intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Qui trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

104
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề "Qui trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản" nhằm các mục tiêu sau: Mô tả các chỉ định, triệu chứng lâm sàng và biến chứng của mở khí quản; qui trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Qui trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> Khoa Điều dưỡng<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG TÁCH<br /> Mã sinh viên: B00070<br /> <br /> QUI TRÌNH THEO DÕI, CHĂM SÓC VÀ<br /> RÚT ỐNG CHO BỆNH NHÂN MỞ KHÍ QUẢN<br /> <br /> CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH<br /> <br /> HÀ NỘI – Tháng 1 năm 2012<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br /> Khoa Điều dưỡng<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG TÁCH<br /> Mã sinh viên: B00070<br /> <br /> QUI TRÌNH THEO DÕI, CHĂM SÓC VÀ<br /> RÚT ỐNG CHO BỆNH NHÂN MỞ KHÍ QUẢN<br /> <br /> CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH<br /> <br /> Người hướng dẫn KH:<br /> Tiến sỹ. BS. QUÁCH THỊ CẦN<br /> <br /> HÀ NỘI - Tháng 1 năm 2012<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân<br /> thành tới:<br /> Đảng ủy, Ban giám hiệu, khoa Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long đã tạo<br /> điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề.<br /> Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ, Bác sỹ Quách Thị Cần Phó<br /> viện trưởng Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, mặc dù rất bận rộn với công<br /> việc nhưng đã giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, cung cấp tài liệu<br /> và những kiến thức quý báu, giúp tôi thực hiện chuyên đề này.<br /> Với tất cả lòng thành kính tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến<br /> các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong hội đồng đã thông qua chuyên đề và hội<br /> đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp<br /> tôi hoàn thành tốt chuyên đề.<br /> Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể y bác sỹ và nhân viên khoa cấp cứu B7<br /> bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, bộ môn Tai Mũi Họng trường đại học Y Hà<br /> Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề<br /> này.<br /> Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp và bè bạn<br /> của tôi đã cổ vũ, động viên và ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.<br /> Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, kính yêu đến cha mẹ, chồng con và<br /> những người thân trong gia đình đã giành cho tôi tình thương yêu vô bờ để tôi có<br /> điều kiện học tập và trưởng thành như ngày hôm nay.<br /> <br /> Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012<br /> Nguyễn Thị Hồng Tách<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mở khí quản là một phẫu thuật rất phổ biến trong chuyên khoa Tai Mũi<br /> Họng, gần như không thể thiếu trong thực hành lâm sàng tai mũi họng hiện nay.<br /> Tuy nhiên mở khí quản mới chỉ là bước đầu của việc điều trị, không phải chỉ có<br /> mở khí quản mà cần phải một quá trình theo dõi, chăm sóc và rút ống tỉ mỉ, thậm<br /> chí nghiêm ngặt mới bảo đảm được kết quả điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính<br /> mạng người bệnh. Nhằm tìm hiểu về giải phẫu, sinh lý thanh khí phế quản, triệu<br /> chứng lâm sàng và các chỉ định, biến chứng của mở khí quản. Cách theo dõi, chăm<br /> sóc hàng ngày cũng như quy trình rút ống, đang thực hiện tại khoa cấp cứu B7<br /> Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề xuất<br /> những ý kiến giúp cho công tác chăm sóc ngày càng tốt hơn. Chúng tôi thực hiện<br /> chuyên đề nhằm các mục tiêu sau:<br /> 1.<br /> <br /> Mô tả các chỉ định, triệu chứng lâm sàng và biến chứng của mở khí<br /> quản.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Qui trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> NỘI DUNG<br /> 1. NHẮC LẠI SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU SINH LÝ THANH KHÍ QUẢN<br /> 1.1. Giải phẫu khí quản [10]<br /> Khí quản là một ống dẫn nằm ở cổ và ngực, bao gồm 16 - 20 sụn hình chữ C<br /> nối nhau bởi một loạt dây chằng vòng, đóng kín ở phía sau bởi 1 lớp cơ trơn tạo<br /> nên thành màng. Khí quản chia đôi thành phế quản gốc phải và trái ở ngang tầm<br /> xương ức. Lòng của khí quản được trải kín bởi lớp niêm mạc bao gồm tế bào biểu<br /> mô, tế bào giả trụ. Xen giữa tế bào giả trụ là những tế bào niêm mạc hình chén và tế<br /> bào tuyến.<br /> a. Vị trí<br /> Khí quản nằm trên đường giữa, từ đốt sống cổ C6, xuống dưới và ra sau theo<br /> đường cong của cột sống, hơi lệch phải (do cung động mạch chủ đẩy).<br /> b. Liên quan<br /> - Liên quan ở cổ:<br /> Phía trước, eo tuyến giáp dính chắc vào khí quản ở các vòng sụn 2, 3, 4. Ở<br /> nông là các cơ, mạc vùng cổ. Ở dưới là tĩnh mạch giáp dưới, động mạch giáp dưới<br /> cùng, ở trẻ em là tuyến ức. Phía sau khí quản là thực quản (hơi lệch trái). Hai bên<br /> là mạch máu, thần kinh cổ. Thần kinh quặt ngược nằm trong vách giữa thực quản<br /> và khí quản.<br /> <br /> Hình 1: Hình thanh khí quản nhìn từ phía sau [10]<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2