intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài thảo luận: Gluxit

Chia sẻ: Hà Lê | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:24

256
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gluxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có nhiều nhóm hydroxy và nhóm cacbonyl. Khá phổ biến ở cả động vật, thực vật và vi sinh vật. Nhằm giúp các bạn nắm bắt được định nghĩa, thành phần, cấu tạo của Gluxit,... mời các bạn cùng tham khả nội dung đề tài thảo luận "Gluxit". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài thảo luận: Gluxit

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ KHOA:Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường Đề tài thảo luận: GLUXIT THÀNH VIÊN:LÊ THỊ HÀ LƯ THỊ HÀ
  2. I. Định nghĩa, thành phần cấu  • t ạ o Gluxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức  trong phân tử có nhiều nhóm  hydroxy  và  nhóm cacbonyl. Khá phổ biến ở cả động vật,  thực vật và vi sinh vật. • Các nguyên tố cấu tạo nên gluxit là C, H, O.  Công thức cấu tạo của gluxit thường được  biểu diễn dưới dạng CnH2nOn. theo tỉ  : 1C : 2H :1O. • Gluxit được chia làm 3 nhóm :
  3. • Monosaccarid : Glucose, fructose • Oligosaccarid : Saccharose, mantose • Polisaccarid : Tinh bột, cellulose, hemicellulose…. + Ở động vật, gluxit được dự trữ dưới  dạng glycogen ở gan và cơ. + Còn  ở thực vật, gluxit được tích lũy  dưới dạng xelulozơ và tinh bột.
  4. a) Monosaccarrit là những gluxit đơn giản nhất, không bị thuỷ phân thành những gluxit đơn giản hơn. Ví dụ: glucozơ, fructoz(C6H12O6), ribozơ (C5H10O5) b) Disaccarit là những sản phẩm ngưng tụ từ 2 đến 10 phân tử monosaccarit với sự tách bớt nước. Quan trọng nhất là các đisaccarit hay điozơ có công thức chung C12H22O11. Các đisaccarit này bị thuỷ phân tạo thành 2 phân tử monosaccarit. Ví dụ thuỷ phân saccarozơ. c) Polisaccarit là những hợp chất cao phân tử. Khi bị thủy phân, polisaccarit tạo thành một số lớn phân tử monosaccarit. Ví dụ: Tinh bột, xenlulozơ, glicogen đều có công thức chung là (C6H10O5 )
  5. II. Vai trò dinh dưỡng của  Gluxit 1. Cung cấp năng lượng          Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu  của cơ thể vì bữa ăn của nhân dân ta hiện nay vẫn  là gạo: Khi oxy hóa 1gam gluxit giải phóng ra  4.1Kcal.        Sự cung cấp năng lượng của gluxit có nhiều  ưu  điểm.  So  với  lipit  và  protit  thì  gluxit  dễ  hấp  thụ  hơn,  sinh  nhiệt  nhanh,  tiêu  hao  oxy  ít  hơn.  Ðốt  cháy  lg  gluxit  cần  0,83  lít  oxy,  trong  khi  đó  đốt  cháy lg lipit tiêu hao 2,03 lít và đạm :0,97 lít oxy.             Nhu cầu gluxit tùy theo nhu cầu thể lực và tình  trạng sinh lí của cơ thể. Gluxit của khẩu phần ăn  hàng ngày cần đảm bảo cung cấp 60­65% tổng số  năng lượng của cơ thể.
  6.  2. Duy trì hoạt động chức năng thần kinh  trung ương   Gluxit là nguồn năng lượng rất quan trọng của  vỏ đại não. Trong tổ chức não không tích luỹ  đường, tất cả đều nhờ vào sự cung cấp của  máu.    Mỗi ngày một người cần 100­120g đường đơn.     Ðường huyết phải ở mức bình thường mới có  thể duy trì chức năng của đại não. Ðường huyết  giảm sẽ ảnh hưởng tới chức năng đại não và có  thể dẫn đến bệnh hạ đường huyết
  7. 3. Tác dụng kháng xeton, duy trì sự trao đổi  chất  Lipit trong cơ thể qua phân giải sản sinh ra chất trung  gian là xeton, cần có glycogen kết hợp với axit oxaloaxetic  mới tiếp tục oxy hoá được. Thiếu gluxit, mỡ tiến hành  trao đổi chất không hoàn toàn, sẽ tích luỹ nhiều thể xeton,  tăng lượng axit trong máu, làm thay đổi chức năng sinh lý  bình thường của cơ thể  4. Thúc đẩy việc hấp thụ protit  Gluxit và protit vào cơ thể cùng lúc thì gluxit tăng cường  giải phóng ATP, có lợi cho sự hoạt hoá axit min và hợp  thành protit, làm cho nitơ trong cơ thể tăng lên
  8. 5. Chức năng cấu tạo   Gluxit tham gia vào việc cấu tạo nên vật chất quan  trọng của cơ thể như mô tế bào, tổ chức liên kết, tổ  chức thần kinh.    Là thành phần cấu tạo của máu. Hàm lượng glucose  trong máu từ 80­120mg. Khi lượng glucose trong máu  giảm xuống bao giờ cũng đi kèm với các triệu chứng suy  nhược về thể lực, giảm thân nhiệt và cảm giác mệt mỏi.  Nếu lượng glucose trong máu giảm dưới mức 40mg thì  cơ thể bị co giật, hôn mê và mất ý thức. Ngược lại, nếu  lượng glucose trong máu tăng từ 150­180mg thì thận  không tái hấp thụ được toàn bộ đường, sẽ bị tiểu đường
  9.  ­ Là thành phần cấu tạo của axit nucleic như đường         C5H10O5 trong ARN,đường C5H10O4 trong ADN  ­ Là thành phần cấu tạo tế bào dưới dạng  polysaccarit,  hoặc kết hợp với protein như glucoprotein, với lipit như  glucolipit. 6. Bảo vệ gan      Kho dự trữ đường ở gan tăng sẽ bảo vệ gan ít chịu ảnh  hưởng của chất độc như : rượu, vi khuẩn, độc tố...
  10. III- CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG 1-Glucose • Là nguồn cung cấp năng lượng chính hệ thống thần kinh trung ương… Glucose trong máu luôn ở mức ổn định 90mg/100ml. • Sự thay đổi hàm lượng glucose trong máu có thể gây nên các bệnh :đái đường ,hạ đường huyết.. 2- Frucose • Thích hợp cho người lao động trí óc đứng tuổi,các bệnh nhân xơ vữa động mạch,rối loạn chuyển hóa lipit,cholesterol. • Ảnh hưởng tốt tới các hoạt động của vi khuẩn có lợi trong ruột . • Không làm tăng cholesterol trong máu..
  11. 3- Saccarose: • Nguồn chủ yếu là đường mía và củ cải • Khả năng sinh năng lượng cao. • Thừa saccarose: + Không tốt cho người không lao động tay chân + Gây tăng cholesterol máu ở người già + Gây béo phì ,xơ vữa động mạch 14-18% 10-15% 4 – Lactose • Chỉ có trong sữa. • Thủy phân lactose ở ruột xảy ra từ từ + Mặt tốt: -Hạn chế quá trình lên men của ruột .
  12. -Bình thường hóa hoạt động của vi khuẩn đường ruột có lợi -Tăng khả năng hấp thu canxi từ ruột -Ức chế hoạt động của vi khuẩn gây thối ruột +Mặt xấu: -Men lactose ít=>không dung nạp lactose =>triệu chứng tăng sinh hơi,rối loạn tiêu hóa,đau bụng. 5 – Tinh bột • Là nguồn đường quan trọng, cung cấp glucose chính. • Khi tinh bột không đáp ứng được nhu cầu cơ thể,cơ thể mới sử dụng các glucid tạo glycogen nhanh như monosaccharid hay disaccharid.
  13. • Quá trình thủy phân tinh bột: Tinh bột =>dextrin =>maltose=>glucose 6- Glycogen • Có nhiều ở gan(20% trọng lượng tươi) • Được sử dụng để dinh dưỡng các cơ,cơ quan và hệ thống đang hoạt dộng dưới dạng chất sinh năng lượng • Được tổng hợp từ glucose trong máu khi đang nghỉ ngơi. 7-Các chất pectin • Là các hemicellulose có chức năng chống đỡ,bảo vệ và có giá trị dinh dưỡng nhất định.
  14. • Protopectin: + Không tan trong nước,có nhiều trong quả xanh • pectin: + Ức chế hệ vi khuẩn gây thối trong ruột,điều hòa hệ vi khuẩn trong ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa + Thúc đẩy quá trình liền sẹo ,điều trị bỏng loét + Có tác dụng tiệt trùng. 8 Cellulose • Cơ thể người không sản xuất men phân giải cellulose nhưng 1 số vi khuẩn đường ruột có các men.
  15. • Cellulose kích thích nhu động ruột=> điều hòa bài tiết. • Tạo điều kiện bài xuất cholesterol =>có vai trò phòng ngừa xơ vữa động mạch. • Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột.
  16. IV-CÁC Bệnh thường gặp 1. Rối loạn tiêu hóa.    ­ Do thiếu men tiêu hoá gluxit  (đặc biệt là amylaza tuỵ), nên đa số  đường không biến thành đường  đơn, do đó không hấp thụ được và  phát sinh đói gluxit.   ­ Rối loạn hấp thu gluxit còn gặp  trong rối loạn phốtphoryl hoá  gluccose ở thành ruột: trường hợp  này gặp trong viêm niêm mạc ruột,  nhiễm độc phloridzin,  monoiodoaxetat (có tác dụng ức  chế men hexokinase). Glucose  không biến thành glucose­6­ phôtphat nên không hấp thu vào  máu được
  17. 2. Rối loạn tổng hợp và thoái biến glycogen a) Tăng thoái biến glycogen do hưng phấn hệ thần kinh  trung ương: xung động thần kinh theo đường giao cảm,  được dẫn tới kho dự trữ glycogen và kích thích thoái biến  glycogen.    Ngoài ra, hưng phấn hệ thần kinh trung ương  còn tăng cường chức năng tuỷ thượng thận, tiền yên, tuyến  giáp, kết quả là tăng thoái biến glycogen. Trong lao động nặng, cơ tiêu thụ nhiều glucose, cũng thấy  glycogen tăng cường thoái biến. b) Giảm thoái biến glycogen: loạn chuyền hoá glycogen.  Do thiếu men thoái biến glycogen (gluccose­6­photphatase,  amylo­1,6­glucozidase, photphorylase...), nên phát sinh ứ  đọng glycogen ở một số cơ quan (gan, thận, cơ). Bệnh di  truyền, ít gặp.
  18. c) Giảm tổng hợp glycogen: gặp trong thiếu oxy, do  giảm năng lượng dự trữ ATP, cần thiết cho tổng hợp  glycogen. Khi thiếu glycogen, cơ thể phải sử dụng tới  lipit dự trữ, thậm chí cả protein tổ chức, để bảo đảm  năng lượng cần thiết cho sự hoạt động bình thường  của cơ thể 3. Rối loạn chức năng gan  Do axit lactic không tái tổng hợp được glucose hoặc  glycogen, gây tăng axit lactic trong máu (nhiễm toan).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2