intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và CNTT GOL.

Chia sẻ: Vu Quyet Chien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:60

163
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã bao giờ bạn tự hỏi “Doanh nghiệp của bạn có phải là một doanh nghiệp thích hợp với công việc kinh doanh trên mạng hay không?”Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra ở thị trường trực tuyến có rất nhiều cơ hội hơn ở thị trường truyền thống. Đặc biệt trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh được quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. đi liền với xu thế này sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin. Nó đã tạo ra nhiều lớp ứng dụng mới là tiền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và CNTT GOL.

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đã bao giờ bạn tự hỏi “Doanh nghiệp của bạn có phải là một doanh nghiệp thích hợp với công việc kinh doanh trên mạng hay không?”Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận ra ở thị trường trực tuyến có rất nhiều cơ hội hơn ở thị trường truyền thống. Đặc biệt trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh được quốc tế hoá diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. đi liền với xu thế này sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin. Nó đã tạo ra nhiều lớp ứng dụng mới là tiền đề “số hoá ” cho hoạt động kinh tế xã hội của thế kỷ XXI. Một trong những ngợi ca mang lại lợi ích khổng lồ về kinh tế trong thế kỷ này đó chính là “Thương mại điện tử”. Thương mại địên tử ra đời là một kết quả tất yếu. Lợi ích mà nó mang lại là làm tăng năng suất, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của khách hàng và tạo điều kiện phục vụ khách hàng trên diện rộng, đã phá vỡ khoảng cách về biên giới giữa các quốc gia và làm cho “thế giới phẳng”, bên cạnh việc giảm chi phí. Ở đó, lợi ích được chia sẻ cho tất cả doanh nghiệp nếu biết tận dụng đ ược cơ hội này. Vì vậy, Internet và CNTT đang là vũ khí cạnh tranh chiến l ược của các doanh nghiệp. Đồng thời, đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực và cần thiết mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt, vận dụng sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Điều đó đã được khẳng định trong thực tế với những tên tuổi các công ty dot com trong lĩnh vực này mà ai cũng biết đến như Amazon, B&N, Alibaba , Dell, Walmart, Yahoo… Những lợi thế và hiệu quả mà thương mại điện tử mang lại hoàn toàn không thể phủ nhận. Bên cạnh đó việc ứng dụng thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức to lớn. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp lựa chọn con đường và giải pháp với bài toán chi phí khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu một dự án Thương mại điện
  2. tử. “Sản phẩm và mô hình kinh doanh phù hợp đó chính là chìa khoá dẫn đến thành công của bạn”. Đi cùng với xu thế của thời đại “số hoá”, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận Thương mại điện tử và đã đạt được một số kết quả khá khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó được minh chứng qua việc 99% doanh nghiệp kết nối Internet, 45% doanh nghiệp có website, 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008, 38% website của các doanh nghiệp tích hợp tính năng giao dịch thương mại địên tử, gia tăng tập đối tượng khách hàng hướng tới 84% khách hàng doanh nghiệp và 70% khách hàng cá nhân. Đồng thời, cơ cấu các sản phẩm, dịch vụ trên website ngày càng đa dạng, phong phú cho thấy doanh nghiệp ở mọi ngành nghề đều biết tận dụng website như một kênh để quảng bá sản phẩm.. Điển hình một số website kinh doanh trực tuyến đã khẳng định được uy tín và thương hiệu ở nước ta như Vinabook.com, Megabuy.vn, golmart.vn, chodientu.vn, vatgia.com. Trong phát triển ở lĩnh vực còn khá mới mẻ này có Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ G.O.L là một trong những công ty đi đầu, với việc xây dựng một hệ thống siêu thị ảo bán hàng qua mạng như golmart, golbook, golwow, golaodai, golshops, is-tours…Trong đó, có website golgift.com - kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng, đang phát triển như một hiện tượng của GOL tại khu vực Hà Nội. Bài toán về sản phẩm và mô hình kinh doanh được công ty đi đúng hướng. Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được, cũng gặp phải những trở ngại trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh mặt hàng này như xác định mặt hàng, tìm kiếm nguồn hàng, nghiên cứu thị trường, khách hàng, triển khai hoạt động mua hàng, bán hàng, kiểm soát, đánh giá quá trình phát triển kinh doanh,… Đó là những vấn để cần thiết mà công ty cần phải giải quyết làm cho hiệu quả để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.
  3. 1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Qua quá trình thực tập tại công ty và tìm hiểu quá trình kinh doanh tr ực tuyến mặt hàng quà tặng tại website golgift.com gặp phải một số mặt hạn chế như trên, còn chưa hoàn thiện. Xuất phát từ những đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng quà tặng trên website www.golgift.com, em xin mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com” của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Công nghệ thông tin G.O.L. 1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, đề tài tóm lược và hệ thống hoá vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh trực tuyến và ứng dụng kinh doanh trực tuyến vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Thứ hai, vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận, kết hợp với phương pháp nghiên cứu, điều tra, phân tích điều kiện thực tại trên cơ sở lý đánh giá mặt ưu và mặt tồn tại trong việc triển khai ké hoạch phát triển kinh doanh trực tuy ến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp phát triển trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Về không gian: Tìm hiểu hoạt động phát triển kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và CNTT GOL (trên địa bàn TP.Hà Nội), kinh doanh trong môi trường trực tuyến gắn liền với các tác nghiệp trong môi trường thương mại truyền thống. Về thời gian: Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về nguồn thông tin thu thập nên trong đề tài luận văn em tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với hoạt động phát triển kinh doanh trực tuy ến
  4. đối với mặt hàng quà tặng tại siêu thị quà tặng golgift.com trong thời gian 3 năm từ năm 2006 – năm 2008. 1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN Nôi dung chính của luận văn bao gồm 4 phẩn : Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương II: Một số lý luận cơ bản của vịêc triển khai phát triển kinh doanh mặt hàng tại một doanh nghiệp. Chương III: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh doanh tr ực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và CNTT GOL. Chương IV: Kết luận và một số đề xuất phát triển hoạt động kinh doanh tr ực tuyến mặt hàng quà tặng tại website www.golgift.com.
  5. CHƯƠNG II MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH DOANH MẶT HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP 2.1 TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH TRỰC TUYẾN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kinh doanh trực tuyến Trong kinh tế tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan đến sử dụng công sức và tiền vốn để tạo ra sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để cung ứng cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Trích Điều 4- Luật Doanh nghiệp 2005) Hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần thực hiện trong môi trường truyền thống mà còn được mở rộng ra cả môt trường “ảo” và hình thành nên một phương thức kinh doanh mới chính là kinh doanh trực tuyến. Theo đó, kinh doanh trực tuyến được hiểu là việc đưa các hoạt động kinh doanh lên môi tr ường mạng. Một số thuật ngữ kinh doanh tiếng Anh như “e-business”, “online trade”, “ cyber trade”, “paperless trade” dịch sang Tiếng việt đều có nghĩa là “kinh doanh điện tử, kinh doanh trực tuyến, kinh doanh theo mạng, thương mại điều khiển học..” Kinh doanh điện tử bao gồm việc mua bán hàng hoá, dịch vụ, cung cấp dịch vụ khách hàng, các hoạt động hợp tác với các đối tác kinh doanh, thực hi ện các giao dịch trong nội bộ tổ chức thông qua mạng máy tính. Qua đó, việc đồng hoá thuật ngữ “kinh doanh trực tuyến” và “kinh doanh điện tử” là một và có thể đưa ra khái niệm chung như sau:
  6. “Kinh doanh trực tuyến là một quá trình tối ưu hoá liên tục các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng công nghệ số hoá đ ể thu hút và giữ chân khách hàng và các nhân vật có liên quan nhằm mục đích sinh lợi.” Công nghệ số hoá cho phép lưu trữ và truyền số liệu dưới dạng số hoá. . Trong kinh doanh trực tuyến công cụ công nghệ thông tin và truyền thông được sử dụng để tăng cường kinh doanh cho từng chủ thể, nó sẽ bao gồm bất kì quy trình nào mà tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện thông qua mạng máy tính. Kinh doanh trực tuyến bao gồm các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hoá trên thị trường thông qua mạng máy tính nhằm mục đích sinh lợi. Đối với các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh tr ực tuyến bao gồm các hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại là chủ yếu trong môi trường mạng. Ngoài ra, doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư…Do đó, trong bài luận văn, em xin tiếp cận kinh doanh tr ực tuyến dưới góc độ là các quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua mạng máy tính. 2.1.2 Phân loại kinh doanh trực tuyến * Căn cứ theo phương thức kinh doanh Kinh doanh trực tuyến bao gồm kinh doanh bán lẻ trực tuyến và kinh doanh bán buôn trực tuyến. - Kinh doanh bán lẻ trực tuyến: là hoạt động diễn ra giữa doanh nghiệp với các khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. - Kinh doanh bán buôn trực tuyến là hoạt động diễn ra giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp và tổ chức khác thông qua mạng Internet, mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. * Căn cứ theo quy trình kinh doanh Kinh doanh trực tuyến chia làm các quy trình sản xuất, quy trình tập trung vào khách hàng, quy trình quản lý nội bộ.
  7. - Quy trình sản xuất bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho, quy trình thanh toán, các mối liên kết điện tử với nhà cung cấp và quy trình quản lý sản xuất. - Quy trình tập trung vào khách hàng bao gồm việc phát triển và marketing, bán hàng qua mạng, xử lý đơn hàng, thanh toán mua hàng của khách hàng, hỗ trợ khách hàng. - Quy trình quản lý nội bộ bao gồm nghiệp vụ cho nhân viên, đào tạo, chia sẽ thông tin nội bộ,…Các ứng dụng điện tử tăng cường luồng thông tin giữa việc sản xuất và lực lượng bán hàng nhằm tăng sản lượng bán. 2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Em xin trích đưa một số công trình mang tính tổng quan nhất về tình hình ứng dụng thương mại điện tử đến một số công trình triển khai kinh doanh trực tuyến trong lĩnh vực cụ thể. Và một số đề tài liên quan đến phát triển kinh doanh các mặt hàng trong kinh doanh truyền thống. - Đề tài: “Những điều kiện áp dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam” * Thể loại: Đề tài cấp Bộ do PGS.TS Nguyễn Văn Minh nghiên cứu. * Thời gian: Năm 2006 * Nội dung: Đề tài nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam ở các góc độ hạ tầng viễn thông, bảo mật thông tin, pháp lí, thanh toán, hạ tầng công nghệ..Qua đó, đưa ra đề xuất mang tầm vi mô và vĩ mô nhằm tạo điều kiện và triển khai ứng dụng ở nước ta. * Vấn đề liên quan nghiên cứu đề tài: mô hình kinh doanh cửa hàng trực tuyến, bán hàng trên mạng và ảnh hưởng của môi trường bên trong, bên ngoài đến kinh doanh trực tuyến mặt hàng. - Đề tài: “Khả năng ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” * Thể loại: Đề tài cấp trường do Ths.Trần Thị Bích Hằng nghiên cứu. * Thời gian: năm 2004
  8. * Nội dung: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch, nhân tố ảnh hưởng (như hạ tầng công nghệ, trình độ văn hoá, môi trường pháp lý, phát triển của hoạt động du lịch…), thực trạng ứng dụng kinh doanh trực tuyến du lịch (như kinh doanh lữ hành, dịch vụ lưu trú, vận chuyển du lịch…). Đưa ra giải pháp và kiến nghị nâng cao ứng dụng thương mại điện tử hoạt động kinh doanh du lịch. * Vần đề liên quan để tài: đặc điểm của kinh trực tuyến dịch vụ du lịch và xây dựng hướng phát triển kinh doanh trực tuyến cho sản phẩm là dịch vụ du lịch. - Đề tài: “Một số đề xuất nâng cao hiệu quả chiến lược TMĐT B2C tại website kinh doanh hoa và quà tặng Việt Nam” * Thể loại: Nghiên cứu khoa học Sinh viên- Trường ĐH Thương mại * Thời gian: năm 2007. * Nội dung: Công trình nghiên cứu thực trạng ứng dụng TMĐT B2C tại một s ố website với mục đích đánh giá khả năng đáp ứng các chức năng cơ bản của TMĐT B2C như hiện diện sản phẩm, thanh toán, đặt hàng, dịch vụ khách hàng, giao hàng…Qua đó, công trình đưa ra một số đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chiến lược, E-marketing, tác nghiệp (phương thức thanh toán, dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến..). * Vấn đề liên quan nghiên cứu đề tài: tìm hiểu một số website kinh doanh trực tuyến mặt hàng quà tặng, đặc điểm mặt hàng, chức năng hiện diện mặt hàng trên website, giải pháp nâng cao công cụ xúc tiến điện tử như email marketing, quảng cáo trực tuyến, liên kết website. - Đề tài: “ Phát triển tổ chức bán hàng mặt hàng mây tre đan của Công ty c ổ phần lâm đặc sản mây tre đan xuất khẩu” * Thể loại: Luận văn- khoa Quản trị doanh nghiệp- ĐH Thương mại * Thời gian: năm 2008 * Nội dung: Đề tài nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh theo các yếu tố như thị trường, sản phẩm, nguồn lực của công ty, tình hình kinh doanh và thực trạng công tác tổ chức bán hàng (xây dựng mạng lưới, nguồn lực, phát triển công
  9. tác bán hàng). Qua đó, đưa ra một số giải pháp phát triển tổ chức bán hàng. Trong đó, có giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên mạng để nâng cao hiệu quả. * Vấn đề có liên quan: Vấn để triển khai hoạt động bán hàng truy ền thống mặt hàng mây tre đan và giải pháp phát triển công tác bán hàng của công ty. - Đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh theo quy mô mặt hàng bánh cao cấp Danisa tại Công ty cổ phần G&H” * Thể loại: Luận văn- Khoa kinh tế- Trường ĐH Thương mại. * Thời gian: năm 2007 * Nội dung: Đề tài hệ thống một số cơ sở lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, công tác mua hàng đối với hiệu quả kinh doanh. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng của các yếu tố tham gia vào quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh theo quy mô như nghiên cứu, dự báo thị trường, hoàn thiện chính sách về sản phẩm, giá, kênh phân phối, công cụ xúc tiến… * Vấn đề có liên quan đến đề tài: công tác bán hàng đối với hiệu quả kinh doanh, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mặt hàng bánh Danisa. 2.3 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.3.1 Đặc điểm của kinh doanh trực tuyến * Một số đặc điểm chung của kinh doanh: - Sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế mà mỗi cá nhân tham gia vào quá trình này đều hướng tới đạt lợi ích của mình. - Kinh doanh là một công việc khó khăn phức tạp và luôn chứa đ ựng nh ững yếu tố rủi ro do tính phức tạp và bất định từ phía môi trường. Do đó, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có kiến thức, kinh nghiệm, óc sáng kiến, và sự sáng suốt. * Các đặc điểm riêng của kinh doanh trực tuyến: - Sử dụng phương tiện điện tử, công nghệ số hoá thực hiện kinh doanh.
  10. - Hoạt động kinh doanh trực tuyến được thực hiện trên cơ sở các nguồn thông tin dưới dạng số hoá của mạng điện tử. Nó cho phép hình thành dạng thức kinh doanh mới và những cách thức mới để tiến hành hoạt động kinh doanh. - Các bên tiến hành các giao dịch trong kinh doanh trực tuyến không nhất thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp và không phải biết nhau trước. Việc sử dụng các phương tiện điện tử, các thông tin thương mại được số hoá cho phép giao dịch Người- máy - máy - người giữa các bên được tiến hành. - Các giao dịch hoạt động trong kinh doanh trực tuyến không chỉ tập trung vào việc mua bán hàng hoá, dịch vụ để trự tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp mà bao gồm nhiều giao dịch, hoạt động hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như hệ thống hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình, thông tin liên lạc giữa các đối tác kinh doanh. 2.3.2 Bản chất và lợi ích của kinh doanh trực tuyến Bản chất của kinh doanh trực tuyến định hướng bên trong và bên ngoài. Bao gồm các hoạt động cơ bản: + Bên trong chia sẻ thông tin , hỗ trợ quản lí t ự đ ộng thông qua các ph ần mềm + Bên ngoài hỗ trợ các giao dịch với nhà cung ứng và khách hàng. Lợi ích của kinh doanh trực tuyến như: * Tạo ra nguồn lực mới của giá trị khách hàng. * Tối ưu hoá quá trình kinh doanh * Tiếp cận thị trường mới, củng cố thị trường hiện tại. * Tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu cá biệt. * Tăng hiệu quả mua sắm của khách hàng. * Cải tiến chuỗi cung ứng. * Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cho sự thành công trong kỉ nguyên CNTT * Xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  11. 2.3.3 Nôi dung phát triển kinh doanh trực tuyến mặt hàng tại doanh nghiệp 2.3.3.1 Xác định mặt hàng Để có các quyết định mua hàng chính xác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng , doanh nghiệp cần nhận thức được các loại hàng hoá và dịch vụ rất đa dạng, có tầm quan trọng khác nhau. Có thể phân loại hàng hoá đầu vào thành các tiêu thức khác nhau: * Cặp tiêu thức mức độ rủi ro và giá trị hàng hoá được sử dụng phổ biến trong việc phân loại. Giá trị hàng hoá thể hiện những đặc điểm mà nó góp phần vào trong quá trình kinh doanh, tạo lợi nhuận tiềm năng và chất lượng đ ầu ra. Mức độ rủi ro phản ánh xác suất bị thất bại và không chấp nhận trên thị trường nếu không đáp ứng đúng nhu cầu. Bốn nhóm mặt hàng cần mua bao gồm: Cao Then chốt Chiến lược - Rủi ro cao, giá trị thấp - Rủi ro cao, giá trị cao - Vật tư kỹ thuật - Thiệt bị máy móc - Ít nhà cung ứng - Vật tư thiết yếu Rủi Tác nghiệp Đòn bẩy ro - Rủi ro thấp, giá trị thấp - Rủi ro thấp, giá trị cao - Văn phòng phẩm - Vật tư, bao bì thường - Vật tư gián tiếp - Dịch vụ hậu cần Thấp Thấp Cao Giá trị Hình 2.1: Phân loại hàng hoá cần mua theo cặp tiêu thức rủi ro/giá trị. - Nhóm mặt hàng tác nghiệp: là những mặt hàng có giá trị thấp, rủi ro thấp, chúng là những vật tư gián tiếp, không có mặt trong thành phần của sản phẩm đầu ra.`
  12. - Nhóm mặt hàng đòn bẩy: là những mặt hàng có rủi ro thấp nhưng giá trị cao. Rủi ro thấp vì chúng không cần những phẩm chất đặc biệt, dễ tìm và có nhiều ở các nhà cung ứng cạnh tranh, nhưng chúng chiểm một tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị sản phẩm đầu ra. Vì vậy, cần có các quyết định mua liên quan đến khối lượng và giá cả cần có phương án tối ưu. Đồng thời, hệ thống mua hàng đúng thời điểm (JIT) có thể góp phần giảm đáng kể chi phí dự trữ đầu vào. - Mặt hàng then chốt: là những mặt hàng có tính rủi ro lớn, giá trị không cao. Sự gián đoạn trong cung ứng nhóm hàng này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong dây truyền sản xuất và ảnh hưởng đến thị trường đầu ra. Lựa chọn nhà cung ứng tin cậy và có dự trữ bảo hiểm tương đối đủ lớn là cần thiết. - Mặt hàng chiến lược: là những mặt hàng có tính rủi ro và giá trị cao. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của sản phẩm đầu ra trên cả hai khía cạnh chất lượng và giá cả. * Mặt hàng theo loại hình kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Trong kinh doanh bán buôn, mặt hàng ít đa dạng, phong phú hơn trong kinh doanh bán l ẻ, nhưng khối lượng từng mặt hàng trong bán buôn sẽ cao hơn trong bán lẻ. * Mặt hàng mang lại lợi nhuận khác nhau (như lợi nhuận cao, lợi nhuận trung bình, lợi nhuận thấp ), mặt hàng nhằm mục đích thu hút khách, mặt hàng giới thiệu, trưng bày, mặt hàng đặc trưng của tên miền website (như bán sách, bán hàng tiêu dùng, quà tặng, bán đồ chơi…) 2.3.3.2 Xác định nguồn hàng Hoạch định nguồn hàng: chất lượng cung ứng và hiệu quả mua hàng phụ thuộc rất lớn vào việc xác định đúng nguồn hàng. Sau khi thiết lập danh mục mặt hàng và xác định được các mặt hàng ưu tiên, cần bắt đầu tạo nguồn hàng trên thị trường. Để xác định đúng nguồn hàng cần phái phân tích, đánh giá một cách kỹ l ưỡng. Quá trình phân tích nguồn hàng bao gồm:
  13. Tập hợp Xác định Đánh giá Xếp loại và phân mục tiêu & nguồn và lựa loại chiến lược hàng chọn nguồn của nguồn nguồn hàng hàng hàng Hình 2.2: Sơ đồ quá trình phân tích nguồn hàng • Tập hợp và phân loại nguồn hàng: Thống kê toàn bộ nguồn hàng có thể cung cấp mặt hàng. Trên cơ sở danh mục nguồn hàng tiến hành phân loại theo các tiêu thức khác nhau nhắm xác định các đặc trưng cơ bản của từng loại hàng và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu nguồn hàng một cách tối ưu. Cụ thể phân loại và săp xếp nguồn hàng theo một số đặc điểm: - Quy mô và phạm vi hoạt động: nguồn hàng điạ phương, khu vực, hoặc toàn quốc. Doanh số, thị phần, mặt hàng kinh doanh, tính chuyên doanh, tính tập trung, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ.v.v.. - Vị trí trong chuỗi cung ứng: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp bán buôn, doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp trong nước, quốc tế…Các hàng hoá tập trung tại trung tâm phân phối này có thể có được nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng hàng hoá, và được cung ứng các dịch vụ bảo hành, đổi hàng… - Ngoài ra, tuỳ theo trường hợp cụ thể của từng doanh nghiệp sử dụng một số tiêu thức phân loại như công nghệ sản xuất, đặc điểm các mối quan hệ mua bán… Doanh nghiệp có thể có thông tin thu thập thông tin nguồn hàng từ: - Nghiên cứu mặt hàng của đối thủ cạnh tranh. - Nguồn thống kê trong ngành. - Những trang vàng. - Danh bạ kinh doanh, tạp chí thương mại - Các hoạt động xúc tiến khác như hội chợ thương mại, chợ trực tuyến…
  14. • Xác định mục tiêu và chiến lược của nguồn hàng: quy định mối quan hệ giữa nguồn hàng và doanh nghiệp trong hệ thống kênh hậu cần. Có hai mục tiêu cơ bản của nguồn hàng: - Nguồn hàng định mục tiêu dịch vụ thì khả năng quan hệ giữa nguồn hàng và doanh nghiệp phát triển vì nguồn hàng cần có trung gian thương mại để thực hiện các dịch vụ - Nguồn hàng định mục tiêu chi phí sẽ hạn chế mối quan hệ , trừ khi doanh nghiệp thương mại triển khai hoạt động hậu cần với chi phí nhỏ hơn nguồn hàng. • Đánh giá nguồn hàng: cần sử dụng tiêu chí cơ bản thường để tiến hành đánh giá và lựa chọn nguồn hàng: - Năng lực marketing: thế lực, uy tín, các chiến lược marketing có sức thuyết phục trên thị trường ( như sản phẩm, giá, quảng cáo, khuyến mại…). - Năng lực tài chính: khả năng vốn để sản xuất kinh doanh của nguồn hàng. - Năng lực hậu cần: khả năng cung ứng hàng hoá thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm. • Xếp loại và lựa chọn nhà cung ứng - Khảo sát sơ bộ sau khi đã đánh giá bằng điểm. - Mua thí điểm. - So sánh với các nguồn hàng cung ứng hiện tại. - Rút kinh nghiệm, tiếp tục quan hệ hay rút khỏi danh sách nguồn cung ứng. 2.3.3.3 Lập kế hoạch tài chính mua hàng Kế hoạch tài chính mua hàng thể hiện mục đích và yêu cầu doanh thu. Lập kế hoạch tài chính sử dụng kết hợp cách tiếp cận từ dưới lên( bottom up) và t ừ trên xuống( top down). Xử lí với cả hai kế hoạch tài chính cho đến khi kết hợp cả được cả hai: dự báo kế hoạch dựa trên doanh số và dự báo kế hoạch dựa trên yêu cầu về thu nhập và lợi nhuận.
  15. Dự báo kế hoạch dựa trên doanh thu: nếu có các dữ liệu lịch sử có thể nghiên cứu, phân tích và xác định doanh nghiệp đang tăng cường, đang ổn đ ịnh hoặc đang đi xuống ở đâu trong cơ cấu doanh thu bán hàng. Việc xác đ ịnh trước hết dựa vào các nghiên cứu thị trường về phạm vi của thị trường mục tiêu của công ty. Cần phải ước lượng được những thông số cần thiết như kích thước thị trường, thị phần của công ty và số lượng các cuộc viếng thăm thực sự mua hàng. Việc lập kế hoạch tài chính kinh doanh mặt hàng doanh nghiệp phải tiến hành xác định các giai đoạn làm kế hoạch, tốt nhất trong những thời kỳ nào.Việc xác định kế hoạch cũng phụ thuộc theo từng vụ mùa, tiến hành hàng tháng. Có thể tính toán tự động hoá việc tính doanh số dựa vào số liệu lượng bán. Có thể xác định doanh thu theo từng phân nhóm hàng, nhóm mặt hàng. Dựa trên doanh thu của từng phân nhóm và nhóm mặt hàng có thể đưa ra kế hoạch tài chính và mua hàng cho thời kì tiếp theo. Dự báo dựa trên yêu cầu thu nhập và lợi nhuận theo mục tiêu và kế hoạch mà công ty đã đề ra. Công ty phải dự báo sẽ phải bán bao nhiêu để đảm bảo được lợi nhuận . Một số ứng dụng mô hình Wilson trong việc xây dựng kế hoạch cung ứng: - Mua nhiều hàng một lần được giảm giá: các nhà cung ứng sẽ giảm giá khi mua hàng với số lượng lớn thì doanh nghiệp có thể xác định đ ược khối l ượng hàng hoá mua vào tối ưu dựa trên cơ sở mô hình dự trữ theo số lượng - Mua nhiều mặt hàng ở một nhà cung ứng: doanh nghiệp mua nhiều mặt hàng ở một nhà cung ứng với số lượng mua vào năm kế hoạch đối với mặt hàng. 2.3.3.4 Xây dựng kế hoạch mua hàng và triển khai hoạt động mua hàng  Xây dựng kế hoạch mua hàng Xây dựng kế hoạch mua hàng nhằm hỗ trợ các kế hoạch bán hàng. Kế hoạch mua hàng có thể thực hiện gắn với các tiêu chí khác nhau như nhóm hàng, phân nhóm hàng, theo nhà phân phối, nhà cung ứng. Căn cứ theo mức độ cần thiết. Các thành phần cơ bản trong bản kế hoạch mua hàng bao gồm:
  16. - Tổng tồn kho đầu kỳ (tháng, mùa) (TKĐK): thông thường vào đầu kỳ trong kho có một lượng giá trị hàng hóa nhất định, được tính bằng giá trị bán lẻ. - Doanh thu (DT): doanh thu tính theo giá trị bán lẻ được ước lượng cho mỗi tháng. Nhân tố vụ mùa, các ngày nghỉ, ngày lễ và theo các sự kiện theo mùa có thể tác động đén kinh doanh và cần tính đến trong tháng. - Giảm giá (GG): công ty có thể sẽ không bán được tất cả hàng hoá bằng giá bán lẻ đầy đủ. Có thể lập kế hoạch cho từng giai đoạn xúc tiến bán hàng, giảm gí thành viên, giảm giá thường xuyên làm giảm hàng tồn kho. - Mua trong kỳ (MTK): là giá trị hàng tồn kho mới được dự tính mua trong mỗi tháng. Nhìn chung, đối với các loại sản phẩm cơ bản, mỗi tháng cần phải mua một lượng nhất định phụ thuộc vào doanh số bán hàng, giảm giá. Mua hàng trong kỳ nhằm bổ sung hàng hoá duy trì hoạt độngbán hàng và các kế hoạch xúc tiến. - Tồn kho cuối kỳ(TKCK): Tồn kho cuối kỳ được tính bằng công thức sau: TKCK = TKĐK- DT- GG + MTK Tồn kho cuối kỳ trước là tồn kho đầu kỳ sau. Tồn kho cuối kỳ không quá lớn và không thiếu hụt, điều này quan trọng đối với những mặt hàng mang tính thời vụ cao. Cần phải có kế hoạch trước để tối thiểu hoá tồn kho khi kết thúc thời vụ. - Vòng quay: vòng quay được xác định bằng doanh thu/ tồn kho trung bình. Vòng quay cho ta biết tồn kho chuyển động nhanh như thế nào trong mối quan hệ với hàng mới nhập kho. Trị số vòng quay phụ thuộc vào doanh thu, tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ, mua trong kỳ.  Triển khai hoạt động mua hàng Trên cơ sở kế hoạch mua hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc mua hàng. * Xác định nguồn hàng và phương thức mua hàng: Trong giai đoạn này nguồn hàng cần phải xác định chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế, tình thế diễn biến của thị trường. Nếu nguồn hàng có những thay đổi so với yêu cầu cần phải có nghiên cứu, phân tích thêm để có quyết định chính xác.
  17. Đồng thời xác định nguồn hàng là phương thức mua hàng. Phương thức mua là cách thức tạo lập các mối quan hệ mua bán. Phương thức mua hàng có 3 dạng, với mức độ phức tạp khác nhau và sẽ quyết định lượng thời gian cũng như những nỗ lực cần thiết dành cho quá trình mua. Đó là: + Mua lại thẳng: khi không có vấn đề gì lớn phải điều chỉnh, thương lượng với nguồn hàng. Những nguồn hàng đang cung ứng thường nỗ lực nâng cao chất lượng cung ứng để duy trì mối quan hệ này. + Mua lại có điều chỉnh: cần có thương lượng lớn với nguồn hàng về giá, điều kiện giao hàng, về quy cách, mẫu mã sản phẩm…cho phù hợp với những điều kiện môi trường thay đổi. Nếu không thống nhất được giữa hai bên thì phải tìm nguồn cung ứng khác. + Mua mới : bắt đầu tạo mối quan hệ với nguồn hàng. Đó chính là trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, mở rộng mặt hàng mới, hoặc không triển khai phương mua hàng có điều chỉnh, hoặc xuất hiện nguồn hàng mới với những lời chào hấp dẫn hơn. Lúc này cần phảỉ xác định lại nguồn hàng và cần thiết nghiên cứu và phân tích lựa chọn nguồn hàng. * Thời điểm mua: hợp lý, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của mình, vừa có giá mua hiệu quả. Thời điểm mua hàng ảnh hưởng đến giá cả, chi phí vận chuyển , chi phí đảm bảo dự trữ. Có những chính sách thời điểm mua như: + Mua tức thời: mua đáp ứng khi có nhu cầu (JIT) là một biến thể, nếu như quan hệ giữa hai bên chặt chẽ thì có thể giảm được đáng kể dự trữ hàng hoá. + Mua trước : có lợi thế khi giá mua có khả năng cao hơn trong tương lai. + Mua đầu cơ : khác với mua trước ở chỗ có động cơ và khả năng phong toả giá trong tương lai. + Mua hỗn hợp: phối hợp mua tức thì và mua trước. 2.3.3.5 Kiểm soát quá trình mua hàng Kiểm soát quá trình mua hàng tại doanh nghiệp là quá trình đo lường và đánh giá kết quả mua hàng và tiến hành điều chỉnh để thực hiện các mục tiêu mua hàng. Quá trình kiểm soát mua hàng:
  18. Xác định thiếp Đo So sánh Thực chỉ tiêu lập các lường kết quả hiện đo lường tiêu kết quả với các điều chuẩn so mua tiêu chuẩn chỉnh sánh hàng Tiếp tục theo dõi việc mua hàng Hình 2.3: Sơ đồ quá trình kiểm soát mua hàng 2.3.3.6 Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường (mục đích cho hoạt động bán hàng) là hoạt động quan trọng , nếu công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt sẽ cung c ấp đầy đủ thông tin chính xác giúp doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược và kế hoạch kinh doanh, mang lại hiệu quả cao. Quyết định đưa ra sát với thực tế, dẫn đến kế hoạch kinh doanh, phát triển mặt hàng của doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, sử dụng hiệu nguồn nhân lực, tài lực và vật lực. Nghiên cứu thị trường trực tuyến thay vì tổ chức cuộc khảo sát, doanh nghiệp có thể lấy thông tin trên mạng mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về giá trị. Thông qua Internet thông tin liên tục được cập nhật. Đó là thông tin số hoá nên có thể dễ dàng tải về và sử dụng. dữ liệu hành vi khách hàng được ghi nhận trực tuyến giúp cho nhà nghiên cứu có thể báo cáo chi tiết về hành vi khách hàng. Nghiên cứu thị trường có hai dạng: - Nghiên cứu định tính: tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy. Ai? Cái gì? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao? Nghiên cúu định tính thường dựa trên số lượng, quy mô nghiên cứu nhỏ. - Nghiên cứu định lượng: Đo lường, phân khúc, nghiên cứu trên số lượng và quy mô lớn và nôi dung sắp xếp có chủ định.
  19. 2.3.3.7 Triển khai hoạt động bán hàng Bán hàng trực tuyến là hình thức của hoạt động bán hàng hiện đại - phương thức mà người bán và người mua không cần tiếp xúc mà thương vụ vẫn diễn ra. Để triển khai hoạt động bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cần xây dựng website với sự hỗ trợ của các công cụ Internet, phương tiện điện tử. Website cung cấp thông tin về công ty, hình ảnh sản phẩm mà còn tích hợp giỏ hàng đ ể khách hàng thực hiện quá trình mua hàng trực tuyến. Đồng thời, doanh nghịêp cần phải phát triển công tác tổ chức lực lượng bán hàng như tổ chức phân bổ, bố trí lực lượng bán hàng phù hợp với cơ cấu, nâng cao nghiệp vụ bán hàng trực tuyến, tuyển chọn, đào tạo chuyên môn…Điều này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm được tiếp cận tới khách hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh trực tuyến, tạo lòng tin trong tâm trí khách hàng. 2.3.3.8 Hoạt động xúc tiến các hoạt động bán hàng qua mạng Xúc tiến các hoạt động bán hàng qua mạng là sự tích hợp công nghệ với hoạt động xúc tiến, là một tiến trình chức năng chéo cho việc hoạch định thực thi và kiểm soát các phương tiện truyền thông được thiết kế nhằm thu hút, duy trì và phát triển khách hàng. Các công cụ xúc tiến sử dụng như quảng cáo trực tuyến, xây dựng quan hệ công chúng điện tử, xúc tiến bán điện tử, hoạt động marketing điện tử trực tuyến. Hiệu quả tương tác cao của công cụ xúc tiến điện tử: * Tiến trình chức năng chéo, khả năng trao đổi thông tin, tiếp cận giữa doanh nghiệp và các đối tượng có liên qua như đối tác, khách hàng… * Xây dựng thương hiệu điện tử doanh nghiệp đối với khách hàng. * Định hình nhãn hiệu sản phẩm trong tâm trí tiêu dùng của khách hàng * Tạo giá trị khách hàng, gia tăng trung thành của khách hàng
  20. Để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng khả năng tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm đòi hỏi doanh nghịêp phải sử dụng công cụ xúc tiến nào? phối hợp công cụ này ra sao mang lại hiệu quả cao nhất tạo ra thông tin giao tiếp về sản phẩm? Sử dụng vào thời điểm nào phù hợp? Đòi hỏi cần có sự phân tích quy trình ra quyết định, hành vi mua của khách hàng để quyết định. 2.3.3.9 Quản trị dữ trữ hàng hoá Dự trữ hàng hoá cần thiết là do yêu cầu cải thiện dịch vụ khách hàng như dự trữ cung cấp sản phẩm, dịch vụ khách hàng đầy đủ và nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu, để duy trì và nâng cao doanh số. Dự trữ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, duy trì kinh doanh ổn định, tiết kiệm trong mua và vận chuyển , giảm những chi phí do biến động không lường trước được. Tuy nhiên, các quyết đ ịnh dự tr ữ mang tính rủi ro cao ( về vốn, khả năng hàng hoá lỗi thời, hao hụt...) và có tác động đến khả năng vận hành của hệ thống hậu cần. Do đó, đặc thù trong môi trường kinh doanh trực tuyến đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nhạy bén, linh hoạt khi đưa ra các quyết định dự trữ. Đồng thời, các quyết định dự trữ phải trên cơ sở phân tích quy luật, tình hình thực tế, căn cứ khoa học trong việc hình thành nguồn lưc này. Đảm bảo yêu cầu về chi phí dự trữ, xác định quy mô dự trữ, yêu cầu trình độ dịch vụ khách hàng, nhóm hàng yêu cầu cần dự trữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2