intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT12)

Chia sẻ: Vang Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT12) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị nhà hàng năm 2012 (Mã đề LT12)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP Mã đề: QTNH – LT 12 Hình thức thi: Viết Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ THI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm – 105 phút) Câu 1 (1.5 điểm) Phân tích đặc điểm, tính chất của tiệc ngồi tự chọn (Sitting buffet/ table buffet) Câu 2 (1.5 điểm) Trình bày quy trình và tiêu chuẩn phục ăn uống tại phòng khách. Câu 3 (1.5 điểm) Nêu yêu cầu kỹ thuật cách trang trí phủ tuyết viền ly trong pha chế cocktail. Câu 4 (2.5 điểm) Hãy xây dựng bảng mô tả công việc cho chức danh giám đốc nhà hàng II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm – 45 phút) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường. Chú ý: Thí sinh không sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ngày … tháng … năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : ĐA QTDNVVN - LT 12 Câu Nội dung Điểm Quyết định quản trị là gì ? Nêu vai trò của quyết định quản trị. 1 Các quyết định quản trị cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ? 3 + Khái niệm 1 Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị, nhằm định ra chương trình và tính chất họat động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề nào đó trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin về hiện trạng của tổ chức. + Vai trò của quyết định quản trị 1 - Vai trò định hướng các họat động của tổ chức - Vai trò hợp tác về phối hợp và ràng buộc các họat động của các bộ phận - Vai trò áp đặt cưỡng bức hoặc động viên đối với hệ thống bị quản trị - Vai trò đảm bảo các điều kiện , nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chung. + Yêu cầu đối với các quyết định trong quản trị 1 Bảo đảm tính khoa học: quyết định phải có căn cứ, có cơ sở, có thông tin, có nhận thức và kinh nghiệm của nhà quản trị, phù hợp với các quy luật khách quan. Bảo đảm tính pháp lý: quyết định phải đúng thẩm quyền, hợp pháp, đòi hỏi cấp dưới phải thực hiện. Bảo đảm tính hệ thống, định hướng: quyết định phải thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức và phải có điạ chỉ rõ ràng. Bảo đảm tính cụ thể: quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể chi tiết và quy định rõ thời gian thực hiện. Bảo đảm tính tối ưu: vừa chính xác, vừa hiệu quả tốt nhất Bảo đảm tính linh họat: nhằm dễ dàng điều chỉnh 2 Khi tuyển chọn nhân viên, ứng viên ứng cử chức vụ từ cấp 2 bậc nhân viên đến cấp quản trị, công ty đòi hỏi họ cần phải có các kỹ năng (skills) gì? Ai chịu trách nhiệm phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu trong tuyển chọn nhân viên? 1. Khi tuyển chọn nhân viên, ứng viên ứng cử chức vụ 2 càng cao bao nhiêu thì họ càng cần phải có kỹ năng quản trị rộng
  3. và bao quát bấy nhiêu. Ngược lại, ứng viên ứng cử chức vụ càng thấp bao nhiêu thì họ càng cần phải có kỹ năng kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu bấy nhiêu. Ứng viên ứng cử chức vụ cấp cao cần phải có kỹ năng quản trị rộng và bao quát. Tuy nhiên, ứng viên đó cũng cần phải có kỹ năng kỹ thuật một cách tổng quát, không cần chuyên sâu. Kỹ năng quản trị bao gồm kỹ năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp. Cụ thể như sau: Kỹ năng nhận thức (conceptual skills). Kỹ năng nhận thức là kỹ năng phân tích tổng quát; suy luận lô-gích, khả năng hình thành các nhận thức và khái quát hóa các quan hệ rắc rối và phức tạp; sự sáng tạo trong việc đề ra các ý tưởng và giải quyết vấn đề; khả năng phân tách các tình huống, nhận biết các xu hướng, thấy trước những thay đổi, nhận thức được các cơ hội và các vấn đề tiềm năng (lý luận theo quy nạp và diễn dịch / suy diễn). Kỹ năng giao tiếp (interpersonal skills). Kỹ năng giao tiếp là sự hiểu biết về các hành vi của con người và tiến trình giao tiếp; là khả năng hiểu được các tình cảm, thái độ, và động cơ của người khác từ những gì họ làm và nói (sự thấu cảm và nhạy cảm xã hội); khả năng truyền thông rõ ràng và hiệu quả (nói lưu loát, có tính thuyết phục); khả năng thiết lập các mối quan hệ hợp tác có hiệu quả (tế nhị, ngoại giao, kỹ năng biết lắng nghe, hiểu biết về các hành vi ứng xử được xã hội chấp nhận). Kỹ năng kỹ thuật (technical skills). Kỹ năng kỹ thuật là sự hiểu biết về các phương pháp, các tiến trình, các thủ tục, và các kỹ thuật nhằm thực hiện một hoạt động chuyên môn nào đó; khả năng sử dụng các công cụ thích hợp với hoạt động đó. 2. Thường có hai cuộc phỏng vấn tuyển chọn nhân viên: phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn sâu. Điều này tùy theo chức vụ mà công ty cần tuyển chọn. Trong một công ty có ba cấp quản trị, nếu tuyển chọn các giám đốc bộ phận chuyên môn, thì đích thân tổng giám đốc thực hiện cả hai cuộc phỏng vấn. Nếu tuyển chọn các chức vụ từ trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng trở xuống thì tiến trình như sau: 2.1. Phỏng vấn sơ bộ. Phỏng vấn sơ bộ sẽ do bộ phận hay phòng nhânsự đảm nhận. Nếu tuyển chọn cấp trưởng phòng thì đích thân giám đốc nhân sự đảm trách. Nếu tuyển chọn các chức vụ thấp hơn thì trưởng phòng nhân sự hoặc các chuyên viên của phòng nhân sự đảm nhận công việc này vì những lý do sau đây: - Họ có trình độ chuyên môn để lọc lựa số người quá đông ban đầu - Họ có đủ thời gian và nhân lực để chọn lọc số người quá đông ban đầu
  4. Trong cuộc phỏng vấn này, phỏng vấn viên chỉ chú trọng đến cá tính và nhân cách của ứng viên. Nếu có hỏi về chuyên môn thì phỏng vấn viên chỉ hỏi một cách tổng quát. 2.2 Phỏng vấn sâu. Đích thân trưởng bộ phận chuyên môn cần tuyển người sẽ phỏng vấn sâu. Đây là dịp để cấp quản trị trực tiếp của ứng viên gặp ứng viên. Trưởng bộ phận chuyên môn đích thân phỏng vấn sâu vì những lý do sau đây: - Họ có trình độ chuyên môn để xem ứng viên có trình độ chuyên môn hay không - Xem ứng viên có cá tính và nhân cách phù hợp với tập thể mình quản trị hay không - Xem ứng viên có cá tính và nhân cách phù hợp với mình hay không - Tạo uy thế ngay từ bước ban đầu. 3 Liệt kê các bước cần tiến hành khi tạo lập một doanh nghiệp mới. 2 Trong bước thiết lập mục tiêu , nêu rõ các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. + Liệt kê các bước cần tiến hành khi tạo lập một doanh nghiệp 1 mới 1.Thiết lập mục tiêu 2. Phân tích nguồn lực 3. Phân tích cơ hội thị trường 4.Phát triển các kế hoạch kinh doanh 5. Lập dự án về nhu cầu tài chính * Thiết lập ngân sách ngân quỹ * Dự kiến thu nhập từng tháng * Dự kiến tiền mặt từng tháng. * Dự kiến cân đối thu chi. 6. Quyết định hình thức sở hữu 7. Nghiên cứu nhu cầu về vốn 8. Nghiên cứu các nguồn lực khác 9. Lựa chọn địa điểm 10. Thiết lập các bộ phận trong doanh nghiệp 11. Bảo đảm giấy phép kinh doanh 12. Bắt đầu phục vụ khách hàng 1 + Mục tiêu của Doanh nghiệp -Những mục tiêu kinh tế Doanh nghiệp cố gắng đạt tới lợi nhuận tối đa, đó là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất. Để đạt tới điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện các mục tiêu kinh tế khác như: - Về thị trường: chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, bảo vệ và nâng cao thị phần, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. - Về tài chính: bảo toàn vốn, gia tăng tài sản,gia tăng vòng quay vốn, giảm chi phí..
  5. - Về cải tiến công nghệ, mở rộng qui mô và nâng cao hệ số sử dụng công suất... - Những mục tiêu xã hội - Nâng cao uy tín và danh tiếng. - Đảm bảo công ăn việc làm ổn định và lâu dài cho người lao động. - Nâng cao phúc lợi của các thành viên trong doanh nghiệp. - Cung cấp hàng hóa và dịch vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội. - Đảm bảo lợi ích nhà cung cấp, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội: giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, ủng hộ các phong trào khác của xã hội... - Các mục tiêu khác - Bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Mục tiêu chính trị : các Doanh nghiệp cần đảm bảo xây dựng được một đội ngũ nhân viên có phẩm chất, có tư cách đạo đức, có giác ngộ chính trị, có tổ chức, kỷ luật và trình độ khoa học phục vụ chủ trương công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Các mục tiêu của doanh nghiệp có mối liên hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Doanh nghiệp phải đề ra được các mục tiêu lâu dài và mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể, nhờ đó nó có thể đưa ra được các chính sách kinh doanh thích hợp. 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 ................,ngày......tháng.......năm......
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2