên cứu và  ứng   dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.  7.  Nguyễn Văn Uyển (1996), Những phương pháp công nghệ  sinh học thực vật,  NXB Nông Nghiệp TPHCM. 8.   Đỗ   Năng   Vịnh   (2005),  Công   nghệ   tế   bào   thực   vật   ứng   dụng,   NXB   Nông  nghiệp, Hà Nội. 9.  Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005), Công nghệ sinh học   (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội. 14
  18. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2