intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA "

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:59

171
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại phòng giao dịch vpbank trần xuân soạn thời gian qua "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA "

  1. Đề tài " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA "
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I .................................................................................................... 3 I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK, CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN ........................... 3 1.Quá trình hình thành và phát triển: ...................................................... 3 2.Vài nét về phòng giao dịch Trần Xuân Soạn: ..................................... 10 3.Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư: ...................... 13 4. Nội dung thẩm định: ......................................................................... 19 5.Phương pháp thẩm định: .................................................................... 36 6.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư: ......................................................................................................... 38 II.VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN ........ 38 1.Thẩm định khách hàng: ..................................................................... 39 2.Thẩm định dự án vay vốn: ................................................................. 44 3.Đề xuất của cán bộ tín dụng:.............................................................. 55
  3. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI PHÒNG GIAO DỊCH VPBANK TRẦN XUÂN SOẠN THỜI GIAN QUA I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK, CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI VÀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN 1.Quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (gọ i tắt là VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 vớ i thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993. Số vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ, sau đó VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theo quyết định 193/QĐ-NH5 vào ngày 12/09/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/03/1996 của NHNN. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.VPBank thuộc sở hữu của 102 cổ đông pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có một cổ đông nước ngoài là Dragon Capital (nắ m giữ 10% vốn điều lệ). Tính cho đến 31/12/2006, số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiế m 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn
  4. sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách khiViệt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trải qua ba giai đoạn: - Từ năm 1993 đến 1996: Là giai đoạn ngân hàng tăng trưởng thiếu kiể m soát do mới thành lập và chưa có kinh nghiệm trong hoạt động cũng như quản lý. - Từ năm 1996 đến 2004: Là giai đoạn giải quyết khủng hoảng của ngân hàng. Năm 1997 xảy ra Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, chính vì vậy VPBank ngoài việc phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại của chính mình thì còn phải giải quyết những khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra. - Từ năm 2004 đến nay: Là giai đoạn định hướng phát triển bền vững. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuố i năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinhdoanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một
  5. số phòng giao dịch thành chi nhánh. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng Giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng Giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng Giao dịch Phạ m văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng Giao dịch Hưng Lợ i (trực thuộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý thác tài sản (VP Bank AMC) và Công ty Chứng Khoán VP Bank (VPBS). Hiện tại, VPBank đã có 30 Chi nhánh và gần 100 Phòng giao dịch hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.  VPBank – Những cột mốc lịch sử: - 10/9/1993: Ngày chính thức hoạt động VPBank chính thức mở cửa giao dịch với khách hàng. - 16/12/1993: Mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Thống đốc NHNN Việt Nam cấp Giấy phép số 0018/GCT ngày 16/12/1993 cho phép VPBank mở Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. - 19/11/1994: Mở chi nhánh tại Thành phố Hải Phòng. - 22/07/1995: Mở Chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng. - 15/01/1998: Ðại hội Cổ đông thường niên VPBank 1997 Ðại hội Cổ đông thường niên 1997 đã bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiể m soát mới cho nhiệm kỳ 1998 - 2001.
  6. - 02/02/2002: Ðại hội Cổ đông thường niên VPBank năm 2001. Ðại hội Cổ đông thường niên năm 2001 đã bầu ra Hội đồng Quản trị và ban Kiểm Soát mới nhiệ m kỳ 2002 - 2006. Các thành viên HĐQT và BKS nhiệ m kỳ này đều là những chuyên gia Ngân hàng có kinh nghiệm, trong đó có 3 thành viên thường trực HĐQT và 2 Kiểm soát viên chuyên trách. - 08/01/2004: Ký kết Hợp đồng Ngân hàng đại lý thanh toán thẻMasterCard International (cùng 10 NHTM khác gồm NH Kỹ Thương VN(Techcombank), NH Quân đội (MB), NH TMCP Nhà Hà Nộ i (HABUBANK), NH TMCP Hàng Hải (MSB), NH Nhà HCM (Housing Bank), NH Quốc tế, NH Bắc Á, NH Tân Việt, NH Việt Á, NH liên doanh Chohung VINA) dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. - 20/9/2004: Chính thức khai trương trang WEB VPBank. - 25/11/2004: Nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng. Theo công văn chấp thuận số 689/NHNN - HAN7 (25/11/2004), NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ từ 170 tỷ đồng lên 210 t ỷ đồng. - 04/01/2005: Mở Chi nhánh cấp I Hà Nội VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chi nhánh cấp I Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội). Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81- 2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005. - 07/01/2005: Mở Chi nhánh cấp I Huế
  7. - 11/01/2005: Mở Chi nhánh cấp I Sài Gòn - 12/ 01/2005: Được Union Bank of California công nhận đã đạt chuẩ n quốc tế về độ chính xác của điện chuyển tiền trong thanh toán quốc tế. - 25/02/2005: Nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng Theo công văn chấp thuận số 134/NHNN - HAN7 (25/02/2005), NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ thêm 50 tỷ đồng, nâng vố n điều lệ của VPBank lên 250 tỷ đồng. - 23/03/2005: Được cấp Giấy phép mở Chi nhánh cấp I tại Cần Thơ. - 23/03/2005: Được cấp Giấy phép mở Chi nhánh cấp I tại Quảng Ninh - Ngày 18/10/2005, VPBank khai trương Chi nhánh cấp I Vĩnh Phúc. - Ngày 31/12/2005, nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng. - Ngày 17/2/2006, VPBank chính thức khai trương Trụ sở chính và Phòng Giao dịch Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Ngày 22/2/2006, VPBank được The Bank of New York trao Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong giao dịch thanh toán quốc tế trong suốt thời gian hoạt động của niên khóa tài chính 2005. - Ngày 21/3/2006, VPBank và OCBC Bank - Tập đoàn dịch vụ Tài chính hàng đầu Châu Á - đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với thỏa thuận này, OCBC Bank đã chính thức trở thành cổ đông chiế n lược lớn nhất của VPBank. - Ngày 24/4/2006, VPBank chính thức ký Hợp đồng mua phần mề m hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking – T24) của Temenos (Thụy Sỹ). Hệ thống Core Banking mới sẽ là nền tảng công nghệ để VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao trong thời gian tới.
  8. - Ngày 14/5/2006, tại Nhà hát lớn TPHCM, VPBank nhận Cúp vàng “Doanh nghiệp vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” và biể u tượng vàng “Doanh nhân văn hóa”. - Ngày 31/5/2006, nâng vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng. - Ngày 1/11/2006, chính thức tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng. - Ngày 14/4/2007, VPBank nhận danh hiệu Nhãn hiệu Nổi tiếng lần II. - Ngày 4/7/2007, ra mắt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ VPBank Platinum EMV MasterCard. - Ngày 31/7/2007, VPBank tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. - Tháng 9/2007, Citigroup trao Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2006 cho VPBank.  Một vài nét về Chi nhánh VPBank Hà Nội: VPBank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KT, ngày 1/10/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuận số1128/NHNN- CNH, ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở Chi nhánh cấp I Hà nội (Số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội). Ngày 2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81- 2004/QĐ-HĐQT thành lập Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/01/2005. Chi nhánh hoạt động trên sự kế thừa toàn bộ bộ máy, cơ cấu hoạt động của hội sở trước đây. Điều đó tạo những thuận lợi cho chi nhánh trong suốt quá trình hoạt động so với các chi nhánh khác mới thành lập trong cùng hệ thống. Sau 2 năm hoạt động, chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống, luôn dẫn đầu về huy động vốn và cho vay. Với những kết quả kinh doanh ấn tượng trong một thời gian ngắn, chi nhánh Hà Nội ngày càng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh
  9. đã đề ra, thực hiện chiến lược dài hạn của cả hệ thống VP Bank là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong nền kinh tế có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, do vậy mục đích vay vốn của các cá nhân và tập thể cũng rất đa dạng. Tuy vậy, những dự án xin vay vốn tại Chi nhánh VP Bank Hà Nộ i chỉ tập trung chủ yếu trong một số lĩnh vực là: Thương mại – Dịch vụ, Xây dựng, Cho vay xây nhà, Mua ô tô…  Các lĩnh vực hoạt động của VPBank: VP Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. - Thực hiện kinh doanh ngoại tệ. - Huy động vốn từ nước ngoài. - Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.
  10. 2.Vài nét về phòng giao dịch Trần Xuân Soạn: Phòng Giao dịch số 66 Trần Xuân Soạn trực thuộc Chi nhánh cấp I Hà Nội. Vào ngày 08/08/2007, Phòng được chuyển từ số 4 – Dã Tượng về địa điể m mới và hoạt động độc lập từ đó đến nay. Đây là một vị trí đẹp, nằm ở trung tâm thành phố, phía sau Chợ Mơ nên lượng khách khá nhiều. Ngôi nhà 5 tầng thoáng mát tạo điều kiện tốt để các hoạt động giao dịch diễn ra. Tầng 1 là bộ phận tiếp xúc khách hàng và kế toán. Tầng 2 là tầng làm việc của Phòng phục vụ khách hàng và phòng tiếp khách. Tại đây có 2 phòng nhỏ là Phòng Kế toán và Phòng phục vụ khách hàng (Trước đây gọi là Phòng tín dụng). Tầng 3 là phòng làm việc của Trưởng phòng giao dịch. Mọi hoạt động chủ yếu diễn ra ở 2 tầng 1 và 2.  Sơ đồ tổ chức của phòng giao dịch: TRƯỞNG PHÒNG Phòng Phục vụ PhòngKế toán khách hàng và Ngân quỹ Phòng Phục vụ Phòng Phục vụ khách hàng khách hàng Doanh nghiệp Cá nhân I. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.Chức năng và nhiệm vụ của Phòng phục vụ khách hàng: 1.1. Phòng Phục vụ khách hàng Doanh nghiệp:
  11.  Chức năng: - Xây dựng, thực hiện các chính sách và kế hoạch tiếp thị, phát triển mố i quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng doanh nghiệp thích hợp và có hiệu quả. - Soạn thảo chính sách tín dụng, các thể lệ, quy trình cho vay/ bảo lãnh phục vụ khách hàng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống VPBank. - Xây dựng các tiêu chí thẩ m định cho vay, đánh giá và phân loại khách hàng. - Thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, L/C) cho khách hàng doanh nghiệp. - Chỉ đạo, kiể m tra, đào tạo và hướng dẫn trong toàn hệ thống thực hiệ n đúng và hiệu quả nghiệp vụ cấp tín dụng.  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Lập kế hoạch tiếp thị và thực hiện kế hoạch đã được duyệt; Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng doanh nghiệp của toàn hệ thống. - Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng; Kiến nghị các sản phẩ m, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng, kịp thờ i phát hiện những dấu hiệu tốt và/ hoặc không bình thường của khách hàng; Xây dựng tiêu chí thẩm định, đánh giá khách hàng và thực hiện phân loạ i khách hàng; Xây dựng tốt mối quan hệ khách hàng.
  12. - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh thanh toán, mua bán ngoại tệ… của khách hàng. Thẩ m định và có ý kiến đề xuất để cấp trên có cơ sở xem xét và giải quyết; Tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món vay, bảo lãnh và cấp hạn mức tín dụng; Thuyết trình về tờ trình thẩm định khách hàng trước Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng. - Chịu trách nhiệ m về mặt pháp chế các hoạt động cấp tín dụng có liên quan đến khách hàng; Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi VP Bank đã cấp tín dụng; Đôn đốc, thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng… - Đề xuất chuyển món vay sang nợ khó đòi; Chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay sang Phòng thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật; Lưu trữ các chứng từ, giấy tờ liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng của các nhân viên tín dụng trong toàn hệ thống. 1.2. Phòng Phục vụ khách hàng Cá nhân:  Chức năng: - Xây dựng, thực hiện các chính sách và kế hoạch tiếp thị, phát triển mố i quan hệ cá nhân; nghiên cứu và triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân thích hợp và có hiệu quả. - Xây dựng các tiêu chí thẩ m định cho vay, đánh giá và phân loại khách hàng; thực hiện thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu trở lên; tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng,
  13. tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu khách hàng; kiế n nghị các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng. - Thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng, thẩ m định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở để xem xét giải quyết. - Chịu trách nhiệ m về mặt pháp chế các hoạt động cấp tín dụng có liên quan đến khách hàng; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau khi VP Bank đã cấp tín dụng; đôn đốc, thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng… - Đề xuất chuyển món vay sang nợ khó đòi; chuyển hồ sơ khách hàng có vấn đề hoặc khoản vay sang Phòng thu hồi nợ ở cấp trên để xử lý theo pháp luật; lưu trữ các chứng từ, giấy tờ có liên quan đến khách hàng, đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng. 3.Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư: 3.Quy trình thẩm định: Quy trình thẩm định dự án đầu tư được tiến hành dựa trên Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng VPBank. Quy trình đó có thể được tóm tắt ở sơ đồ sau: Bước 1 Tiếp xúc với khách hàng, Bước 3a hướng dẫn lập hồ sơ Nhân viên A/O Doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm Bước 2 Tiếp nhận hồ sơ vay Bước 3b Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện
  14. 3.1.Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:
  15. Nhân viên phòng A/O doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp vớ i doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng để nắm bắt một số thông tin về doanh nghiệp đó: - Thông tin về tư cách pháp lý, tổ chức của khách hàng. - Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua, các thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây. - Nhu cầu vay vốn của khách hàng là bao nhiêu, vay vốn theo hình thức nào. - Nội dung dự án, phương án kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ vay, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án. - Phương án bảo đảm tín dụng. - Các thông tin khác có liên quan đến doanh nghiệp cũng như dự án của họ. Đồng thời, nhân viên A/O doanh nghiệp cũng phải thông báo cho khách hàng về các thông tin sau: - Lãi suất cho vay. - Điều kiện cho vay. - Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang có. - Các thông tin công khai khác về ngân hàng. Sau khi trao đổi, nếu nhận thấy khách hàng phù hợp với các điều kiện cho vay của VPBank thì nhân viên A/O doanh nghiệp dựa vào các quy định hiệ n hành sẽ chuyển cho khách hàng bản danh mục các hồ sơ tài liệu mà khách hàng cần hoàn thiện để ngân hàng xét duyệt cho vay.
  16. Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệ m trong việc đi vay vốn, nhân viên A/O doanh nghiệp có thể hướng dẫn cụ thể nhưng không được làm thay, tuyệt đối không được tư vấn, phối hợp để ngụy tạo số liệu. Chính vì vậy, việc yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cần rất cẩn thận, tránh sai sót nhưng cũng đồng thời phải tránh gây tâm lý khó chịu cho khách hàng. Nếu sau những trao đổi ban đầu mà nhân viên A/O doanh nghiệp thấ y khách hàng không đủ điều kiện cần thiết và không đủ khả năng bổ sung chúng thì cần thông báo ngay để khách hàng chủ động tìm phương án khác. 3.2.Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Nhân viên A/O doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ hồ sơ của khách hàng.  Kiểm tra về số lượng hồ sơ: Nhân viên tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và đối chiếu vớ i các quy định tại quy chế cho vay của VPBank và các quy định khác để kiể m tra đối chiếu với hồ sơ thực tế. Nếu thấy số lượng hồ sơ chưa đủ thì yêu cầu khách hàng bổ sung.  Kiểm tra về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ: Các tài liệu như phương án kinh doanh, giấy đề nghị vay vốn, biên bả n họp Hội đồng quản trị (hoặc sáng lập viên, Hội đồng thành viên) thông qua phương án bao gồm cả phương án vay vốn ngân hàng… bắt buộc phải là bả n chính và được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay trước pháp luật. Nếu các tài liệu không thể cung cấp được bản chính thì sử dụng bản sao có công chứng . Các hồ sơ tài sản bảo đả m có thể nhận bản sao để tiến hành định giá nhưng nhân viên A/O doanh nghiệp phải đối chiếu bản chính hồ sơ gốc của tài sản bảo đả m với bản sao do khách hàng cung cấp nhằm tránh tình
  17. trạng hồ sơ bản chính của tài sản bảo đả m đang được thế chấp tại một ngân hàng khác (gọi là tình tràng đảo nợ). Nhân viên A/O doanh nghiệp bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho Phòng thẩ m định tài sản bảo đảm để thẩ m định giá trị tài sản bảo đảm. Công việc này cần được tiến hành ngay sau khi khách hàng cung cấp hồ sơ để tránh việc kéo dài thời gian. 3.3.Bước 3a: Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm:  Thẩm định khách hàng: Nhân viên A/O doanh nghiệp tiến hành thẩm định về khách hàng thông qua các bước: - Hỏi thông tin CIC qua mạng Internet, nghiên cứu và tham khảo thông qua các nguồn thông tin khác. - Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của doanh nghiệp. - Kiể m tra thực lực tài chính, tính hợp lệ của hồ sơ tài chính. - Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng. - Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng qua tài khoản mở tại VPBank. - Thẩm định về phương án, dự án vay vốn. - Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay. - Đánh giá thực lực tài chính của khách hàng để phục vụ phương án đó. - Nhận xét xem nhu cầu vay đó có phù hợp với các quy định của VPBank hay không.
  18. Từ những công đoạn thẩm định trên, nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợp tài liệu, lập tờ trình thẩm định. Tờ trình thẩm định là kết quả của cán bộ thẩ m định về khách hàng vay vốn trong đó ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Tất cả hồ sơ và tờ trình thẩ m định sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra về nghiệp vụ thông qua yêu cầu của cán bộ tín dụng và chỉnh sửa, bổ sung. 3.4.Bước 3b:Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình: Nhân viên thẩ m định tài sản bảo đảm nhận giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ tài sản bảo đảm từ phòng phục vụ khách hàng. Nhân viên thẩ m định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản để: - Nắm thông tin về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản và đối chiếu với bản chính của hồ sơ tài sản. - Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản. - Đánh giá quyền sở hữu của tài sản bảo đảm. - Đánh giá hiện trạng của tài sản. - Đánh giá giá trị của tài sản. - Xác định tính chuyển nhượng của tài sản bảo đảm. - Lập biên bản định giá tài sản bảo đảm. Việc thẩm định tài sản bảo đả m này có thể thuê cơ quan chuyên môn để đánh giá nếu gặp khó khăn.
  19. 3.5.Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng: Nhân viên A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ. Nhân viên thẩm định tài sản lập báo cáo thẩ m định tài sản, chuyển cho trưởng phòng ký duyệt. Nhân viên A/O nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên thẩ m định tài sản bảo đả m, tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng. Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng sẽ xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩ m định từ đó quyết định cho vay hay không. Nếu đồng ý cấp tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân theo thỏa thuận của hai bên. Định kỳ kiể m tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá trình thực hiện dự án để đảm bảo khả năng thanh toán của dự án. 4. Nội dung thẩm định: Vì đây là chuyên đề của chuyên ngành Kinh tế đầu tư, tôi chỉ xem xét thẩ m định đối với những dự án án đầu tư của doanh nghiệp mà không xét đế n những khoản vay của cá nhân để xây nhà, mua ôtô… Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Phòng giao dịch Trần Xuân Soạn bao gồm 3 phần: - Thẩm định khách hàng vay vốn. - Thẩm định hồ sơ vay vốn. - Thẩm định dự án đầu tư 4.1.Thẩm định khách hàng vay vốn:  Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như tư cách chủ doanh nghiệp: Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:
  20. - Thời điểm, lý do hình thành doanh nghiệp. - Các sự kiện lớn của doanh nghiệp (ví dụ như sự thay đổi về bộ máy điều hành, công nghệ, sản phẩm, quy mô…). - Những khó khăn cũng như thuận lợi mà doanh nghiệp đã, đang trải qua. - Uy tín, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Tư cách chủ doanh nghiệp: - Tiểu sử bản thân, hoàn cảnh gia đình. - Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn. - Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật. - Kinh nghiệ m công tác, những thành công và thất bại trên thương trường. - Sức khỏe, khả năng giao tiếp. - Uy tín với đối tác, bạn hàng. - Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với nhân viên của ngân hàng. Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường: - Sản phẩ m của doanh nghiệp là sản phẩm gì, chiểm bao nhiêu thị phần so với các sản phẩm cùng loại, chất lượng sản phẩm như thế nào, việc sản xuất, kinh doanh có ổn định không. - Đối tác, khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào, ở nước nào, mố i quan hệ có bền vững không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2