intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phát triển cụm ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phú

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

73
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, cụm công nghiệp là một thuật ngữ đã xuất hiện trong nền kinh tế thế giới. Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp đã chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quá trình tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất, có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, cũng như sự hỗ trợ phù hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phát triển cụm ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phú

  1. Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 Phát triển cụm ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, cụm công nghiệp là một thuật ngữ đã xuất hiện trong nền kinh tế thế giới. Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp đã chứng tỏ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quá trình tham gia vào cụm công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất, có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, cũng như sự hỗ trợ phù hợp từ phía chính phủ. Trên thực tế, phát triển cụm công nghiệp là một trong những nhân tố thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn vốn đặc biệt quan trọng với nền kinh tế các nước đang phát triển. Trong quá trình tìm kiếm địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư luôn cân nhắc kỹ những yếu tố liên quan đến hiệu quả đầu tư. Công nghiệp ô tô ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các quố c gia đã không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ô tô. Những năm gần đây, châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới và ngành công nghiệp ô tô rất phát triển. Chính thành công trong quá trình thu hút FDI được đánh giá là một trong những động lực tạo nên sự phát triển của ngành công nghiệp này tại nhiều quốc gia đang phát triển. Trong đó, điểm nổi bật chính là sự nỗ lực của các chính phủ trong quá trình phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ôtô nhằm thu hút FDI. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp này. ừ http://svnckh.com.vn 1
  3. đ những chính sách khi đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt từ chính quyền tỉnh. Với phương châm, coi s hội thu hút ngày càng nhi Từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng phát triển các cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô và khả năng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một só giải pháp cụ thể. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sẽ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như thu thập, tổng hợp và phân tích thống kê trên cơ sở các nguồn tài liệu liên quan đến ngành công nghiệp ôtô và cụm công nghiệp trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là số liệu thực tế về lĩnh vực này tại tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh kinh tế Vĩnh Phúc nói riêng, Việt Nam nói chung nhằm thu hút FDI. Phạm vi nghiên cứu là các cụm công nghiệp trong ngành côn g nghiệp ô tô được hình thành và phát triển từ những năm 1990 đến nay (2009), tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung. http://svnckh.com.vn 2
  4. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Một là, tổng hợp một số vấn đề lý luận liên quan đến cụm công nghiệp và FDI Hai là, có bức tranh tổng quan thực trạng phát triển cụm công nghiệp ô tô rong ngành công nghiệp ôtô vào FDI tại Việt Nam và Vĩnh Phúc. Ba là, đánh giá khả năng phát triển cụm công nghiệp phục vụ cho công nghiệp ô tô và thu hút FDI vào Việt Nam và Vĩnh Phúc. Bốn là, đề xuất một số giải pháp để phát triển cụm công nghiệp ô tô nhằm thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương sau: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP Ô TÔ NHẰM THU HÚT FDI TẠI VĨNH PHÚC Do thời gian cũng như tài liệu và kiến thức còn hạn, nên công tr ình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn! http://svnckh.com.vn 3
  5. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Đầu tư là việc chủ đầu tư bỏ vốn tiến hành hoạt động đầu tư trong lĩnh vực cụ thể để thu hút lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Dựa vào nguồn gốc của chủ đầu tư, có hoạt động đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài và dựa và mục đích, cách thức tham gia vốn góp, mà người ta chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment): - Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp , trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư . Mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (BPM5, fifth edition). Định nghĩa này chỉ nghiêng về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, không quan tâm đến lợi ích của nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư. - Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát triển UNCTAD năm 1999, cũng đưa ra một định nghĩa về FDI: Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty. http://svnckh.com.vn 4
  6. - Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựơc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là họ có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết, điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp, là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng mức 10%, làm mốc xác định FDI, trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% , nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. Nhìn chung, các khái niệm quốc tế đều có điểm chung là hoạt động thiết lập các mối quan hệ lâu dài hay lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư và thể hiện quyền kiểm soát, ảnh hưởng và tiếng nói của nhà đầu tư tới việc quản lý doanh nghiệp. - Theo nguồn Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 mặc dù không có khái niệm về FDI nhưng từ những khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” và “đầu tư ra nước ngoài” có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia quản lý hoạt động đầu http://svnckh.com.vn 5
  7. tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, dù không có khái niệm cụ thể và riêng biệ t nhưng theo quan niệm của Việt Nam có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Từ các khải niệm trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài, phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thế cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư tực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài). Thứ hai, chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đán g kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý, phải đi kèm với mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI. 1.1.2. Đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.2.1. Đầu tƣ tƣ nhân FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân, với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, và để trở thành đối tượng của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: có quốc tịch nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư vào một quốc gia không cùng quốc tịch với mình; nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp từ hành vi đầu tư đó. Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp nước ngoài : Xét về khái niệm cơ bản thì hai loại hình đầu tư này không khác biệt nhau nhưng http://svnckh.com.vn 6
  8. trong thực tế áp dụng thì FDI thường mang nhiều màu sắc chính trị - xã hội hơn là mục đích kinh tế đơn thuần và thường được thực hiện bởi một tổ chức (đa quốc gia hoặc phi chính phủ) nào đó. 1.1.2.2. Tỷ lệ vốn góp Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong v ốn pháp định cuả dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, còn theo quy định của OECD( 1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp- mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp. Việt Nam theo Luật đầu tư 2005 thì không quy định vốn tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài. 1.1.2.3. Quyền kiểm soát Chủ đầu tư nước ngoài, có toàn quyền quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh, tự lựa chọn lĩnh vực, hình thức, thị trường, quy mô đầu tư để có được lợi nhuận cao nhất và tự chịu trách nhiệm lỗ lãi. Vì vậy, hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng bu ộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. 1.1.2.4. Thu nhập của chủ đầu tƣ Thu nhập mà chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doa nh chứ không phải lợi tức xuất phát từ đặc điểm có quyền tham gia kiểm soát doanh nghiệp của họ. 1.1.2.5. FDI thƣờng kèm chuyển giao công nghệ FDI thường kèm chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư. http://svnckh.com.vn 7
  9. Do trong hình thức đầu tư trực tiếp, các chủ đầu tư nước ngoài quan tâm chính là lợi ích lâu dài hay mối quan hệ lâu dài trong các doanh nghiệp nhận đầu tư, nên họ không những góp vốn bằng tiền mà còn mang theo cả công nghệ, trình độ quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng: Điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tạo cho nước sở tại có cơ hội được tiếp thu công nghệ và kĩ thuật hiện đại, tiếp thu được môi trường quản lý và tác phong làm việc tiên tiến của nước ngoài , giúp các nước sở tại khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn trong nước, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư. Tuy nhiên nhược điểm là nước tiếp nhận đầu tư bị phục thuộc vào kinh tế ở khu vực FDI, khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Nếu nước tiếp nhận đầu tư không có một quy hoạch đầu tư cụ thể, dễ dẫn đến việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường trầm trọng và có thể bị nhập máy móc thiết bị công nghệ cũ kĩ lạc hậu với giá đắt. Đối với nhà đầu tư, có khả năng kiểm soát sử dụng hoạt động vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ , do đó, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao. Ngoài ra, giúp tránh được bảo hộ mậu dịch và ch iếm lĩnh thị trường, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thác nguồn nguyên liệu và lao động giá rẻ. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nước chủ đầu tư là , nguy cơ rủi ro http://svnckh.com.vn 8
  10. cao và có thể gây ra hiện tượng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư để mất bản quyền công nghệ, bí quyết sản xuất. 1.1.3. Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.3.1. Theo mục đích thu hút FDI - Thay thế nhập khẩu Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hâu, thiếu vốn…nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước đang phát triển yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu , chính nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên : khu vực có vốn FDI đã đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng, thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và trong cơ cấu nhập khẩu, tỉ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống; thêm vào đó, chất lượng, chủng loại hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu trong nước. - Hướng về xuất khẩu Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu: Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp các nước đang phát triển cải thiện cán cân thương mại, nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết bị, công cụ sản xuất tăng. FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn thu khác trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI. Các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển. http://svnckh.com.vn 9
  11. Khách quốc tế đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không…cũng theo đó mà phát triển. Mặc dù ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán còn là vấn đề tranh cãi, do quan điểm cho rằng nguồn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài dần sẽ lớn và có tác động bất lợi. Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại tệ sẽ ngày càng gia tăng, còn nhu cầu nhập khẩu sẽ ổn định. - Định hướng của chính phủ FDI giúp các nước tăng GDP. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ngày càng tăng, liên tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của nền kinh tế. FDI cũng đóng góp phần tăng thu cho ngần sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng. Chính vì vậy nó góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển 1.1.3.2 Phân loại theo cách thức thâm nhập Hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới (Greenfield Investment –GI ) và Mua lại và sát nhập qua biên giới (M&A:Cross-border Merger and Acquisition). Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Mua lại và sát nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Hai thuật ngữ “mua lại” và “sát nhập” được Luật cạnh tranh thông qua tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực ngày tháng 7 năm 2005, điều 17, có đưa ra khái niệm rõ hơn. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp b ị sáp nhập. http://svnckh.com.vn 10
  12. Còn mua lại doanh nghiệp là, việc một doanh nghiệp mua toàn bộ, hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát chi phối toàn bộ , hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, hai thuật ngữ sáp nhập và hợp nhất cùng là Merger, gần như không có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Tại Việt nam, quá trình thu hút FDI nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển thì FDI chủ yếu được khuyến khích thực hiện theo phương pháp GI. Bằng cách này, chính phủ Việt nam có thể kiểm soát được vấn đề phát triển nền kinh tế quốc dân (tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể) mà không làm mất đi đặc tính vốn có của nó là lấy doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt. 1.1.3.3. Theo quy định pháp lý Cùng với sự đa dạng của nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư cũng đã xây dựng được nhiều phương thức khác nhau nhằm thực hiện hành vi đầu tư của mình. - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được kí kết giữa hay hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. - Doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với nhà đầu tư trong nước góp vốn thành lập nên một công ty mới hoạt động trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật nước sở tại . Liên doanh có thể bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều nhà đầu tư trong nước. http://svnckh.com.vn 11
  13. Hình thức này có đặc trưng là mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập, khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Đây là phương pháp phổ biến nhất ở Viêt Nam trong thời gian quan hưng cũng từ thực tế đã trải nghiệm cho thấy sự hợp tác này không phải lúc nào c ũng suôn sẻ và thường thì phía đối tác Viêt Nam do quản lý kém nên mất quyền kiểm soát vào tay đối tác nước ngoài. - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. - Một số hình thức khác + Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao ( BOT): là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được kí kết giữa nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyển để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạt, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà. + Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT): là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. http://svnckh.com.vn 12
  14. + Ký hợp đồng hợp tác liên doanh (Business Co-operation Contract): nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với Chính phủ quốc gia tiếp nhận đầu tưu ký hợp đồng về thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư vào lãnh thổ quốc gia đó. + Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh (BTO- Build Transfer Operate) theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ xây dựng sau đó chuyển giao quyền sơ hữu công trình đó cho Chính phủ nước sở tại. 1.1.4. Các nhân tố liên quan đến nƣớc nhận đầu tƣ Thứ nhất là khung chính sách của nước nhận đầu tư, bao gồm: các qui định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp tới FDI. - Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI + Các qui định về việc thành lập, hoạt động của các nhà đầu tư + Các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI + Các cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: . Chính sách thương mại, gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. . Chính sách tư nhân hóa, liên quan đến cổ phần hóa, bán lại các công ty. . Chính sách tiền tệ, thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của nền kinh tế. Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng câ n bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường (Các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp và có các loại thuế thấp). . Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận của các chủ đầu tư được và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài. . Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ http://svnckh.com.vn 13
  15. . Chính sách lao động. . Chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế. Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đàu tư vào những nước có hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đông bộ, thông thoáng, minh bạch và có thể dự đoán được. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư. Thứ hai là các yếu tổ của môi trường kinh tế: Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tổ kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư mà có các yếu tố sau: - Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới, các sở thích đặc biệt của người tiêu dung ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường - Các chủ đầu tư tìm kiếm nguyền nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đén tài nguyên thiên nhiên, lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ, lao động cóa tay nghề, công nghệ, phát minh, sang chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra ( thương hiệu…) cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, viễn thông), - Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên, tài sản, có cân đối với năng suất lao động, các chi phí như chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc đi/đến hoặc trong nước nhận đầu tư, chi phí mua bán thành phẩm, tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực. http://svnckh.com.vn 14
  16. Hình 1.1: Các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ Môi trƣờng đầu tƣ Các yếu tố Các yếu tố hỗ trợ Khung chính sách FDI kinh tế: trong kinh doanh - Sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã - Xúc tiến đầu tư (bao hội (FDI phân gồm các hoạt động xây - Các quy định về việc thành lập và loại theo dựng hình ảnh, kêt gọi hoạt động của các nhà đầu tư nước đầu tư và các dịch vụ hỗ động cơ của ngoài trợ đầu tư) - Các quy tắc đối xử - Khuyến khích đầu tư nhà đầu tư) - Các chính sách liên quan đến chức Phụ phí ( liên quan đên năng và cấu trúc thị trường,(đặc biệt là tham nhũng, thủ tục hành chính sách cạnh tranh và M&A) chính…) - Các hiệp định quốc tế về FDI - Các dịch vụ tiện ích xã - Chính sách tư nhân hóa hội đảm bảo chất lượng - Chính sách thương mại (thuế quan và cuộc sống cho chủ đầu tư NTBs), sự liên kết chặt chẽ giữa chính - Dịch vụ hậu đầu tư sách FDI và chính sách thương mai. - Chính sách thuế Tìm kiếm thị trƣờng Tìm kiếm nguồn nguyên liệu Tìm kiếm hiệu quả - Dung ượng thị trường và - Chi phí mua sắm các và tài sản tốc độ tăng thu nhập bình - Nguyên liệu nguồn nguyên liệu và tài quân đầu người - Lao động trình độ thấp sản - Khả năng tiếp cận thị nhưng giá rẻ - Chi phí đầu vào khác như trường khu vực và thế - Lao động có trình độ cao chi phí vận chuyển và giới - Công nghệ, phát minh sáng thông tin liên lạc - Sở thích đặc biệt của chế và các tài sản khác do - Tham gia hiệp định hội người tiêu dùng doanh nghiệp sáng tạo ra ( Ví nhập khu vực tạo thuận lợi dụ thương hiệu..) cho việc thành lập mạng - Cấu trúc thị trường - Cơ sở hạ tầng ( viễn thông, lưới các doanh nghiệp toàn đường xá, cầu cống… khu vực Nguồn: UNCTAD 1998 (WIR) trang 91 http://svnckh.com.vn 15
  17. - Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sách xúc tiến đầu tư, các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính . 1.2. Một số vấn đề lý luận về cụm công nghiệp 1.2.1. Khái niệm cụm công nghiệp Cụm công nghiệp là một khái niệm đã xuất hiện trong nền kinh tế thế giới, tuy nhiên, do những cách tiếp cận khác nhau, do những sự khác biệt về trình độ nền sản xuất công nghiệp cũng như các điều kiện kinh tế xã hội, đã dẫn tới có khá nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về cụm công nghiệp . Theo quan điểm của Michael E. Porter, chuyên gia quản lý nổi tiếng hàng đầu thế giới của Đại học Havard “Cụm là nơi tập trung về mặt địa lý của các công ty và các thể chế có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau trong một lĩnh vực nào đó, ở một khu vực địa lý có lợi thế cạnh tranh khác thường về lĩnh vực đó ” [13]. Như vậy, cụm công nghiệp theo quan điểm của M. Porter là nơi hội tụ những doanh nghiệp quan hệ mật thiết và liên đới với nhau trong cạnh tranh, hoặc được mở rộng thành các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bổ sung, quan hệ liên đới với nhau về kỹ năng, công nghệ hay các nguyên liệu chung. Kết luận về lý thuyết theo M. Porter, để phát huy lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp hỗ trợ nên định vị gần nhau thành các cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành, hoặc những ngành sản xuất rất gần nhau về công nghệ, về yêu cầu lao động… http://svnckh.com.vn 16
  18. Hình1.2: Sơ đồ về cụm công nghiệp của M. Porter CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ CÁC NGÀNH KINH DOANH CÁC NGÀNH LIÊN QUAN Công nghệ tương Các nhà cung cấp Giáo dục (trường đại tự trình độ trung cấp học, cao đẳng) Các nhà cung cấp Đào tạo Chia sẻ chung vốn, hàng hoá Phòng thí nghiệm nguồn nhân lực Dịch vụ sản xuất R&D Tư vấn Các cơ quan phát Chiến lược giống Hợp đồng R&D triển Cơ quan pháp lý nhau Nguồn: Havard Business week, 1998; trang 78 Theo Sonobe và Otsuka thì cụm công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau trong một khu vực nhỏ. Theo như quan điểm này, cụm công nghiệp không những phải là sự tập trung của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan gần gũi với nhau. Theo A. Kuchiki cụm công nghiệp là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nh à cung cấp dịch vụ và các tổ chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể [15]. Như vậy, theo quan điểm thế giới, cụm công nghiệp có hai đặc điểm chung là sự tập trung về mặt địa lý và của doanh nghiệp có quan hệ mật thiết , liên đới với nhau trong cạnh tranh. http://svnckh.com.vn 17
  19. Tại Việt Nam, trước khi có Quy chế thành lập và quản lý cụm công nghiệp, khái niệm cụm công nghiệp thường gắn liền với khái niệm khu công nghiệp. Cụm công nghiệp có thể là các khu công nghiệp vừa và nhỏ được hình thành ngoài quy định của Chính phủ theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, tức là các khu công nghiệp không nằm trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt thành lập, mà do chính quyền địa phương ra quyết định thành lập. Một quan điểm khác lại cho rằng cụm công nghiệp là địa điểm đã phát triển công nghiệ p trước đây, này quy hoạch lại để phát triển theo mô hình khu công nghiệp. Ngày 19/08/2009, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý Cụm công nghiệp thống nhất trên cả nước. Theo Quy chế này, Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Cụm công nghiệp được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau: . Có trong quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp đã được phê duyệt; . Có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy > 30% trong một năm sau khi thành lập. Xuất phát từ thực tế tình hình phát triển công nghiệp hiện nay ở Việt Nam, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng cụm công nghiệp là một dạng khu công nghiệp với quy mô nhỏ, có ranh giới địa lý xác định, tập trung các doanh nghiệp sản xuất có liên quan hoặc tương tự nhau. Theo quan điểm trên, mặc dù cụm công nghiệp được nhìn nhận là một hình thức khu công nghiệp – khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp http://svnckh.com.vn 18
  20. chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tưóng Chính phủ quyết định thành lập (Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997) – song bên cạnh những điểm tương đồng, cụm công nghiệp và khu công nghiệp vẫn có nhiều điểm khác nhau rõ rệt:1 - Quy mô cụm công nghiệp nhỏ hơn khu công nghiệp: cụm công nghiệp có quy mô từ 50 ha đến 70 ha, khu công nghiệp thường lớn hơn 100 ha2 - Cơ sỏ hạ tầng của khu công nghiệp thường được trang bị tốt và hiện đại hơn, vị trí địa lý cũng thuận lợi hơn, so với cụm công nghiệp. - Sự thành lập khu công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ có quy mô lớn cả trong, ngoài nước, còn cụm công nghiệp chủ yếu các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất công nghiệp dịch vụ trong nước. 1.2.2. Đặc điểm cụm công nghiệp Qua một số khái niệm về cụm công nghiệp đưa ra ở trên, có thể thấy có khá nhiều quan điểm khác nhau về cụm công nghiệp, tuy nhiên, nhìn chung các quan điểm đều có chung một số đặc điểm chính về cụm công nghiệp như sau: 1.2.2.1. Tập trung về mặt địa lý Cụm công nghiệp là một khu vực với quy mô nhỏ bao gồm nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất các mặt hàng có liên quan với nhau, nhờ có tính tập trung, chi phí sản xuất và chi phí quản lý của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp được tiết kiệm đáng kể. Ngoài ra, sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp cũng được tiết kiệm đáng kể, tạo ra các thể chế thúc đẩy sự hình thành và Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất 1 công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính Phủ. ( theo Luật đầu tư 2005) http://svnckh.com.vn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2