intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: quản lý nợ nước ngoài

Chia sẻ: Pham Khanh Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

195
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn có thể thấy Việt Nam của chúng ta trong những năm qua liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, lạm phát trong nước cao, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: quản lý nợ nước ngoài

  1. MỞ ĐẦU Các bạn có thể thấy Việt Nam của chúng ta trong những năm qua liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, lạm phát trong nước cao, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp Việt Nam của chúng ta khắc phục phần nào đươc tình trạng kinh tế chậm phát triển và chuyển sang phát triển một cách bền vững. Các khoản vay nợ nước ngoài với mục tiêu là phải được sử dụng một cách có hiệu quả nhất để đáp ứng các nhu cầu yêu cầu của nhà đầu tư, như phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh thương mại, ngoài ra cùng với nó là phải tạo được nguồn vốn trả nợ, mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình trạng nợ nần, khủng hoảng nợ khiến nền kinh tế suy thoái trầm trọng. Nguyên nhân của những thất bại trong việc vay nợ nước ngoài có rất nhiều, tuy nhiên trong đó quan trọng nhất phải kể đến sự buông lỏng quản lý nợ nước ngoài, quản lí nguồn vốn vay. Chính vì vậy chính sách quản lí nợ nước ngoài là một bộ phận thiết yếu đặc biệt quan trọng trong chính tài chính của Việt Nam. Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Từ đó cùng với những nỗ lực của chúng ta trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản Hàn Quốc… và các tổ chức tín dụng quốc tế khác dành cho nước ta ngày càng tăng dần về số lượng vốn vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc theo dõi và quản lý nợ nước ngoài hiện nay là một việc vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam chúng ta. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi mà Việt Nam của chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ, vì vậy mà chúng ta sẽ có cơ hội để tiếp cận được
  2. với nhiều hơn nữa các nguồn tín dụng quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế. Đi cùng với thành công đó là không ít những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong việc nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện khắt khe nhất của các nhà đầu tư và quản lí nguồn vốn vay nợ nước ngoài một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy ở Việt Nam do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài của chúng ta còn đang trong quá trình hoàn thiện nên việc quản lí nguồn vốn vay nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy thực trạng vấn đề này ở Việt Nam chúng ta như thế nào và các giải pháp khắc phục nó ra sao. Chúng tôi xin được thảo luận về chủ đề: “THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM”
  3. I. PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG 1. Khái niệm Nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là số dư thực tế (không phải bất thường) của khoản vay mà người không cư trú cấp cho người cư trú và yêu cầu phải hoàn trả gốc và/hoặc l ãi vào một thời điểm trong tương lai. Và theo định nghĩa của IMF thì nợ n ước ngoài chính là khoản nợ của người cư trú đối với người không cư trú. 2. Sự hình thành nợ nước ngoài 2.1 Đối với những nước kém phát triển: Các nước kém phát triển vay nợ nước ngoài nhằm phục vụ một số mục đích nhất định: - Nhu cầu vay để tiêu dùng - Nhu cầu để đầu tư công nghiệp, vốn để phát triển - Do khả năng quản lý của các nước kém phát triển còn th ấp nên có 2 sự lựa chọn: thứ nhất là phát hành tiền, tuy nhiên, cách này không được ph ổ biến do có thể gây ra lạm phát và ảnh h ưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó; thứ hai là đi vay nước ngoài - Do những thảm họa như song thần, lũ lụt … thì nguồn vay nợ nước ngoài sẽ giúp các nước này khắc phục được những hậu quả trước mắt 2.2 Đối với các nước phát triển Không chỉ có nước kém phát triển mới phải vay nợ nước ngoài, mà các nước phát triển cũng đi vay nợ nước ngoài. Chúng ta có th ể k ể đ ển M ỹ là một nước phát triển ở trình độ bậc nhất trên thể giới, là n ước xuất khẩu vốn số 1 thế giới, tuy nhiên, Mỹ cũng là một con nợ lớn của thế giới.
  4. Các nước này thường vay nợ nước ngoài là để: - Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Định hướng chính sách phát triển 2.3 Mối quan hệ lợi ích giữa các nước - Nước kém phát triển có thu nhập thấp, nguồn vốn khan hiếm nhưng tồn tại nhiều cơ hội đầu tư trong nước, có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Ngoài ra, do tỷ lệ vốn so với nhân công thấp làm cho hiệu quả tư bản sẽ cao - Các nước phát triển có thu nhập cao, thị trường vốn phát tri ển, trong khi đó tỷ lệ vốn so với nhân công lại quá cao làm cho hiệu quả biên của t ư bản thấp, dẫn đến hạn chế các cơ cấu đầu tư trong nước có khả năng sinh lời cao. - Thấy được lợi ích từ việc đầu tư cho vay nợ, các nước phát triển tăng dần khoản nợ cho các nước kém phát triển vì họ cho rằn g có thể được tận dụng được nguồn nguyên liệu từ các n ước kém phát triển để hỗ trợ tái thiết và tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển. 3. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài Tổng nợ nước ngoài so với GDP Tổng nợ nước ngoài so với tổng kim ngạch xuất khẩu Trả nợ hàng năm + Phải trả hàng năm với nguồn thu xuất khẩu + Tổng nợ phải trả hàng năm với GDP Nghĩa vụ trả lãi hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu
  5. 4. Phân loại nợ nước ngoài • Phân loại theo chủ thể đi vay: + Nợ nước ngoài của khu vực công + Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân • Phân loại theo loại hình vay + Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) + Vay thương mại + Phát hành trái phiếu • Theo thời gian: Vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. • Các mức độ nợ nước ngoài + MIMICs: Các nước thu nhập trung bình mắc nợ vừa phải + SIMICs: Các nước thu nhập trung bình mắc nợ nghiêm trọng + MILICs: Các nước thu nhập thấp mắc nợ vừa phải + SILICs: Các nước thu nhập thấp mắc nợ nghiêm trọng Tuy nhiên sự quan tâm chủ yếu là MILICs và SILICs 5. Tác động của nợ nước ngoài Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên to lớn của nợ n ước ngoài như bổ sung vốn đầu tư và gia tăng nguồn động lực mới, tích cực và m ạnh m ẽ hơn cho phát triển của đất nước, cải thiện cơ cấu và tr ình độ phát triển
  6. kinh tế, công nghệ, thị trường, đội ngũ lao động và quản lý… v ẫn c ần tỉnh táo nhận diện những tác động mặt trái của chúng để có các gi ải pháp thích ứng. Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính th ức (ODA) có đi ều ki ện ưu đãi cao nhất, cho đến các khoản vốn vay thương mại thông thường trên th ị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho người vay. Một cơ cấu nợ mà chi ếm tỷ trọng l ớn nhất là những khoản vay thương mại “nóng”, lãi cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng “đắt” lên sẽ chứa đựng những xung lực lạm phát mạnh. Những xung lực này càng mạnh h ơn nếu vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc con nợ phải tiếp tục tìm kiếm các khoản vay mới, với những điều kiện có th ể ngặt nghèo hơn - chiếc bẫy nợ sập lại, con nợ rơi vào vòng xoáy mới: Nợ - vay nợ mới - tăng nợ - tăng vay… Vòng xoáy này sẽ dẫn con n ợ đ ến s ự v ỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm phát: Nợ - tăng nghĩa vụ nợ - tăng thâm hụt ngân sách - tăng lạm phát. Lúc này dịch vụ nợ sẽ ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm căng thẳng thêm tr ạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ khiến nước nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát. Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả một chính phủ, nhất là ở nh ững nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm là ph ổ biến của giới c ầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp xử lý mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi c ơ c ấu và đi ều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…). Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo kh ống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ th ể, được lu ận chứng kinh tế - kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra, giám sát c ủa chủ nợ để tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 1. Các hình thức vay nợ nước ngoài chủ yếu của Việt Nam Hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam xuất phát từ 3 nguồn chủ yếu như sau:
  7. - Nợ nguồn vốn ODA. - Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương. - Phát hành trái phiếu quốc tế. 1.1 Nợ ODA Nguồn vốn phát triển chính thức ODA là một trong nh ững kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa chính phủ Việt Nam với các t ổ ch ức tài chính th ế giới và chính phủ các nước được xây dựng và phát triển từ rất sớm. Việt Nam nhận được nhiều khoản hỗ trợ phục vụ cho quá tr ình ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện các mục tiêu mà qu ốc h ội đ ặt ra trong các giai đoạn khác nhau. Từ 1993 đến nay tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam đạt tới trên 64 tỉ USD. Riêng vốn cam kết của các nhà tài trợ tại hội nghị nhóm t ư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2010 vào đầu tháng 12/2010 là 7,88 tỉ USD. Trong số 51 nhà tài trợ th ường xuyên cho Việt Nam, có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương, có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản, ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ,chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đ ã kí kết. Hiện nay, đối tác lớn tài trợ vốn ODA cho Việt Nam bao gồm: Nhật Bản, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền t ệ quố t ế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều nhà tài trợ song phương khác. Trong đó, Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn là nhà tài trợ đa phương lớn nhất cho Việt Nam: 2,6 tỉ USD, Nhật Bản đứng đầu các nhà tài trợ song phương với 1,76 tỉ USD; kế sau là Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB - gần 1,5 tỉ khi USD. Đại diện ADB cho biết, ngoài khoản hỗ trợ 1 ,5 tỉ USD trong năm 2011, đến năm 2015 sẽ xem xét hỗ trợ thêm 10 tỉ USD. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của Việt Nam vào ODA nhằm duy trì tăng trưởng dựa vào đầu tư sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi sự giảm viện trợ ODA trên toàn thế giới cũng như tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Theo nguồn tin mới nhất của VTC News, ngày 22/4/2011, Nội các
  8. Nhật Bản đã quyết định cắt giảm nguồn vốn viện trợ phát triển dành cho nước ngoài ngay trong năm tài khóa 2011, coi đó là một giải pháp tăng nguồn kinh phí cho việc tái thiết các vùng bị động đất và sóng th ần tàn phá. Cụ thể, mức ODA năm tài khóa 2011 sẽ giảm từ mức 572,7 tỷ y ên hiện tại xuống còn 522,6 tỷ yên (khoảng 6,4 tỉ USD), tức ch ưa đến 10%. Mức cắt giảm này chỉ bằng phân nửa so với dự kiến cắt giảm 20% ban đầu. Hơn nữa, việc cắt giảm được tuyên bố là chỉ áp dụng cho năm tài khóa 2011. Việc cắt giảm này ít nhiều cũng có phần ảnh hưởng tới Việt Nam. 1.2 Vay thương mại Bảo lãnh của chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh ng hiệp và các tổ chức tín dụng: Bảo lãnh của Chính Phủ đối với các doanh nghiệp và các t ổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh gồm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài FDI) và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các nghành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, hàng không , dệt.... Theo thống kê của Ngân hàng Nhà n ước cho thấy, trong giai đoạn 2005 - 2010, khối lượng vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng qua hằng năm. Nếu như năm 2005 chỉ khoảng 0,9 tỷ USD, thì con số này đã tăng gấp 4 lần trong năm 2010, đạt 3,986 t ỷ USD, đồng thời tỷ lệ nợ nước ngoài trong tổng dự nợ của Chính phủ cũng tăng lên mức 14,27% , gấp 2 lần con số 6,4% của năm 2005. Đáng chú ý, tỷ trọng dư nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh cũng có xu hướng tăng, từ 6,4% năm 2005, đã tăng lên 13,3% năm 2008 và 14,27% trong năm 2009. Vay và trả nợ nước ngoài của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
  9. Bên cạnh khoản vay trực tiếp của chính quền trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi muốn gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển cũng tiến hành hoạt động vay nợ dưới hai h ình thức, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay nước ngoài. Trên thực tế, vốn vay nước ngoài của các địa phương chủ yếu là vốn ODA trực tiếp cho các dự án đầu tư tại các khu vực và phần thụ hưởng gián tiếp từ các dự án của các cơ quan trung ương thực hiện trên địa bàn. Nguồn vốn vay của địa phương chủ yếu là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ (34,4%). Nó phù hợp với quy hoạch phát triển vùng miền trên địa bàn cả nước v ì khu vực này có tiềm năng kinh tế nhưng chưa được khai thác hiệu quả. 1.3 . Phát hành trái phiếu quốc tế Tính cho đến nay Việt Nam đã 3 lần phát hành trái phiếu ra thị tr ường quốc tế. Lần thứ nhất, 27/10/2005, Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế( tại New York) đ ã rất thành công với số tiền đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm và có thời hạn là 10 năm. Trái phiếu quốc tế phát hành lần đầu tiên của Việt Nam đã được Tạp chí Tài chính quốc t ế và các nhà đ ầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nh ất của năm 2005 và được Tạp chí Tài chính quốc tế trao giải th ưởng “trái phiếu quốc tế phát hành thành công nhất trong năm 2005”. Đợt phát hành lần thứ hai, năm 2007, phát hành trái phiếu Chính phủ khoảng 1 tỷ USD với thời hạn 15 và 20 năm để cho vay lại đối với một số dự án quan trọng như: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu v ận tải c ủa T ổng Công ty Hàng hải Việt Nam và dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 của Tổng Công ty Sông Đà. Và đợt phát hành trái phiếu gần đây nhất là ngày 26/01/2010, Vi ệt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời h ạn 10 năm tại Hông Kông, London, Boston và New York với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà N ước, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Vi ệt Nam đ ầu t ư b ổ sung các d ự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy
  10. thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển). Trái phiếu quốc tế của chính phủ đã thu hút được s ự quan tâm r ất l ớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên khắp thế giới. Trong số 255 nhà đầu tư mua trái phiếu có 51% là các quỹ đầu tư tài chính, ngân hàng là 25%, các công ty bảo hiểm là 17% và 7% là các tổ chức đầu tư khác. S ố trái phiếu này được phát hành rộng rãi ở Châu Á (nắm giữ 38%), Châu Âu (32%) và Châu Mỹ (30%). Trên là những hình thức vay nợ tiêu biểu của Vi ệt Nam. N ợ n ước ngoài của Chính Phủ gia tăng qua các năm, phần nào đáp ứng nhu c ầu h ỗ trợ vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. 2. Tình hình thực trạng quản lí nguồn vốn và quản lí nợ nước ngoài ở Việt Nam 2.1 Các công cụ, cơ chế và chế tài quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam a. Cơ cấu phân công trách nhiệm về quản lý nợ nước ngoài - Các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ nước ngoài gồm có: + Bộ Kế hoạch và Đầu tư + Bộ Tài chính + Ngân hàng nhà nước VN + Bộ tư pháp Trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý nợ nước ngoài: Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về vay, trả nợ nước ngoài, có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch hàng năm về
  11. vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ, của các tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia. Bộ Tài chính cũng có trách nh iệm tổ chức đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về vay và bảo lãnh vay vốn n ước ngoài của Chính phủ theo ủy quyền hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ, quản l ý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Đại diện chính th ức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài của Nhà n ước, Chính phủ tại thoả thuận vay cụ thể. b .Các văn bản pháp qui qui định về quản lý sử dụng và hoàn tr ả nợ nước ngoài Các văn bản về quản lý nợ nước ngoài: Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Quyết định 10/2006/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài. Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Quyết định 150/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài”. Theo các văn bản này, mục tiêu của việc quản lý nhà n ước về vay, trả nợ nước ngoài nhằm: - Đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn của cá c thành phần kinh tế với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển đất nước và c ơ cấu lại nền kinh tế theo các định hướng, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. - Đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng vốn có hiệu qu ả, gi ảm thi ểu r ủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia (ngân sách nhà n ước, Quỹ dự
  12. trữ ngoại hối của quốc gia), đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính qu ốc gia. - Tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. c . Các biện pháp nâng cao hiệu quả các công cụ c ơ chế luật pháp trong quản lí nợ nước ngoài Thành lập các hội đồng tư vấn đóng vai trò t ư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài. Hiện nay, các cơ quan quản l ý nợ nước ngoài đang điều hành quản lý ở mức hành chính và nghiệp vụ. Vì vậy cần thành l ập m ột c ơ quan riêng về quản lý nợ nước ngoài để vừa đảm bảo tính thông nhất trong công tác quản lý Nhà nước vừa đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo tập trung và gắn kết nợ nước ngoài với cân đối kinh tế vĩ mô. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo trong phân công và phân nhiệm. Tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủ động cơ cấu lại nợ, chuyển đổi lại nợ. Thu hút các luồng tài chính không mang tính chất nợ như Đầu tư trực tiếp nước ngoài… Khi phát hành trái phiếu, cần xem xét đến kh ả năng trả n ợ đ ể tránh r ủi ro. Đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước vay lại nguồn vốn này, cần rà soát lại nhu cầu của doanh nghiệp này, phải có kế hoạch khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. =>Cần có cơ chế giám sát mang tính th ị trường đối với doanh nghiệp nhà nước vay vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ. 2.2 Thực trạng sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam a.Về sử dụng nợ nước ngoài của chính phủ: • Vay nợ nước ngoài của Chính Phủ, đặc biệt là vốn ODA được ưu tiên sử dụng để phát triển hạ tầng kinh tế và x ã hội, tập trung vào các lĩnh vực sau:
  13. • Phát triển hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không) • Phát triển hệ thống nguồn và lưới điện • Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo • Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường • Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình • Giáo dục, đào tạo và dạy nghề • Khoa học - công nghệ - môi trường • Tăng cường năng lực, phát triển thể chế và quản lý nhà nước b.Về hoàn trả nợ nước ngoài của chính phủ: Dự kiến nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, tính cả gốc và lãi, sẽ v ượt 1 tỷ USD trong năm 2009; tăng trong các năm tiếp theo mà đỉnh điểm lên đến trên 2 tỷ USD vào năm 2016, trước khi giảm trở lại. Nghĩa vụ trả nợ vẫn trong tầm kiểm soát và Việt Nam không ch ậm trả các khoản nợ đến hạn. Dư nợ, lãi suất, nghĩa vụ trả đều tăng nhanh, nhưng việc quản lý nợ nước ngoài quốc gia đang phải đối mặt với không ít thách th ức. Đ ể b ổ sung vốn cho đầu tư phát triển và bù đắp thâm h ụt ngân sách, nợ n ước ngoài quốc gia đã tăng đáng kể chỉ trong vài năm trở lại đây. So với thời điểm cuối năm 2005, con số gần 28 tỷ USD nợ nước ngoài quốc gia tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần (so với 14,2 tỷ USD),
  14. sau khi hàng loạt các khoản vay của WB, ADB, Nhật Bản… được chuyển vào ngân sách trong năm vừa qua. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thế nào là an toàn cũng chỉ là tương đối, đặc biệt sau nhiều cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới thời gian qua. “Với mức nợ nào đó, nước này là thích hợp, ví dụ Nh ật B ản là trên 100% GDP mà không vỡ nợ, nh ưng nước khác chỉ 60% có thể rơi vào t ình trạng khủng hoảng nợ công” Hơn nữa, một số chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài không được bền vững. Với mức thâm hụt cán cân thanh toán 8,8 tỷ USD vào năm ngoái, d ự trữ ngoại hối đã giảm xuống chỉ còn 7-9 tuần nhập khẩu, từ mức 12 tuần trước đó. Tác động đến tương quan giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này từ gấp 28 lần vào cuối năm 2008, ch ỉ còn h ơn gần 3 lần tính đến 31/12/2009. Trước đó, đỉnh điểm là vào cuối 2007, chỉ tiêu này gấp gần 102 lần. Lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ cũng có xu hướng tăng lên, sau khi Việt Nam được cho là đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nhiều đối tác đã chuyển từ quan hệ cho vay ODA sang hình thức ít ưu đãi hơn.
  15. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi su ất trung bình n ợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm. Thêm vào đó, hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam còn th ấp. L ợi suất lên đến hơn 7% đối với khoản 1 tỷ USD trái phi ếu Chính ph ủ ngo ại tệ được phát hành ra thị trường quốc tế vào đầu năm nay lý giải phần nào nhận định này. 2.3 Nguyên nhân và một số tồn tại trong quản lí nợ nước ngoài A. Một số tồn tại và bất cập trong công tác qu ản lí n ợ n ước ngoài của Việt Nam a.Tồn tại trong quản lý vĩ mô Về mặt kinh tế vĩ mô, nền tài chính ch ưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng ức chế, thể hiện ở việc tín dụng vẫn chủ yếu “rót” vào các doanh nghiệp nhà nước theo các điều kiện ưu đãi, trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ được tiếp cận một cách hạn chế; l ãi suất thực bị giữ ở mức quá thấp. Nền tài khoá thâm hụt th ường xuyên và phần nào phụ thuộc vào phần thu từ dầu mỏ. Cơ chế cấp bảo lãnh và cho vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ nói chung vẫn có xu hướng tập trung tín dụng ưu đãi vào các doanh nghiệp nhà nước, trong khi chưa có những dấu hiệu đáng kể cho thầy rằng hiệu quả của các dự án tài trợ đ ã được thẩm định một cách nghiêm ngặt, với chất lượng cao và do các dơ quan thẩm định thích đáng. Việc phân bổ các nguồn tín dụng ưu đãi như vậy có khả năng gây tác động cản trở quá trình cải cách doanh nghiệp nhà n ước theo hướng nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, vi ệc ưu đ ãi cho các doanh nghiệp nhà nước như vậy vi phạm các quy định của WTO mà nay nước ta đã là thành viên đầy đủ, do vậy chính sách này cần đ ược cân nhắc lại một cách kỹ lưỡng. Một tác động tiêu cực nữa của chính sách này, đó là hạn chế khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay nước ngoài c ủa
  16. các doanh nghiệp tư nhân nói chung, qua đó làm hạn chế tiềm năng phát triển. b . Tồn tại trong khung thể chế quản lý nợ nước ngoài Mặc dù đã có nhiều biện pháp cải cách và hoàn thiện, song khung th ể chế quản lý nợ nước ngoài vẫn đang trong quá tr ình chuyển đổi và xây dựng. Hiện tại, tính chất quá độ và chưa đồng nhất của khung thể chế quản lý nợ nước ngoài vẫn còn thể hiện rõ. Có quá nhiều quy định, quy chế về quản lý nợ nước ngoài: Hiện nay có quá nhiều quy đ ịnh, quy ch ế, thông tư khác nhau quy định các nội dung về quản lý nợ n ước ngoài: Lu ật Ngân sách (2002) có những quy định về quản lý nợ nước ngoài; Quy chế Quản lý vay trả nợ nước ngoài (2005) đưa ra những quy định chi tiết về việc quản lý vay, trả nợ nước ngoài; Quy chế Xây dựng và Quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ n ước ngoài của Quốc gia (2006) đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát t ình trạng nợ nước ngoài và quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc đánh giá nợ nước ngoài; Quy chế Cấp và Quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài (2006) đưa ra các quy định về cấp bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà n ước, Thông tư số 94/2004/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp… Đây là một bất cập lớn, nó làm khung pháp lý quản lý nợ nước ngoài trở nên rườm rà, khó theo dõi và thực hiện. Tình trạng này làm tăng chi phí của các tổ chức, doanh nghiệp - đối tượng phải tuân thủ, cũng như chi phí của các cơ quan chịu trách nhi ệm qu ản lý, giám sát và tuân thủ. Sự chồng chéo về quy định quản lý nợ nước ngoài: thể hiện ở sự tồn tại song song của các quy định về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các quy định về quản lý nợ nước ngoài nói chung, trong khi phần lớn nợ n ước ngoài của Việt Nam là nợ ODA. Luật Ngân sách và Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài quy định Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc lập và thực hiện kế hoạch trung và dài hạn về vay trả nợ nước ngoài, Bộ KH & ĐT ch ịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch thu hút và trả nợ ODA. Đây là
  17. một bất cập không có lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý nợ nước ngoài. c . Tồn tại trong hệ thống quản lý nợ nước ngoài Tính chất ch ưa đồng nhất của hệ thống quản l ý nợ nước ngoài vẫn vòn đang tồn tại. Tương tự với sự tồn tại song song của các quy định về quản lý nguồn vốn ODA và các quy định về quản lý nợ nước ngoài nói chung mà trong đó là phần lớn là nợ ODA là sự theo dõi và làm đầu mối song song của hai ngành cho cùng một chủ thể quản lý. Kết quả là còn khá nhiều sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của hai bộ kinh t ế ch ủ chốt này, đặc biệt là trong các lĩnh vực lập kế hoạch tập trung, chính sách, thu thập thông tin, giám sát và đánh giá hiệu quả vốn vay n ước ngoài. Việc này gây lãng phí nguồn lực không cần thi ết và ph ức t ạp trong quản lý nợ. d . Tồn tại trong cơ chế quản lý nợ nước ngoài Phân công trách nhiệm quản lý nợ còn nhiều điểm bất hợp lý. Việt Nam hiện nay chưa có một cơ quan chuyên biệt về quản lý nợ. Nhi ệm vụ quản lý nợ được giao cho nhiều cơ quan khác nhau tuỳ theo chuyên môn chức năng của họ như Bộ Tài chính (Bộ TC), Bộ Kế hoạch - Đầu tư (B ộ KH & ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Quỹ Hỗ trợ Phát triển - nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên sự phân công trách nhiệm c òn phân tán và còn nhiều điểm bất hợp lý. C ơ ch ế ph ối h ợp giữa các b ộ, ngành chưa được quy định rõ ràng. e . Tồn tại trong quản lý cấp tác nghiệp Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài hiện còn đang trong quá trình hình thành. Mặc dù Chính phủ đã có Quy chế về thu thập, tổng hợp, báo cáo và công bố thông tin về nợ nước ngoài (ban hành năm 2006), song việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài và quy tr ình thu thập thông tin,
  18. phân tích, tổng hợp và báo cáo còn đòi hỏi thời gian. Để đảm bảo hoàn thành được công tác này, đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào việc nâng cao năng lực cán bộ, nguồn lực tổ chức, xây dựng ph ương tiện và các quy trình thực hiện. Cảnh báo và quản lý rủi ro còn hạn ch ế: Cũng theo Quy chế Quản lý vay và Trả nợ nước ngoài (2005), Ngân hàng Nhà nước sẽ phải thiết lập được hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp. Cho đến nay, quy định này mới chỉ là mong muốn của Chính phủ. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro tự việc vay nợ thương mại sẽ tăng lên nhanh chóng khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu về sự hiện diện của các tổ chức tín dụng quốc tế trên thị trường trong nước. f . Tồn tại trong đánh giá tình hình nợ nước ngoài Việc phân tích đánh giá tình hình nợ là một chức năng của quản lý nợ. Chức năng này đòi hỏi không chỉ thu thập đầy đủ s ố li ệu mà còn c ần đ ến những phương pháp đánh giá có tính khoa học. Cho đến nay, các phân tích về nợ nước ngoài mà các cơ quan quản lý thực hiện chủ yếu dựa trên các công cụ là các chỉ số nợ khác nhau. Những phânh tích nh ư vậy mới chỉ phản ánh nợ ở dạng tĩnh tại một thời điểm nhất định. Hệ thống các chỉ số đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của một nước chỉ cho phép đánh giá mức độ nợ nần trong những thời điểm nhất định, ch ưa đánh giá trong m ột khoảng thời gian dài. Chỉ số nợ trên giá trị xuất kh ẩu hàng hoá và d ịch v ụ là một chỉ số quan trọng đánh giá khả năng vay nợ của một nước chỉ được tính toán dựa trên số dư nợ và giá trị xuất khẩu, không tính đến các biến khác có mối liên hệ chặt chẽ đến khả năng trả nợ thực tế và diễn biến của nợ như số dư nợ ban đầu, l ãi suất, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu. B. Các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại khó khăn trong công tác quản lí nợ nước ngoài của Việt Nam a. Yếu tố lịch sử
  19. Về nguyên nhân những hạn chế của hệ th ống quản lý nợ n ước ngoài ở Việt Nam, cần phải thừa nhận rằng yếu tố lịch sử đóng vai tr ò rất lớn. Quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường chỉ mới được triển khai ở nước ta từ những năm 1995, khi mà các dự án vay nợ ODA của các ngân hàng đa phương lớn bắt đầu giải ngân đáng kể. Kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa có nhiều và hệ thống quản l ý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Thêm vào đó, về nhận th ức v ẫn còn t ồn tại cách hiểu chưa đúng thực chất về nợ ODA. Quan niệm ODA nh ư các khoản viện trợ không hoàn lại nên không tính toán kỹ kh ả năng hoàn v ốn, dẫn đến lãng phí và tham nhũng. Quan niệm sai lầm này dẫn đến tình trạng tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính toán hiệu qu ả kinh t ế, tính bền vững của dự án cũng như khả năng trả nợ. b. Thiếu hụt kinh nghiệm quản lý nợ Cho đến nay, vay nợ thương mại nước ngoài của Vi ệt Nam cũng còn rất ít ỏi, do vậy kinh nghiệm quản lý và kiểm soát nợ th ương mại còn khá hạn chế. Nhiều phương pháp phân tích, các chỉ số, các mô h ình nợ, quy trình thu thập số liệu và báo cáo, hệ thống tổ chức… đều là m ới. Quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghi ệm cũng nh ư xây dựng thể chế và cơ chế quản lý đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm. Một số biểu hiện kém thích ứng với các chuẩn mực và thông l ệ qu ốc t ế trong cách thức quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam có thể nói là tất yếu. c. Nhiều văn bản cùng điều chỉnh một đối tượng quản lý Phân tích về tồn tại trong khuôn khổ tổ chức quản lý nợ cho th ấy việc phân công trách nhiệm quản lý còn nhiều trùng lặp và mâu thu ẫn trong các văn bản pháp quy cũng như trong thực tiễn thực hành các quy định. Nguyên nhân của các sự việc trên là do có nhiều văn bản cùng đi ều chỉnh một đối tượng quản lý. Một nguyên nhân sâu xa h ơn nằm trong phân chia quyền lực của các cơ quan Chính phủ, trong đó có những “tồn tại lịch sử” rất khó thay đổi nếu không có những quyết định chính trị mạnh mẽ ở cấp trên.
  20. d. Thiếu hụt đối ngũ cán bộ chuyên môn Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ chuyên môn là một trong nh ững nguyên nhân đáng kể dẫn đến những hạn chế của hệ thống quản lý nợ quốc gia. Trước đây ngành giáo dục Việt Nam chưa đào tạo chuyên ngành quản lý nợ nước ngoài và các chuyên ngành tài chính quốc tế dù đ ã được tổ chức đào tạo nhưng trên thực tế chưa đủ cập nhật về kiến thức và kỹ năng quản lý nợ nước ngoài. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản l ý nợ nước ngoài chủ yếu vừa làm vừa học. Các khoá đào tạo và tập huấn ngắn hạn chủ yếu do các dự án ODA cung cấp, không thể đủ để giúp h ình thành một lực lượng chuyên gia đảm bảo thu thập thông tin, phân tích và dự báo cũng như tổ chức các hoạt động nghiệp vụ một cách thích đáng. e. Hệ thống và quy trình kiểm đ ịnh các d ự án đ ầu t ư còn y ếu kém Quản lý nợ n ước ngoài bền vững có liên quan rất chặt chẽ với việc thẩm định và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Từ phương diện này, những điểm yếu của hệ thống và quy tr ình thẩm định, quản lý các dự án Đầu tư, vốn đã là thực tiễn nhiều năm của nước ta, đã có tác động đến công tác quản lý nợ nước ngoài. Nguồn vốn vay n ước ngoài trên thực tế cũng được phân bổ cho các chương tr ình, dự án ưu tiên như nguồn vốn ngân sách. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả quản l ý nợ nước ngoài trong dài hạn thì cái gốc vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng nói chung. f. Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu kém Phần mềm quản lý nợ nước ngoài đang sử dụng tại Bộ TC và NHNN chưa được hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng như chuẩn tiếng Việt Unicode, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử… Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp địa phương c òn yếu hơn nhiều, yếu cả về trang bị hệ thống máy tính, phần mềm quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2