intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

369
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm" tập trung tìm hiểu đặc điểm lâm sàng đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm; xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đau cột sống thắt lưng (CSTL) là một hội chứng thường gặp trên lâm sàng.<br /> Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, chất<br /> lượng cuộc sống của người bệnh.<br /> Theo các nghiên cứu thống kê, 80% người lớn ở các nước công nghiệp có ít<br /> nhất một lần đau CSTL trong cuộc đời. Sau tuổi 30, khoảng một nửa số người có<br /> những thời kỳ đau CSTL nặng, ảnh hưởng đến khả năng lao động và công việc. Ở<br /> Việt Nam tỷ lệ đau CSTL trong cộng đồng vào khoảng 11,2%.<br /> Đau CSTL cũng là một trong những bệnh có chi phí điều trị tốn kém, ảnh<br /> hưởng không chỉ đến cá nhân người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh và xã hội,<br /> do tác động xấu của bệnh đến khả năng lao động, sản xuất, những phí tổn về tài<br /> chính liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình điều trị bệnh.Thoát vị đĩa đệm<br /> (TVĐĐ) là nguyên nhân thường gặp gây ra các biểu hiện đau CSTL ở người bệnh.<br /> Do vậy, điều trị đau CSTL trong nhiều trường hợp liên quan đến các biện pháp tập<br /> trung vào việc giải quyết các triệu chứng bệnh liên quan đến bệnh lý TVĐĐ, trong<br /> đó có công tác điều dưỡng. Vì vậy chúng tôi viết chuyên đề này với 2 mục tiêu.<br /> 1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng đau CSTL do TVĐĐ.<br /> 2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng<br /> cho bệnh nhân đau CSTL do TVĐĐ.<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỘT SỐNG<br /> 1.1. Đại cƣơng [1], [7], [19], [23]<br /> Cột sống được cấu tạo bởi nhiều đốt sống nối liền nhau, kéo dài, uốn cong nhẹ<br /> từ xương chẩm đến xương cụt, là xương trụ cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo<br /> vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng hoạt động, chuyển hoá,<br /> tuần hoàn, bài tiết. Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự<br /> sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống.<br /> Nhìn nghiêng cột sống có 4 đoạn cong, từ trên xuống dưới gồm có: đoạn cổ<br /> cong ra trước; đoạn ngực cong ra sau; đoạn thắt lưng cong ra trước và đoạn cùng cụt<br /> cong ra sau. Cấu trúc các đoạn cong của cột sống để thích nghi với tư thế đứng<br /> thẳng của cơ thể người.<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> C<br /> <br /> Hình 1: Cột sống: A. Nhìn phía trước B. Nhìn nghiêng C. Nhìn phía sau<br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Cột sống có từ 33 - 35 đốt sống xếp chồng lên nhau. 24 đốt sống trên rời nhau<br /> tạo thành:<br /> - 7 đốt sống cổ (cervicales vertebrac) ký hiệu từ C1 – C7.<br /> - 12 đốt sống lưng (thoracic vertebrae) ký hiệu từ D1 – D12.<br /> - 5 đốt sống thắt lưng (lumbar vertebrae) ký hiệu từ L1 – L5.<br /> - Xương cùng (sacrum) gồm 5 đốt sống dưới dính lại thành một tấm ký hiệu từ<br /> S1 – S5. Xương cụt (coccyx) có 4 hoặc 6 đốt cuối cùng rất nhỏ, dính lại với nhau,<br /> ký hiệu Co1 – Co6 và được dính vào đỉnh xương cùng.<br /> 1.2. Đặc điểm chung của các đốt sống<br /> <br /> Hình 2: Giải phẫu đốt sống<br /> Mỗi đốt sống gồm 4 phần:<br /> 1.2.1. Thân đốt sống (vertebral body)<br /> Hình trụ, có 2 mặt (trên, dưới) đều lõm để tiếp khớp với đất sống bên trên và<br /> dưới, qua đĩa sụn gian đốt.<br /> 1.2.2. Cung đốt sống (vertebral arch)<br /> Là phần xương đi từ 2 bên rìa mặt sau thân, vòng ra phía sau, quây lấy lỗ đốt<br /> sống, chia 2 phần:<br /> - Phần trước dính vào thân gọi là cuống nối từ mỏm ngang vào thân. Bờ<br /> trên và bờ dưới lõm vào gọi là khuyết của đốt sống. Khuyết của đốt sống trên<br /> và dưới hợp thành lỗ liên hợp (intervertebral foramen) để cho các dây thần kinh<br /> sống chui qua.<br /> - Phần sau là mảnh nối từ cuống đến gai đốt sống tạo nên thành sau của lỗ<br /> đốt sống.<br /> 3<br /> <br /> 1.2.3. Các mỏm đốt sống<br /> Mỗi đốt sống có 3 loại mỏm:<br /> - Mỏm ngang (transverse process): có 2 mỏm ngang từ cung đốt sống chạy<br /> ngang ra 2 bên.<br /> - Mỏm gai (spinous process): có 1 mỏm gai hay gai sống ở sau dính vào cung<br /> đốt sống.<br /> - Mỏm khớp (artícular process): có 4 mỏm khớp, hai mỏm khớp trên và 2<br /> mỏm khớp dưới, nằm ở điểm nối giữa cuống, mỏm ngang và lá sống (các mỏm<br /> khớp sẽ khớp với các mỏm khớp trên và dưới nó).<br /> 1.2.4. Lỗ đốt sống (vertebral foramen)<br /> Lỗ nằm giữa thân đốt sống ở trước và cung đốt sống ở sau. Các lỗ của các đốt<br /> sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống. Trong ống sống chứa tủy sống.<br /> 1.3. Khớp của các đốt sống<br /> Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, màng hoạt dịch, hoạt<br /> dịch và bao khớp. Bao khớp và đĩa đệm đều cùng thuộc một đơn vị chức năng thống<br /> nhất. Do vị trí của khớp đốt sống ở hướng đứng thẳng nên CSTL luôn có khả năng<br /> chuyển động theo chiều trước sau trong chừng mực nhất định. Ở tư thế ưỡn và gù<br /> lưng, các diện khớp cũng chuyển động theo hướng dọc thân.<br /> 1.3.1. Diện khớp<br /> - Là mặt trên và mặt dưới của thân đốt sống.<br /> - Sụn gian đốt: hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhiều các vòng sụn đồng tâm,<br /> giữa là nhân keo đặc. Sụn gian đốt rất đàn hồi.<br /> 1.3.2. Nối khớp<br /> - Dây chằng dọc trước: đi dọc phía trước cột sống từ củ hàm (ở mỏm nền<br /> xương chẩm) cho tới xương cùng (cùng I hay II).<br /> - Dây chằng dọc sau: đi dọc phía sau từ xương chẩm tới mặt trước xương cụt.<br /> - Dây chằng liên mảnh (dây chằng vàng): có 2 dây bám vào mặt trước của<br /> mảnh trên tới bờ trên mảnh dưới. Dây chằng này có tính chất đàn hồi.<br /> - Dây chằng liên gai và trên gai: đi từ mỏm gai trên tới mỏm gai dưới.<br /> - Dây chằng liên mỏm ngang: từ mỏm ngang trên tới mỏm ngang dưới.<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 1.3.3. Động tác của khớp<br /> Giữa hai đốt sống thì động tác rất hạn chế, nhưng cả cột sống thì động tác rất<br /> linh hoạt. Cột sống có thể vận động theo trục ngang, trục dọc và trục thẳng đứng.<br /> 1.4. Đĩa đệm<br /> 1.4.1. Cấu tạo<br /> Đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.<br /> + Nhân nhầy: được cấu tạo bởi một màng liên kết, hình thành những khoang<br /> mắt lưới chứa các tổ chức tế bào nhầy keo. Ở người trẻ các tế bào tổ chức này kết<br /> dính với nhau rất chặt làm cho nhân nhầy rất chắc và có tính đàn hồi cao. Ở người<br /> già thì các tế bào tổ, chức liên kết với nhau lỏng lẻo nên nhân nhầy kém tính đàn<br /> hồi. Bình thường nhân nhầy nằm ở trong vòng sợi. Khi cột sống vận động về một<br /> phía thì nó bị đẩy chuyển động dồn về phía đối diện, đồng thời vòng sợi cũng bị<br /> giãn ra.<br /> + Vòng sợi: gồm những vòng sợi sụn (fibro-caetilage) rất chắc chắn và đàn hồi<br /> đan vào nhau theo kiểu xoắn ốc. Ở vùng riềm của vòng sợi lại được tăng cường<br /> thêm một giải sợi. Giữa các lớp của vòng sợi có vách ngăn. Phần phía sau và sau<br /> bên của vòng sợi tương đối mỏng và được coi là điểm yếu nhất, nơi dễ xảy ra lồi và<br /> TVĐĐ.<br /> + Mâm sụn: gắn chặt vào tấm cùng của đốt sống, nên còn có thể coi là một<br /> phần của đốt sống.<br /> 1.4.2. Chiều cao của đĩa đệm<br /> Chiều cao của điĩa đệm thay đổi theo từng đoạn cột sống. Ở đoạn sống cổ<br /> khoảng 3 mm, đoạn ngực khoảng 5 mm, đoạn thắt lưng khoảng 9 mm, trừ đĩa đệm<br /> L5 - S1 thấp hơn đĩa đệm L4 - L5 khoảng 1/3 chiều cao. Chiều cao của đĩa đệm ở<br /> phía trước và phía sau chênh nhau tùy thuộc vào độ cong sinh lý của đoạn cột sống.<br /> Ở đĩa đệm L5 - S1 thì độ chênh này lớn nhất.<br /> 1.4.3. Vi cấu trúc của đĩa đệm<br /> Gồm nguyên bào sợi, tế bào sụn, và những tế bào nguyên sống, trong đó nước<br /> chiếm tới 80 - 85% (ở người trưởng thành). Colagen chiếm 44-51% trọng lượng khô<br /> của đĩa đệm. Mô của đĩa đệm có đặc điểm là mô không tái tạo, lại luôn chịu nhiều<br /> tác động do chức năng tải trọng và vận động của cột sống mang lại, cho nên đĩa<br /> đệm chóng hư và thoái hóa.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2