intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010-2011

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

680
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hoạt động nghề nghiệp của Điều dưỡng, giao tiếp là một kỹ năng nghề nghiệp đồng thời cũng là một nghệ thuật để đảm bảo quá trình trao đổi thông tin và nhu cầu tinh thần của người bệnh. Vì sức khỏe là sự thỏa mãn về cả thể chất, tinh thần, xã hội nên kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên tốt sẽ giúp cho quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân thuận lợi hơn và đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân tốt hơn. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010-2011. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010-2011

1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ:<br /> Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người, giao tiếp là<br /> một quá trình thiết lập và thực thi mối quan hệ giữa người và người và trong<br /> quá trình đó thì con người khám phá và sáng tạo lẫn nhau.[5] Trong giao tiếp<br /> mỗi người có động cơ của riêng mình, thông qua các công cụ phương tiện,<br /> con người nhận thứ được về nhau, về thế giới xung quanh, tác động qua lại<br /> lẫn nhau.<br /> Trong hoạt động nghề nghiệp của Điều dưỡng, Giao tiếp là một kỹ<br /> năng nghề nghiệp đồng thời cũng là một nghệ thuật để đảm bảo quá trình<br /> trao đổi thông tin và nhu cầu tinh thần của người bệnh .Vì sức khỏe là sự<br /> thỏa mãn về cả thể chất, tinh thần, xã hội nên kỹ năng giao tiếp của điều<br /> dưỡng viên tốt sẽ giúp cho quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân thuận<br /> lợi hơn và đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân tốt hơn.<br /> Khả năng giao tiếp của mỗi người phụ thuộc vào tố chất, đặc điểm<br /> tính cách của mỗi cá nhân đó, đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào môi<br /> trường, xã hội, quá trình giáo dục mà người đó được tiếp nhận nên nó là một<br /> kỹ năng nghề nghiệp có thể rèn luyện được. Vì thế Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng<br /> Việt Nam đã có những cuộc vận động nâng cao kỹ năng giao tiếp của điều<br /> dưỡng viên.<br /> Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về thực trạng giao tiếp của nhân<br /> viên y tế ở nhiều bệnh viện khác nhau. Tuy vậy thực trạng này rất khác nhau<br /> ở những bệnh viện khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều dùng phương<br /> pháp phỏng vấn người bệnh hoặc nhân viên y tế, rất ít nghiên cứu ghi nhận<br /> trực tiếp các lời nói, hành vi giao tiếp. Chính vì thế chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân<br /> viên y tế Bệnh viện Nông nghiệp năm 2010-2011<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Khái niệm chung về giao tiếp<br /> Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với<br /> <br /> nhau xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.<br /> Trong tâm lý học xã hội, giao tiếp là một dạng thức căn bản của hành vi con<br /> người, là “cơ chế để các liên hệ người tồn tại và phát triển.” (Cooley -1902)<br /> [7] , thông qua giao tiếp các cá nhân không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các bối<br /> cảnh xã hội mà họ phản ứng lại, mà còn tác động lẫn nhau thường xuyên với<br /> những người khác được coi là người đối thoại.<br /> Trong các lý luận về giao tiếp xã hội, tồn tại một quan niệm khá phổ<br /> biến coi như giao tiếp như một quá trình thông tin, quá trình này bao gồm<br /> việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Theo Osgood C.E, nhà<br /> tâm lý học xã hội người Mỹ thì giao tiếp bao gồm các hành động riêng lẻ<br /> nữa mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Ông cho<br /> rằng giao tiếp là một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau (7)<br /> Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây<br /> dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.<br /> Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động tương hỗ và tri<br /> giác.<br /> Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc<br /> thù của quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh nghĩa là<br /> chủ thể tích cực, có nghĩa là khảo sát thái độ của cá nhân, tâm thế, mục đích,<br /> ý định của họ nhằm thiết lập không chỉ vận động đơn thuần của thông tin mà<br /> còn bổ sung, làm giàu thêm những tri thức, vốn sống cần thiết cho các thành<br /> viên trong quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ là phương tiện giao lưu chủ yếu.<br /> Cùng với ngôn ngữ là hệ thống quang học vận động ( nét mặt, điệu bộ cử<br /> chỉ, lời ăn tiếng nói...) các yếu tố ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ ( giọng nói , sự<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 3<br /> <br /> ngắt đoạn...), cấu trúc không gian và thời gian của hoàn cảnh giao tiếp, hệ<br /> thống tiếp xúc “ bằng mắt”.<br /> Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao tiếp là sự ảnh<br /> hưởng, tác động lẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần<br /> của mỗi người trong quan niệm của những người khác (nhân cách hóa).<br /> Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh xảy<br /> ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau.<br /> 2.<br /> <br /> Phân loại các phương thức giao tiếp<br /> <br /> Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó<br /> con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác, tác động<br /> qua lại với nhau ...Hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với<br /> chủ thể khác.<br /> - Các loại giao tiếp:<br /> + Theo phương tiện giao tiếp có :<br />  Giao tiếp vật chất<br /> Thông qua hành động vật chất cụ thể. Khi giao tiếp con người có thể sự dụng<br /> những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những kỷ vật, tặng phẩm.<br /> Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa, xã hội, trí tuệ, cảm xúc…của loài<br /> người. Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con người chỉ cho nhau biết những<br /> tinh túy mà lời người gởi gắm ở trong đó, trao đổi cho nhau những thông tin,<br /> rung cảm, kinh nghiệm…về vật thể đó, từ đó chủ thể và khách thể thực hiện<br /> mục đích, nội dung giao tiếp.<br />  Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ (thông qua cử chỉ, điệu bộ...)<br /> Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét<br /> mặt…để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu, hiểu<br /> biết sâu sức hay nông cạn…Ngoài ra con người còn sử dụng những ký hiệu<br /> quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký hiệu<br /> <br /> 4<br /> <br /> thông tin bằng tay cho những người câm điếc, những ký hiệu dành riêng cho<br /> hai người.<br />  Giao tiếp bằng ngôn ngữ<br /> Một trong những ưu thế của con người so với con vật là ngôn ngữ. Ngôn ngữ<br /> là sản phẩm tiến hóa của xã hội loài người và trở thành công cụ giao tiếp cơ<br /> bản của con người. Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, con người có thể trao đổi<br /> với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm thái độ…mà mình thấy cần thiết.<br /> + Theo khoảng cách<br /> * Giao tiếp trực tiếp<br /> Chủ thể và đối tượng giao tiếp mặt đối mặt với nhau, trục tiếp phát và nhận<br /> thông tin của nhau. Khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng rất gần nhau.<br /> * Giao tiếp gián tiếp<br /> Khi chủ thể và khách thể ở xa nhau, họ phải dùng những phương tiện cụ thể<br /> để giao tiếp với nhau, như qua thư từ, báo chí, qua người khác, bằng tình<br /> cảm.<br /> * Giao tiếp trung gian<br /> Đây là loại giao tiếp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, như nói chuyện, trao đổi<br /> với nhau qua điện thoại, truyền hình.<br /> Theo qui cách :<br /> * Giao tiếp chính thức<br /> Giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm chính thức. Sự giao tiếp này được<br /> thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ, theo quy chế, quy định của luật pháp,<br /> của phong tục, của dư luận…Ví dụ như, giao tiếp trong gia đình, trong quản<br /> lý, lãnh đạo, rong hoạt động nghề nghiệp: dạy học, giáo dục, khám chữa<br /> bệnh.<br /> * Giao tiếp không chính thức<br /> Đây là giao tiếp trong nhóm không chính thức, giữa những người thân nhau,<br /> phục nhau, cùng có những ham muốn, sở thích như nhau.<br /> Quan hệ giao tiếp và hoạt động :<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 5<br /> <br /> Giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu được của lối sống của<br /> hoạt động sống của con người trong thực tiễn :<br /> + Giao tiếp là dạng đặc biệt của hoạt động, giao tiếp diễn ra bằng hành động<br /> và thao tác cụ thể bằng việc sử dụng các phương tiện khác nhau để đạt mục đích,<br /> thúc đẩy động cơ.<br /> + Giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng có quan hệ qua lại<br /> trong cuộc sống của con người. Có khi giao tiếp là điều kiện của hoạt động<br /> và cũng có khi hoạt động là điều kiện của giao tiếp<br /> - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp :<br /> Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định : Tâm lý con người có nguồn<br /> gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người.<br /> Trong thế giới đó thì quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội là cái quyết định<br /> tâm lý người.<br /> Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh<br /> nghiệm của bản thân thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ<br /> vai trò chủ đạo.<br /> Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Mối quan hệ giũa hoạt động<br /> và giao tiếp là qui luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.<br /> Khi phân tích các hoạt động giao tiếp trong xã hội, ta có thể chia thành ba<br /> loại:<br />  Giao tiếp truyền thống:<br /> Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ giữa người và người<br /> đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội: Đó là quan hệ huyết<br /> thống trong họ hàng, gia đình giữa ông bà, cha mẹ, con cái v.v... quan hệ<br /> làng xóm láng giềng nơi mọi người đều quen biết nhau, vai trò cá nhân trong<br /> tiếp xúc giao lưu được quy định rõ ràng, ngôn ngữ giao tiếp đã hình thành<br /> lâu dài trở thành những quy định bất thành văn, thấm đẫm vào từng xã hội,<br /> cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội đó. Tất cả những điều<br /> ấy quy định và điều chỉnh quá trình trao đổi thông tin trong quan hệ tiếp xúc,<br /> giao lưu. Loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn hoá tập quán, hệ thống các<br /> quan niệm và ý thức xã hội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1