intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:78

832
lượt xem
400
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào việt nam trong thời gian tới”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới”

  1. LUẬN VĂN “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới”
  2. MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................................. 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH - VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DU LỊCH........................................................................................................................... 5 I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DU LỊCH ....................................................................................................... 5 1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch: ........................................................................................................ 5 1.2 Quan niệm về sản phẩm du lịch: .............................................................................................................. 6 II. CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ......................................................... 6 2.1 Đặc tính độc đáo của một chương trình du lịch - Tour.............................................................................. 6 2.2 Sự hấp dẫn của một chuyến tour:............................................................................................................. 7 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch: .............................................................. 7 III. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ ..................................................................... 7 3.1 Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành: ........................................................................................................... 8 3.2. Đặc trưng của hoạt động du lịch quốc tế: gồm 3 đặc trưng: Thiết kế tour, giới thiệu và khai thác khách hàng. ............................................................................................................................................................ 8 3.3 Chiến lược quản lý sản phẩm: ................................................................................................................. 8 3.4. Các hoạt động chuyên biệt của lữ hành quốc tế: .................................................................................... 10 Thời gian ............................................................................................................................................ 10 3.5 Mối quan hệ giữa du lịch quốc tế và các hoạt động khác trong ngành du lịch ......................................... 11 KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 12 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................... 13 THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ................................................................................ 13 I. THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY:................................................ 13 1.1. Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản: ........................................................................... 13 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam................................................................................................ 14 1.2. Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu thị trường: ......................................................... 16 II. TÌNH HÌNH KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................... 17 1. Tình hình chung: .................................................................................................................................... 17 2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế ................................................................................. 20 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................................... 28 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................................................................................................................................... 28 I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................................................................................................. 28 1.1 Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam:......................................................................................... 28 1.2. Mục tiêu của du lịch Việt Nam trong những năm tới:............................................................................ 30 II. GIẢI PHÁP .......................................................................................................................................... 32 2.1 Giải pháp trong việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch ................................................................................ 32 2.2 Giải pháp về nâng cao vai trò của hướng dân viên du lịch: ..................................................................... 34 2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác thiết kế và đổi mới sản phẩm du lịch ................ 38 2.4 Xác định trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. ................................................................................................................... 38 KẾT LUẬN................................................................................................................................................ 39 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 41
  3. Lời nói đầu Du lịch ngày càng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Những năm vừa qua, ngành Du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho kinh tế đất nước, trong đó có sự đóng góp tích cực của hoạt động du lịch quốc tế. Các số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy: Du lịch Việt Nam những năm đầu thập niên 90 phát triển khá nhanh; Đến năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á, ngành Du lịch Việt nam gặp rất nhiều khó khăn do lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm rõ rệt từ 1,78 triệu lượt năm 1997 còn 1,5 triệu lượt năm 1998. Bước sang năm 1999, Du lịch Việt nam đã từng bước lấy lại đà phát triển, lượng khách quốc tế đạt ngang bằng với năm 1997 là 1,78 triệu lượt người [1]. Từ năm 2000 đến nay, Du lịch Việt nam đã khởi sắc. Số lượng nội địa tăng lên 11 triệu lượt và lượng khách nước ngoài vào Việt nam đã đạt chỉ tiêu đề ra ở mức trên 2 triệu lượt người. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng đều trong các năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2001 lượng khách tăng 108,8% so với năm 2000, năm 2002 tăng 110% so với năm 2001. Riêng quý I/2003 lượng khách nướcngoài đã đạt 712.500 người, tăng 115,5% so với quý I/2002. [2] Khách nước ngoài ngày càng quan tâm đến Việt nam, coi Việt nam là một điểm đến an toàn trong những kỳ nghỉ khi tình hình an ninh trên thế giới có nhiều bất ổn; là nơi có nhiều thắng cảnh tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác quảng bá du lịch sâu rộng ra nước ngoài cùng với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, hệ thống hạ tầng cơ sở, khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch không ngừng được cải tạo và xây mới đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách nước ngoài đến Việt Nam. Có thể thấy lượng du khách quốc tế vào Việt nam tăng đều qua các năm gần đây. Tuy nhiên số khách đến lần thứ hai chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chậm đổi mới, chất lượng dịch vụ không đồng đều. Như vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra cho Du lịch Việt nam là phải từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo hấp dẫn. Mặt khác phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện các chính sách cũng như các dịch vụ liên quan đến du lịch. Đó là những thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt nam. Việc tìm hiểu thực trạng, phân tích các yếu tố tích cực và những mặt yếu kém của hoạt động du lịch Việt Nam từ đó tìm ra giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả hoạt động và kinh tế của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế là một vấn đề cần thiết. Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới” để viết khoá luận tốt nghiệp, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương, khóa 8 của Trường Ngoại thương. Đề tài được viết trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu, tổng hợp thông tin và so sánh thực tế các hoạt động chính của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch quốc tế trong những năm qua và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Du lịch - Vai trò của du lịch quốc tế trong ngành công nghiệp du lịch Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch quốc tế ở Việt nam Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút khách quốc tế vào Việt Nam những năm tới. Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu cũng như sự hạn chế về mặt trình độ, kinh nghiệm của em nên đề tài chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
  4. đóng góp ý kiến của thầy Vũ Sỹ Tuấn và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Ngoại thương để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 4
  5. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH - VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DU LỊCH I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch: Nguồn gốc du lịch: Loài người dù sống ở bất kỳ thời đại nào cũng đều nung nấu khát vọng muốn tìm hiểu và khám phá sự hấp dẫn, kỳ thú, những điều mới mẻ và khác lạ trong thế giới - nơi mà họ đang sống. Từ thời đại du mục của người thượng cổ, con người đã bắt đầu những chuyến đi du lịch, nhưng đó đơn thuần chỉ là những chuyến đi vì mục đích tôn giáo: những cuộc hành hương về đất Thánh, thăm chùa chiền và các nhà thờ tôn giáo... Bước sang thời Trung đại, đó là những cuộc thập tự chinh, mở rộng đất đai, mở rộng các con đường thông thương giữa các châu lục, hoặc là những chuyến công du của tầng lớp quý tộc, các tướng lĩnh phong kiến... Đến thời kỳ hiện đại, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra một trang mới trong lịch sử ngành du lịch thế thới. Sự xuất hiện của tàu hoả vào thế kỷ XVII; sự phát minh ra máy bay... đã giúp ước mơ được đi xa hơn của con người trở thành hiện thực. Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội của con người. Ngành du lịch đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên phạm vi toàn cầu. Thuật ngữ Du lịch Ngày nay, thuật ngữ “Du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người nhưng liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ của họ. Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá, xã hội của mọi người dân trên toàn thế giới. Du lịch đã trở thành lực lượng kinh tế, xã hội mạnh, chính ở nhiều quốc gia. Đối với một số nước, Du lịch là nguồn thu lớn nhất trong hoạt động ngoại thương. Cùng với sự phát triển kinh tế, Du lịch cũng không ngừng tăng trưởng. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (TWO), năm 2000 có 650 triệu lượt khách du lịch trên toàn thế giới (năm 1997 có khoảng 615 triệu người) và đến năm 2010, con số sẽ đạt tới 937 triệu lượt người [3]. Các số liệu trên cho thấy ngành công nghiệp toàn cầu này phát triển rất nhanh chóng, được đánh giá là ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, thậm chí vượt qua cả các ngành cơ khí, tự động, điện tử và nông nghiệp. Du lịch mang lại lợi nhuận kinh tế cao và là nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho các nền kinh tế. Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về Du lịch dựa theo quan điểm của từng giai tầng trong xã hội. - Đối với người du lịch: Du lịch để thoả mãn nhu cầu giải trí và các ức chế tâm lý trong đời sống hàng ngày cũng như cải thiện, nâng cao sức khoẻ. Đây là cách nhìn nhận phổ biến, rộng rãi nhất. - Đối với nhà kinh doanh cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch: Nhìn nhận Du lịch như là một cơ hội tốt để tạo ra lợi nhuận từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch mà thị trường đòi hỏi. - Đối với Chính phủ, các chính trị gia của nước có hoạt động du lịch: nhìn nhận du lịch là một yếu tố thịnh vượng của nền kinh tế, liên quan đến thu nhập của người dân, liên quan đến nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu thuế từ hoạt động kinh doanh này. - Đối với cộng đồng nơi có hoạt động du lịch: Người dân địa phương nhìn nhận Du lịch như một yếu tố trao đổi văn hoá và vấn đề giải quyết lao động. Sự quan trọng của nhóm này là sự nhìn nhận đúng đắn của các nhà hoạch định và quản lý hoạt động kinh doanh này vì 5
  6. có sự tác động ảnh hưởng có lợi hoặc có hại hoặc cả hai đối với người dân bản địa và du khách nước ngoài. Tóm lại, Du lịch có thể được hiểu là hoạt động đi lại, nghỉ ngơi của con người trong thời gian rảnh rỗi, ra khỏi môi trường sinh hoạt quen thuộc hàng ngày để giải trí, chữa bệnh, nâng cao thể chất, tinh thần, trao đổi, giao lưu văn hoá, thể thao với các giá trị thiên nhiên, kinh tế và văn hoá. Các loại hình du lịch: - Du lịch quốc tế: bao gồm khách từ nước ngoài vào một nước và người của nước đó đi du lịch nước ngoài. - Du lịch trong nước: Người dân của một nước đi du lịch trong nước đó - Du lịch nội địa: là hoạt động gồm du khách từ nước ngoài vào và người dân bản địa du lịch nội trong nước đó. - Du lịch quốc gia: Là hoạt động du lịch của người dân bản địa trong nước đó và đi du lịch nước ngoài. 1.2 Quan niệm về sản phẩm du lịch: a. Sản phẩm du lịch có thể phân chia theo các nhóm: * Các nhóm chương trình du lịch: Bao gồm giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan tự nhiên có tímh chất càng đặc sắc, độc đáo, cá biệt thì càng có giá trị cao. * Cơ sở cư trú: Chú trọng tới sự kết hợp giữa văn hoá truyền thống với hiện đại để tạo nên sự hấp dẫn độc đáo. * Dịch vụ ăn uống: đặc biệt quan tâm tới kỹ thuật chế biến và kỹ thuật trang trí. * Dịch vụ vận chuyển: bao gồm các phương tiện vận chuyển, đi lại, thông tin. * Đồ lưu niệm: tạo ra những sản phẩm lưu niệm đặc trưng cho từng chuyến du lịch, từng địa điểm du lịch. b. Tour (chuyến du lịch) Là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác. Ngày nay, rất nhiều nước quan tâm đến Du lịch vì Du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Các ngành như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại... đều bị ảnh hưởng bởi du lịch và đôi khi cũng phải thay đổi phương hướng và kế hoạch sản xuất để phù hợp với phát triển du lịch. II. CÁC TIÊU CHÍ ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 2.1 Đặc tính độc đáo của một chương trình du lịch - Tour + Tour là một sản phẩm vô hình, người ta không thể nhìn thấy, chạm vào hay miêu tả nó khi chưa tham gia vào. Thay vào đó, người thiết kế tour sẽ xây dựng các tài liệu để giới thiệu sản phẩm của mình bằng lời và thông qua hình ảnh. Vì vậy, khi mua một sản phẩm tour không giống như một vật dụng khác vì cái còn lại sau cùng của một chuyến du lịch chỉ là một ký ức. Vì vậy, sản phẩm này không thể được thay đổi nếu bản thân nó có vấn đề. + Chất lượng của tour phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thái độ và trình độ của hướng dẫn viên, tiêu chuẩn phòng khách sạn, hiệu quả của việc vận chuyển... Một chuyến tour trọn gói luôn luôn nằm trong mối quan hệ không thể tách rời với các sản phẩm của ngành du lịch có chất lượng khác. + Tour là sản phẩm dễ hỏng nếu nó không được sử dụng tại một thời điểm xác định, nó sẽ mất đi vĩnh viễn. + Tour là một phương tiện căn bản để nối khách du lịch với một điểm du lịch đã được chọn. 6
  7. 2.2 Sự hấp dẫn của một chuyến tour: Thật khó khi xác định tour này có hấp dẫn hay không bởi vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà đặc biệt là khách hàng. Chính vì vậy ta chỉ có thể xem xét ở những khía cạnh chung nhất, đó là: Một chuyến tour trọn gói sẽ giúp du khách hiểu biết hơn với một nhân viên hướng dẫn chuyên nghiệp, có kiến thức và thông thạo khu vực, ngôn ngữ và giàu kinh nghiệm đi du lịch. Một chuyến tour trọn gói cung cấp cho du khách sự thuận tiện và dễ dàng trong việc đi du lịch. Trong một thời gian ngắn họ có thể đi thăm nhiều nơi và tiết kiệm nhiều thời gian. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng, đó là nội dung của tour. Bên cạnh các dịch vụ kèm theo trong tour, phần nội dung của tour rất quan trọng, nó thể hiện ý tưởng của điểm tham quan như: văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch: Sự thành công của một tour là điều mà các nhà tổ chức, điều hành luôn mong muốn đạt được khi tung các tour ra thị trường. Họ có thể đo lường được mức độ thành công của các tour thông qua việc so sánh các kết quả đạt được với những mục tiêu, chỉ tiêu đã được đặt ra từ trước. Dựa vào kết quả so sánh đó, họ sẽ xác định được sản phẩm tour thành công ở những mặt nào, thuộc những giai đoạn nào trong quá trình thiết kế sản phẩm. Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công của một tour du lịch: Những người có liên quan trực tiếp trong thực hiện tour, đó là: Du khách; các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách; Chính quyền tại địa bàn du lịch và dân cư địa phương. Nhóm các yếu tố cấu tạo nên tour: Phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú; bữa ăn, đồ uống; tham quan cảnh đẹp và các sự kiện, đại diện địa phương; quản lý hành chính, các loại thuế; dịch vụ hướng dẫn và các yếu tốt khác. Các yếu tố khách quan như: điều kiện thời tiết, mưa bão, lũ lụt hoặcc các vấn đề khác như xe hỏng, khách sạn hết phòng, khách gặp rủi ro, tắc nghẽn giao thông… Mức độ ảnh hưởng tới sự thành công của các yếu tố trên là như nhau bởi vì tour du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan. Do vậy, nếu như một trong những thành phần của tour không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần khác cho dù các thành phần đó được thực hiện một cách hoàn hảo. Điều đó đòi hỏi ngành du lịch phải có sự tiêu chuẩn hoá về chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch khi cung cấp cho du khách III. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH QUỐC TẾ Du lịch chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt Du lịch quốc tế cung cấp các cơ hội việc làm, tăng thu nhập, tăng tổng sản phẩm quốc nội, đa dạng hoá nền kinh tế, mở rộng giao lưu văn hoá, bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống dân tộc, môi trường, khuyến khích người dân bản địa nhận thức học hỏi thêm các nền văn hoá khác... Hiệu quả kinh tế và thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khách nước ngoài, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ và cơ sở hạ tầng nói chung. Chúng ta phải biết tận dụng những lợi thế tự nhiên sẵn có và phát huy khả năng sáng tạo, năng động của chính bản thân mình thì mới đạt được nhiều thành công trong Du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Du lịch quốc tế là một ngành kinh tế xã hội thu hút hàng tỷ người tham gia và nó liên quan đến rất nhiều ngành nghề. Du lịch quốc tế đòi hỏi các ngành khác phải phát triển và mở rộng theo. Tuy nhiên, nó mang lại những nguồn lợi rất lớn như bán được các sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống; Mức tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp cũng gia tăng; Du lịch quốc tế cũng đã làm thay đổi nhiều mặt ở các vùng sâu vùng xa, nơi mà kinh tế còn phát triển chậm, đời sống và nhận thức của người dân còn kém... 7
  8. 3.1 Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành: Doanh nghiệp lữ hành hay công ty điều hành tour du lịch có thể được hiểu là việc một công ty bán các sản phẩm du lịch trực tiếp đến khách hàng hay gián tiếp qua các đại lý du lịch. Quản lý điều hành khu vực chịu trách nhiệm vạch kế hoạch, phát triển quảng cáo, điều hành thực hiện các sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch chính là các tour du lịch. Chỉ có sau khi kết thúc chuyến du lịch, khách hàng mới biết và đánh giá được chất lượng sản phẩm họ đã mua. Sản phẩm du lịch tốt hay xấu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chỗ ăn, ở, thực phẩm, hoạt động của tour, phương tiện đi lại, dịch vụ... Kinh doanh du lịch là sự tổng hợp của nhiều công đoạn từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc tour. Đối với khách du lịch, đại lý du lịch như một người trung gian, thay mặt khách hàng sắp xếp mọi thứ từ vé tàu xe, khách sạn, đồ ăn, các dịch vụ khác.. Có thể coi đại lý du lịch là một chuyên gia tư vấn về du lịch vì họ hiểu tường tận các chi tiết vốn có trong du lịch mà khách không thể biết hết được. 3.2. Đặc trưng của hoạt động du lịch quốc tế: gồm 3 đặc trưng: Thiết kế tour, giới thiệu và khai thác khách hàng. Du lịch được coi như một cầu nối giữa khách du lịch và các hoạt động khác liên quan đến du lịch như nhà hàng, khách sạn, đi lại, thức ăn đồ uống, giải trí, thể thao... Đặc biệt du lịch quốc tế giúp những con người có nền văn hóa khác nhau, lối sống khác nhau hiểu và học hỏi nhau nhiều hơn, gần gũi và làm bạn với nhau nhiều hơn. Chức năng chính của các hoạt động du lịch là giới thiệu các thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp đến du khách. - Hoạt động của các công ty lữ hành gồm 4 nhóm việc như sau: - Nhóm chuẩn bị lịch trình - Nhóm tổ chức và thực hiện lịch trình - Nhóm quảng bá và giới thiệu sản phẩm - Nhóm khai thác khách hàng. Kinh doanh du lịch có thể được hiểu là một đơn vị kinh tế được thành lập và điều hành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nó đóng một vai trò trung gian giữa cung và cầu trên thị trường du lịch, tiêu thụ được hàng hoá cả trong và ngoài nước. Kinh doanh du lịch được phát triển dựa trên 2 nguồn khách: Khách trong nước và quốc tế. Lữ hành nội địa là khai thác và bán chương trình đến khách trong nước, chức năng và nhiệm vụ của điều hành du lịch được thực hiện trong nước, trong khi lữ hành quốc tế nhằm đến thị trường nước ngoài, chức năng và nhiệm vụ của điều hành có thể được thực hiện hoặc trong nước hoặc nước ngoài. Đội ngũ nhân viên của ngành du lịch phải kể đến chính là các hướng dẫn viên du lịch bởi vì họ chính là người liên quan trực tiếp đến khách hàng và chương trình. Chức năng chính của họ là giới thiệu thông tin về cảnh quan, lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, tập quán sinh sống nơi họ đến tham quan. Chất lượng chương trình có tốt hay không phụ thuộc một phần lớn vào người hướng dẫn, hướng dẫn viên phải làm cho du khách hài lòng và cảm thấy thích thú bằng trình độ hiểu biết nghiệp vụ, tâm lý và khả năng truyền đạt thông tin. Như vậy, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của người hướng dẫn là rất quan trọng trong kinh doanh lữ hành. 3.3 Chiến lược quản lý sản phẩm: a. Danh mục sản phẩm: Lập danh mục sản phẩm, các tour là công việc rất quan trọng. Mục đích chính của công việc này giúp cho việc ra quyết định gia tăng hay giảm đầu tư vào từng loại sản phẩm. Tiêu chuẩn được xem xét tới chính là mức độ hấp dẫn. Căn cứ vào mức độ hấp dẫn của mỗi sản phẩm du lịch, nhà quản lý sẽ quyết định đầu tư mạnh vào sản phẩm nào. Dưới đây là một số yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn của từng sản phẩm du lịch Thị phần thị trường 8
  9. Sức tăng trưởng thị trường Chất lượng thị trường Sự phối hợp với việc xác định nhiệm vụ của vùng Vị trí của các đối thủ cạnh tranh Thông thường sản phẩm được phân loại trên cơ sở xem xét các yếu tố về thị phần thị trường và mức tăng trưởng của thị trường. Theo tiêu chí này có 4 loại sản phẩm: Thị phần Sự tăng Lớn Nhỏ trưởng của thị phần Cao Sản phẩm bốn sao Sản phẩm hai sao Thấp Sản phẩm ba sao Sản phẩm một sao b. Quản lý sản phẩm hiện có: Sau khi lập được danh mục sản phẩm, xác định mức hấp dẫn của chúng, cần phải có một hệ thống theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của mỗi sản phẩm. Mục đích chính của việc thiết lập hệ thống này là để phát hiện ra những vấn đề của mỗi sản phẩm, từ đó đề ra phương thức giải quyết các vấn đề này. Xây dựng các chỉ Hệ thống kiểm tra lại tiêu về hiệu quả các sản phẩm sản phẩm Chiến lược loại trừ Xác định những sản các vấn đề phẩm có vấn đề Hệ thống kiểm tra việc thực hiện của sản phẩm c. Phát triển sản phẩm mới: * Quá trình phát triển sản phẩm mới: - Phân tích thị trường: Tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tìm cơ hội trong những thị trường mới. Căn cứ vào mức độ hấp dẫn của mỗi sản phẩm du lịch, nhà quản lý sẽ quyết định đầu tư mạnh vào sản phẩm nào. Dưới đây là một số yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ hấp dẫn của từng sản phẩm du lịch - Thiết kế sản phẩm: Dựa trên những nghiên cứu, điều tra về khách - Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm: xem xét và đo lường các phản ứng của thị trường đối với sản phẩm. - Giới thiệu sản phẩm: đưa sản phẩm vào thị trường. * Những tiêu chí cho việc lựa chọn sản phẩm mới: - Nên có một nhu cầu đủ lớn từ phía ít nhất một khúc đoạn thị trường quan trọng đối với sản phẩm của mình - Sản phẩm mới khi được tạo ra phải phù hợp với các sản phẩm hiện có và phải phù hợp với những ấn tượng đã có sẵn của mỗi điểm du lịch. - Bất cứ một sản phẩm mới nào cũng phải được đề xuất xem xét trên khả năng sẵn có của tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực. 9
  10. - Khi phát triển sản phẩm mới phải chắc chắn ảnh hưởng của nó được trải đều cho toàn vùng, toàn quốc. - Sản phẩm mới phải phục vụ cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng một nhóm người. d. Vòng đời sản phẩm: Quan niệm về vòng đời sản phẩm hay chu kỳ sống của sản phẩm được hiểu là các vùng du lịch, các loại sản phẩm du lịch đều phải trải qua các giai đoạn của vòng đời sản phẩm từ khi nó được tạo ra đến khi mất đi. Chu kỳ của sản phẩm có thể ngắn hay dài, nó có quá trình bắt đầu từ khi khai sinh, phát triển, đình trệ đến suy thoái. Nếu ta xác định được đúng lúc thì sự suy thoái của sản phẩm có thể tránh được bằng cách đổi mới hay cải tiến sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch cũng như bao sản phẩm khác, gồm các giai đoạn sau: - Giai đoạn tham gia vào thị trường - Giai đoạn thăm dò - Giai đoạn phát triển - Giai đoạn củng cố - Giai đoạn đình trệ - Giai đoạn suy thoái hay một giai đoạn mới được bắt đầu. Số lượng Giai Đình trệ khách đoạn mới Củng cố Suy thoái Phát triển Thăm dò Tham gia Thời gian Các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm du lịch 3.4. Các hoạt động chuyên biệt của lữ hành quốc tế: Như đã đề cập ở trên, hoạt động của lữ hành quốc tế được chia thành 4 nhóm: Giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn và phân phối sản phẩm. * Mỗi một hoạt động sản xuất tạo ra một sản phẩm riêng. Sản phẩm là các sản phẩm vô hình, chính là các tour, các dịch vụ đi kèm. Công ty lữ hành bán các tour trọn gói tới khách gồm đưa đón, đi lại, ăn ở, tham quan... Mỗi dịch vụ như vậy đòi hỏi phải thực hiện chính xác và ăn khớp với nhau mới tạo ra được một tour có chất lượng cao. Đối với du lịch, quá trình sản xuất bao gồm nghiên cứu thị trường và xây dựng chương trình tour, đặc biết là các tour trọn gói; tìm hiểu thị trường để tìm ra nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính của khách hàng để đáp ứng cho phù hợp. Mặt khác, hoạt động cung cấp dịch vụ cũng cần được chú ý. Dựa trên nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường, nhà kinh doanh lữ hành phải lưu ý tới 3 yếu tố: Yếu tố kỹ thuật: Lịch trình, phương tiện đi lại, nơi tham quan, thời lượng đi, nghỉ, ngôn ngữ giao tiếp...); Yếu tố kinh tế: Giá cả tour, chi 10
  11. phí, hoa hồng trả đại lý, hướng dẫn, lợi nhuận...; Yếu tố pháp lý: an ninh và an toàn cho du khách... Có hai loại chương trình tour: Tour từng phần và tour trọn gói. Tour trọn gói đảm bảo cho khách một chuyến du lịch hoàn hảo vì giá rẻ, chất lượng tour được đảm bảo bởi công ty kinh doanh lữ hành... * Cung cấp thông tin: Du khách luôn muốn biết rất nhiều các thông tin về tour mà họ định mua. Nhà kinh doanh có thể cung cấp các thông tin đến khách hàng qua quảng cáo, tiếp thị bằng các tài liệu quảng cáo, báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng, các hội thảo và triển lãm du lịch... * Tư vấn: Nhà kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác, hấp dẫn làm sao để khuyến khích khách hàng lắng nghe, tham khảo và đi đến quyết định mua tour, đặc biệt khi khoảng cách địa lý xa. * Phân phối: Nhà kinh doanh phân phối các sản phẩm của họ qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp là nhà kinh doanh bán và điều hành phục vụ khách hàng một cách trực tiếp. Kênh phân phối gián tiếp, các tour không được bán trực tiếp cho người du lịch và mà thông qua các đại lý trung gian khác nhau. Tuy nhiên giá tour đến tới khách hàng giữa các kênh phân phối không có nhiều khác biệt vì các đaị lý du lịch thường được hưởng mức chiết khấu cho giá các dịch vụ. Nhà kinh doanh du lịch cũng có thể phân phối sản phẩm qua các kênh đặc biệt khác như các công ty du lịch khác, các văn phòng cộng tác viên, các tổ chức có nhiều thành viên, nhiều khách sạn ở nước ngoài... Nhà kinh doanh có thể lựa chọn các kênh phân phối khác nhau một cách linh hoạt tuỳ theo các sản phẩm, dịch vụ mà tour đòi hỏi. Hệ thống tổ chức phân phối trong du lịch có tính đặc thù bởi vì sản phẩm du lịch là vô hình và khách thường phải trả các chi phí trước khi được hưởng các dịch vụ đã mua. Quá trình thiết kế và phân phối sản phẩm thường diễn ra đồng thời. Nhà kinh doanh phải sắp xếp hướng dẫn viên, liên hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ, cung cấp thông tin đến khách hàng, kết nối các công đoạn và thực hiện tour. Hướng dẫn viên có nhiệm vụ nghiên cứu thông tin về khách hàng, lịch trình chuyến đi, lên kế hoạch và theo dõi và thực hiện những thay đổi phát sinh trong quá trình thực hiện tour, nắm bắt tâm lý, thói quen của du khách, làm cho du khách cảm giác thoải mái, tin tưởng, muốn quay trở lại. Trên đây là những đặc điểm khác biệt trong lữ hành quốc tế. Các công việc thường phức tạp, đòi hỏi có kỹ năng chuyên môn cao vì đối tượng phục vụ là khách nước ngoài có vốn hiểu biết nơi họ đến còn chưa nhiều. 3.5 Mối quan hệ giữa du lịch quốc tế và các hoạt động khác trong ngành du lịch Mỗi một dịch vụ kinh doanh đơn lẻ như nhà hàng khách sạn, đồ ăn thức uống, đi lại, giải trí... được ngành kinh doanh du lịch nối kết với nhau thành một dịch vụ tổng hợp, liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên một sản phẩm gói hoàn hảo. Nơi khách nghỉ ngơi như khách sạn, nhà trọ rất được coi trọng. Trong những ngày xa nhà, phải ở nơi hoàn toàn khác biệt, du khách mong muốn có một chỗ nghỉ an toàn. Ngày nay, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài không những đòi một chỗ nghỉ an toàn mà còn phải sang trọng, đầy đủ tiện nghi, nhân viên phục vụ phải thân thiện, nhiệt tình và chuyên nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của từng loại khách. Du khách thường muốn biết các điểm đặc trưng của nơi họ sẽ đến. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, khách nước ngoài thường có thu nhập cao nên họ nhu cầu ăn uống không nhiều, họ muốn thưởng thức các món ăn như một nghệ thuật ẩm thực, văn hoá ẩm thực tinh tế. Vì vậy, món ăn trong các nhà hàng khách sạn phải đa dạng, phong phú, và có chất lượng cao, cách bài trí đẹp, cách bảo quản sạch sẽ, chuyên nghiệp. Đối với du 11
  12. khách, nhu cầu thưởng thức một đặc sản nào đó của một vùng cũng là một lý do để họ đi du lịch. Phương tiện đi lại cũng không kém phần quan trọng. Khách thường phải di chuyển những chặng đường ngắn hoặc dài giữa các điểm du lịch với các điều kiện khí hậu khác nhau nên các phương tiện hiện đại, tiện nghi làm khách thoải mái, thư giãn cũng là điều rất cần thiết. Ngoài các dịch vụ kể trên, các dịch vụ khác như giặt là, đặt vé máy bay, làm visa, các thủ tục quốc tế... cũng rất cần thiết đối với khách quốc tế. Tất các cả dịch vụ được phục vụ chu đáo, tận tình, đúng mực cùng với các hoạt động tham quan, giải trí, các lễ hội độc đáo có thể thu thú và khuyến khích du khách ở lại lâu hơn. KẾT LUẬN Chương một đề cập đến các vấn đề cơ sở của hoạt động du lịch, khách du lịch nói chung cũng như hoạt động du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế nói riêng; Một số nét đặc thù trong hoạt động du lịch quốc tế; Vai trò quan trọng và ảnh hưởng của du lịch quốc tế, như là một cầu nối với các ngành kinh tế khác. 12
  13. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY: 1.1. Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản: Thị trường khách du lịch là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích thị trường khách du lịch là một cơ sở khoa học để lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch 1.1.1 Thị trường du lịch nội địa Khách du lịch nội địa (Đơn vị tớnh: ngàn người) 12500 14000 11800 12000 110 100 0 10000 1997 1998 960 1999 2000 2001 2002 8500 8000 6000 4000 2000 Nguồn: Báo cáo thống kê phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch - 2002 1.1.2. Khách du lịch quốc tế 13
  14. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2400000 (Đơn vị tớnh: lượt người) 2200000 2395780 2000000 2330050 1800000 1600000 21401000 1400000 1200000 1000000 1781754 1715637 800000 600000 1520128 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nguồn: Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam - Tổng cục Du lịch - 5/2003 (http://www.vietnamtourism.com) Thị trường khách quốc tế có thể phân theo 3 tiêu chí cơ bản - [4] * Theo quốc tịch: Các thị trường then chốt của Du lịch Việt nam bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản, ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ... Những đặc điểm cơ bản của thị trường này được đánh giá như sau: Thị trường khách Trung Quốc: Tăng nhanh từ 484.102 khách năm 1999 lên 724.385 khách năm 2002, tăng trung bình 11,5%/năm. Thị phần tăng từ 27,17% (1999) lên 29,12% (2002). Mục đích chủ yếu qua lại buôn bán, thăm quan; Phương tiện chủ yếu là đường bộ; Ngày lưu trú trung bình từ 3-4 ngày; Mức chi tiêu thấp: Trung bình 25USD/ngày; Đóng góp vào tổng thu nhập thấp : năm 2002 chiếm 27,56% về số khách nhưng chỉ chiếm 3,4%/tổng thu nhập toàn ngành. Thị trường khách Đài Loan: Tăng từ 70.143 khách (1992) lên 224.127 khách (1995); Chiếm thị phần 16-18%. Từ 1996-1999: giảm nhanh, chỉ còn 173.920 khách năm 1999 (chiếm 9,76%). Tuy nhiên, đến năm 2002 lượng khách Đài Loan đã đạt 211.072 lượt người. Mục đích chủ yếu là thương mại kết hợp thăm quan; Phương tiện chủ yếu là máy bay; Khả năng chi tiêu cao. Thị trường khách Nhật Bản: Tăng 113.514 khách (1999) lên 279.769 lượt người Năm 2002, trung bình tăng 23,7%/năm; Thị phần chiếm 10,6% tổng số khách; Mục đích chính: Tham quan du lịch, thương mại… Phương tiện chủ yếu là máy bay; Lưu trú trung bình 5-7 ngày; Khả năng chi tiêu cao: TB 141,1USD/ngày/người; đóng góp cao cho thu nhập của Ngành: năm 2002 chiếm tới 11,5%. Thị trường khách ASEAN: Chiếm khoảng 12,9%, chủ yếu là Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia. Mục đích chính: Thương mại 57,1%; thăm thân 21,4%; tham quan
  15. du lịch… Ngày lưu trú ngắn, trung bình 2-3 ngày. Phương tiện chính là đường bộ… Khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là khách thương mại (150USD/ngày/người). Khả năng đóng góp cho tổng doanh thu của ngành 10% năm 2002. Thị trường khách Tây Âu: Chủ yếu là Anh, Pháp, Đức. Thị trường này tăng khá nhanh: trung bình 28,9% (1999-2001), chiếm thị phần khoảng 7-10% tổng số khách. Là thị trường quan trọng, khách có khả năng chi trả rất cao. Mục đích chủ yếu là tham quan du lịch (86,7%), thương mại (4,5%), thăm thân (3,4%). Thời gian lưu trú thường dài, trung bình 1- 3 tuần, phổ biến tù 7-10 ngày. Chi tiêu trung bình đạt 76USD/ngày/người. Đóng góp cho tổng doanh thu của ngành 15,1% năm 2002. Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): là thị trường có mức tăng trưởng cao, trung bình 48,5%/năm (1999-2002); Thị phần tăng nhanh từ 3,31% (1992) lên 11,81% (1999). Mục đích chủ yếu: tham quan du lịch (80,1%), thương mại (12,6%), thăm thân (2,1%) và các mục đích khác(5,2%). Ngày lưu trú trung bình khoảng 7-10 ngày. Phương tiện chính là máy bay; Chi tiêu trung bình khoảng 100USD/ngày/người (thương mại là 165USD, tham quan du lịch 84,5USD…) đóng góp cho tổng doanh thu của ngành rất cao, đạt 22,7% năm 2002. * Theo mục đích chuyến đi: Tham quan du lịch: Mức độ tăng trưởng tương đối cao, đạt trung bình 20,07%/năm (1999- 2002), từ 837.550 khách năm 1999 lên 1.138200 khách năm 2002. Về thị phần: từ 47%- 55% trong tổng số khách. Có khả năng thanh toán tương đối cao: 70-80USD/ngày/người, ngày lưu trú trung bình khoảng 7-8ngày. Năm 2002 chiếm 55% thị phần về khách nhưng chiếm 62,7% thị phần về doanh thu. Khách thương mại du lịch: chiếm khoảng 14,9-18,9% thị phần, tăng trưởng trung bình: 10,1% năm(1999-2002). Tuy nhiên khách có khả năng chi trả tương đối cao: 160USD/ngày/người, thời gian lưu trú khoảng 5-6 ngày, khả năng đóng góp cho tổng doanh thu lớn: năm 2002 chiếm 16,9% số khách nhưng chiếm 20,9% tổng doanh thu. Khách thăm thân: tăng từ 337.086 khách (chiếm 18,92% tổng số ) năm 1999 lên 430.994 khách năm 2002, tuy nhiên mức tăng không ổn đinh qua các năm. Trung bình tăng 10,9%/năm. Mức chi tiêu thấp (khoảng 20USD/ngày/người), ít lưu trú trong hệ thống khách sạn. Năm 2002 chiếm 16,4% tổng số khách nhưng chỉ chiếm 8,5% thị phần về doanh thu. Sự biến động về thị phần nói chung không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập chung của ngành Du lịch. * Theo phương tiện vận chuyển: Đường không: từ 1.022.073 khách (1999) tăng lên 1.540.108 khách năm 2002. Mỗi năm tăng 11,47%. Thị phần tăng nhẹ qua các năm. Ngày lưu trú trung bình khoảng 7-8 ngày. Mức chi tiêu trung bình khoảng 90-95USD/ngày/người. Sự đóng góp trong tổng thu nhập rất lớn, năm 2002 chỉ chiếm 58,35% thị phần nhưng chiếm 87,7% tổng doanh thu. Đường bộ: Tăng từ 571.749 người năm 1999 lên 778.800 người năm 2002, tăng trung bình 12%/năm. Thị phần tăng nhanh và liên tục Ngày lưu trú trung bình thấp, mức chi tiêu thấp (20-50USD/ngày/người), đóng góp cho thu nhập hạn chế. Năm 200 chiếm 30,11% thị phần về số lượng nhưng chỉ chiếm 8,9% thị phần về thu nhập. Đường biển: Tăng từ 187.932 khách năm 1999 lên 309.080 năm 2002 tăng 15,145%. Đối tượng là khách Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc, Tây âu… Lưu trú ngắn, khoảng 2-3 ngày, không sử dụng các dịch vụ lưu trú mà chỉ sử dụng một số dịch vụ trên mặt đất như phương tiện vận chuyển, lệ phí tham quan, mua hàng lưu niệm, lệ phí visa. Mức chi tiêu hạn chế, trung bình 25USD/ngày/người, khả năng đóng góp vào thu nhập của ngành không đáng kể. Năm 2002 chiếm 10,54% thị phần về khách nhưng chỉ chiếm 2-4% tổng thu nhập. 15
  16. Qua việc nghiên cứu các tiêu chí nêu trên, ta có thể đánh giá chung về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt nam như sau: + Về số lượng, trong ba năm 1999-2002, số khách du lịch quốc tế đến Việt nam có gia tăng nhưng không ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều giảm ở năm 2000. + Thị trường Trung quốc có tốc độ gia tăng cao, liên tục, chiếm thị phần lớn nhất (có thể nói là phát triển bền vững), nhưng đây là thị trường có mức chi tiêu thấp nhất, có ngày lưu trú thấp nhất nên hiệu quả về kinh tế chưa cao. + Các thị trường có khả năng chi tiêu cao như Nhất bản, Hàn quốc, Pháp, Mỹ.. có mức tăng trưởng tương đối ổn định . Mặc dù thị trường này có lúc suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần và ảnh hưởng đến thu nhập của ngành nhưng sự suy giảm này là không đáng kể. Với những thị trường này cần có những chiến lược cụ thể (về sản phẩm, về giá cả …) để khuyến khích và thu hút ngày càng nhiều, góp phần tăng trưởng ổn định và lâu dài các thị trường nói trên. + Thị trường khách tham quan du lịch thuần tuý là thị trường có thị phần lớn nhất, có ngày lưu trú dài nhất, có khả năng chi trả tương đối cao. Thị trường này phát triển tương đối ổn định và hiệu quả, đóng góp một phần lớn cho tổng thu nhập của ngành. Đối với thị trường này cần mở rộng các điểm tham quan mới, tổ chức các tour mới hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều khách hơn. + Thị trường khách du lịch thương mại chiếm thị phần thấp nhất, nhưng đây lại là thị trường có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng đóng góp đáng kể cho tổng thu nhập toàn ngành; đây cũng là thị trường có ý muốn quay trở lại Việt Nam .Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường này phát triển không ổn định, có chiều hướng suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần. Đối với thị trường này cần có những chính sách, những ưu đãi nhất định về đầu tư để thu hút và hấp dẫn họ vào Việt Nam. Thị trường khách du lịch hàng không là thị trường quan trọng nhất: Chiếm thị phần cao nhất, có khả năng chi tiêu cao nhất, có ngày lưu trú dài nhất, đóng góp cho tổng thu toàn ngành lớn nhất. Tuy nhiên, trong thời gian qua lại tăng trưởng chậm, mặc dù số lượng có tăng lên nhưng thị phần có xu hướng giảm dần. Đây là một yếu tố không có lợi cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Để thu hút được nhiều khách du lịch hàng không, cần có sự phối hợp kinh doanh giữa hai ngành Du lịch và Hàng không. Khách du lịch đường bộ và đường biển vào Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần. Tuy nhiên, đây là những thị trường có khả năng chi tiêu thấp, ngày lưu trú ngắn… nên đóng góp cho tổng thu nhập của ngành còn hạn chế. Sự biến động của các thị trường này ảnh hưởng rất nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch. 1.2. Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu thị trường: Qua các thống kê của báo du lịch cho thấy, hầu hết các chương trình du lịch được đem ra quảng cáo, bán hiện nay đều chưa đáp ứng được những nhu cầu cụ thể của du khách. Các chương trình đó đơn thuần chỉ là những chương trình được tạo ra để trưng bày, để chào mới. Thị trường khách nói chung chưa được xem xét, nghiên cứu một cách kỹ càng. Chính vì vậy các chương trình du lịch được thiết kế chưa sát với nhu cầu thị trường. Dưới đây là một số ý kiến của khách đi du lịch ở Việt nam: * Một khách nước ngoài đi Tour xuyên việt 10 ngày do công ty Deithelm Travel Việt nam tổ chức, ông nói rằng: - Ông hài lòng về chất lượng và phong cách phục vụ - Thời gian của chương trình quá ngắn - Một số điểm như Hà nội, Hạ Long không đủ thời gian để tham quan và tìm hiểu - Ông góp ý: với chương trình 10 ngày nên tạo những điểm nhấn quan trọng, không nên chia số ngày đều nhau cho mỗi điểm mà nên dành nhiều thời gian hơn cho các điểm du lịch đẹp, hấp dẫn. 16
  17. (Tuần báo Du lịch số 24 (189)ngày 15/6/2001) * Thêm một ý kiến khách cho các chương trình du lịch cuối tuần ngắn ngày cho khách nội địa: Về cơ bản, các chương trình du lịch cuối tuần thuận tiện cho khách du lịch công sở và trường học. Đối với các đối tượng khác thì các chương trình này thường không được coi là phù hợp, bởi vì với đối tượng khách này: - Họ thường đi nghỉ cùng gia đình, bạn thân cho nên họ không thích đi ghép đoàn, họ thích tự do hơn về thời gian và tham quan - Họ thường đi tự túc vì đã theo tour là phải theo tập thể, theo những quy định chung của chương trình về ăn ngủ, nghỉ... - Các điểm du lịch và chương trình du lịch của các công ty tương đối giống nhau nên tạo cảm giác nhàm chán - Đối với khách Việt đi tour 2 ngày thì chưa thoả mãn, thừa thời gian, còn 1 ngày thì các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu. (Tuần báo Du lịch số 23 (188) ngày 8/6/2001) Từ những nhận xét của khách, ta thấy rằng nội dung các chương trình còn chưa phù hợp với thời gian của chương trình. Một số chương trình thừa thời gian, tạo cho khách cảm giác nhàm chán, ngược lại, một số chương trình thì quá ít thời gian để tham hết các điểm... Có thể kết luận: Các chương trình du lịch ở nước ta chưa phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm du lịch mang tính đơn điệu và lặp lại, nội dung chương trình chưa có sự đổi mới để tạo yếu tố hấp dẫn, nội dung nghèo nàn và chương trình thường bị cắt khúc giữa các vùng, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá cả, các chương trình chậm đổi mới do vậy chưa bám sát được nhu cầu thực tế của thị trường. II. TÌNH HÌNH KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Tình hình chung: Hiện trên cả nước có 14 Sở du lịch, 47 Sở thương mại du lịch,trên 1000 doanh nghiệp lữ hành thuộc mọi thành phần, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 150 nghìn lao động trực tiếp, 3000 lao động gián tiếp trong ngành du lịch, 13 trường và trung tâm dạy nghề khách sạn, 9 trường đại học có khoa Du lịch. [5] Hầu hết các hoạt động lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp là việc đón khách nước ngoài vào Việt nam để du lịch, trước đây chủ yếu là du khách các nước gần kề hoặc có quan hệ với Việt nam, đến nay Việt Nam đã đón được rất nhiều khách từ khắp các châu lục do Việt nam mở rộng quảng bá về Du lịch. Các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh du lịch quốc tế vẫn chiếm ưu thế, thu nhập tăng đều mỗi năm vừa hoàn thành nộp ngân sách Nhà nước vừa tăng thu nhập cho nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn đầu tư vốn, mở rộng trang thiết bị, đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ... Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển các ngành khác, ngành du lịch quốc tế có phần tăng trưởng chậm hiệu quả kinh tế chưa cao, lợi nhuận không ổn định, mặc dù chất lượng quản lý đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Đầu những năm 90, doanh nghiệp lữ hành mọc lên như nấm, một số công ty sản xuất quốc doanh cũng tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Một số công ty nhà nước đứng ra bảo trợ cho một số công ty tư nhân mở văn phòng du lịch và được coi như một chi nhánh của công ty. Các cửa hàng ăn uống, shop bán lưu niệm xuất hiện ngày càng nhiều, phần lớn là để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của người Việt Nam và khách nước ngoài. Tuy nhiên, cho một mục tiêu lâu dài, sự quản lý không chặt chẽ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hoạt động du lịch cả nước. Nhiều công ty nhỏ và văn phòng du lịch vì không đủ kinh nghiệm mở rộng và khai thác thị trường, không đủ sức cạnh tranh với các công ty chuyên môn lớn nên đã hạ giá thành kéo theo chất lượng dịch vụ kém, rút ngắn thời gian 17
  18. thực hiện tour và gây ra một tâm lý mất tin tưởng ở du khách. Khi đến mùa du lịch, tình trạng “chiến tranh giá cả” đã xảy ra, gây ra ảnh hưởng xấu cho uy tín của ngành Du lịch Việt Nam và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lữ hành quốc tế. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã giúp các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế trốn thuế, thậm chí một số văn phòng du lịch và thương mại nước ngoài không được phép kinh doanh du lịch cũng tham gia kinh doanh. Trong những năm qua, quản lý trong ngành du lịch chưa tốt và hoạt động du lịch cũng chưa xứng với tiềm năng, song lực lượng lao động du lịch cũng tăng đáng kể. Thống kê ở bảng dưới đây cho thấy sự tăng trưởng mạnh về nguồn lao động ở Du lịch Việt nam Lao ®éng trong ngµnh du lÞch giai 150.000 180.000 135.000 130.000 150.000 120.000 98.700 120.000 81.760 90.000 60.000 30.000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguån: ViÖn NCPT Du lÞch - 2001 Trong những năm gần đây, do sức cạnh tranh của thị trường, việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên cho du lịch, đặc biệt là các công ty liên doanh đòi hỏi chất lượng cao. Do chiến lược phát triển tổng thể của Tổng cục Du lịch Việt Nam nên nguồn nhân lực cho du lịch rất dồi dào, tuy nhiên vẫn thiếu nhân viên có trình độ thực sự cao cấp. Nguồn nhân lực du lịch ở trình độ cơ sở chiếm khoảng 85%. Đây cũng là một mặt kém sức hấp dẫn du khách nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp đào tạo nhân viên bằng cách thuê giáo viên du lịch giảng dạy ngắn hạn, nên nhân viên thường thiếu kỹ năng phục vụ ở mức độ cao. Hầu hết các công ty kinh doanh lữ hành thiếu những nhà quản lý tốt. Quản lý ở đây thường do kinh nghiệm lâu năm được đề bạt, họ có kinh nghiệm, kiến thức thực tế nhưng thiếu trình độ quản lý. Một dự án nghiên cứu được tiến hành ở một số công ty du lịch lớn: Công ty Du lịch Hà nội, Công ty dịch vụ và du lịch Hà nội, Công ty hướng dẫn và điều hành du lịch, Công ty Du lịch Sài Gòn, công ty Thương mại và Du lịch Bến Thành cho thấy những người quản lý đã qua đào đạo quản lý chuyên môn chỉ chiếm khoảng 20%, số còn lại được đào tạo qua các khoá ngắn hạn từ 1 đến 2 tháng. Thực tế khoá đào tạo ngắn như vậy trình độ của họ không được nâng cao bao nhiêu. Đây là thực trạng chung của các doanh nghiệp Nhà nước. Trong cả nước hiện nay có khoảng 2.850 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn, trong đó chỉ 50% là thẻ chính thức, còn lại là loại thẻ tạm thời. Hướng dẫn viên được đào tạo qua đại học chiếm 70%. Họ có khả năng giao dịch với du khách bằng một số ngoại ngữ phổ thông. Tuy nhiên, họ thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hoá, địa lý... Vì thế số hướng dẫn được đánh giá cao còn hạn chế. Chất lượng hướng dẫn viên tuy có đủ về số lượng và đáp ứng được nhu cầu trung bình của du khách, nhưng xét về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thì chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi cao của khách sang trọng. Hơn nữa, nhiều sinh 18
  19. viên tốt nghiệp các trường khác như luật, văn hoá, ngoại ngữ, kinh tế... chưa xin được việc làm đúng sở trường, họ chỉ cần thông thạo ngoại ngữ một chút là có thể xin làm hướng dẫn tạm thời. Chính vì vậy mà lực lượng làm du lịch dồi dào nhưng đáp ứng được như yêu cầu là không nhiều. Đây cũng là lý do làm chất lượng tour bị giảm sút. Hiện nay, lượng hướng dẫn viên tự do khá nhiều. Mặc dù quy định của ngành Du lịch là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, được đào tạo kiểm tra và được cấp thẻ hướng dẫn nhưng số doanh nghiệp thực hiện đúng không nhiều, hầu hết là vi phạm quy định quản lý hướng dẫn, thậm chí có doanh nghiệp có hướng dẫn viên là người nước ngoài. Vì vậy, ngành Du lịch cần có những chế tài nghiêm minh, chặt chẽ hơn nữa để làm giảm và ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra. Một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô lớn như Công ty ty du lịch Việt nam (VINATOUR), Công ty Du lịch Hà nội hoàn toàn có đội ngũ quản lý và nhân viên được đào tạo cơ bản, tuy nhiên đến mùa cao điểm vẫn nảy sinh tình trạng thiếu nhân viên chuyên nghiệp. Lúc này hướng dẫn viên được thuê có thể được đào tạo tốt nhưng khả năng ngoại ngữ, truyền đạt thông tin lại không tốt hoặc ngược lại. Do đó vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Các hướng dẫn viên thực sự chuyên tâm với nghề còn ít. Những người này thường tự tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức mới, khả năng ngoại ngữ, ý thức tìm hiểu văn hoá các nước khác để phục vụ khách tốt hơn, họ lấy công việc làm thước đo cho giá trị nghề nghiệp và thu nhập của bản thân mình. Đó là với những hướng dẫn thực sự yêu thích và tôn trọng nghề nghiệp của họ. Vấn đề đặt ra cho ngành Du lịch Việt nam là làm thế nào để có được nhiều hơn nữa những hướng dẫn viên chuyên tâm như vậy. Đó là một vấn đề không đơn giản khi mà ngành Du lịch cũng chưa thâu tóm hết được những điểm mấu chốt, chưa giải quyết được những ngổn ngang tồn đọng trong khi Du lịch vẫn cứ trên đà phát triển. 19
  20. * Thị trường khách quốc tế chủ yếu vào Việt Nam (đơn vị: người) Năm 2000 Tỷ lệ so 2001 Tỷ lệ so 2002 Tỷ lệ so Nước năm trước năm trước năm trước (%) (%) (%) PHÁP 86.492 100,5 99.700 115,2 111.546 111,9 ANH 56.355 128,5 64.673 114,7 69.682 107,7 ĐỨC 32.058 147,6 39.096 122,0 46.327 118,5 ỂC 68.162 108,1 84.085 123,3 96.624 114,9 MỸ 208.642 99,2 230.470 109,5 259.967 112,8 TRUNG 626.476 129,4 672.846 107,4 724.385 107,7 QUỐC ĐÀI LOAN 212.370 122,1 200.061 94,2 211.072 105,5 HÀN QUỐC 53.452 123,4 75.167 140,6 105.060 139,8 NHẬT BẢN 152.755 134,6 204.860 134,4 279.967 136,6 SINGAPORE 39.100 107,8 32.110 82,12 35.261 109,8 Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam – Tổng cục Du lịch Việt Nam – 5/2003 Việc thống kê, xem xét cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm giúp các công ty lữ hành quốc tế xác định nên tập trung vào việc thu hút nguồn khách ở thị trường mục tiêu nào, xác định khả năng chi trả, xác định loại hình dịch vụ nào cho phù hợp với từng dòng khách để xây dựng nhưng chương trình du lịch phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách quốc tế. * Doanh thu từ Du lịch của Việt Nam (1995-2000) Thu nhËp du lÞ giai ®o¹ n 1995 ­ 2000 ch § ¬n vÞ Tû ® : ång ång) 20.000 Doanh thu (tû ® 16.000 12.000 8.000 4.000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Thu nhËp Du lÞ thuÇ tuý ch n 5.258 6.330 7.000 6.400 7.880 9.567 Thu nhËp Du lÞ ch 8.000 10.614 12.919 12.700 14.500 17.400 Báo cáo thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – năm 2002 Theo bảng thống kê thu nhập trên, ta thấy doanh thu của Ngành Du lịch tăng lên không ngừng và khá ổn định qua các năm, tuy nhiên thu nhập từ Du lịch thuần tuý có biến động nhẹ qua các năm do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan: năm 1998 ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, nếu ngành Du lịch Việt nam phát huy hết tiềm năng thì khả năng đóng góp GNP của ngành là rất đáng kể. 2. Lập kế hoạch, bán và thực hiện tour du lịch quốc tế 2.1. Nghiên cứu thị trường và thiết kế tour trọn gói 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2