intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CSM)

Chia sẻ: Pham Xuan Hung Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

115
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, đề tài "Phân tích cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam" giới thiệu đến các bạn Công ty TNHH Rồng Việt và phân tích cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam, đánh giá cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (CSM)

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị  trường chứng khoán nói riêng và thị  trường tài chính nói chung luôn luôn   đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế. Với vai trò là trung gian dẫn vốn, thị  trường chứng khoán đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội tiếp  cận được với một kênh huy động vốn mới cũng như  cơ  hội đầu tư  cho cá   nhân, tổ  chức  trong thị  trường tài chính.  Vì là  một thị  trường mới nổi,  thị  trường chứng khoán Việt Nam bộc lộ  thuộc tính đặc trưng của nó đó là tính   không ổn định và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của” tâm lý bầy đàn” 1. Điều này gây  rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính lớn. Do đó, vấn đề  đặt ra là cần phải có một phương pháp đầu tư hiệu quả, vừa mang tính dài hạn  đồng thời phải phù hợp với những biến động ngắn hạn của thị  trường với   mục đích cuối cùng là tối đa hóa giá trị của khoản đầu tư. Dĩ nhiên, tùy thuộc vào quan điểm, mục tiêu và kỳ  vọng của từng nhà đầu tư  mà quy trình và phương pháp phân tích đánh giá cho từng loại cổ  phiếu khác   nhau. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, đề tài của em mong muốn đưa ra   một quy trình phân tích, đánh giá và lựa chọn cổ phiếu một cách cẩn trọng nhất  và mang tính chuẩn mực giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc lựa chọn   danh mục đầu tư của mình. Với hy vọng đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân  tích cơ  hội đầu tư  vào công ty cổ  phần công nghiệp cao su miền nam   (CSM)” 2. Mục tiêu của đề tài 1
  2. Mục tiêu của đề tài là đưa ra một quy trình phân tích, đánh giá và lựa chọn cổ  phiếu mang tính chuẩn mực, giúp cho việc ra quyết định đầu tư hợp lý và hiệu   quả  . Để đạt được mục tiêu của đề  tài đề  ra, nội dung nghiên cứu của đề  tài  tập trung vào các vấn đề sau: - Phân tích tình hình chung nền kinh tế; - Định giá cổ  phiếu qua các phương pháp: dòng tiền cổ  tức, dòng tiền hoạt  động,P/E - Phân tích kỷ thuật đưa ra khuyến nghị về thời điểm đầu tư - Đưa ra kiến nghị đầu tư 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Trong đề tài này, chủ yếu sử dụng nguồn số  liệu thứ  cấp: số liệu do công ty cung cấp và các thông tin được cập nhật trên   các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, Internet… Phương pháp phân tích và định giá công ty: - Phương pháp phân tích: phân tích cơ bản (fundamental analysis), phân tích kỹ  thuật (technical analysis); - Phương pháp định giá: phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted cash   flow ­ DCF) và phương pháp so sánh P/E; 4. Phạm vi nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu của đề  tài, phạm vi nghiên cứu của tập trung chủ  yếu vào: - Số liệu kinh tế vĩ mô trong vòng 5 năm gần nhất; số liệu thống kê về ngành   cao su giai đoạn 2005­2010;
  3. - Số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất; - Biến số giả  định về  doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp…trong   vòng 5 năm tới; - Số liệu về các doanh nghiệp trong ngành cao su đã được niêm yết trên HOSE   và HASTC;
  4. PHẦN NỘI DUNG Chương 1  CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở chương này sẽ trình bày cơ sở lý luận của các phương pháp phân tích được   sử dụng trong đề tài phân tích cơ hội đầu tư  vào công ty cổ phần công nghiệp  cao su miền nam CSM. Việc phân tích đầu tư bao gồm phân tích kỹ thuật, phân   tích cơ bản và định giá công ty. Như đã trình bày ở trên, việc phân tích đầu tư  không chỉ bao gồm việc đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, tiềm năng tăng trưởng   của công ty mà còn liên quan đến diễn biến của thị trường tài chính nói chung  và thị trường chứng khoán nói riêng. Do đó, điều cốt yếu đối với nhà đầu tư là  phải biết kết hợp các công cụ với nhau nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện và  thông suốt toàn bộ  các yếu tố   ảnh hưởng đến khoản đầu tư  của mình nhằm  đưa ra được quyết định đầu tư  phù hợp. Do còn nhiều hạn chế  về  kiến thức   cũng như  giới hạn nội dung,  ở đây chỉ  xin trình bày những điều căn bản nhất   liên quan đến những lý thuyết được áp dụng trong đề tài.  Các phương pháp phân tích 1.1.1. Phân tích cơ bản 1.1.1.1.  Khái niệm phân tích cơ bản Phân tích cơ bản thông thường được áp dụng nhiều bởi các nhà đầu tư dài hạn.   Phân tích cơ  bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như  tình hình kinh   doanh của công ty chúng ta dự  định  đầu tư  thông qua các báo cáo tài chính  (bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả  kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ) 
  5. của công ty để xem xét hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của   công ty theo thời gian, nhờ đó dự  báo các chuyển biến giá chứng khoán. Mục  tiêu chính của việc phân tích cơ bản là đánh giá giá trị nội tại của doanh nghiệp   hay một loại cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Quy trình phân tích cơ bản  Buớc 1 ­ Phân tích nền kinh tế toàn cầu: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,   nền kinh tế trong nước nói chung và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh   nghiệp trong nước nói riêng không thể  tránh khỏi bị   ảnh hưởng trước những   biến động của nền kinh tế  thế  giới. Các yếu tố  cần phải cân nhắc khi phân   tích nền kinh tế  toàn cầu là tình hình chính trị, chính sách bảo hộ, chính sách  thương mại, tỷ giá hối đoái,… Bước 2 ­ Nền kinh tế quốc nội: Nền kinh tế vĩ mô là môi trường mà tất cả  các doanh nghiệp hoạt động trong nó. Do đó, sức khỏe của nền kinh tế vĩ mô  tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố  quan trọng cần   phải xem xét khi phân tích vĩ mô là quy mô và tốc tổng sản phẩm quốc nội   (gross domestic products ­ GDP), tỷ lệ lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán của   chính phủ, các chính sách tài chính và mức độ lạc quan của người dân,… Bước 3 ­ Phân tích ngành: Xem xét quy mô, tốc độ tăng trưởng và tiềm năng  phát triển của ngành; phân tích cung cầu và môi trường cạnh tranh…  Bước 4 ­ Phân tích doanh nghiệp: Khi phân tích doanh nghiệp cần cung cấp  cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các yếu tố liên quan đến hoạt động   hiện tại cũng như triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Các  vấn đề chủ yếu cần được làm rõ bao gồm:  Lĩnh vực kinh doanh  Doanh nghiệp đó đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Sản phẩm chính là gì?
  6.  Sản phẩm, thương hiệu và hệ thống phân phối ­ dịch vụ Thực tế  cho thấy doanh nghiệp có thương hiệu và sản phẩm uy tín trên thị  trường, có những đối tác chiến lược, cùng với hệ  thống phân phối và dịch vụ  tốt thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp thường  ở mức cao hơn so với mặt b ằng   chung.    Vị thế của công ty trong ngành  So sánh mối tương quan của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong   ngành về các chỉ tiêu như thị phần, mạng lưới phân phối sản phẩm, quy mô tài  sản, doanh thu, lợi nhuận, suất sinh lời…. để làm rõ vị thế của công ty.  Vốn và cơ cấu vốn Xem xét quy mô vốn và cơ  cấu vốn (nhà nước nắm bao nhiêu phần trăm? Cổ  đông chiến lược, cổ  đông tổ  chức, cá nhân nắm bao nhiêu phần trăm? Còn   “room” cho nhà đầu tư  nước ngoài hay không? Kế  hoạch tăng vốn trong thời   gian tới? Các yếu tố này có thể tác động đến chiến lược kinh doanh và giá thị  trường của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.   Ban quản trị công ty (HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát) Ban giám đốc và HĐQT gồm những ai; năng lực quản trị, tầm nhìn chiến lược   và đạo đức nghề nghiệp của họ có vai trò rất lớn đến khả năng tồn tại và phát   triển của công ty. Do đó, chúng ta cần xem xét kỹ vấn đề này.  Phân tích tài chính Phân tích cơ  cấu doanh thu và chi phí; làm rõ được nguồn hình thành và tính   hợp lý trong cơ  cấu của nó; từ  đó, có những nhận xét về  tính hiệu quả  trong   hoạt động doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và định hướng  hoạt động của nó trong tương lai. 
  7. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến phân tích các chỉ  số  tài chính của doanh  nghiệp: chỉ  số  thanh toán, chỉ  số  nợ, chỉ số  hiệu quả  hoạt động, chỉ  số  thanh  khoản, đặc biệt là phân tích Dupont. Đồng thời, cần so sánh chúng với các chỉ  số  của các doanh nghiệp khác cùng   ngành và mức bình quân của ngành; để  thấy rõ được  ưu ­ nhược điểm của   doanh nghiệp.    Phân tích rủi ro:  Phân tích các rủi ro có thể  ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.  Phân tích các rủi ro chung của cả  nền kinh tế như lạm phát, lãi suất … cũng   như  các rủi ro về  ngành cũng như  các rủi ro đặc thù trong hoạt động kinh   doanh của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro giúp cho NĐT lường trước những   biến động có thể   ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như  đến  khoản đầu tư vào doanh nghiệp. 1.1.1.2. Mục đích của phân tích cơ bản Phân tích cơ  bản là nhằm làm rõ những yếu tố  nội tại của doanh nghiệp với   mục đích cao nhất là giá thị thực sự của doanh nghiệp. Phân tích cơ  bản cung cấp những dự  liệu căn bản quá trình định giá để  xác   định giá trị mua bán cổ phiếu. 1.2. Các phương pháp định giá 1.2.1. Định giá theo phương pháp so sánh P/E và P/B 1.2.1.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp so sánh P/E và P/B  P/E (Price/Earning Per Share)
  8. P/E là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay được dùng để định giá  cổ phiếu. Công thức để tính giá cổ phiếu của công ty A:  VA = EPS1 x (P/E) Trong đó, để xác định P/E ta có thể lựa chọn một trong các cách sau: - Xác định hệ  số  P/E bình quân của toàn ngành mà công ty đó hoạt động hoặc   lựa chọn một công ty có cổ  phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ  suất lợi   nhuận, mức rủi ro, và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần  định giá.   P/B (Price/Book Value) Giá cổ phiếu P = P/B ngành  x  BV công ty Giá cổ phiếu là giá cổ phiếu hiện tại P/B ngành, được tính theo bình quân các doanh nghiệp trong ngành 1.2.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp so sánh P/E và P/B  P/E  Ưu điểm - Các giả định ban đầu ít hơn khi dùng phương pháp DCF - P/E dự báo được yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp - Phản ánh được sự  đánh giá của các nhà đầu tư  trên thị  trường đối với cổ  phiếu đó.  Nhược điểm - Dữ liệu để tính toán P/E là số liệu sổ sách vì thế nó không chỉ phụ thuộc vào  kết quả kinh doanh mà còn phụ thuộc vào chế độ kế toán được áp dụng.
  9. - P/E có thể tăng đột biến theo chu kỳ kinh doanh do đó không thể đánh giá P/E   là quá cao hay quá thấp nếu không tính đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của  công ty. - P/E của các ngành kinh doanh là không giống nhau do đó không thể  so sánh  chỉ số P/E của hai công ty trong hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau.  P/B   Ưu điểm : - Đơn giản, có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp - Dùng để định giá cho ngành ổn định   Khuyết điểm:  - Tương tự  P/E, ngoài ra chế độ  kế  toán có thể  làm méo mó giá trị  sổ  sách vốn   chủ sở hữu từ đó khiến giá cổ phiếu không còn chính xác nữa 1.2.2. Định giá theo mô hình chiết khấu dòng cổ tức DDM 1.2.2.1. Cơ sở lý thuyết mô hình chiết khấu cổ tức  Trường hợp tốc độ  tăng trưởng cổ  tức không đổi (Mô hình định giá cổ  tức   của Gordon) V =  D 1          (giả định ke > g) k g e  Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không: Đây là trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ  tăng trưởng cổ  tức không đổi   khi  g = 0.
  10. V =  D 1 k e Mặc dù ít có cổ phiếu nào có tốc độ tăng trưởng bằng 0 mãi nhưng với những   cổ phiếu nào có cổ tức ổn định và duy trì trong một thời gian dài thì công thức   trên có thể áp dụng để tính gần đúng giá cổ phiếu.  Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại cổ phiếu có g = 0  Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi (không đều) D1 D 2 ...... D t D (1 g ) t 1 V =  2 t x 1 k (1 k e) (1 k e) k g (1 k e) t e e Mô hình này dựa trên giả  định trong khoảng thời gian t (5 năm, 7 năm tùy dự  báo về  biến động tốc độ  tăng trưởng cổ  tức) cổ  tức tăng trưởng với tốc độ  khác nhau do đó phải tính được cổ tức của từng năm (từ năm 1 đến năm t). Từ  sau năm t, giả định cổ tức sẽ tăng trưởng đều với tốc độ g. 1.2.2.2. Ưu, nhược điểm của mô hình chiết khấu cổ tức   Ưu điểm:  - Ưu điểm chung của phương pháp chiết khấu dòng thu nhập là phản ánh tương  đối đầy đủ  bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các   phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì phương pháp này  đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp. - Cách tính khá đơn giản, đưa ra mức giá tương đối hợp lý, rủi ro thấp, có thể áp  dụng đối với doanh nghiệp ổn định như ngành điện, nước...   Nhược điểm: 
  11. - Mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi  nhuận cho tái đầu tư và không chi trả cổ tức cho cổ đông. - Không tính đến lợi thế cạnh tranh, giá trị  vô hình, tình hình thị  trường, và dựa   trên giả định nắm giữ dài hạn. - Khó dự đoán một cách chính xác tốc độ tăng trưởng cổ tức vì nó còn phụ thuộc   nhiều vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó dùng  phương pháp này dễ bị chi phối bởi cảm tính của người phân tích. 1.2.3. Định giá theo mô hình chiết khấu dòng ngân lưu  (FCF) 1.2.3.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp FCF  Dòng ngân lưu cho công ty: FCF = EBIT x (1­T) + Khấu hao – Capex – ΔNWC Trong đó:  - FCF: dòng ngân lưu  - EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay. - Capex: Chi đầu tư  tài sản cố  định  =  Nguyên giá tài sản cố  định năm sau ­  nguyên giá tài sản cố định năm trước - ΔNWC = thay đổi vốn lưu động = vốn lưu động2  năm sau ­ vốn lưu động  năm trước  FCFt                          Giá trị doanh nghiệp  V t 1 (1 WACC )t Trong đó: WACC = WD x RD x(1­T)+ WP x Rp + WE x RE  2
  12. WD : Tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn RD : Lãi suất vay nợ T    :Thuế suất doanh nghiệp WP :Tỷ trọng vốn cổ phần ưu đãi trong tổng vốn Rp : Chi phí vốn cổ phần ưu đãi WE : Tỷ trọng vốn cổ phần thường trong tổng vốn RE : Chi phí vốn cổ phần phổ thông (tính theo mô hình CAPM3) Nợ ròng của công ty: Nợ ròng = Nợ ­ Tiền và các tài sản tương đương tiền Giá trị của vốn chủ sở hữu: Giá trị vốn chủ sở hữu = V – Nợ ròng Trong đó: V : giá trị doanh nghiệp Giá cổ phiếu : P = Giá trị vốn chủ sở hữu / Số cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó: P : giá cổ phiếu 1.2.3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng ngân   lưu 3
  13.  Ưu điểm  - Giúp phân tích so sánh ngân lưu ở những thời điểm khác nhau với mức độ rủi  ro khác nhau. - Phương pháp này mang tính thực tiễn cao và thường áp dụng cho các loại  hình công ty nhắm vào giá trị, mức độ tăng trưởng của công ty trong tương lai.  Nhược điểm: - Kết quả  định giá, khi  ứng dụng mô hình vào phân tích những doanh nghiệp  phức tạp, có mức độ  chính xác thấp hơn do phải dựa vào nhiều giả  định và  dựa vào tính chủ quan của nhà phân tích. - Phương pháp này không thích hợp với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu  quả  vì nếu dựa trên sổ  sách kế  toán thì giá trị  doanh nghiệp thường thấp hơn  giá trị tài sản. - Không phù hợp với những công ty trả cổ tức cao, không tăng trưởng. 1.2.4. Cách ước tính giá cổ phiếu: Sau khi thực hiện xong các bước định giá trên, chúng ta sẽ  lấy giá bình quân   dựa trên các kết quả tính được ( với tưng tỷ trọng khác nhau). P = P1*W1 +P2*W2 +P3*W3 +P4*W4  P : Giá kỳ vọng của cổ phiếu . P1 : Giá tính theo phương pháp P/E P2 : Giá tính theo phương pháp P/B P3 : Giá tính theo phương pháp DDM P4 : Giá tính theo phương pháp FCF
  14. Wn : tỷ trọng của các phương pháp trong bảng tổng hợp Chương 2:  GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH RỒNG VIỆT & PHÂN TÍCH CƠ HỘI DẦU TƯ VÀO CÔNG TY CỔ  PHẦN CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM (CSM) 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Rồng Việt Công ty TNHH Rồng Việt là công ty TNHH hai thành viên trờ  lên. Bắt đầu đi   vào hoạt động từ ngày 05/11/2009. - Địa điểm : số 25 đường số 3 Cư Xá Lữ Gia, Quận 11. - Vốn điều lệ : 4 tỷ đồng. - Website : www.phochungkhoan.com.vn. 2.1.1. Ngành nghề kinh doanh  - Môi giới chứng khoán. - Dịch vụ giải trí. - Tư vấn chứng khoán. - Kinh doanh chứng khoán. 2.1.2. Các thành viên góp vốn - Nguyễn Quang Khánh
  15. - Lưu Chí Hòa - Lê Công Danh - Nguyễn Văn Định - Nguyễn Minh Ngọc. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty - Giám đốc : Lưu Chí Hòa. - Phó giám đốc : Lê Công Danh. - Trưởng phòng phân tích : Nguyễn Minh Ngọc. - Trưởng phòng quan hệ khách hàng : Nguyễn Quốc Tú. - Kế toán : Nguyễn Thị Ái Quỳnh. 2.2. Giới thiệu phòng phân tích  Phòng phân tích là phòng chịu trách nhiệm trực tiếp các bài phân tích cổ phiếu,  các bài nhận định thị  trường hằng ngày, cũng như  đưa ra những nhận xét đầu   tư cho phòng tự doanh. Bên cạnh đó, đưa ra những lời tư vấn đầu tư cho khách  hàng. Hiện nay công việc chính của phòng tư  vấn công ty TNHH Rồng Việt cũng  như công việc em đang thực tập tại đây là:  Hỗ trợ nhà đầu tư phân tích diễn biến thị trường, phân tích nhân tố có  ảnh hưởng tới biến động của thị  trường, đánh giá tình hình tài chính và hoạt   động của công ty niêm yết nhằm giúp nhà đầu tư hình thành chiến lược đầu tư  phù hợp, xác định và thực hiện tốt các mục tiêu đầu tư.Giúp nhà đầu tư  thực   hiện các quyết định đầu tư hiệu quả.
  16.  Tư  vấn kiến thức tổng hợp về kinh tế vĩ mô, kinh tế  ngành các kiến  thức về chứng khoán và thị  trường chứng khoán, thong tin pháp luật về chứng   khoán và thị trường chứng khoán.  Tư  vấn cập nhật thông tin về  diễn biến của thị  trường chứng khoán  như   giá  cả,  khối lương giao dịch của  các  loại chứng  khoán,  diễn biến thị  trường và những thông tin ảnh hưởng tới biến động thị trường.  Tư  vấn thông tin về  các tổ  chức phát hành và niêm yết chứng khoán   nhằm giúp nhà đầu tư  đánh giá lựa chọn ra quyết định đầu tư  vào loại chứng  khoán phù hợp với mục tiêu, sở thích và phong cách đầu tư.  Tư  vấn cho nhà đầu tư  về  các yếu tố  rủi ro liên quan đến chứng  khoán và thị trường chứng khoán, các phương pháp phòng ngừa rủi ro giúp nhà   đầu tư nhìn nhận các cơ hội đầu tư  và xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi   ro. 2.3. Giới thiệu về đối tượng đầu tư, mục đích và phương pháp phân tích. Công ty mà phòng đầu tư của Rồng Việt muốn đầu tư là công ty cổ phần công  nghiệp cao su Miền Nam. Đây là  một công ty hoạt động trong lãnh vực sản  xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng, nguyên vật   liệu hóa chất (trừ  hóa chất có tính chất độc hại mạnh), thiết bị  ngành công  nghiệp cao su, đang được giao dịch trên sàn niêm yết HOSE. Đây là một khoản   đầu tư mới của Phòng đầu tư và yêu cầu đặt ra ra phải đánh giá được mọi yếu  tố  tiềm năng của công ty cũng như  phải nắm bắt  được  diễn biến của thị  trường chứng khoán vào thời điểm hiện tại để  có quyết định đầu tư  phù hợp.   Thông thường khi phân tích một công ty, Phòng đầu tư lựa chọn quy trình phân   tích như sau:
  17. Phân tích n Phân tích nềền n  Phân tích  Phân tích  Phân tích công  Phân tích công  Đ Địịnh giá công  nh giá công  Quy Quyế ết đ t địịnh  nh  kinh t kinh tếế vĩ mô  vĩ mô ngành ngành ty ty ty ty đđầầu t u tưư Hình 9: Quy trình phân tích đầu tư của Phòng đầu tư 2.4. Phân tích cơ bản 2.4.1. Mục tiêu và các bước thực hiện. Trên thực tế, đối với bất kỳ  khoản đầu tư  dài hạn nào thì bước quan trọng  nhất trong việc phân tích công ty chính là phân tích cơ  bản, tức là làm rõ các  yếu tố tiềm năng của công ty trong bối cảnh tình hình chung của cả  nền kinh  tế cũng như cũng như của ngành kinh tế mà công ty đó đang hoạt động.  Chính vì vậy, việc áp dụng phân tích cơ bản trong đề tài  của là một bước hết   sức cần thiết và hợp lý. Các yếu tố  cần phân tích trong phần này bao gồm:  1.Phân tích tình hình kinh tế thế giới (các vấn đề nổi cộm), 2.phân tích kinh tế  Việt Nam và Ngành (GDP, lạm phát, lãi suất, cung cầu ngành…), 3.phân tích  công ty (Ban quản trị,  đối tác chiến lược, doanh thu, chi phí, các chỉ  số  tài  chính..) 2.4.2. Phân tích tình hình thế giới. Tăng trưởng kinh tế  Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế,   đầu tư nước ngoài, kiều hối và vay nợ quốc tế. Tất cả các yếu tố này đều suy  giảm trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hệ quả là tăng trưởng   GDP năm 2009 chỉ đạt 5.32% so với mức 6.23% và 8.5% qua các năm 2008 và   2007. Năm 2010 hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực hơn khi các nền kinh tế 
  18. lớn –các đối tác chính , thương mại chính của Việt Nam dần thoát khỏi đáy suy   thoái.Các nước phát triển đã bắt đầu tăng trưởng và điều này sẽ  là động lực   mạnh để  hỗ  trợ  xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư  nước ngoài hứa hẹn sẽ  tăng   mạnh hơn năm 2009. 2.4.3. Phân tích nền kinh tế Việt Nam: 2.4.3.1. Tình hình vĩ mô: Bước những bước đầu tiên trên con đường hồi phục sau những ảnh hưởng từ  khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm có những thăng trầm trên bình   diện vĩ mô và doanh nghiệp kinh tế Việt Nam.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế Sau một năm thực hiện, hiệu quả của các gói kich cầu là khá rõ rệt trên nhiều  phương diện kinh tế xã hội. Với sự quyết liệt trong việc thực hiện gói hỗ  trợ  lãi suất tín dụng, miễn giảm thuế , khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư  và tiêu dùng, từ  mức GDP 3.1% (quý 1), tăng trưởng kinh tế  đã có sự  chuyển   biến tích cực trong nửa cuối năm 2009, GDP đã tăn lên 4.5% trong quý 2, 5.76%  trong quý 3, 6.8% trong quý 4. GDP năm 2009  ước đạt 5.32% so với 2008, đây   là một kết quả đáng kích lệ trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, vượt xa  mọi dự báo từ đầu năm. Mức tăng trưởng tín dụng 37.73% vào cuối năm 2009  trong khuôn khổ  chính sách tiền tệ  nới lỏng  đã góp phần khích lệ  sự  tăng  trưởng GDP và kích thích doanh nghiệp rõ rệt. Đây được coi là động lức chính  cho sự tăng trưởng vượt trội thị trường chứng khoán Việt Nam đặc biệt là giai  đoạn quý 3 và đạt được sự khởi đầu khá thành công cho năm 2010.Quý 1.2010,  nước ta cũng đã đạt được mức tăng 5.83% so với cùng kỳ năm ngoái.   Chỉ số CPI
  19. Bên cạnh đó, lạm phát cũng được kiềm chế  tốt. Nhìn vào bảng 4(phụ  lục) ta   có thể  thấy được là tốc độ  CPI tháng 2 vẫn được coi là chấp nhận được khi  mà các năm trước đó (2005­2008) đều có tốc độ  CPI khá cao, còn tốc độ  CPI  của tháng 1 do ảnh hưởng lớn từ tốc độ tăng giá của tháng 12, tốc độ của CPI  tháng 3 là 0.75% khá cao so với các năm trước nhưng nếu trừ  đi lạm phát do   tăng giá điện, nước, giá xăng dầu thì lạm phát vẫn đang  ở  mức cho phép. Vì   thế  quý 1 tăng trưởng 5.83% mà vẫn giữ  được CPI ổn định, và đây là một tín  hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Nhưng nếu xem xét ở góc độ tăng trưởng tín  dụng thì CPI lại cho chúng ta một cái nhìn hơi đáng lo, hiện tại tốc độ  tăng  trưởng tín dụng của quý 1 chỉ  là 3.34% khá thấp. Trong khi đó mục tiêu năm   nay dư nợ tín dụng sẽ là 25% vì thế những tháng tiếp theo sẽ là những tháng có   mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, và điều này sẽ góp phần tăng CPI (CPI tăng   cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng).  Lãi suất Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng tín dụng quý 1 khá thấp là mức lãi suất hiện   tại vẫn chưa được những người gửi tiền chấp nhận (10.5%), trong khi đó các  doanh nghiệp lại không chịu được mức lãi suất vay qua cao (17­18%). Không  chỉ  thế, trái phiếu chính phủ  đã  ở  mức lãi suất 12% mà trần lãi suất hiện tại  vẫn chỉ là 10.5%, đây là sự trái ngược về chính sách giữa NHNN và chính phủ.  Hiện tại nước ta vẫn chưa giải quyết được vẫn đề  lãi suất. Hiện tại lãi suất   đang ở mức cao khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc vay vốn, và điều   này khiến kinh tế  trì trệ  khó phát triển nhanh được. Tại phiên họp thường kỳ  tháng 3 vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét để  tạo điều   kiện giảm dần mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Cơ quan này cũng vừa ban   hành chỉ thị tới các ngân hàng thương mại, trong đó một nội dung chính đề cập   đến yêu cầu thực hiện định hướng chỉ  đạo của Chính phủ. Và đề  thực hiện   điều này, Ngân hàng Nhà Nước cũng đã có những động thái nới lỏng tiền tệ,  
  20. “bơm” tiền qua thị  trường mở. Điều này có thể  chưa thể  kéo lãi suất xuống   ngay lập tức nhưng lãi suất cũng sẽ  dần  ổn định hơn, và hơn nữa đây còn tác   động tốt đến yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư ( lãi suất có xu hướng giảm thì  dòng tiền sẽ chảy vào những thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao).  2.4.3.2. Phân tích ngành Ngành xăm lớp có nhiều tiềm năng mở  rộng thị  trường trong nước cũng như  ngoài nước. Năm 2009, các doanh nghiệp trong ngành đã thu được lợi nhuận  cao đột biến nhờ sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào và đẩy mạnh mở rộng   thị phần. Hơn thế, việc chính phủ  Mỹ áp thuế bán phá giá 35% đối với lớp xe  sản xuất từ  Trung Quốc sẽ  mang lại nhiều cơ  hội cho sản xuất lớp xe c ủa   Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đang hồi phục, thị trường oto đang  có những dấu hiệu tốt. Nhu cầu đi lại trở thành nhu cầu tất yếu trong mọi nền   kinh tế. Hiện nay phương tiện được sử dụng chính trong sản xuất kinh doanh,   đi lại là ôtô, do đó nhu cầu săm lốp để thay thế và lắp mới là rất lớn. Nhu cầu   đó ngày càng lớn lên với sự  phục hồi của nền kinh tế   thế giới nói chung và  ngành công nghiệp ôtô nói riêng. Thực tế trên thế  giới nhu cầu lốp xe khoảng   1,3 tỷ chiếc lốp/năm, tăng bình quân 2%/năm trong đó nhu cầu lắp ráp mới theo   xe chỉ khoảng 25­30%. Hiện có 2 loại lốp chính là lốp mành chéo (Bias) và lốp   mành hướng tâm(Radial) trong đó lốp radial được sử  dụng 92% đối với xe   khách và xe tải nhẹ và 53% đối với xe tải nặng. Mỗi năm thị trường Việt Nam   tiêu thụ  1,2 triệu lốp Radial trong đó trong nước sản xuất chỉ có 50.000 chiếc   và tiêu thụ 2,1 triệu lốp Bias trong đó trong nước chỉ sản xuất 1,7 triệu lốp. Là   nước khai thác cao su thiên nhiên đứng thứ 5 thế giới do đó ngành sản xuất săm  lốp tại Việt Nam có những lợi thế   riêng về  nguyên liệu đầu vào bởi cao su  thiên nhiên chiếm 58% trong cơ cấu nguyên liệu. CSM sẽ  tiếp cận được với   nguồn cao su  ổn định, đảm bảo về  chất lượng và giá cả  hợp lý. Các doanh   nghiệp sản xuất săm lốp  trên sàn  là các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lớn  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2