intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc, phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

189
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài này gồm: Mô tả các thương tật thứ cấp thường gặp ở người tai biến mạch máu não giai đoạn sớm; lập kế hoạch chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não đoạn sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc, phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tai biến mạch máu não (còn gọi là Đột quỵ não) đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề<br /> thời sự cấp thiết của y học nói chung và phục hồi chức năng nói riêng đối với mọi<br /> quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới. Tai biến mạch máu não có thể xảy ra đối với tất<br /> cả mọi người, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, địa phương, hoàn cảnh kinh<br /> tế, xã hội. Tai biến mạch máu não thường xảy ra với những người đang ở trong độ<br /> tuổi lao động và những người trên 50 tuổi, họ đã có nhiều cống hiến cho gia đình và<br /> cộng đồng, họ cần có sự chăm sóc toàn diện của gia đình và cộng đồng cả về y tế và<br /> xã hội. Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường gặp, hàng năm ở Trung Quốc<br /> có khoảng 370 người, Nhật Bản có từ 340 đến 532 người, Việt Nam có từ 288 đến<br /> 416 người trong số 100.000 người dân bị tai biến mạch máu não.<br /> Tai biến mạch máu não là loại bệnh có thể gây tử vong nhanh, có tỷ lệ tử<br /> vong cao, đứng thứ ba sau ung thư và các bệnh Tim mạch. Nếu không tử vong, tai<br /> biến mạch máu não đồng thời cũng là loại bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề dẫn<br /> đến tàn tật nhiều nhất. Trong TBMMN gây ra các thương tật thứ cấp còn khá cao,<br /> theo Nguyễn Mạnh Chiến tỷ lệ thương tật thứ cấp nói chung là 39,5%; trong đó loét<br /> do đè ép là 28,1%; nhiễm trùng phổi 13,2%; nhiễm trùng tiết niệu 11,0%; teo cơ<br /> 16,2%; co rút cơ 7,8% [9].<br /> Theo Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học nước ngoài có từ 1/3 đến<br /> 2/3 người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn;<br /> 17% người bệnh có từ hai loại di chứng trở lên; 71% người bệnh giảm khả năng lao<br /> động; 66% người bệnh không thể trở lại làm việc được vì mất khả năng lao động;<br /> 62% người bệnh giảm các hoạt động xã hội; 51% người bệnh bị phụ thuộc về tự<br /> chăm sóc bản thân; 38% người bệnh giảm khả năng giao tiếp; 11% người bệnh không<br /> tự đi lại; 24% người bệnh phải ở lâu dài trong các cơ sở điều dưỡng hoặc bệnh viện.<br /> Việc phòng ngừa các thương tật thứ cấp như loét do đè ép, nhiễm trùng phổi,<br /> nhiễm trùng tiết niệu, co rút cơ, bán trật khớp vai … là rất quan trọng vì những tổn<br /> thương thứ phát này có khi còn nguy hiểm hơn bệnh, đầu tiên làm cho người bệnh<br /> <br /> 1<br /> <br /> không thể phục hồi lại được có khi tàn tật suốt đời. Do đó, đối với công tác điều<br /> dưỡng là vô cùng quan trọng, cần phải chăm sóc tốt, phục hồi chức năng (PHCN)<br /> ngay từ giai đoạn sớm để phòng ngừa, giảm tỷ lệ thương tật thứ cấp và giảm những<br /> di chứng nặng nề về sau. [9]<br /> Khả năng phục hồi của bệnh nhân TBMMN và các thương tật thứ cấp phụ<br /> thuộc vào việc chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và PHCN. Vì vậy, chúng tôi viết<br /> chuyên đề này với mục tiêu:<br /> 1.<br /> <br /> Mô tả các thương tật thứ cấp thường gặp ở người bệnh TBMMN<br /> giai đoạn sớm.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Lập kế hoạch chăm sóc, PHCN cho người bệnh liệt nửa người do<br /> TBMMN giai đoạn sớm.<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. Giải phẫu sinh lý tuần hoàn não<br /> 1.1.1. Giải phẫu mô tả<br /> Não được tưới máu bởi hai hệ thống động mạch: hệ thống mạch cảnh trong<br /> và hệ thống mạch sống – nền.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Hệ thống mạch cảnh trong:<br /> + Vùng phân bố máu: khoảng 2/3 trước bán cầu đại não.<br /> + Động mạch cảnh trong được tách ra từ động mạch cảnh chung tại máng<br /> cảnh, sau khi chui qua nền sọ đi vào trong não và được tách ra thành 4 nhánh tận:<br /> động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch mắt và động mạch mạc trước.<br /> Mỗi động mạch não chia làm 2 ngành: Loại ngành nông cung cấp máu cho<br /> vỏ não, ngành sâu đi vào trong não.<br /> Có 2 nhánh sâu quan trọng là: Động mạch Heubner (nhánh của động mạch<br /> não trước) và động mạch thể vân ngoài còn gọi là động mạch Charcot (nhánh của<br /> động mạch não giữa).<br /> + Các nhánh bên khác: Động mạch thần kinh sinh ba, tuyến yên, màng não<br /> và tai iữa …<br /> + Đặc điểm: Hệ thống nông và sâu độc lập nhau, các nhánh nông có nối<br /> thông với nhau, nhưng trong hệ thống sâu các nhánh có cấu trúc chức năng của các<br /> nhánh tận.<br /> - Hệ động mạch sống – nền<br /> + Vùng phân bố máu: Thân não, tiểu não, mặt dưới thùy thái dương và thùy chẩm.<br /> + Động mạch phân bổ máu cho thân não gồm 3 nhóm, chúng đi sâu vào thân<br /> não ở các vị trí khác nhau:<br /> Các động mạch trung tâm đi vào theo đường giữa.<br /> Các động mạch vòng ngắn đi vào theo đường bên trên.<br /> Những động mạch vòng dài đi bao quanh mặt bên của thân não và đi sâu<br /> theo đường sau bên.<br /> + Phân bổ máu cho tiểu não có 3 động mạch tiểu não trên, động mạch tiểu<br /> não trước dưới và động mạch tiểu não sau dưới.<br /> + Thùy chẩm và mặt dưới của thùy thái dương được phân bổ máu bởi động<br /> mạch não sau. Về giải phẫu chức năng, động mạch não sau là động mạch não tận.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1.1.2. Giải phẫu bệnh lý<br /> - Nhánh sâu dễ vỡ, vì là động mạch tận nên khi xảy ra các rối loạn về huyết<br /> áp thì phải chỗng đỡ một mình, hơn nữa giữa hai hệ thống tưới máu khác nhau ở nơi<br /> ranh giới của hai động mạch khi có chênh lệch huyết áp cũng dễ bị vỡ mạch.<br /> - Nhánh nông thường chống đỡ tốt hơn với tình trạng huyết áp quá cao vì hệ<br /> thống vi mạch lớn lên có thể san sẻ bớt đi. Nhưng vì nhánh nông vốn lớn nên dễ bị<br /> viêm và do đó dễ bị tắc hoặc nếu có cục máu đông ở đâu đến thì cũng dễ bị lấp<br /> mạch. Như vậy nhồi máu não chủ yếu do tắc nhánh nông.<br /> Đối với các nhánh của chất trắng tuy là động mạch tận vẫn có khả năng<br /> chỗng đỡ tương đối tốt với huyết áp quá cao. Tuy thế vẫn có thể vỡ được và trong<br /> trường hợp đó có thể sinh ra khối máu tụ trong não, thường liên quan đến một dị<br /> dạng mạch não như túi phình mạch hoặc u mạch.<br /> 1.1.3. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hóa ở não<br /> - Lưu lượng tuần hoàn não<br /> + Theo Ingvar và cộng sự, lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn<br /> là 49,8 ml/100g não/ phút (chất xám: 79,7 ml/100g não/ phút; chất trắng 20,5<br /> ml/100g não/ phút).<br /> Ở trẻ em lưu lượng tuần hoàn não ở khu vực lớn hơn ở người lớn. Từ lứa tuổi<br /> 60 trở đi, lưu lượng tuần hoàn não giảm xuống nhanh chóng.<br /> Tốc độ tuần hoàn qua não: Ở người lớn thời gian dòng máu qua não trung<br /> bình từ 6 – 10 giây.<br /> + Theo P.Kalvach (2002), lưu lượng tuần hoàn não là 60 ml/100g/ min. Thể<br /> tích máu não là 4 – 5 ml/ 100g. Thời gian chuyển máu trung bình là 3,2 – 3,5 giây.<br /> - Những yếu tố điều hòa lưu lượng tuần hoàn não:<br /> + Sự tự điều hòa của tuần hoàn não (hiệu ứng Bayllis): khi có sự thay đổi về<br /> huyết áp, mạch máu não tự co (khi tăng huyết áp) hoặc giãn (khi giảm huyết áp) để<br /> thay đổi sức cản duy trì lưu lượng máu tương đối ổn định qua não. Trong đó, huyết<br /> áp trung bình (bình thường 90 – 100 mmHg) có vai trò rất quan trọng. Cơ thể tự<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2