intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VHVL: Kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

179
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn" được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau dây thần kinh tọa thể phong hàn tại khoa Dưỡng sinh bệnh viện Châm cứu TW năm 2013, mô tả kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VHVL: Kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đau dây thần kinh tọa (ĐDTKT) là 1 trong những thể bệnh thường gặp nhất của<br /> hội chứng thắt lưng hông.Theo phân loại Quốc tế ICD-10 bệnh được xếp vào mục<br /> G57:”Bệnh thần kinh chi dưới - Thần kinh tọa” (ICD-10, G57,WHO, Geneva, 1990).<br /> ĐDTKT tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài gây đau<br /> đớn và tổn thương nặng nề về khả năng hoạt động thể lực của con người, nhất là ở<br /> lứa tuổi lao động.<br /> ĐDTKT thể phong hàn với các triệu chứng chính là đau ngang vùng thắt lưng lan<br /> xuống hông và mặt sau ngoài đùi, cẳng chân có thể tới gót và mu bàn chân. Đau tăng khi<br /> thay đổi tư thế và khi gặp lạnh vì thế làm cho người bệnh đi lại rất khó khăn.<br /> ĐDTKT còn là 1 bệnh nằm trong lĩnh vực “Đau do bệnh thần kinh”có liên<br /> quan tới những thay đổi sinh lý bệnh ở nhiều mức độ của hệ thần kinh mà việc xử lý<br /> bằng nội khoa chứng đau này thường không đem lại kết quả thỏa mãn, người bệnh<br /> ít khỏi đau thực sự nếu chỉ dùng một liệu pháp đơn độc [11].<br /> Việc điều trị thường nhằm vào ba mục tiêu:<br /> Thứ nhất là việc điều trị bằng thuốc phải được đơn giản hoá và hạn chế ở<br /> mức tối thiểu, những thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường chỉ có tác dụng rất hiếm<br /> hoi nên người bệnh (kể cả một số thầy thuốc) có xu hướng tăng liều với hi vọng<br /> chóng khỏi đau.<br /> Thứ hai là giúp cho bệnh nhân hiểu rõ hơn triệu chứng đau và các yếu tố làm<br /> cho đau vượng phát.<br /> Thứ ba là vận động của người bệnh phải dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, đi đôi<br /> với một kế hoạch tập luyện tăng các động tác không đau [1], [4], [11], [15], [40].<br /> Do vậy việc tìm kiếm, cải tiến các phương pháp điều trị cho bệnh nhân<br /> ĐDTKT là một việc rất cần thiết.<br /> Y học hiện đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có rất nhiều<br /> phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc và không dùng thuốc. Xoa bóp bấm<br /> huyệt (XBBH) là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đã được bệnh viện<br /> Châm Cứu Trung ương áp dụng trên lâm sàng có hiệu quả rõ. Các công trình nghiên<br /> <br /> 1<br /> <br /> cứu điều trị hội chứng đau có nguồn gốc thần kinh bằng XBBH còn chưa nhiều, đặc<br /> biệt chưa có nghiên cứu nào trong ĐDTKT.<br /> Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:Kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong<br /> điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn” nhằm 2 mục tiêu sau:<br /> 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau dây thần kinh tọa thể phong<br /> hàn tại khoa Dưỡng sinh bệnh viện Châm cứu TW năm 2013.<br /> 2. Mô tả kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa<br /> thể phong hàn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Những lí luận cơ bản, cơ sở về đau dây thần kinh tọa.<br /> 1.1.1. Theo y học hiện đại.<br /> - Định nghĩa: ĐDTKT là hội chứng đau rễ (hay gốc) với đặc tính sau:<br /> Đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng - cùng đến<br /> hông,dọc theo mặt sau đùi. Xuyên ra mặt trước ngoài cẳng chân đến mu bàn chân<br /> phía ngón chân cái (do tổn thương dây mác chung). Hoặc xuyên ra mặt sau cẳng<br /> chân đến gan bàn chân phía ngón chân út (do tổn thương dây chày) [6], [10], [11].<br /> - Giải phẫu học dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài<br /> và to nhất trong cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân được tạo<br /> nên trong hố chậu, được tạo bởi các rễ L4, L5, S1, S2, S3 trong đó có 2 rễ cơ bản là<br /> rễ L5 và S1. Những rễ này thuộc đám rối thần kinh thắt lưng cùng.<br /> <br /> Hình 1: Đường đi của dây thần kinh toạ<br /> Dây thần kinh tọa gồm dây thần kinh chày và dây thần kinh mác chung hợp<br /> lại trong một bao chung:<br /> + Dây mác chung (dây hông khoeo ngoài “DHKN” ): Do các sợi phần sau<br /> của ngành trước từ các rễ thần kinh L4, L5, S1, S2 tạo thành.<br /> + Dây chày (Dây hông khoeo trong “DHKT”): Do các sợi của ngành trước từ<br /> các rễ thần kinh L4, L5, S1, S2, S3 tạo thành.<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Đƣờng đi, liên quan:<br /> Từ trong chậu hông bé, dây thần kinh tọa đi qua lỗ mẻ hông to ở bờ dưới cơ<br /> tháp ra vùng mông. Ở vùng mông, dây thần kinh tọa nằm trước cơ mông lớn, sau<br /> các cơ chậu hông mấu chuyển, đi qua rãnh giữa củ ngồi và mấu chuyển lớn, xuống<br /> khu đùi sau (ở đùi dây thần kinh tọa vận động cho các cơ khu đùi sau), tới giữa trám<br /> khoeo chia làm hai ngành là dây mác chung và dây chày (tách ra từ bao chung).<br /> + Dây mác chung: Vận động cho các khu cẳng chân trước ngoài và cảm giác<br /> da mu cổ chân, da mu ngón chân 1, 2, 3.<br /> + Dây chày: Vận động cho các cơ khu cẳng chân sau, cảm giác cho da toàn<br /> bộ gan bàn chân [10], [20].<br /> - Cơ chế đau:<br /> Do căng, vặn, giãn, kích thích hoặc chèn ép rễ, nên mọi động tác làm tăng<br /> kích thích rễ đều làm cho bệnh nhân đau dữ dội, như điện giật, dao cắt…đau hầu<br /> như lan từ một điểm ở trung tâm cột sống đến vùng mà rễ thần kinh đó chi phối ở<br /> chi dưới [1], [10], [11].<br /> - Bệnh căn, bệnh sinh:<br /> Có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do tổn thương ở cột sống thắt lưng cùng, nên<br /> có thể gọi là đau thắt lưng hông (chỉ nguyên nhân).<br /> Ngày nay với tiến bộ của y học nhờ vào các thăm dò cận lâm sàng đặc biệt,<br /> cho thấy nguyên nhân của ĐDTKT là sự mắc kẹt của một vài rễ thần kinh.<br /> - Đặc điểm lâm sàng:<br /> + Đau lan với cường độ mạnh, lan xa, khu trú theo vùng chi phối của rễ.<br /> + Đau liên quan tới các yếu tố kích thích như: Ho, hắt hơi, vươn người, cúi<br /> người về phía trước khi ngồi duỗi thẳng (Nghiệm pháp Néri) hoặc nâng chân thẳng<br /> (Nghiệm pháp Lasègue). Giảm đau khi bất động và ở tư thế chùng cơ [1], [3], [6],<br /> [10], [14].<br /> - Các rối loạn khác:<br /> + Cảm giác kiến bò, tê bì, dị cảm, rối loạn cảm giác da, dọc dây thần kinh.<br /> + Rối loạn (giảm hoặc mất) phản xạ gân gót nếu tổn thương rễ S1.<br /> + Yếu, teo cơ, giật thớ cơ, đôi khi gặp phù do ứ trệ (nếu các sợi vận động<br /> trước bị tổn thương ) [1], [6], [10], [11].<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> 1.1.2. Theo Y học cổ truyền.<br /> - Nguyên nhân gây bệnh: Có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:<br /> + Chính khí hư: Khi chính khí hư làm cho khí huyết lưu thông ở hệ Kinh lạc<br /> bị ứ trệ.<br /> + Tà khí thực: Do tà khí bên ngoài cơ thể xâm nhập hệ Kinh lạc gây bệnh<br /> [2], [22], [26], [27], [29], [30], [41].<br /> Phong tà: Là gió chủ yếu về mùa xuân có tính chất di chuyển, xuất hiện đột<br /> ngột. Vì thế mà ĐDTKT cũng xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh và đau lan truyền<br /> theo đường đi của kinh túc Thái dương Bàng quang và Kinh túc Thiếu dương Đởm<br /> (tương ứng với đường đi của dây thần kinh tọa) [26], [27], [28], [29].<br /> Hàn tà: Có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết lưu hành trong Kinh lạc bị<br /> tắc nghẽn. Mặt khác bệnh nhân có tình trạng trệ khí huyết ở Kinh lạc nên dễ có điều<br /> kiện phát bệnh. Tính co rút của Hàn tà rất cao gây ra co rút gân cơ, ngoài ra gây<br /> cảm giác đau buốt như xuyên, ố Hàn (sợ lạnh).<br /> Thấp tà: Trong bệnh ĐDTKT ít có biểu hiện của Thấp song cũng có một số<br /> triệu chứng như tính chất đau nhức nhối, mỏi, nặng nề, cảm giác tê bì, lâu ngày có<br /> thể bị teo cơ, ngại vận động, khi thời tiết có độ ẩm cao thì đau tăng.<br /> Các nguyên nhân khác: Do bất nội ngoại nhân như chấn thương, trật đả... [2], [22]<br /> - Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuyên xuống hông, mặt sau đùi, cẳng<br /> chân và có thể tới bàn chân, đau theo đường tuần hành của kinh túc Thiếu dương<br /> Đởm và túc Thái dương Bàng quang. Vì đau nên bệnh nhân đi lại khó khăn.<br /> - Thể phong hàn:<br /> Vọng: Sắc mặt xanh nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt màu.<br /> Văn: Tiếng nói, hơi thở bình thường.<br /> Vấn: Đau cấp, đột ngột, dữ dội ngay từ đầu. Đau ngang thắt lưng lan xuống<br /> hông và mặt sau, ngoài đùi và cẳng chân, có thể tới gót và mu bàn chân. Tính<br /> chất đau: Co rút, buốt giật như xuyên, có thể đau tăng khi vận động, thay đổi tư<br /> thế, ho, hắt hơi. Giảm đau khi bất động, chườm ấm. Ngoài ra bệnh nhân sợ<br /> lạnh, chân tay lạnh…<br /> Thiết: Mạch phù, huyền, khẩn (bệnh mới bị); Trầm trì (bệnh lâu ngày).<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2