intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất "

Chia sẻ: Hoang Duy Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

216
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất "

  1. ĐỀ TÀI Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : 1
  2. A. lời nói đầu .................................... 3 B. nội dung ....................................... 4 I. đặt vấn đề ..................................... 4 II- giải quyết vấn đề ............................. 5 A/ Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: ............................................. 5 1/ Lực lượng sản xuất: ............................ 5 2/ Khái niệm về quan hệ sản xuất: ................. 6 B/ Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: .................................................. 8 1/ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: .. 8 2/ Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: .................................................. 9 C/ Sự vận dụng quy luật vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: ......................... 11 III/ Kết luận và giải pháp ....................... 15 1/ Kết luận: ..................................... 15 2/ Giải pháp: .................................... 16 2
  3. A. lời nói đầu Q uy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình đ ộ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗ i quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tơí nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên mộ t nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo mộ t quan hệ sản xuất phát triển. Nói cách khác Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình đ ộ của lực lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu đ ể phát triển một nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khố i kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự p hát triển của nước ta cũng như trên thế giới; hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó có thể góp mộ t phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này. Do thời gian còn hạn hẹp và sự hiểu biết các vấn đề chưa sâu sắc, chắc chắn bài viết còn có rất nhiều thiếu sót. Bởi vậy em mong được sự chỉ bảo, phê phán của thầy để có thể sửa chữa, khắc phục những mặt kiến thức còn yếu của mình và đ ể bài viết có thể hoàn thiện hơn. 3
  4. B. nội dung I. đặt vấn đề V ới tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Dưới sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động của mỗ i xã hội cụ thể, sự thay đổ i về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng. Trong sự thay đổi đó, các quá trình kinh tế, xã hội được chuyển sang mộ t chất mới. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thời đ ại kinh tế khác nhau. Mà phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở mộ t trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. đo cũng chính là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn thế nữa nó con là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hộ i của lịch sử nhân loại bởi vì nó là quy luật của bản thân phương thức sản xuất. Sự tác động của quy luật này dẫn tới sự thay đổi của phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đô ỉ cua toàn bộ đời sống xã hội. V ới những lý do trên, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn. Tuy nhiên, việc nắm bắt được quy luật này không phải là đơn giản, nhận biết được một quan hệ sản xuất có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hay không hoàn toàn phải phụ thuộc vào thực tiễn của sản xuất và kinh nghiệm bản thân. Với những chính sách, đường lối và chủ trương đúng đ ắn, nắm bắt tốt quy luật của đ ảng và nhà nước, nền kinh tế, đặc biệt là kinh nhiều thành phần đã phát triển m ạnh mẽ, đ ưa nước ta từ mộ t nước nông nghiệp lạc hậu phát triển thành nước sản xuất nông nghiệp 4
  5. tiên tiến; góp phần đẩy nhanh nền kinh tế nước nhà đi sang mộ t hướng khác, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. II- giải quyết vấn đề Khái niệm về lực lượng sản xuấ t quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chấ t và trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ t A/ Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sả n xuất: 1/ Lực lượng sản xuất: Đ ể tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất định. Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội con người trinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình suức mạnh đó đ ược chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hộ i đảm bảo sự phát triển của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và kỹ năng lao động và tư liệu sản xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao. Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao độ ng thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất linh hoạt nhất. Bởi vậy khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ tin họ c hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng. Trong mọi thời đ ại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đông nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự chuyển đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây lên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ p hát triển công cụ lao độ ng là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Tuy nhiên LêNin viết: “Lực lượng sản 5
  6. xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động” có thể cói yếu tố quan trọ ng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người. Trong thời đại ngày nay khoa học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổ i to lớn trong sản xuất và đời số ng nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đ em lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất. K hoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất nó hoàn toàn có thể coi là đ ặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại. 2/ Khái niệm về quan hệ sản xuấ t: Đ ể tiến hành quá trình sản xuất nhất định con người phải có mối quan hệ với nhau. Tổ ng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Trong sự sản xuất ra đời số ng xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổ i hoạt động sản xuất cũng như kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. N hư vậy quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản xuất tự nó đ ã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã hội. V ới tính chất là những quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất của đời sống xã hội. Q uan hệ sản xuất là hình thức xã hộ i của lực lượng sản xuất và là cơ sở của đời sống xã hội. Q uan hệ sản xuất gồ m 3 m ặt: - Quan hệ sở hữu về tư liêu sản x uất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy đ ịnh bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất – Biểu hiện thành chế độ sở hữu. 6
  7. trong hệ thống các quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hộ i khác. Trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của 2 loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu công cộ ng là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọ i thành viên của cộng đồng. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đ ồng nên các quan hệ xã hội trong sản xuất và trong đời sống xã hộ i nói chung trở thành quan hệ hợp tác giúp đỡ nhau. Ngược lại trong các chế độ tư hữu do tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về một số ít người các quan hệ x ã hộ i do vậy bất bình đ ẳng. - Quan hệ tổ chức và quản lý kinh doanh sản xuất: Tức là quan hệ giưuã người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định m ột cách quy mô tốc độ hiệu quả và xu hướng mỗi nền sản xuất cụ thể đi ngược lại các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến d ạng quan hệ sở hữu ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. Q uan hệ p hân phối sản xuất sản phẩm tức là quan hệ chặt trẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng nâng cao phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về m ặt tổ chức quản lý,trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Q uan hệ p hân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất kìm hãn sự phát triển của xã hội 7
  8. N êu xét riêng trong phạm vi mộ t quan hệ sản xuất nhất định thì tính chất sở hữu quyết đ ịnh tính chất của quản lý và phân phối. Mặt khác trong mỗ i hình thái kinh tế xã hội nhất định quan hệ sản xuất thố ng trị b ao giờ cũng giữ vai trò chi phối các quan hệ sản xuất khác, ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chung không đối lập mà phục vụ đắc lực cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế xã hội mới. B/ Quy luật về quan hệ sả n xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuấ t: 1/ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất: a/ Tính chất: Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tu liệu sản xuất và lao động. K hi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ phổ thông, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân. Khi trình độ sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hoá, lực lượng sản xuất đ òi hỏi phải được vận độ ng cho sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hoá. Tính chất tự cấp tự túc cô lập của nền sản xuất nhỏ lúc đó phải được thay thế bởi tính chất xã hội hoá. b/ Trình độ của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là yếu tố có tác dụng quyết định đố i với sự phát triển của phương thức sản xuất: Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử loài người thể h iện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người trong giai đ oạn đó. K hái niệm trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở: Trình đ ộ công cụ lao độ ng, trình độ quản lý xã hội trình độ ứng dụng khoa họ c kỹ thuật vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng của con người và trình độ phân công lao động. 8
  9. Trên thực tế tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau 2/ Quy luật về quan hệ sả n xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Q uan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiên mối quan hệ mang tính chất biện chứng. Chính sự thố ng nhất và tác độ ng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trìng đ ộ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi và phát triển. N gược lại quan hệ sản xuất thường có tính ổn đ ịnh trong một thời gian dài. Sự b iến đội của lực lượng sản xuất có nhiều nguyên nhân: - Bản thân người lao độ ng thì những kỹ năng và kinh nghiệm không ngừng tích luỹ và tăng lên. - Bản thân tri thức khoa học trí thức công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Sự ổ n định của quan hệ sản xuất là nhu cầu khách quan để có thể sản xuất được. Chính vì vậy mà sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giới hạn nhất định sẽ đặt ra nhu cầu xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và hiện có. V iệc xoá bỏ q uan hệ sản xuất cũ thay nó bằng một quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là diệt vong cả một phương thức sản xuất lỗ i thời và sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Sự xoá bỏ các hình thức quan hệ sản xuất hiện có không phải là tự thân mà phải thông qua một phương thức chính trị và pháp quyền mà phương thức pháp quyền là trực tiếp. N hững quan hệ sản xuất cũ và hiện có từ chỗ là hình thức kinh tế cần thiết để đ ảm b ảo d uy trì khai thác, phát triển của lực lượng sản xuất giờ đây trở thành những hình thức kìm 9
  10. hãm sự phát triển đó như CácMác đã nhận đ ịnh “Từ một giai đoạn phát triển nào đó của chúng các lực lượng sản xuất vật chấ t của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn tiếp tục phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất những quan hệ ấy trở thàng những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. K hi đó bắt đầu thời đại một cuộc Cách mạng xã hội”Đó cũng chính là nộ i dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ p hát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Thực tiễn cho thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể p hát triển khi có mộ t quan hệ sản xuất hợp lý đồng bộ phù hợp với nó. quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạ o cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đ ã bộc lộ gay gắt đòi hỏi phải giải quyết nhưng còn lực lượng sản xuất người không phát hiện được cũng như mâu thuẫn được phát hiện mà không giải quyết được ho ặc giải quyết một cách sai lầm thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta không nên tuyệt đối hoá vai trò của lực lượng sản xuất mà bỏ qua sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với nó khi giữa chúng có sự phù hợp. Đôi khi sự phát triển chệch hướng của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là do yếu tố chủ quan, chứ không phải do tính chất đ ặc thù của quy luật đó. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đ ã chứng minh vai trò quyết đ ịnh của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất song nó cũng chỉ rõ rằng quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đố i với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất , nó là yếu tố quyết định là tiền đề cho lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nó làm nhiệm vụ chỉ ra mục tiêu 10
  11. bước đi và tạo quy mô thích hợp cho lực lượng sản xuất hoạt đ ộng, cũng như đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao độ ng phát huy tính tích cực sáng tạo cho con người là nhân tố quan trọng và quyết định trong lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác độ ng mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất vì nó quyết định mục đích sản xuất, quy định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội quy định phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao độ ng được hưởng. Do đó nó tạo ra những điều kiện ho ặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của công cụ sản xuất áp dụng thành tựu khoa học và sản xuất hợp tác phân công lao động. C / Sự vận dụng quy luậ t vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộ i ở Việt Nam: Sự nghiệp đã đổi mới của Việt Nam được bắt đầu ngay từ giữa những năm 80 và được triển khai mạnh m ẽ trên tất cả các lĩnh vực từ đó đến nay. Q uá trình đổi mới đã đưa lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều lý luận quan trọng mà việc áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào việc giải quyết chúng một cách đúng đắn sẽ là cơ sở hết sức cần thiết cho việc tiếp tục ho ạch định và đẩy nhanh sự nghiệp đổ i mới, cũng như sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộ i ở Việt Nam. V iệt Nam đã xây dựng chủ nghĩa xã hội được hơn 30 năm ở miền Bắc và hơn 10 năm trên phạm vi toàn quốc nếu tính đến thời điểm bắt đầu đổi mới. Ngôi nhà xã hội chủ nghĩa mà chúng ta muốn xây dựng có thể có nhiều đặc trưng, nhưng có hai đặc trưng chất lượng quan trọng nhất mà dứt khoát chúng ta phải đặt đ ến, đó là vừa giàu có hơn, vừa công b ằng hơn so với trong chủ nghĩa tư b ản. Tuy nhiên trong quá trình đ i lên chủ nghĩa xã hội thì nền kinh tế sản xuất của nước ta lại chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng 11
  12. có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là: không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. N ghị q uyết Đại hội VIII đã chỉ rõ những yếu kém, khuyết đ iểm: N ền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức mạnh tranh chấp. N hịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu… không đạt chỉ tiêu đề ra. Nhìn chung, năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. N hiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ trong cả nước và nước ngoài. H ệ thống tài chính-ngân hàng cò n yếi kém và thiếu lành mạnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ cấu đ ầu tư chưa hợp lý, đầu tư còn phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều. Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, công tác quản lý, điều hành công tác này còn nhiều vướng mắc và thiếu sót. Q uan hệ một số mặt chưa phù hợp. Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chỉ đ ạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổ i mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Một số vấn đề văn hoá-xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn còn ở mức cao. Các hoạt độ ng khoa họ c và công nghệ chưa được đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá, xây dựng và b ảo vệ tổ quốc. Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, ngành chưa thay thế, sửa đổ i những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ quá độ đ i lên chủ nghĩa xã hộ i từ một xã hội tiền tư b ản chủ nghĩa, nhà nước ta đã không thấy rõ bước đ i có tính quy luật trên con đường tiến 12
  13. lên chủ nghĩa xã hộ i nên đã tiến hành ngay cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân và xét về thực chất là theo đường lốiđ ẩy m ạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa quan hệ sản xuất đ i trước mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. điều đó có nghĩa là đưa quan hệ sản xuất đi trước để tạo địa bàn rộng rãi, thúc đ ẩy lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó là hoàn toàn mâu thuẫn với quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. để khắc phục những mâu thuẫn có thể p hát sinh đ òi hỏi phải thiết lập quan hệ sản xuất mới với những hình thức và bước đi phù hợp và trình đ ộ p hát triển của lực lượng sản xuất.Những chính sách mới của đảng và nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mộ t cách mạnh mẽ.Sự thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần theo đ ịnh hướng xã hộ i chủ nghĩa đ ã đưa nền kinh tế nước ta sang mộ t bước đi mới. Mọ i người đ ược tự do kinh doanh buôn bán, các doanh nghiệp kinh doanh hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trước pháp luật…Tất cả đều nhằm vào m ục tiêu duy nhất là thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. Đ ể làm rõ hơn về nền kinh tế nước ta trong thời kỳ q uá độ , chúng ta sẽ đi phân tích nền sản xuất nông nghiệp trong thời gian này. tại đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã nhận định:"…Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồ ng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất ( Đ ảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V I. Nxb sự thật, HN, 1987, tr.57)Trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hộ i phải kể đ ến yếu tố chủ quan của việc đảng lãnh đ ạo, Nhà nước phát động tính tích cực xã hội của quần chúng bằng những lợi ích vật chất và tinh thần yêu nước vốn có của họ. Tuy nhiên, theo nhận định trên của đảng, ta thấy rằng, không thể cho rằng những yếu tố tiên tiến của quan hệ sản xuất mãi là tiền đề sự thúc đẩy phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chúng chỉ tác động tích cực trong m ột thời gian ngắn và cuối 13
  14. cùng, vẫn phải tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ p hát triển của lực lượng sản xuất. Thực trạng nền sản xuất nông nghiệp của nước ta trong thời gian chuẩn bị vào những năm đầu bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã làm rõ nhận định trên của đảng. Tại thời điểm đó nền sản xuất nông nghiệp không ổn định, nhiều nơi, nhiều vùng nông thôn bị đói kém. Khi đó có người cho rằng, nguyên nhân sản xuất chậm phát triển là do giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó thể hiện giữa mộ t bên là yêu cầu phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất theo hướng tất yếu chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn với mộ t bên là chế độ sở hữu phân tán. Theo một số nhà nhận định, đây là mâu thuẫn vốn có và mâu thuẫn là phổ biến trong các nền sản xuất. Khi nền sản xuất xã hội phát triển đ ến trình độ cao thì tự bản thân chế độ tư hữu nhỏ không thể nào tồn tại như cũ, nó buộc phải thay đổ i. Nhìn lại quá trình chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đây Đảng ta đã rút ra được sự cần thiết của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chấ t và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại Đại hội IX Đ ảng ta nhận định: "Cần phải nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết Công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn, phát triển các lo ại hình trang trại quy mô phù hợp trên từng địa bàn" (Đảng Cộng sản Việt Nam, V ăn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr. 32). Trong sản xuất nông nghiệp, sự đa d ạng của các thành phần kinh tế đã tạo ra cơ chế quản lý với nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp mới phù hợp với những quan điểm đổ i mới không ngừng của Đảng và nhờ đó, tạo ra sự biến đổi mới trong các H ợp tác xã nông nghiệp trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất. Điều đó càng khẳng đ ịnh ý nghĩa to lớn của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ p hát triển của lực lượng sản xuất. 14
  15. N hưng dựa vào tiêu chuẩn nào để khẳng đ ịnh rằng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trước hết sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ, hiệu quả sản xuất ngày càng cao (năm sau cao hơn năm trước), mặc dù đất bị thiên tai nhiều bề và ít nhiều chịu ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Điều quan trọng nữa, khi nói quan hệ sản xuất p hù hợp với lực lượng sản xuất không thể không nhìn vào đời số ng của nông dân, thực tế cho thế qua 15 năm thực hiện đường lối đổi m ới do Đảng đề ra, đời số ng của nông dân từng bước được nâng cao, điều kiện nhà ở và học tập của con em nông dân cũng khá hơn trước. N hư vậy thực trạng nền kinh tế có phát triển không? Lực lượng sản xuất có phát triển không đó chính là tiêu thức để đánh giá sự p hù hợp của quan hệ sản xuất vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Mộ t quy luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia. III/ K ết luận và giải pháp 1/ Kết luận: Q uy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp đó. Do vậy, phải nắm bắt tốt quy chúng ta có thể áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình đ ộ lực lượng sản xuất còn là quy luật phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác độ ng của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản x uất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật 15
  16. cơ bản nhất. Lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi, ngược lại quan hệ sản xuất lại thường có tính ổn định song sự ổn định đó chỉ là tạm thời và cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu quan hệ sản xuất không có những sự thay đổi cho phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất. N hư vậy, trong việc xác lập hoàn thiện, thay đổi quan hệ sản xuất cần phải căn cứ vào thực trạng của các lực lượng sản xuất hiện có về m ặt tính chất và trình độ của chúng (đây là cơ sở lý luận trực tiếp của việc xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay của quá trình cải cách của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay). 2/ Giải pháp: Cải tạo xã hộ i chủ nghĩa phải luôn luôn thấu suốt đặc điểm của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đ ẩy nhau cùng phát triển. Phải coi trọ ng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Trên mỗi bước đi phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức, quy mô thích hợp để cho lực lượng sản xuất phát triển. Tại Đ ại hộ i IX Đảng ta khẳng đ ịnh: " Cần phải" nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn, phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù hợp trên từng địa bàn những hình thức kinh tế hộ nông dân ngày càng được mở rộng, các hình thái kinh tế hợp tác ở nông thôn, kinh tế trang trại, mở mang nhanh công nghiệp chế b iến nông sản theo nhiều trình độ quy mô công nghệ. V ới kiến thức của một sinh viên em chỉ phần nào đề cập được một số khía cạnh của vấn đề. Em mong có sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cuối cùng em xin cam kết tất cả những gì em viết trên 16
  17. đây là những hiểu biết của em. Những phần tham khảo đều được chú thích ở dưới. Em xin cảm ơn thầy Trần Ngọc Linh đã giúp em hoàn thành tiểu luận này. 17
  18. D ANH MỤ C CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình triết học Mác-LêNin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). - Tạp trí triết học (2002). - Văn kiện Đại hộ i Đảng toàn quốc lần VI. - Văn kiện Đại hộ i Đảng toàn quốc lần VIII. - Văn kiện Đại hộ i Đảng toàn quốc lần IX. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2